Saturday, February 22, 2014

Nhục này có nỗi nhục nào hơn?

Hệ thống truyền thông của chế độ cộng sản Việt Nam thường viện dẫn lý do dân chủ, đa nguyên là sinh loạn để bám giữ độc quyền lãnh đạo nhà nước độc tài, độc đảng và họ hay sử dụng hình ảnh biểu tình lẫn các sự cố bạo động phát sinh ngoài vòng kiểm soát của những cuộc biểu tình có quy mô lớn quy tụ hàng chục ngàn, trăm ngàn người dân chống các chính sách ảnh hưởng đến cuộc sống người dân của chính phủ các nước còn trong giai đoạn kiện toàn, hoàn thiện thể chế chính trị dân chủ để từ chối thực hiện dân chủ, là nỗi khát khao của nhân loại thời hiện đại, trong đó có dân tộc Việt Nam.

Mỗi lần biểu tình có đổ máu ở bất cứ đâu trên thế giới, là truyền thông lề đảng đều tận dụng cơ hội, khai thác triệt để mặt trái, mặt tiêu cực của đấu tranh đường phố để tuyên truyền “nói xấu” làm thành luận chứng để chống lại chính trị đa nguyên, đa đảng. Thường tầm ngắm được đưa vào ống kính của tuyên giáo trung ương đảng cộng sản là hàng loạt những cuộc biểu tình sau cuộc cách mạng dân chủ lật đổ độc tài của các xứ Bắc Phi, Trung Đông và máu vẫn đổ, dân chủ vẫn chưa thật sự đến với người của các nước này.

Thật sự, đấu trang đường phố vẫn còn tiếp diễn trên các xứ độc tài sau cách mạng Mùa Xuân Ả Rập nhưng tuyên giáo cộng sản không hiểu hay cố tình không hiểu? Kiện toàn dân chủ, hoàn thiện dân chủ là một quá trình đấu tranh lâu dài mới đạt được công bằng xã hội và có được dân chủ thật sự. Các nước Tunisia, Egypt, Libya vẫn còn đấu tranh vì cuộc cách mạng dân chủ cho dân tộc họ chưa hoàn thành và đấu tranh đường phố vẫn tiếp diễn là điều đương nhiên, là quy luật tất yếu của đấu tranh, không có gì bàn cãi cho tiến trình dân chủ này.

Ai cũng thấy tuyên giáo cộng sản lợi dụng các mặt tiêu cực, thổi phồng các sự kiện để phục vụ tuyên truyền, là các xứ này lật đổ độc tài để thực hiện dân chủ nhưng còn loạn lạc hơn thời độc tài và họ tán rộng ra thêm, đấu tranh bạo động lật đổ chế độ độc tài ở các xứ Bắc Phi – Trung Đông là do các thế lực thù địch tây phương tài trợ, xúi dục để họ hưởng lợi từ bán vũ khí, từ các nguồn lợi kinh tế, đặc biệt là xâm chiếm các mỏ dầu...

Tuyên giáo trung ương đảng không biết hay thật sự không biết là ít ra các xứ này cũng đã bắt đầu đặt được các viên gạch làm nền móng cho dân chủ và chỉ có thể các dân tộc này mới có cơ hội thực hiện khát vọng dân chủ. Dù con đường đi đến dân chủ còn khá dài nhưng hy vọng tương lai sáng lạn đầy hứa hẹn nằm phía trước mắt không xa lắm vì họ đã có bước khởi đầu.

Thật ra khẳng định tương lai sáng lạn cho các nước Bắc Phi, Trung Đông là thiếu cơ sở lý luận, không thuyết phục bởi tất cả được xem như là cảm tính, nằm ở thì tương lai chưa xảy ra cho các nước bắt đầu xây dựng chính thể dân chủ!

Do đó, chúng ta sẽ không đi sâu vào phân tích các sự kiện đã đang tồn tại ở các xứ Tunisia, Egypt, Libya... chúng ta sẽ đi vào phân tích những việc được tuyên giáo cộng sản gọi các cuộc biểu tình chống chính phủ gây mất ổn định chính trị của các nước sát nách Việt Nam như Thái Lan, Campuchea. Hai nước này thường được loa đài cộng sản sử dụng các hình ảnh biểu tình dài ngày gây đổ máu trình chiếu lên các kênh thông tin quốc doanh và phổ biến trong nội bộ đảng để từ chối, buông bỏ độc quyền lãnh đạo nhà nước- xã hội của đảng cộng sản Việt Nam.

Lý luận Việt Nam thực hiện dân chủ đa đảng sẽ sinh loạn là lý luận dối trá, là thủ đoạn gian manh, bịp bợm chính trị của đảng cộng sản Việt Nam bởi không khó để nhận ra đấu tranh đường phố là sinh hoạt bình thường của một nhà nước dân chủ, không ảnh hưởng đến việc kinh tế đều đặn phát triển, an sinh xã hội được cải thiện, đời sống người dân ngày được nâng cao trong thực tế.

Thực tiễn biểu tình, đấu tranh đường phố của Thái, Campuchea không làm ảnh hưởng nhiều đến chính sách kinh tế quốc gia, không ảnh hưởng đến an sinh xã hội, đến quyền lợi của mọi tầng lớp nhân dân mà còn tác động mạnh đến các đối thủ chính trị, các đảng phái chính trị để họ làm tốt hơn. Điển hình là xứ Thái Lan đấu tranh đường phố xảy ra nhiều nhất so với các nước ở khu vực Đông Nam Á và Campuchea cũng bị xem là một nước có nền chính trị không ổn định so với hệ thống loa đài Việt Nam luôn khoe khoang, tự hào là nước an ninh cao nhất, ổn định chính trị trong khu vực nhất!

Thế thì sau gần 40 năm đảng cộng sản lãnh đạo nhà nước - xã hội với niềm tự hào là ổn định nhất khu vực thì kinh tế Việt Nam đứng ở đâu so với kinh tế Thái Lan và phải mất bao nhiêu năm Việt Nam mới đuổi kịp Thái Lan, kể cả Thái ngừng phát triển đứng chờ Việt Nam?

Có phải mất Ít nhất là từ 30 năm đến 40 năm Việt Nam mới đuổi kịp Thái. Nói đây là nói theo báo đài của đảng cộng sản Việt Nam chứ chưa có con số nghiên cứu khoa học nghiêm chỉnh thật sự chính xác về khoảng cách kinh tế-đời sống của người dân Thái Lan với người dân Việt Nam. Có thể đảng cộng sản Việt Nam sẽ đổ lỗi yếu kém tệ hại này cho hậu quả chiến tranh, cho các thế lực thù địch cấm vận, chống phá làm kinh tế Việt Nam lụn bại, thua kém các nước trong khu vực!

Những điều cộng sản Việt Nam ngụy biện lếu láo về sự yếu kém, nếu không nói là dốt nát trong việc lãnh đạo nhà nước, xã hội trong xây dựng, phát triển quốc gia đều có thể phản biện, chứng minh được là chúng ngụy biện láo khoét. Thế nhưng không cần sử dụng thành quả kinh tế Thái Lan để vạch mặt dối trá mang nhãn mác cộng sản Việt Nam vì chúng ta có thể sử dụng thành quả kinh tế- xã hội của đất nước Campuchea, một nước bị cộng sản Việt Nam chiếm đóng dưới mỹ từ nghĩa vụ quốc tế và chỉ mới được Việt Nam trao trả lại từ năm 1989 sau hơn mười năm chiếm đóng.

Đất nước Campuchea sau ngày chiếm đóng của cộng sản Việt Nam đã hoàn toàn kiệt quệ tan nát hơn Việt Nam sau chiến tranh Nam - Bắc nhiều. Từ cơ sở vật chất nhà thương, trường học, đường sá, cầu cống... đến dân số, gần như mất đi một nửa do Khmer đỏ tàn sát, trong số đó có rất nhiều trí thức, nhiều nhà khoa học tài năng, nguồn vốn nhân sự cơ bản để phát triển quốc gia... và một phần khác do chiếm đóng của Việt Nam gây ra.

Thế nhưng, Campuchea sau hơn 20 năm xây dựng, phát triển đất nước trong thể chế quân chủ lập hiến, sinh hoạt chính trị trên nền tảng dân chủ, đa đảng sơ khai còn nhiều hạn chế, vẫn còn bị lãnh đạo bởi nhóm độc tài cộng sản dưới tên đảng nhân dân Campuchea do Hun Sen lãnh đạo, một quân bài chính trị do đảng cộng sản Việt Nam nuôi dưỡng dựng nên đã đạt được thành quả kinh tế tưởng chừng như không thể.

Cũng trong thời gian hơn 20 năm Hun Sen nắm giữ quyền lãnh đạo Campuchea, chính phủ Hun Sen đã đối mặt với biết bao lần đấu tranh đường phố của nhân dân Campuchea do các đảng phái chính trị “xúi dục, kích động, chống phá” chính phủ thân cộng sản Việt Nam. Máu cũng đã đổ khá nhiều cho những lần xuống đường đấu tranh này nhưng đất nước Campuchea vẫn không loạn, vẫn không bị các nước thù địch Tây Phương, Hoa Kỳ... trả tiền cho bọn tay sai bán nước cầu vinh, đem bom mìn, súng đạn lật đổ chế độ thân Việt Nam để tranh “cướp” quyền cai trị.

Quan sát Campuchea qua nhãn quan của các chuyên gia kinh tế, chính trị tất cả đều nhận ra đất nước Campuchea ngày càng đi lên, đời sống người dân ngày càng tốt hơn như tham nhũng, lộng quyền, bất công, quyền con người, quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưởng... tuy còn nhiều tranh cãi nhưng đã tiến bộ rất nhiều so với nhà nước cộng sản Việt Nam và nhân dân Campuchea vẫn còn tiếp tục đấu tranh để giành lấy những quyền mọi người sinh ra đều được hưởng mà họ chưa có được.

Đấu tranh đường phố trong sinh hoạt chính trị đa đảng là nền tảng phát triển bền vững để Campuchea tạo đà vượt mặt Việt Nam trong tương lai gần và không có lực lượng phản động nào có thể ngăn cản được. Cụ thể cho việc Campuchea qua mặt Việt Nam là gần đây Campuchea sản xuất được xe hơi Angkok Car sử dụng năng lượng điện bán ra thị trường trong nước đáp ứng được nhu cầu đời sống đòi hỏi như tiết giảm chi tiêu cho xăng dầu, bảo vệ môi trường sanh, sạch, đẹp theo lời kêu gọi của thế giới, khiến cho nhiều quốc gia trên thế giới thán phục, thành quả xe hơi điện “thần kỳ” của xứ Campuchea.

Ngoài việc vượt mặt Việt Nam chế tạo xe hơi chạy bằng năng lượng điện, Campuchea còn thành công trên mặt làm nghệ thuật. Điển hình là điện ảnh Campuchea đã được đề cử giải Oscar 2014, cho phim nước ngoài hay nhất, có tên là Missing Picture (Bức Tranh Đánh Mất) của đạo diễn Rithy Panh. Trước đó phim Missing Picture đã giành được giải Un Certain Regard - giải thưởng dành cho những nhà làm phim trẻ ở liên hoan phim Cannes 2013 và liên hoan phim Busan 2013 ở Nam Hàn. Đạo diễn trẻ Rithy Panh của Campuchea người làm ra bộ phim Missing Picture cũng đã từng nhận giải nhà làm phim châu á của năm.

Qua hai thành công ở phương diện làm xe hơi và làm phim, những con ếch nằm dưới đáy giếng của đảng cộng sản Việt Nam cần phải nhìn lại mình, để tự hổ thẹn với đất nước, con người Campuchea luôn được xem là cửa dưới, không thể nào sánh được với “đỉnh cao trí tuệ” Việt Nam.

Nhục nhã hơn nữa, xấu hổ với Campuchea hơn nữa là sau mấy mươi năm công nghiệp hóa hiện đại hóa của Việt Nam, lâu hơn thời gian Campuchea giành được từ tay quân xâm lược cộng sản Việt Nam, là các quả đấm thép, các con tàu mang tên Vina... thi nhau lần lượt chìm cùng với những kế hoạch hoảng tưởng nằm trên giấy còn đang tranh cãi của các cái đầu đất cộng sản Việt Nam.

Điển hình cho nổi nhục uất nghẹn không nói thành lời này là chương trình nghiên cứu thuốc trừ sâu của bộ khoa học- công nghệ với lực lượng có đến trên mười nghìn thạc sĩ, tiến sĩ có kinh phí hơn bốn nghìn tỷ đồng “khởi công” từ năm 2008 cho đến hôm nay không cho ra được lọ thuốc sâu bệnh nào cả?

Điều trái khuấy đáng phẫn nộ là thành công của các lọ thuốc trừ sâu bệnh, cơ giới hóa nông nghiệp lại do chính người nông dân phát minh, làm ra để bảo vệ cây trồng, cơ giới hóa nông nghiệp và cái bộ “ăn hại” mang tên khoa học - công nghệ có nhiều nghìn thạc sĩ, tiến sĩ chỉ làm có được mỗi việc là đứng ra tổ chức lễ trao bằng sáng chế cho nông dân?

Thành quả chế tạo xe hơi Angkok Car chạy bằng điện, bộ phim điện ảnh được đề cử giải Oscar, giá trị tiền Riel của Campuchea có trị giá cao gấp 4 lần Việt Nam đồng... Kết quả này do đâu mà có? Không khó để nhận ra đó là do thể chế chính trị hiệu quả của Campuchea hơn hẳn thể chế dân chủ pháp trị của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đất nước Campuchea, dù do sự dàn xếp của quốc tế sau ngày thoát khỏi sự chiếm đóng của cộng sản Việt Nam, xứ chùa tháp này thiết lập chính thể quân chủ lập hiếp và sinh hoạt chính trị dân chủ đa đảng, không còn ảnh hưởng ý thức hệ “giáo mác, lưỡi lê”, không còn bị một đảng duy nhất “tài tình sáng suốt” lãnh đạo nên đã phát ra những tín hiệu vượt mặt Việt Nam, qua những thành quả rực rỡ họ đã đạt được, dù hoàn cảnh của họ có rất nhiều bất thuận lợi so với Việt nam.

Ai cũng thấy sinh hoạt dân chủ Campuchea còn nhiều hạn chế, vẫn còn hơi hám của lãnh tụ Hun Sen, có nguồn gốc cộng sản do đảng cộng sản dựng nên và liên tục cầm quyền hơn hai thập niên qua. Nhưng xứ Campuchea đã phát lộ tiềm năng kinh tế của một đất nước theo thể chế quân chủ, sinh hoạt chính trị dân chủ còn sơ khai giới hạn, trình độ dân trí, thông minh, anh hùng không hơn Việt Nam, không có bất cứ điểm nào nổi trội hơn Việt Nam cả. Vậy mà, Campuchea đã thành công hơn Việt Nam trong bước đầu xây dựng và phát triển đất nước của họ.

Ngó qua thành quả của Campuchea, đảng cộng sản Việt Nam có xấu hổ, có nhục, có còn ngạo mạn xưng là đỉnh cao trí tuệ của loài người, là lực lượng lãnh đạo không thể thay thế, chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn đúng đắn của toàn đảng, toàn quân, toàn dân không?... Nhục này có nỗi nhục nào hơn hở những tên cộng sản bạo tàn ngu dốt, tay sai bán nước cầu vinh, tham quyền cố vị?...

Xa hơn nữa là an ninh chặt chẽ, ổn định chính trị để phát triển chắc Việt Nam không thể sánh bằng với Bắc Hàn, một nước thuộc hàng “an ninh” “ổn định” chính trị nhất thế giới đến cả hệ thống tình báo phản gián tinh vi hùng hậu của tất cả các nước thân lẫn không thân Bắc Hàn vẫn không nắm bắt được những gì dã, đang xảy ra thật sự bên trong đất nước Bắc Hàn, chỉ có biết mỗi chuyện là thằng cháu Kim Jong Un giết ông dượng Jea yong Thak với âm mưu lật đổ chính quyền (?) giống như chuyện các anh em vua, hoàng thân quốc thích giết nhau để tranh giành ngôi báu thời vua chúa xa xưa và so với đất nước Campuchea, một đất nước có nền dân chủ thuộc nhóm hạng bét thế giới xem đời sống của hai nước này ra sao?

Thế thì mô hình cai trị nào, thể chế chính trị nào đáng để cho cộng sản Việt Nam học hỏi noi theo hay vẫn cứ hô hào đảng cộng sản là không thể thay thế, xã hội chủ nghĩa là lựa chọn đúng đắn của bác Hồ... phải kiên định để đất nước đi lên?...


0 comments:

Powered By Blogger