Monday, April 7, 2014

Mỹ Siết Vòng Vây TC



Quyền lực Mỹ đang bị đặt nhiều câu hỏi lớn. Ảnh: Financetwitter.com

Thời sự đông tây cho thấy Mỹ đang siết vòng vây CS. Gần như đồng thời xảy ra hai sự kiện ở Đông và Tây Phương, nhưng là một mục tiêu, mục tiêu Thế Giới Tự do chống Trung Quốc đang CS và chống Nga hậu CS nhưng chế độ chánh trị độc tài do một cựu sĩ quan KGB đang thống trị, đó là TT Putin. Cùng với Liên Âu Mỹ siết Nga hậu CS ở Đông Âu nhơn biến cố Nga tiến chiếm Crimea. Cùng với ASEAN Mỹ siết Trung Cộng trong chiến lược bao vây quân sự với chiến lược chuyển trục quân sự sang Á châu Thái bình dương và bao vây kinh tế TC với cuộc vận động sắp hoàn thành cả chục nước hai bên bờ Thái bình dương vào Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái bình dương nhưng loại TC ra ngoài.

Trong chiến lược bao vây quân sự TC, chận đường TC tiến về phía Nam kiểm soát con đường hàng hải huyết mạch từ Eo Biển Mã Lai lên, Mỹ coi như đã thành công trong việc kết hợp quân sự với các nước Á châu Thái bình dương, qua tổ chức Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á gọi tắt là ASEAN. Bước ngoặt tích cực nhiều ý nghĩa mới đây là lần đầu tiên, dù Mỹ không là thanh viên của ASEAN, nhưng Mỹ đứng ra tổ chức được cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng của các nước trong khối ASEAN, ngay tại tiểu bang Hawaii của Mỹ.

Cuộc họp của 10 bộ trưởng quốc phòng của ASEAN cùng với bộ trưởng quốc phòng Mỹ bắt đầu ngày 02/04/2014, trên đất Mỹ là một hội nghị do Mỹ mời và tổ chức, không một bộ trưởng quốc phòng nào không có mặt. Bộ Trưởng Quốc Phòng VNCS Phùng quang Thanh lần đầu tiên đích thân đến họp cùng Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ trên đất Mỹ. Tuy là một cuộc họp không chính thức, sự kiện các lãnh đạo quốc phòng Đông Nam Á và Hoa Kỳ lần đầu tiên gặp nhau trên đất Mỹ là rất quan trọng.
alt

Đây là cơ hội tốt nhứt để Mỹ minh thị chứng tỏ, chánh thức khẳng định đẩy mạnh chiến lược chuyển trục quân sự sang Á châu. Các nước Á châu Thái bình dương nhận thức vai trò quan trọng của Mỹ trong vùng trong giai đoạn TC càng ngày càng tăng gia bành trướng, tranh chấp biển đảo của các nước từ bắc tới nam Á châu Thái bình dương.

Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ trên đường đến dự hội nghị, không ngần ngại, qua báo chí, cho toàn thế giới biết, Mỹ quyết tâm và tăng cường thực hiện chiến lược xoay trục quân sự sang Á châu, quyết tâm củng cố quan hệ, phối hợp hành động với các nước đồng minh [như Nhựt, Nam Hàn, Phi luật tân mà Mỹ có hiệp ước phòng thủ chung, có quân đội Mỹ hiện diện] và một số nước đối tác đã hay đang phát triễn hợp tác chiến lược toàn diện như VN, Miên, Lào hay đối tác chiến lược toàn diện như Mã Lai, Thái Lan, Brunei. Mục tiêu là tái cân bằng lực lượng trong khu vực châu Á, Ông không nói ra với nước nào nhưng ai cũng biết đó là Trung Quốc CS, chớ không ai vào đó cả.

Bộ Trưởng QP Mỹ cũng không dấu diếm nói Mỹ muốn siết chặt quan hệ với ASEAN, vì Hiệp hội các nước Đông Nam Á là «tổ chức duy nhất tại vùng châu Á-Thái Bình Dương», một khối thuần nhứt, một cơ chế phối hợp quốc phòng tốt với Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng ADMM+ mà Hoa Kỳ đã tham gia từ năm 2010.

Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-ASEAN tổ chức tại Tiểu bang Hawai của Mỹ trong khi Mỹ đang cùng Liên Âu bao vây Nga hậu CS, cũng là dịp Mỹ mặc thị cho thế giới thấy Mỹ sẵn sàng và thừa sức cho một hai mặt trận như thời Chiến tranh Lạnh, ngăn chận và nếu cần thì tấn công CS. Đây cũng là dịp Mỹ chứng minh dù Mỹ kiệm ước ngân sách, kinh phi quân sự có giảm nhưng tuyệt đối kinh phí dành cho chiến lược chuyển trục sang A châu Thái bình dương này tuyệt nhiên không bớt một xu nào.

Mỹ cũng cho thấy Mỹ đang phát triễn chiến lược, điều binh, bố trí phương tiện chiến tranh cho vùng này. Hơn phân nửa hải lực đã về Á châu Thái bình dương. Mỹ có 11 hàng không mẫu hạm, 6 chiếc loại tấn công đã có mặt trong vùng. Chiến hạm và tàu lặn cũng thế, toàn loại tấn công. Tàu cận chiến duyên hải LCS tối tân nhứt thế giới của Mỹ đang ở Singapore, và sẽ đến căn cứ hải quân chiến lược của Mỹ thời Chiến tranh lạnh, là căn cứ Subic Bay mà Mỹ đang kết thúc thương lượng với Phi luật tân. Tại Úc, lần đầu tiên trong lịch sử của Úc, một đồng minh da trắng duy nhứt của Tây Phương ở Phương Đông, cho Mỹ đổ quân. Mỹ đã đổ quân 1.150 lính thủy quân lục chiến tinh nhuệ thường trú ở Darwin với bốn máy bay trực thăng siêu hạng CH-53E Super Stallion tại miền Bắc Úc nhìn thẳng lên Biển Đông và hải cảng Perth của miền Tây Úc sẵn sàng tiếp đón hạm đội của Mỹ có mặt trên Nam Thái bình dương và Ân độ dương.

Còn ở miền bắc Thái bình dương, Nhựt đã cộng tác với Mỹ thiết lập trạm radar phòng thủ hoả tiễn AN/TP2 ở Nhật Bản, dời căn cứ không quân Mỹ ở Futenma trên đảo Okinawa đén một nơi thuận tiện hơn.

Trước đó Mỹ đã tái cơ cấu số quân ở Á châu, từ Guam, Okinawa, và Nam Hàn sao cho thích hợp với tình hình và mặt trận mới của chiến lược bao vây TC.

Mỹ không nói ra nhưng ai cũng biết đối tượng, mục tiêu của Mỹ là TC. TC đã vượt lằn ranh đỏ đối với Mỹ ở trong vùng này. TC đơn phương lập vùng nhận dạng phòng không trên không phận bắc Thái bình dương, trùng lắp với không phận của các đồng minh của Mỹ như Nhựt và Nam Hàn, Mỹ còn mấy chục ngàn quân ở hai nước này. Mỹ tuyên bố cứng rắn trong cuộc TC tranh chấp đảo Senkaku của Nhựt, coi vùng này là lãnh thổ của Nhựt, Mỹ có nhiệm vụ bảo vệ. Mỹ tuyên bố tự do hàng hải là quyền lợi cốt lõi, quyền lợi quốc gia của Mỹ, có nghĩa Mỹ sẽ bảo vệ bằng biện pháp quân sự khi bi xâm phạm.

Còn công luận thì khỏi nói, dân chúng Mỹ xem TC là kẻ thù số 1 của Mỹ. Thăm dò của Viện Gallup, một tổ chức độc lập có uy tín lâu đời ở Mỹ, mới đây hồi tháng tháng 2 năm 2014 cho biết đa số dân chúng Mỹ coi TC là kẻ thù số 1 của Mỹ, kế đó là Iran và CS Bắc Hàn. Người Mỹ coi sự phát triển kinh tế của Trung Quốc là một mối đe dọa nghiêm trọng, hơn cả mối đe dọa từ chương trình nguyên tử của Iran và CS Bắc Hàn.

Người dân Mỹ từng đốt toà tổng lãnh sự của TC ở San Fran, đốt hai lần chỉ trong vòng mấy năm. Lần thứ nhứt vào tháng 3/2008, để phản đối TC rước Thế vận Bắc Kinh 2008 và lần thứ hai gần đây trong năm 2014, để phản đối TC đàn áp nhân quyền./.(Vi Anh)

0 comments:

Powered By Blogger