SAIGON(VietBao) – Hàng
trăm công nhân Trung Quốc lặng lẽ vào Việt Nam, làm việc bí mật ở Quảng
Nam mà không cần giấy phép gì cả, theo tin từ báo Xa lộ Pháp luật.
Trong khi đó, bản tin VietnamNet nói rằng bánh Trung Thu làm từ TQ
đáng sợ tới mức dân TQ không dám ăn, mà chỉ đưa “xuất khẩu sang Việt Nam
tiêu thụ.”
Báo Xa lộ Pháp luật (XLPL) kể qua bản tin tựa đề “Người Trung Quốc
làm việc “vô phép” trên Công trường thủy điện Sông Bung 4…” cho biết
chuyện đưa thợ Tàu nhập đất Việt đã thực hiện mấy năm nay rồi.
Bản tin kể rằng, Công trường thủy điện Sông Bung 4 (xã Pà Lứa, huyện
Nam Giang, Quảng Nam) được nhà thầu Sinohydro Corporation Limited (Trung
Quốc) tiếp nhận thi công từ năm 2011. Nhà thầu này đã đưa 243 công nhân
người Trung Quốc sang làm việc, mà phần lớn trong số đó chưa được đăng
ký ở Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh.
Thậm chí, trên công trường này ai cũng nói tiếng TQ, bởi vì không có mấy
người Việt được thuê vào. Nhiều công nhân TQ còn đưa cả vợ từ TQ sang
bám rễ ở công trường.
Từ Trung tâm huyện Nam Giang, khách phải mất hơn 40km để ngược lên
cửa khẩu biên giới Nam Giang, rồi từ đây đi thêm 10km nữa mới có thể đến
được Nhà máy thủy điện sông Bung 4. Dù đã hơn hai năm thi công, song
các hạng mục vẫn còn dang dở, công trường giữa trưa nắng gắt vẫn tấp nập
người làm việc.
Phóng viên báo XLPL kể:
“Trước khi đến lán trại công nhân, chúng tôi cũng đã được người tại
Ban quản lý dự án cảnh báo, phải tìm người phiên dịch để họ dẫn vào, vừa
nói chuyện được lại vừa có người “bảo lãnh”, chứ ở trong đó, toàn người
Trung Quốc.
Ở đây, công nhân Trung Quốc ăn nghỉ và sinh hoạt theo từng tổ, mỗi
căn hộ bốn giường tầng với tám người ở. Việc nấu ăn cũng do người Trung
Quốc với 5 phụ nữ đảm trách, trong đó có cả vợ của một số công nhân được
đưa sang phục vụ.”
Báo XLPL ghi lời anh Lê Huy Khôi, chuyên viên kỹ thuật Ban quản lý dự
án thủy điện Sông Bung 4 nói rằng, trong bốn gói thầu chính của dự án
có đến ba gói thầu do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận. Trong số 450 người
đang có mặt ở dự án Sông Bung 4, có gần 300 người là Trung Quốc.
Và nhiều công nhân chui, theo bản tin:
“Đối với dự án Sông Bung 4, chính sách của phía Ngân hàng Phát triển
châu Á (ADB) – đơn vị tài trợ vốn khuyến khích sử dụng lao động địa
phương nhưng không bắt buộc, nên các nhà thầu Trung Quốc có quyền đưa
người của họ sang làm. Còn việc đưa công nhân “chui” vì do thủ tục hồ sơ
phức tạp nên người Trung Quốc không muốn đăng ký và họ chấp nhận lao
động không phép?”
Trong khi đó, bản tin VietnamNet có bản tin tưạ đề: “Bánh trung thu Trung Quốc người Trung Quốc không dám ăn?”
Bản tin VietnamNetd ưự vào tin từ một Facebooker (người dùng
Facebook) cho biết, người này có ông chú đi công tác bên Trung Quốc. Ông
này báo cho người nhà biết bánh trung thu đợt này làm ra người dân
không ăn mà được đưa sang Việt Nam tiêu thụ. Khi hỏi người dân thì họ
nói rằng đợt bánh này không ăn được, đợt sau mới sử dụng. Ông này cho
biết đang cố gắng tìm hiểu xem trong bánh có chất gì mà người Trung Quốc
không dám ăn.
VietnamNet ghi nhận:
“Facebooker này cũng khuyên mọi người khi mua bánh Trung Thu nên xem
kỹ xuất xứ, tình trạng bánh, tuyệt đối không nhìn vào hạn sử dụng vì nó
in giả, bánh phải mới và không bị bể hay sứt mẻ chỗ nào.”
Bản tin này cũng kể rằng hồi cuối tháng 7 vừa qua một công ty thực
phẩm ở Thượng Hải (Trung Quốc) vừa bị buộc tội dùng lại nhân bánh đã
mốc, tồn kho từ năm 2010 để chế biến bánh trung thu năm nay.
Bản tin ghi thêm: “Theo Nhật báo Thượng Hải, chủ sở hữu và 5 cổ đông
của Công ty cổ phần thực phẩm Panpan Thượng Hải đã bị Viện kiểm sát nhân
dân quận Phụ Hiền khởi tố vì sử dụng nhân bánh trung thu từ các năm
trước đem nhồi vào vỏ bánh rồi tung ra thị trường thu lợi khoảng 100,000
yuan (hơn 345 triệu đồng). Được biết những loại vi khuẩn có trong bánh
trung thu “bẩn” này có thể gây ngộ độc cho người sử dụng.”
VietnamNet viết:
“Theo thông tin trên một số diễn đàn Trung Quốc, tính tới năm 2011,
đã có 34 quốc gia nghiêm cấm nhập khẩu bánh trung thu đại lục vì lo ngại
vấn đề an toàn thực phẩm, bao gồm: Ấn Độ, Thái Lan, Pháp, Đức, Thụy
Điển, Mỹ, Canada, Colombia, Úc, Nigeria, Chad, Cameroon, Burundi, Gabon,
Ethiopia, Sudan, Libya và Myanmar, Indonesia…”
0 comments:
Post a Comment