Saturday, April 12, 2014

MỘT BẦY TÀ LỌT CHE TRỜI ĐƯỢC SAO?

MỘT BẦY TÀ LỌT CHE TRỜI
 ĐƯỢC SAO?


Thương ai khuyên nhủ một lời:
Một bầy tà lọt che trời được sao?

(thơ Nguyễn Đạt)
Cách đây 19 năm, năm 1995, khi bài phỏng vấn của Vị Giang (mà dư luận cho biết là bút hiệu của ông Nguyễn Ngọc Linh) của báo Ngày Nay ở Houston đăng tải với tựa đề “Phỏng vấn nhà văn Nhật Tiến về giao lưu văn hóa và thiên Cộng”, tôi đã có viết bài trả lời. (Xin xem phụ bản)

Từ bấy tới nay, nhà văn Nhật Tiến (NT) vẫn tiếp tục con đường “giao lưu văn hóa và thiên Cộng”.

Về cuối đời, ông ta in vài cuốn sách hy vọng gỡ gạc cái “uy tín” đã bị mục nát vì những việc làm phản bội lại chế độ Việt Nam Cộng Hoà là cái chế độ đã nuôi dưỡng ông ta và gia đình ông ta, đã trao Giải Thưởng Văn Chương cho ông ta.

Khi có người lên tiếng về những việc làm “hôn đít bạo quyền” của ông ta thì ông ta lại xua gia đình, con cái, tay chân bộ hạ ra làm những chuyện chẳng ra làm sao cả.

Và chuyện khôi hài là ông ta đưa các bài phỏng vấn của Mặc Lâm (đài RFA) của Đinh Quang Anh Thái (báo Người Việt) ra để khoe! Trong khi thực tế, chính ông ta phải biết những bài phỏng vấn cò mồi của bọn tay chân bộ hạ của ông ta đâu có làm phai nhạt mùi “hôn đít bạo quyền” của ông ta!

Bài viết này không có mục đích trả lời ông NT vì xét thấy không cần thiết mà chỉ xin đưa ra nhận xét của một số người cầm bút nhận xét về ông NT để rộng đường dư luận.

Xin bàn đến tư cách nhà văn của NT:

Chúng tôi không coi Nhật Tiến là nhà văn quốc gia; vì hai chữ “quốc gia” đã bị chính ông phủ nhận.

Nhưng trên tất cả, NT cũng không thể là “nhà văn dân tộc” như ông tự nhận. Thái độ chà đạp lên tư cách tị nạn, cùng sự an nguy của hang trăm ngàn đồng cảnh hiện sống ngoi ngóp trong các trại tị nạn là hành động phi dân tộc, phản bội lại tổ quốc, phản bội đồng bào.
Cuối cùng, chúng tôi cũng không tiện coi NT là “nhà văn” nữa vì chính ông ta đã tự đặt tư cách “nhà văn” dưới tư cách công dân xã hội chủ nghĩa. Ông đã đánh mất chức năng nhà văn, đã đảm nhận công tác tuyên truyền cho một chế độ đi ngược lại mọi truyền thống dân tộc. Với tôi, bốn chữ “chim hót trong lồng” đã vận vào vào người Nhật Tiến”.

(Trích “Chuyện nhà văn - Nguyễn Hữu Nghĩa).

Xin bàn đến việc làm của NT:

Trong một bài viết theo lối fiction có cái tựa “Chém đá và Nhật Tiến” nhà thơ Nguyễn Hữu Nhật có bút hiệu Sắc Không viết như sau:

“Trong số những người cật vấn Sắc Không, hân hạnh thay có cả nhà văn NT, tác giả tập “Chim Hót Trong Lồng” (có giê) hôm qua đã gay gắt hỏi Sắc Không:

-Này! Anh thấy tôi và Nguyễn Chí Thiện (NCT) khác nhau chỗ nào?

-… -Cứ nói! Giữa hai lằn đạn bắn ra /Một mình đi tới mà ta chẳng sờn. Huống hồ…
-Khác ở chỗ này: Bùi Nhật Tiến là nhân vật cai ngục trong thơ NCT và NCT là bà sơ trong truyện của Bùi Nhật Tiến!

Chưa hết, nhà văn NT còn cố hỏi thêm:

-Người ta bảo ở hải ngoại này có “Tam Bùi qui độc”. Hai người kia là Bùi Duy Tâm và Bùi Tín. Lạ thật, tên ba anh em chúng tôi, cùng khác mẹ cha, đều vần T. Nhưng anh thấy ai đáng mắt “đệ nhất độc”?
-Không dám. Nhưng nhà thơ Mậu Binh Hà Huyền Chi có một bài thơ nói về việc ấy. Ông có thể nghe…?
-Được!
-Tôi xin đọc:

“Chó săn thua đứt chim mồi Những tên cầm-bút-làm-bồi, gáy vang. Sông Đà nổi bọt sớm tan Giả làm Mặt Thật càng tàn rụi nhanh Quê Người hết em lại anh Ra công giấu vuốt, che nanh Quê Nhà Sự thật sao không nói ra Bởi đâu con trẻ, người già đói ăn?”

Nhà thơ Nguyễn Đạt hỏi Nhật Tiến: Che trời được sao?

“‘Thiện căn ở tại lòng ta Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài’ Bể dâu đá nát vàng phai Nhà văn, nhà giáo mấy ngài đứng ra h Lom khom ôm đít gian tà ‘Trăm hoa vẫn nở’ làm quà tiến thân Trải qua một cuộc phong vân Hàng thần lơ láo số phần thế thôi Bây giờ bình tĩnh ra rồi Cổ còn cà vạt phấn dồi son tô Phe lờ cái chuyện bưng bô ‘Hành trình chữ nghĩa’ mở show mời chào Đầu Xuân đổ trận mưa rào Son phai phấn nhạt làm sao đắt hàng? Trời cao đất rộng thênh thang Mặt trời tỏa ánh chói chang xuống trần Chữ tâm quý giá vô ngần Hữu tài vô hạnh xoay vần uổng công Bôn ba Nam Bắc Tây Đông Chạy qua chạy lại chạy rông sốt đời Thương ai khuyên nhủ một lời Một bầy tà lọt che trời được sao?”

Phụ Bản: TRẢ LỜI NHÀ VĂN NHẬT TIẾN
NGUYỄN THIẾU NHẪN

Khi cuộc hội thảo “Bể Dâu” do tên tay sai VC Vũ Đức Vượng tổ chức tại San Francisco, tôi có viết bài “Máu Nào Đã Đổ Xuống, Mực Nào Đã Viết Ra Trong Cuộc Bể Dâu Này?” với đoạn kết như sau:

Yukio Mishima, tác giả Kim Các Tự, nhà văn Nhật Bản được đề nghị dự giải thưởng văn chương Nobel, người chủ trương nước Nhật phải phục hồi chế độ quân phiệt. Nhà cầm quyền Nhật không thực hiện, nhà văn đã mổ bụng tự sát để bày tỏ thái độ vào năm 1970.
Solzhenitsyn - Kẻ Sống Sót Vĩ Đại - đã giữ tròn lời hứa “chỉ trở về nước khi đất nước không còn thống trị bởi chủ nghĩa cộng sản”. Vậy mà khi trở về chưa làm được gì cho đất nước đã bắt đầu rơi vào quên lãng của dư luận quần chúng. Điều đáng nói là ông nhà văn này được giải thưởng Nobel Văn chương và bị nhà cầm quyền Xô Viết trục xuất ra khỏi nước.
Những người cầm bút các nước khác là như vậy.
Còn những nhà văn “uy thế văn nghệ đầy mình” của chúng ta, thì sao?
“Máu” nào đã đổ xuống, “mực” nào đã viết ra trong cuộc “bể dâu” này?”


Trong bài viết, tôi có đề cập đến nhà văn Nhật Tiến và các nhà văn có truyện in trong tuyển tập “Phía Bên Kia Thiên Đường” (The Other Side Of Heaven). Người tôi đặt vấn đề là nhà văn Võ Phiến, vì lòng mến phục nhà văn này và tôi không tin là nhà văn Võ Phiến, người đã đổ ra không biết bao nhiêu là MỰC để ghi lại những trang sử đẫm MÁU của suốt chiều dài cuộc nội chiến, ngoại khiển vừa qua lại dùng “uy thế văn nghệ” của mình để tiếp tay bọn “bồi thần” mở màn chiến dịch giao lưu văn hoá tấn công vào cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại.

*

Bài viết đã được báo chí khắp nơi đăng tải.

Mới đây, tôi có đọc bài “Phỏng Vấn Nhà Văn Nhật Tiến Về Giao Lưu Văn Hoá Và Thiên Cộng” do tác giả Vị Giang (mà dư luận cho biết là một bút hiệu của ông Nguyễn Ngọc Linh) của báo Ngày Nay ở Houston thực hiện, được đăng lại trong mục Tạp Ghi của nhật báo Thời Báo ở San Jose.

Trong bài trả lời cuộc phỏng vấn, ông nhà văn Nhật Tiến có phát biểu là tôi (Nguyễn Thiếu Nhẫn) là “một ngòi bút bất xứng”.

Vì bài Tạp Ghi được đăng lại có thể do sự nhầm lẫn của tờ Thời Báo nên các câu hỏi và câu trả lời có phần lộn xộn, khó hiểu. Tôi xin đăng lại các đoạn mà ông nhà văn Nhật Tiến trả lời có liên quan đến tôi, như sau:

“…Đã đến lúc ta phải loại bỏ cái tâm lý cần có một cái dù phi đạo đức đến đâu để hạ nhục người khác. Nhưng ông Nguyễn Thiếu Nhẫn không hiểu được rằng, khi viết ra những giòng đầy ác ý, xuyên tạc như thế, không những ông ta đã vấy bùn lên ngòi bút của chính ông mà còn lên cả cái lý tưởng chống Cộng mà ông ta theo đuổi. Bởi vì, người chống Cộng nghiêm chỉnh không bao giờ cần xài tới những phương thức thấp kém như thế. Một chi tiết cụ thể khác cho thấy ông Nhẫn viết ra mà không bao giờ quan tâm đến sự trung thực của ngòi bút vốn vẫn là sự liêm sỉ cần thiết của giới làm văn… Tôi vượt biển năm 1979, trôi dạt vào Thái Lan, tạm trú tại trại tỵ nạn Songkla. Nhà tôi và các cháu vượt biển gần một năm sau đó, theo ngả Mã Lai và tạm trú tại trại tỵ nạn Pulau Tengah, ai đã từng ở trại này vào khoảng từ giữa đến gần cuối năm đều thấy rõ. Vậy mà gọi là tôi “dẫn” vợ con xuống thuyền vượt biển được ư? Đã nói thì cũng nên nói cho hết, cái sự ông Nguyễn Thiếu Nhẫn đề dẫn chi tiết tôi gặp cướp Thái Lan vốn chẳng ăn nhập gì đến thái độ chính trị hay tư cách riêng tư gì của tôi, nó chỉ bộc lộ ra trước người đọc cái tâm địa hẹp hòi của một kẻ chẳng bao giờ có chút lòng thương xót nào đối với những nỗi khổ đau tột cùng của biết bao phụ nữ đã phải chịu trên đường vượt biển. Bởi vì nếu chỉ có một chút, một chút thôi, tấm lòng thương xót đó thì sẽ chẳng bao giờ ông Nguyễn Thiếu Nhẫn và những người có cùng tâm địa giống ông lại viết ra những điều như thế.”

-Hỏi: Cũng nằm trong lãnh vực liên quan tới cuốn sách The Other Side Of Heaven đã và đang gây nhiều dư luận trong cộng đồng, tôi xin nêu thêm một câu hỏi có liên hệ trực tiếp đến anh. Trong một bài viết phê phán về sự xuất bản của cuốn sách nói trên đăng trên tờ Saigon Times ở Los Angeles, tác giả là nhà văn Nguyễn Thiếu Nhẫn có nêu đích danh tên của anh và nói rằng sau 30 tháng Tư nam 1975, anh đã đeo băng đỏ, hướng dẫn “công an nhân dân” đi bắt văn nghệ sĩ… phản động để lập công, rốt cuộc chẳng được trả công bèn dẫn vợ con xuống thuyền vượt biển, gặp cướp Thái Lan. Anh nghĩ sao về lời cáo buộc này?

-Nhật Tiến: Chuyện đó thực hay hư, tôi tưởng đã có đủ thời gian (gần 20 năm rồi) để kiểm chứng. Hiện nay, đã có biết bao nhiêu văn nghệ sĩ đã từng bị Cộng sản cầm tù, bây giờ đã ra sinh sống ở hải ngoại, bất cứ ai cũng có thể hỏi cho rõ ràng. Nhưng ông Nguyễn Thiếu Nhẫn quả đã thiếu kiên nhẫn để làm cái việc kiểm chứng về những điều mà ông ấy viết ra. Tuy nhiên cũng có thể là ông ta thấy không cần thiết phải làm chuyện đó, bởi ông ta cho rằng hễ cứ nhân danh chống Cộng là có quyền sử dụng mọi phương cách, xem chuyện bất hạnh vì nạn hải tặc của thuyền nhân như một thứ võ khí dùng để tấn công hay hạ nhục chính những thuyền nhân đó. Đây là lần đầu tiên tôi đã bỏ nhiều lời lẽ để nói về một ngòi bút bất xứng.”

Trước khi đi vào việc thử bàn coi “ai xứng, ai bất xứng”, xin đề nghị ông nhà văn Nhật Tiến và độc giả đọc lại hai đoạn có liên quan đến ông Nhật Tiến trong bài viết “Máu nào đã đổ xuống, mực nào đã viết ra trong cuộc bể dâu này?”, như sau:

… Việt Nam cũng có nhà văn đoạt Giải Thưởng Văn Chương Quốc Gia (dĩ nhiên không thể so sánh với giải văn chương Nobel) nhưng cũng là giải thưởng văn chương. Theo tin tức báo chí được viết ra ở nước ngoài thì, sau 30 tháng Tư năm 1975, nhà văn này đã đeo băng đỏ, hướng dẫn “công an nhân dân” đi bắt văn nghệ sĩ… phản động để lập công với nhà cầm quyền Việt Cộng. Rốt cuộc chẳng được trả công. Buồn tình bèn dẫn vợ con vượt biển Đông. Tàu bị cướp Thái Lan. Chuyện tàu bị cướp Thái Lan thì thân phận của những đàn bà, con gái trên tàu ra sao mọi người đã rõ. Sau một thời gian ở quê người nhà văn này lại tuyên bố sẽ trở về Việt Nam để tìm chất liệu sáng tác vì, ra nước ngoài nhà văn đã cạn nguồn sáng tác, cả năm chỉ in được vài tập truyện. Chuyện “Trăm hoa vẫn nở trên quê hương” như thế nào, mọi người đều đã biết. Năm rồi, nhà văn lại đứng tên chung với người em là một nhà văn ở trong nước để xuất bản một tập truyện. Chuyện này trong họ, ngoài làng cũng đã biết.
Người tôi vừa đề cập trên là nhà văn Nhật Tiến.
… Viết là một cách bày tỏ thái độ chính trị.
Ai cũng có quyền thương yêu, thù hận trong đời. Ai cũng có quyền tự do chọn lựa đi bên này sông hoặc bên kia sông. Cũng có người chọn giữa dòng mà đi.
Tôi xin “chào thua” cách xuất xử của nhà văn Nhật Tiến - người mà nhà văn Mai Thảo gọi là “người đứng ngoài nắng” nhưng bây giờ ông lại chọn đứng vào bóng tối.”


Qua trích đoạn trên, một người đọc bình thường nào cũng nhận ra là tôi đã dùng thể NGHI VẤN với nhóm chữ “theo tin tức báo chí được viết ra ở nước ngoài”, tôi không hiểu vì lý do gì, người phỏng vấn ông nhà văn Nhật Tiến của báo Ngày Nay lại nêu câu hỏi: “… nhà văn Nguyễn Thiếu Nhẫn có nêu đích danh tên của anh và nói rằng sau 30 tháng Tư năm 1975, ANH ĐÃ…”, tức cố ý chuyển mạch văn của tôi viết thành thể KHẲNG ĐỊNH.

Bài viết của tôi đã đăng trên các nhật báo Việt Nam, Chính Đạo, Mê-Kông tỵ nạn ở Bắc California, Saigon Times ở Los Angeles, tạp chí Xây Dựng ở Houston và tạp chí Văn nghệ Tiền Phong ở Virginia.

Ông nhà văn Nhật Tiến, có thể vì cao ngạo hay vì một lý do nào đó, không đọc bài viết của tôi, chỉ nghe ông/bà Vị Giang của báo Ngày Nay đặt câu hỏi như trên là đã cho rằng tôi “thiếu kiên nhẫn để kiểm chứng những điều mà ông đã viết ra”.

Về điều mà ông cho rằng tôi có quan niệm “hễ cứ nhân danh chống Cộng là có quyền sử dụng mọi phương cách, xem chuyện bất hạnh vì nạn hải tặccủa thuyền nhân như một thứ võ khí dùng để tấn công hay hạ nhục những thuyền nhân đó” là lời cáo buộc hàm hồ, ngậm máu phun người! Lý do là tôi và gia đình là nạn nhân của chuyến vượt biển hai lần bị hải tặc vào năm 1986. Chính vì lòng thương xót đối với những nỗi khổ đau tột cùng của những phụ nữ Việt Nam trên đường vượt biển mà tôi phải buộc lòng lên tiếng về chuyện giao lưu, hợp lưu và những việc làm có lợi cho Việt Cộng của ông Nhật Tiến.
Về nhóm chữ “đeo bảng đỏ”, hướng dẫn “công an nhân dân” đi bắt văn nghệ sĩ phản động…” há ông Nhật Tiến không biết đây chỉ là cách nói để ám chỉ những kẻ xum xoe nịnh bợ, làm công việc chỉ điểm để được yên thân, hay sao?
Đã không KHẲNG ĐỊNH tại sao tôi lại phải đi kiểm chứng? Cứ cho là ông Nhật Tiến không có làm cái chuyện hèn hạ đó nhưng chắc ông Nhật Tiến có tham gia Hội Nhà Văn Yêu Nước của thành phố Hồ Chí Minh “rực rỡ tên vàng”?

*

Là một người-lính-cầm-bút để tiếp tục cuộc chiến bị bức tử từ tháng Tư tai họa năm xưa;
Là một cựu tù nhân của 6 trại “cải tạo” từ Nam ra Bắc và hai trung tâm tạm giam;
Là một thuyền nhân mà bản thân và gia đình đã bị hải tặc hai lần tấn công trên chiếc thuyền vượt biển qua ngả Mã Lai vào năm 1986; tôi không có thừa BÙN để VẤY VÀO NGƯỜI KHÁC hoặc vấy vào chính ngòi bút của mình. Nếu có, chỉ là MÁU CỦA CON TIM VÀ KHỐI ÓC! Tôi không dám tự hào như Phùng Quán “dùng dao viết văn trên đá” nhưng những điều tôi viết ra, những sách vở tôi đã in, tôi không có gì để thẹn với LUƠNG TÂM và NGÒI BÚT của mình.

Tôi “bất xứng” hơn ông Nhật Tiến là chưa có ai phỏng vấn tôi về “giao lưu văn hóa và thiên Cộng”;
Tôi “bất xứng” hơn ông Nhật Tiến là chưa về Việt Nam để “tìm chất liệu để sáng tác”;
Tôi “bất xứng” hơn ông Nhật Tiến là tôi chưa có sách được in và phát hành ở trong nước;
Tôi “bất xứng” hơn ông Nhật Tiến là tôi chưa có được báo Thanh Niên ở trong nước phỏng vấn để tuyên bố những lời nặng mùi hôn đít bạo quyền là “quê hương đã có nhiều thay đổi, nhất là về kinh tế và chính sách ngoại giao”;
Và, tôi càng “bất xứng” hơn ông Nhật Tiến khi không dám nghĩ rằng: “Việc in chung tác phẩm với nhà văn ở trong nước tại quê nhà cũng là một bước cụ thể trong tiến trình hòa hợp trên tinh thần dân tộc để xây dựng một đất nước phồn thịnh mà tôi vẫn hằng suy nghĩ từ gần 10 năm qua” - như ông nhà văn Nhật Tiến đã suy nghĩ và tuyên bố với báo Thanh Niên, cơ quan ngôn luận của Thành đoàn Thanh Niên Cộng sản VN, ở trong nước.
Có điều những suy nghĩ và việc làm đó có đúng hay không lại là chuyện khác. Và đã có bao nhiêu người cầm bút được “biệt đãi” in sách phổ biến trong nước như ông và ông cựu Thiếu Tướng QLVNCH Đỗ Mậu - người vừa được báo Đại Đoàn Kết số ra ngày 28-8-1995 kỷ niệm “50 năm Cách Mạng Tháng Tám và Quốc Khánh 2-9” trích dẫn những lời ông ta thoá mạ những người chống Cộng, tôn vinh ông Hồ Chí Minh và những người cộng sản.

Tôi lại càng “bất xứng” vì đã không viết được sách tiên đoán: “Vì chính sách đổi mới của nhà nước và nền kinh tế thị trường là phép lạ đưa Việt Nam tiến lên hàng quốc gia cường thịnh trong vòng 10-15 năm” - giống như ông nhà văn Nhật Tiến đã tuyên bố với báo Thanh Niên là “quê hương đã có nhiều thay đổi, nhất là về kinh tế và chính sách ngoại giao”.

Về chuyện giải thích của ông Nhật Tiến là ông vượt biên trước, bà nhà và gia đình vượt biên sau và không có gặp hải tặc, xin chúc mừng gia đình ông Nhật Tiến đã chẳng phải chịu đựng những đau thương như tôi, như gia đình tôi và hàng trăm con người đã phải kinh qua hai lần trên đường vượt biển để mỗi lần nhớ lại lòng ngập tràn ngậm ngùi chua xót:

“Ta thương ta kiếp thuyền nhân Một lần vượt biển muôn phần đớn đau!”

Điều này cũng làm giảm đi lòng cảm phục của tôi là ông Nhật Tiến đã bất chấp dư luận “vượt lên trên mê chấp và hận thù để văn chương được cao trọng hơn!”

*

Người cầm bút nào cũng biết rằng cái còn lại của anh ta là những tác phẩm để lại cho đời sau khi anh ta đã nằm xuống.

Với bài viết này tôi không có ý “tranh luận” với ông Nhật Tiến để được là “ngòi bút xứng đáng” hay là “ngòi bút BẤT XỨNG” - như ông nhà văn Nhật Tiến đã kết luận về tôi trong bài trả lời phỏng vấn của ông Vị Giang của báo Ngày Nay.

Bài viết này chỉ có mục đích trình bày những sự thực đã bị người phỏng vấn và kẻ trả lời đã bóp méo, xuyên tạc sự thực trong bài “Phỏng Vấn Nhà Văn Nhật Tiến Về Giao Lưu Văn Hoá Và Thiên Cộng”.

“XỨNG” hay “BẤT XỨNG” xin để dư luận phê phán.

NGUYỄN THIẾU NHẪN
San José 1995
tieng-dan-weekly.blogspot.com

0 comments:

Powered By Blogger