Ngày 07/04/2014, trang web của Công an tỉnh Hà Tĩnh, báo Hà Tĩnh và báo Dân trí đồng loạt giật tít “Khởi tố, bắt giam 8 đối tượng hành hung Chủ tịch huyện”.
Báo Dân trí dẫn nguồn trang web của Công an tỉnh Hà Tĩnh có đoạn: “8 đối tượng bị khởi tố về tội “gây rối trật tự công cộng”
bao gồm: Chu Văn Hùng, sinh 1982; Chu Văn Phong, sinh 1981; Võ Thành
Lâm, sinh 1988; Lê Văn Mỹ, sinh 1980; Võ Đức Quang, sinh 1972; Chu Văn
Tiến, sinh 1962; Chu văn Bản, sinh 1973; Chu Văn Khánh, sinh 1978; tất
cả đều ở thôn Hải phong, xã Kỳ Lợi.”
Cái lạ là tít bài báo nói rõ là “bắt giam 8 đối tượng hành hung chủ tịch huyện”, nhưng nội dung lại nêu “khởi tố về tội “gây rối trật tự công cộng”...”.
Chúng ta cùng đi tìm sự thật về vụ việc này qua cách nhìn và đánh giá
của người dân địa phương, nơi kêu trời trời chưa thấu, kêu đất đất chẳng
nghe.
Báo Dân trí đưa tin: “Vào sáng 29/3, UBND huyện Kỳ Anh tiến hành tổ
chức cưỡng chế 77 kiốt và công trình xây dựng không giấy phép tại thôn
Hải Phong, xã Kỳ Lợi. Các bị can trên cùng nhiều người dân đã mang theo
băng-rôn, loa đài cùng nhiều dụng cụ ngăn cản lực lượng cưỡng chế. Một người quá khích đã bao vây đánh bị thương ông Nguyễn Văn Bổng - Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh cùng 6 cán bộ khác, đập hỏng 5 xe ô tô công.”
Phân tích văn từ thì không khỏi oái ăm khi “Một người quá khích đã
bao vây đánh bị thương ông Nguyễn Văn Bổng - Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh
cùng 6 cán bộ khác, đập hỏng 5 xe ô tô công”?
Ảnh chụp màn hình Báo điện tử Dân trí
Theo tường trình của một người địa phương cho biết: “Hiện toàn dân
Hải Phong có 176 ki ốt, dựng lên kinh doanh hai bên Quốc lộ 12. Con
đường nối dài từ Quốc lộ 1A xuống đến cảng Vũng Áng, người dân địa
phương nơi đây có đời sống ổn định nhờ kinh doanh ở khu vực này. Rồi
bỗng một ngày có nhiều công văn giấy tờ rất lạ bắt họ phải tự tháo dỡ,
không có đền bù hay chính sách hỗ trợ tháo dỡ, khiến cho họ vô cùng
hoang mang vì nhiều hộ vừa đầu tư nhiều tiền xây dựng cơ sở hạ tầng để
kinh doanh buôn bán - có hộ lên tới hàng trăm triệu. Người dân không thể
tin vì đất đai của họ là do cha ông khai hoang, có hộ từ năm 1968.
Chính vì sự mập mờ nguy hại tới miếng cơm manh áo này, nên người dân
chúng tôi mới phải chống lại vụ cưỡng chế này. Quá vô lý, quá bức xúc.”
Khi được hỏi về việc có hay không việc người dân đánh chủ tịch huyện và 05 chiếc xe ô tô công, người này cho biết: “Ông
Bống thì vì mấy đứa con nít bức xúc quá nên có ném đá, nhưng báo chí
không biết lấy tin ở đâu, chứ ô tô bị đập không tới 05 chiếc đâu.”
Công an các loại thường phục, sắc phục liên tục lượn đảo khu vực diễn ra
đụng độ với mục đích hăm doạ người dân. Dưới sức ép vô cùng to lớn từ
nhà cầm quyền huyện Kỳ Anh nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung, một số
người dân nơi đây đã đành phải chấp nhận tự tháo dỡ di dời các công
trình và quán ốt trong sự tuyệt vọng.
Những công văn lạ đời, vi phạm hiến pháp
Cũng như vụ việc mở rộng đường Quốc lộ 1A, việc khó tin mà báo
Vietnamnet đã đề cập là việc ông Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh ký công văn
“giao” một số cơ quan nằm trên huyện Kỳ Anh cho những cán bộ, công nhân
viên chức “nghỉ công tác” để vận động các gia đình tháo dỡ các công
trình “bị ảnh hưởng bởi dự án”.
Ảnh: Vietnamnet.
Người dân tại Hải Phong cho biết: “Một số người là viên chức cấp thấp
cũng phải nghỉ việc để ở nhà tháo dỡ. Có hiệu trưởng mầm non còn nói
nếu không về dỡ ốt thì cho nghỉ việc luôn.”
Sai nối tiếp sai
Ông Chủ tịch xã Kỳ Lợi Lê Xuân Vượng phát Thông báo số 06/TB-UBND ngày
27 tháng 02 năm 2014 đưa ra những căn cứ mơ hồ để yêu cầu các hộ dân tự
cưỡng chế. Căn cứ mà ông Chủ tịch xã Kỳ Lợi đưa ra để yêu cầu các hộ dân
tự tháo dỡ các công trình, quán ốt gồm:
- Công văn số 49/CV-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2014 của UBND tỉnh Hà Tĩnh.
- Thông báo số 04/TB-KKT ngày 20 tháng 01 năm 2014 của BQL Khu kinh tế
tỉnh Hà Tĩnh về việc GPMB các công trình trọng điểm Khu kinh tế Vũng
Áng.
Ông Chủ tịch xã Kỳ Lợi Lê Xuân Vượng căn cứ công văn nào của UBND tỉnh Hà Tĩnh khi thực ra số chính xác văn bản không rõ dạng (Theo Luật ban) của UBND tỉnh Hà Tĩnh là 49/UBND-CN ngày 06 tháng 01 năm 2014 do ông Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự ký?
Điều này cho thấy cả Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, Chủ tịch UBND huyện Kỳ
Anh và Chủ tịch UBND xã Kỳ Lợi đều vi phạm khoản 1, điều 3 - Luật Ban
hành văn bản Quy phạm Pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
được Quốc hội Khóa XI thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004.
Khoản 01, điều 03 – Luật Ban hành văn bản Quy phạm Pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004 quy định:
“Điều 3. Tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản quy
phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trong hệ thống
pháp luật.
1. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phải phù hợp với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, bảo đảm tính thống nhất,
thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống pháp luật; văn bản
quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân còn phải phù hợp với nghị quyết
của Hội đồng nhân dân cùng cấp.”
Về việc bắt giữ người không đúng trình tự pháp luật
Gặp gỡ với vợ của một bị can liên quan tới quyết định khởi tố của Công
an huyện Kỳ Anh trong vụ việc chống cưỡng chế này, chị này yêu cầu giấu
tên cho biết: “Họ (công an-pv) nhủ (kêu-pv) lên đồn công an Vũng Áng
nói chuyện, rồi không thấy chồng về nữa, ngày mai nhận được một tờ thông
báo tạm giam của Công an huyện Kỳ Anh gửi về nhà thôi chú ạ”. Được
biết, tất cả 8 người đều được gọi lên đồn công an Vũng Áng để làm việc
và chỉ có một tờ giấy được gửi về. Một người dân chắc chắn khẳng định có
việc đánh đập khi thân nhân của họ ở đồn Công an Vũng Áng.
1400 người dân thôn biển Hải Phong sẽ phải làm gì khi đối đầu với một thế lực ngầm?
Được biết, ngày 15/04 tới đây, chính quyền sẽ tiếp tục tổ chức cưỡng chế
khu vực này. Người dân nơi đây rồi ngày ngày sẽ phải đối mặt với việc
đói miếng cơm, lạnh miếng áo khi chính quyền tổ chức thu hồi đất đai của
họ mà không có một sự hỗ trợ bồi thường nào.
Việc bắt người không đúng trình tự của pháp luật là hành vi vi phạm
quyền cơ bản phải có của một con người, vi phạm hiến pháp, vi phạm bộ
luật tố tụng hình sự nghiêm trọng.
Câu nói vô vọng, hơi thô tục của một người dân khi tôi chào ra về làm tôi đau đáu một nỗi niềm khó tả: “Mẹ nó ăn hết tiền đền bù rồi...”
Thiết nghĩ, giờ ngoài việc người dân thôn biển Hải Phong cùng nhau đồng
tâm hiệp lực để cùng nhau lên tỉnh hỏi UBND tỉnh Hà Tĩnh để làm rõ những
nỗi đau và một lời giải thích thỏa đáng về những gì mà chính mình và
thân nhân, láng giềng của mình, đã, đang và sẽ trải qua.
0 comments:
Post a Comment