Tuesday, April 21, 2015

“Chính Danh” của Ngày 30 Tháng Tư 1975

Nguồn : Việt Thức
Lưu Nguyễn Đạt, PhD, LLB/JD, LLM

Học thuyết “Chính Danh”[1] của Khổng tử không chỉ được áp dụng trong lĩnh vực chính trị, cai trị, mà còn được ông áp dụng trong cách gọi tên sự vật, đồ vật, ý niệm… ứng dụng ở đúng vị trí, không được lẫn lộn, không được tùy tiện… [a] danh bất chính tất lời nói không thuận. Lời nói mà không thuận tất việc chẳng thành… Còn khi [b] quan niệm được danh, ắt nói ra được, mà nói ra được tất làm được. [c] Người quân tử nói ra điều gì nên dè dặt không cẩu thả được!”  [Học thuyết “Chính Danh” — Khổng tử trong Luận Ngữ]


Rõ ràng, ngày 30 Tháng Tư năm 1975 là một ngày lịch sử trọng đại.  Không ai có thể chối cãi, gạt bỏ, quên đi.  Đó là một ngày đáng ghi nhớ.  Nhưng ý nghĩa của ngày đó tùy thuộc vào đối tác và hiệu ứng liên hệ. Nhưng danh chính ngôn thuận vẫn là căn bản đối chiếu và định hướng cần thiết cho việc xác định “chính danh” của “ngày 30 Tnáng Tư” này.
1. Đối với Đảng CSVN và những Thành Phần Nhị Trùng, Cận Thị, Lú lẫn, Tự mãn
Đối với Đảng CSVN vừa đoạt quyền và những thành phần nội tuyến hay liên kết “giai đoạn” trên, Ngày 30 Tháng Tư được gọi là ngày vui của kẻ “thắng cuộc”, của các nhân vật lịch sử đáng “ngưỡng mộ”.
Nhưng thực sự đó lại là ngày liên hoan hão của kẻ “thắng cuộc” ảo, vì ngày đó chỉ là sao ảnh của một chuỗi dài thủ đoạn chính trị lừa đảo, bất chính.
Thực chất của cuộc chiến Việt Nam (1955-1975) từ đầu cho tới cuối, hoàn toàn “không ăn nhập gì tới lòng ái quốc, yêu nước thương dân”, mà báo chí Tây Phương thường gán ghép để có cớ ca tụng Hồ Chí Minh và đảng VC trong suốt cuộc chiến. Đối với Liên Xô thời đó, gây chiến “lại là kế hoạch nô lệ hoá toàn cầu của cộng sản đệ tam quốc tế”. Ðiều này cũng đã được nhiều cán bộ cao cấp của VC như Trần Bạch Ðằng, Võ Văn Kiệt xác nhận. Hậu cứ cuộc chiến  không phải tại Hà Nội, mà ở Mạc Tư Khoa, Bắc Kinh.[2]
Ngay từ cuối năm 1924, Hồ Chí Minh chỉ là một tay thừa hành của khối cộng sản đệ tam quốc tế: như khi còn là Nguyễn Ái Quốc, rồi Lý Thụy, Hồ Chí Minh từng làm cán bộ thông dịch trong phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ Trung Hoa Dân quốc, do Mikhail Markovich Borodin làm trưởng đoàn; hay khi phát động những đợt “cải cách ruộng đất”, cố sát tập thể từ năm 1953 tại vùng Thanh Hoá, Liên Khu IV tới năm 1956, trên khắp miền Bắc, dưới sách động trực tiếp của Trường Chinh, Tổng bí thư Đảng và đương nhiên dưới quyền chỉ đạo của thủ lãnh Hồ Chí Minh.  Mọi chương trình giết hại dân, thổ phỉ đều rập khuôn theo mưu đồ Trung Cộng và trịnh trọng khai báo với Staline.  Vậy, căn cứ vào thuyết “Chính Danh”, Hồ Chí Minh  không bao giờ là một nguyên thủ quốc gia, một “minh vương” tân thời đáng trọng vọng, “ngưỡng mộ”.  Trái lại, Hồ Chí Minh chỉ là một tên “bạo chúa”, một “quân tàn tặc”.
Kể cả trong các cuộc chiến miền Bắc và mặt trận Điện Biên Phủ [1954], chính các cố vấn Trung Cộng do Vy Quốc Thanh, Lã Quí Ba cầm đầu đã đánh thắng quân Pháp chứ không phải là “danh tướng” Võ Nguyên Giáp.  Ông ta chỉ là người thi hành kế hoạch do cố vấn Trung Quốc Vy Quốc Thanh đề ra. Sự giúp đỡ của Trung Cộng còn tiếp tục trong cuộc chiến xâm lăng miền Nam [1963-1975].
Như vậy, với ngày 30 tháng Tư 1975, không hề có thực trạng “Giải phóng” vì sau khi chính sách chiếm đóng và thống trị miền Nam đã được thực hiện, Bắc Phủ Bộ loại bỏ ngay Mặt trận Dân tộc Giải Phóng miền Nam Việt Nam, như một dụng cụ phế thải, không cần thiết nữa.
Ngày 30 tháng Tư 1975 cũng không hề giành lại “độc lập” và “chủ quyền” cho dân tộc, cho đất nước, khi đảng Cộng Sản Việt Nam từ 1950 tới 1975 đã dựa vào Trung Cộng quá nhiều, nên sau đó phải trả nợ.  Hậu quả là Việt Nam, từ ranh giới, núi rừng, biển đảo, tới toàn bộ chính quyền đang mất dần vào tay Trung Cộng.  Như vậy, không những chỉ người dân miền Nam Việt Nam —kẻ thua trận sau ngày 30 tháng Tư 1975—, mà là cả dân Tộc Việt Nam đã và đang “mất nước”, mất tự do, hạnh phúc, an sinh, mất danh dự làm người có căn cước gốc Việt chân chính, tử tế, nhân đạo.
Ngày 30 tháng Tư cũng chưa thực sự là “Ngày Hoà Bình” trên đất nước, trong lòng dân, khi triệu triệu con người đi tù, đói khát, chọn lựa tẩu thoát bằng chân, bằng tàu bè, bằng nhiều cách tự sát, chọn cái chết liều lĩnh để thay cái chết khốn nạn.  Do đó, thực tế, ngày 30 tháng Tư 1975 đang xô đẩy CSVN vào tử lộ — không lối thoát, vì sau khi hết chiến tranh, sau khi đã tạm bợ “thống nhất” đất nước, CSVN hết luôn cơ hội trì hoãn, hứa bậy, nói láo: Miền nam Việt Nam và Sài Gòn đã làm quân đội, cán bộ và nhân dân miền Bắc “sáng mắt”, giác ngộ.  Cũng ngày 30 tháng Tư đó, cụu đảng viên CS và nhà văn Dương Thu Hương đã phải khóc và công nhận: “30 tháng Tư 75, nền văn minh đã thua chế độ man rợ”. Bà và các thế hệ trẻ miền Bắc đã bị Đảng lừa.  Kể cả cựu thượng tá Bùi Tín, sau khi “đào ngũ” tại Pháp, cũng phải phát động xám hối:
Tôi bỏ hết danh vọng hão, chức tước phù du, huân chương mai mỉa, tự hổ thẹn từng cao ngạo vô duyên về chuyện vào dinh Độc lập sớm [xế trưa] ngày 30-4, vớ vẩn lạc điệu cả, cá nhân lầm lạc, ngộ nhận hết. Để làm gì cơ chứ? Để đất nước ra nông nỗi này ư ? Độc lập, không! Tự do, không ! Chủ quyền, không ! Về mặt nào cũng đứng dưới 100 nước khác!”
Tình trạng trên cho phép xác định rằng, [a] đối với đảng CSVN tiếm quyền thực-dân thì ngày 30 tháng Tư đáng gọi là “Ngày Cộng Sản Lừa Đảo Trường Kỳ”; còn đối với [b] toàn dân bị tước đoạt của cải, đời sống, tự do, an sinh — ngoại trừ một thiểu số đảng viên CS lì lợm, tân đại gia kẹt ăn, kẹt nói — thì đó là “Ngày Toàn Dân Đau Nhục Sợ Hãi”. Đau đớn, bẽ bàng vì mất lòng tin, mất chính nghĩa, mất danh dự, bị lừa đảo.  Tủi nhục vì tù đày, oan ức, túng thiếu, chậm tiến; Sợ hãi vì bị đe doạ, nô lệ hoá, khai trừ ngay tại đất nước mình; vì bị ngược đãi bởi người cùng xứ sở, bởi cái chế độ quan liêu nửa mùa, ông không ra ông, thằng không ra thằng.
2. Đối với Hoa Kỳ
Gắn liền với cuộc chiến Việt Nam có dấu ấn của Chủ Nghĩa Be-bờ [Containment Doctrine].[3] Chính sách này được liên tiếp đôn đốc bởi 6 Tổng Thống Hoa Kỳ từ sau Đệ nhị Thế Chiến tới thập niên 70 nhằm:
§ khẳng định nguy cơ của khối cộng sản chuyên chế sẵn sàng xâm nhập thế giới tự do trong cuộc “Chiến Tranh Lạnh” [Cold War].[4]
§ tránh “hiệu ứng Domino” [“domino effect”][5] gây cảnh các quốc gia tuần tự đổ theo khi một quốc gia lân cận bị cộng sản chiếm đoạt.
§ Về mặt quân sự, Chủ Nghĩa Be-bờ chỉ chú trọng tới hình thức “ngăn chặn, đề phòng” trong thời kỳ “Chiến tranh Lạnh”,
§ hoặc nếu có xung đột, thì áp dụng sách lược “Chiến tranh hạn chế” [“limited war” policy].  Điển hình, tuy đã cho phép Douglas MacArthur vượt vĩ tuyến 38 tiến đánh Bắc Hàn, Truman vẫn khiển trách danh tướng này đã chủ động “quyết thắng” hơn là thi hành thuần Chủ Nghĩa Be-bờ, mà về mặt quân sự, MacArthur chê là một giải pháp nhì nhằng “Không-Cốt-Thắng” [“No-win policy”].[6]
Chủ nghĩa Be-bờ diễn tiến tại Việt Nam như một vở tuồng bốn màn:
§ Khai mở với sáng kiến của TT Truman & TT Eisenhower ủng hộ TT Ngô Đình Diệm;
§ xác định vị trí “be-bờ“ do TT JK Kennedy & Cố Vấn Bundy dùng Việt Nam làm thí điểm;
§ biến hoá cao độ với TT Lyndon Johnson;
§ để lần lượt tụt hậu và chấm dứt trong “danh dự”,[7] với TT Nixon và ngoại trưởng Kissinger, ngoài sự mong muốn của TT Nguyễn Văn Thiệu.

0 comments:

Powered By Blogger