Thượng nghị sĩ Patrick Leahy dẫn đầu phái đoàn Mỹ viếng thăm Cuba 17/01/2015 - REUTERS /Stringer
Ngày
21/01/2015, Hoa Kỳ và Cuba sẽ mở các cuộc hội đàm chính thức cấp cao
đầu tiên để tiến tới bình thường hóa bang giao, chấm dứt hơn nửa thế kỷ
thù địch và nghi kỵ giữa hai nước. Như vậy là năm tuần sau khi Tổng
thống Obama và Chủ tịch Raul Castro đồng loạt đưa ra tuyên bố lịch sử về
việc hai nước xích lại gần nhau, phái đoàn Mỹ và Cuba sẽ họp kín trong
hai ngày tại La Habana.
Chương
trình nghị sự sẽ bao gồm trước hết là vấn đề di dân, vốn vẫn là hồ sơ
mà hai nước cho tới nay vẫn thường xuyên mặc cả với nhau. Nhưng quan
trọng nhất đó là chương trình tái lập quan hệ ngoại giao, bị cắt đứt từ
năm 1961. Cụ thể hai bên sẽ bàn đến việc mở lại đại sứ quán ở La Habana
và Washington, thay thế cho những cơ quan « đại diện lợi ích » cho hai nước, tồn tại từ năm 1977 đến nay.
Dẫn
đầu phái đoàn Mỹ sẽ là Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách khu vực Mỹ
Latinh Roberta Jacobson, còn về phía Cuba, Vụ trưởng vụ Hoa Kỳ Josephina
Vidal sẽ đồng chủ trì các cuộc thảo luận.
Theo
lời ông Peter Schechter, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ Latinh của Hội
đồng Đại Tây Dương, một cơ quan tham vấn của Mỹ, được hãng tin AFP trích
dẫn hôm nay, chuyến đi của bà Jacobson đến Cuba là một chuyến đi « lịch
sử » và sẽ có thể sẽ mang lại những thay đổi. Tuy nhiên, ông Schechter
cho rằng « không nên chờ đợi những phép mầu ».
Theo
nhà phân tích này, các cuộc thảo luận giữa hai phái đoàn tại La Habana
có thể bàn đến việc đưa Cuba khỏi danh sách các quốc gia yểm trợ khủng
bố. Đây là một vấn đề không nhỏ, bởi vì do bị xếp trong danh sách này,
mà cho tới nay Cuba chưa thể tiếp cận nguồn tín dụng của các định chế
tài chính quốc tế.
Vào
tuần trước, Hoa Kỳ đã đi một bước dài xích gần lại Cuba khi bãi bỏ các
hạn chế về kinh doanh và đi lại giữa hai nước, nâng số tiền mà người
Cuba tại Mỹ được phép chuyển cho người thân trong nước.
Về
phần chính quyền La Habana đã trả tự do cho 53 tù chính trị theo đúng
danh sách mà Washington yêu cầu phóng thích. Đây là danh sách mà Hoa Kỳ
đã trao cho Cuba trong các cuộc hội đàm bí mật trong suốt một năm rưỡi,
qua trung gian của Canada và Giáo hoàng Phanxicô. Chính quyền Cuba cũng
bớt kiểm soát giới đối lập trong nước.
Hôm
qua 18/01/2015, một phái đoàn nghị sĩ Mỹ đã được gặp các nhà đối lập
Cuba nhân chuyến viếng thăm La Habana. Về phần thứ trưởng Ngoại giao
Jacobso, cũng đã dự trù là trước khi kết thúc chuyến đi vào thứ sáu tới
sẽ có buổi ăn trưa với một số nhà đối lập Cuba.
Nhưng
trong các cuộc thảo luận chính thức giữa hai nước, ngoài các đề liên
quan đến di dân và tái lập bang giao, Washington và La Habana sẽ phải
bàn đến những vấn đề trọng yếu hơn, chẳng hạn như việc « giảm nhẹnhững hạn chế đối với các quyền tự do cá nhân
», tương lai của căn cứ quân sự Mỹ tại Guantanamo, và phức tạp hơn có
lẽ là vấn đề bồi thường cho những tài sản của Mỹ bị Fidel Castro quốc
hữu hóa vào thập niên 1960.
Về
phía người dân Cuba, nhìn chung ai cũng hồ hởi phấn khởi trước viễn
cảnh hai nước bắt tay nhau, vì họ hy vọng là nạn khan hiếm lương thực và
tình trạng trì trệ kinh tế ở Cuba sẽ thuộc về quá khứ. Về phía người
dân Mỹ, kết quả một cuộc thăm dò dư luận được công bố tuần trước cho
thấy là đa số ủng hộ việc Hoa Kỳ Cuba xích lại gần nhau, cũng như ủng hộ
việc bãi bỏ lệnh cấm vận Cuba, được ban hành từ năm 1962.
Nhưng
việc bãi bỏ lệnh cấm vận này là do Quốc hội Mỹ quyết định, mà hiện giờ,
Đảng Cộng hòa, chiếm đa số ở cả hai viện, không muốn có thay đổi gì
trong quan hệ với Cuba, trừ phi chính quyền La Habana có những nhân
nhượng thật sự, đặc biệt là về mặt nhân quyền và các quyền dân chủ của
người dân Cuba.
0 comments:
Post a Comment