Ngày 29 tháng 11 vừa qua, tân tổng bí
thư đảng CSTQ Tập Cận Bình cùng với 6 Ủy viên Bộ Chính trị đã mở một
cuộc họp báo tại Viện bảo tàng quốc gia ở Bắc Kinh. Bộ Chính trị đảng
Cộng sản Trung quốc muốn dùng cuộc họp báo này để gởi đến toàn thể đảng
viên của họ một thông điệp nói về con đường phục hưng đất nước trong 10
năm trước mặt. Đảng viên nào chậm trễ hoặc không đáp ứng sẽ bị nghiêm
phạt. Con đường phục hưng đất nước mà ông Tập Cận Bình đưa ra trong buổi
họp báo là phục hưng sự vĩ đại của dân tộc, phục hưng sức mạnh của quốc
gia để đưa đất nước trở thành một cường quốc về kinh tế lẫn quân sự.
Sau cùng ông Tập Cận Bình quả quyết vào năm 2049 (tức đúng 100 năm sau
ngày đảng CSTQ cướp chính quyền) Trung Quốc sẽ thực hiện chủ nghĩa Xã
Hội hài hòa.
Cuộc họp báo rình rang này mang 2 chủ đích hệ trọng cho cả đối nội và đối ngoại.Về mặt đối nội, ông Tập Cận Bình muốn đốp chát liền với Hồ Cẩm Đào bằng cách hạ bệ ngay cái lý thuyết mà ông Hồ đã nhiều năm cố ghi đậm vào hệ tư tưởng mới của đảng CSTQ, đó là xây dựng một “Xã Hội Hài Hòa”. Với việc tuyên bố đẩy lùi chỉ tiêu xã hội hài hòa này đến 2049, tức 37 năm nữa, cánh Giang Trạch Dân và Tập Cận Bình gián tiếp phê phán chủ thuyết của họ Hồ là quá sớm, vô bổ, viễn vông và vì thế sẽ không để nó đứng ngang hàng với thuyết “Ba Đại Diện” của ông Giang. Tưởng cần nhắc lại, quan hệ giữa 2 cựu tổng bí thư Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào là mối thâm thù đã kéo dài cả một thập niên. Theo lệnh của Đặng Tiểu Bình trước khi qua đời, lãnh đạo đảng CSTQ phải luôn có 2 phe để cân bằng quyền lực với nhau, đó là phe con cháu của các “đại thần cộng sản” mà thế giới ngày nay gọi là giới “thái tử đảng”; và phe không có “nhân thân cực tốt”, phải trèo lên từng nấc trong hệ thống đảng, đặc biệt là qua Đoàn Thanh niên Cộng sản. Ông Giang Trạch Dân thuộc thành phần thứ nhất và ông Hồ Cẩm Đào thuộc thành phần thứ hai. Và ít là cho đến nay, ghế quyền lực cao nhất của đảng CSTQ được luân phiên qua lại giữa 2 phe này.
Tuy nhiên khi truyền ngôi từ Giang qua Hồ hơn 10 năm trước, ông Giang Trạch Dân giao lại ngôi tổng bí thư đảng và chủ tịch nước ngay, nhưng cứ khư khư nắm giữ ghế Bí Thư Quân Ủy Trung Ương, tức cái bắp thịt có khả năng lật 2 cái ghế kia bất cứ lúc nào. Hồ Cẩm Đào phải lập mưu cùng một số “lão thành cách mạng” và lừa ông Giang vào thế phải nhả ghế đó ra. Mối thù giữa 2 người trở nên thâm sâu kể từ đó. Trong mấy năm liền vừa qua, khi ông Hồ Cẩm Đào đang ở đỉnh cao quyền lực, họ Giang liên tục tung tin đang bị đau ốm nặng, không còn thiết tha gì đến chính trị. Nhưng chỉ vài tháng trước hội nghị chuyển giao quyền lực cho Tập Cận Bình – một người thuộc thành phần “thái tử đảng”- ông Giang đột nhiên khỏi hết mọi bệnh tật, vận động ráo riết cho ông Tập và hiện diện với đầy nét uy nghi tại Đại Hội Đảng thứ 18.
Các tin tức từ từ lọt ra sau đại hội này cũng cho thấy Giang Trạch Dân đã nâng đỡ Tập Cận Bình từ rất lâu. Ông Tập là con một đại thần cộng sản nhưng không có cơ sở học vấn hay công trạng gì. Ông không học hết trung học. Nhưng sau đó được cho đi “bổ túc văn hóa” và đẩy vào đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh năm 1975. Hồ sơ hiện nay cho thấy ông có bằng tiến sĩ. Nhưng khi tìm hiểu vào chi tiết, người ta mới biết đó là bằng tiến sĩ về “triết học Mác-Lênin”, tức loại bằng “cho không” để tặng các quan chức và thân nhân. Ông Tập được tiếng là “hào hoa” và lấy được vợ là một ca sĩ nổi tiếng, nhưng nhiều giới chức công nhận ông không có nhiều sáng kiến và cậy dựa vào phe phái trong đảng là chính. Hiện tượng lập tức đá ngược người tiền nhiệm chỉ vài tuần sau đại hội chuyển quyền, cũng như thái độ công khai bất cần mục tiêu xã hội hài hòa, cho thấy khá rõ bản chất dựa vào hệ thống đảng và dựa vào bạo lực của tân tổng bí thư Tập Cận Bình. Hiển nhiên, ông Hồ Cẩm Đào cũng cậy dựa nặng nề vào công cụ bạo lực công an trong những năm qua, nhưng giới quan sát e rằng ông Tập sẽ còn mạnh tay hơn nữa và bất cần lòng dân hơn nữa.
Đối với thế giới bên ngoài, ông Tập cũng chẳng cần đóng bộ dạng hài hòa. Ngay sau cuộc họp báo nêu trên, Bắc Kinh ban hành ngay quy chế kiểm soát tất cả tàu bè các nước qua lại vùng lưỡi bò mà Trung quốc tự ý vẽ, bất chấp luật pháp quốc tế, công ước Liên Hiệp Quốc về biển đảo và lãnh hải của các quốc gia trong vùng. Bắc Kinh cũng tuyên bố có quyền lên lục soát mọi tàu thuyền đi qua Biển Đông.
Thái độ du đãng này đã làm phẫn nộ nhiều nước liên hệ. Và chỉ mười mấy tiếng đồng hồ sau khi chính quyền Bắc Kinh ban hành cái quy chế kiểm soát tàu bè đi lại trên đường lưỡi bò, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố với các ký giả rằng Hoa Kỳ vùng với mọi quốc gia có tàu bè đi lại ở vùng biển Đông phản đối quy chế đó. Bà Clinton còn tiết lộ cho các ký giả biết thêm rằng trước đây những người lãnh đạo ở Bắc Kinh còn tuyên bố quần đảo Hawaii thuộc chủ quyền của Trung quốc. Bà kể: “Tôi nói với họ rằng các ông có giỏi thì cứ công khai tuyên bố đi, Hoa Kỳ sẽ trả lời cho”. Mặc dù bà Clinton không nói rõ Bắc Kinh đã tuyên bố như thế vào lúc nào, nhưng các ký giả phỏng đoán sự việc chỉ mới xảy ra vào khoảng ngày 20/11/2012 vừa qua, khi bà Ngoại trưởng Clinton cùng với Tổng thống Obama sang Campuchia dự Hội nghị Đông Á.
(Và đó cũng không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh có tuyên bố trắng trợn với Hoa Kỳ. Một thí dụ khác xảy ra vào tháng 5/2007, khi Tư lịnh Hải quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương lúc đó là tướng Timothy J. Keating trong một chuyến viếng thăm Bắc Kinh đã hội đàm với các tướng hải quân Trung quốc. Tại đây phía Trung Quốc đề nghị chia đôi Thái Bình Dương. Trung Quốc sẽ “quản lý” vùng biển phía tây Hawaii, còn vùng biển phía đông Hawaii thuộc chủ quyền của Hoa Kỳ. Tướng Keating tưởng phía Trung Quốc nói đùa nên chỉ mỉm cười nói sang chuyện khác. Mãi sau đó, ông mới kinh ngạc hiểu ra đó là đề nghị thật của Bắc Kinh.)
Điều khá hiển nhiên đối với giới quan sát là trong thời gian trước mặt, tình trạng kinh tế – xã hội suy xụp trầm trọng, nhu cầu đánh lạc hướng quan tâm của dân chúng, và bản tính du đãng của tân tổng bí thư Tập Cận Bình là một hỗn hợp nguy hiểm, không chỉ cho các nước ven bờ Thái Bình Dương, mà ngay cả cho 1,4 tỉ dân Trung Quốc.
Cuộc họp báo rình rang này mang 2 chủ đích hệ trọng cho cả đối nội và đối ngoại.Về mặt đối nội, ông Tập Cận Bình muốn đốp chát liền với Hồ Cẩm Đào bằng cách hạ bệ ngay cái lý thuyết mà ông Hồ đã nhiều năm cố ghi đậm vào hệ tư tưởng mới của đảng CSTQ, đó là xây dựng một “Xã Hội Hài Hòa”. Với việc tuyên bố đẩy lùi chỉ tiêu xã hội hài hòa này đến 2049, tức 37 năm nữa, cánh Giang Trạch Dân và Tập Cận Bình gián tiếp phê phán chủ thuyết của họ Hồ là quá sớm, vô bổ, viễn vông và vì thế sẽ không để nó đứng ngang hàng với thuyết “Ba Đại Diện” của ông Giang. Tưởng cần nhắc lại, quan hệ giữa 2 cựu tổng bí thư Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào là mối thâm thù đã kéo dài cả một thập niên. Theo lệnh của Đặng Tiểu Bình trước khi qua đời, lãnh đạo đảng CSTQ phải luôn có 2 phe để cân bằng quyền lực với nhau, đó là phe con cháu của các “đại thần cộng sản” mà thế giới ngày nay gọi là giới “thái tử đảng”; và phe không có “nhân thân cực tốt”, phải trèo lên từng nấc trong hệ thống đảng, đặc biệt là qua Đoàn Thanh niên Cộng sản. Ông Giang Trạch Dân thuộc thành phần thứ nhất và ông Hồ Cẩm Đào thuộc thành phần thứ hai. Và ít là cho đến nay, ghế quyền lực cao nhất của đảng CSTQ được luân phiên qua lại giữa 2 phe này.
Tuy nhiên khi truyền ngôi từ Giang qua Hồ hơn 10 năm trước, ông Giang Trạch Dân giao lại ngôi tổng bí thư đảng và chủ tịch nước ngay, nhưng cứ khư khư nắm giữ ghế Bí Thư Quân Ủy Trung Ương, tức cái bắp thịt có khả năng lật 2 cái ghế kia bất cứ lúc nào. Hồ Cẩm Đào phải lập mưu cùng một số “lão thành cách mạng” và lừa ông Giang vào thế phải nhả ghế đó ra. Mối thù giữa 2 người trở nên thâm sâu kể từ đó. Trong mấy năm liền vừa qua, khi ông Hồ Cẩm Đào đang ở đỉnh cao quyền lực, họ Giang liên tục tung tin đang bị đau ốm nặng, không còn thiết tha gì đến chính trị. Nhưng chỉ vài tháng trước hội nghị chuyển giao quyền lực cho Tập Cận Bình – một người thuộc thành phần “thái tử đảng”- ông Giang đột nhiên khỏi hết mọi bệnh tật, vận động ráo riết cho ông Tập và hiện diện với đầy nét uy nghi tại Đại Hội Đảng thứ 18.
Các tin tức từ từ lọt ra sau đại hội này cũng cho thấy Giang Trạch Dân đã nâng đỡ Tập Cận Bình từ rất lâu. Ông Tập là con một đại thần cộng sản nhưng không có cơ sở học vấn hay công trạng gì. Ông không học hết trung học. Nhưng sau đó được cho đi “bổ túc văn hóa” và đẩy vào đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh năm 1975. Hồ sơ hiện nay cho thấy ông có bằng tiến sĩ. Nhưng khi tìm hiểu vào chi tiết, người ta mới biết đó là bằng tiến sĩ về “triết học Mác-Lênin”, tức loại bằng “cho không” để tặng các quan chức và thân nhân. Ông Tập được tiếng là “hào hoa” và lấy được vợ là một ca sĩ nổi tiếng, nhưng nhiều giới chức công nhận ông không có nhiều sáng kiến và cậy dựa vào phe phái trong đảng là chính. Hiện tượng lập tức đá ngược người tiền nhiệm chỉ vài tuần sau đại hội chuyển quyền, cũng như thái độ công khai bất cần mục tiêu xã hội hài hòa, cho thấy khá rõ bản chất dựa vào hệ thống đảng và dựa vào bạo lực của tân tổng bí thư Tập Cận Bình. Hiển nhiên, ông Hồ Cẩm Đào cũng cậy dựa nặng nề vào công cụ bạo lực công an trong những năm qua, nhưng giới quan sát e rằng ông Tập sẽ còn mạnh tay hơn nữa và bất cần lòng dân hơn nữa.
Đối với thế giới bên ngoài, ông Tập cũng chẳng cần đóng bộ dạng hài hòa. Ngay sau cuộc họp báo nêu trên, Bắc Kinh ban hành ngay quy chế kiểm soát tất cả tàu bè các nước qua lại vùng lưỡi bò mà Trung quốc tự ý vẽ, bất chấp luật pháp quốc tế, công ước Liên Hiệp Quốc về biển đảo và lãnh hải của các quốc gia trong vùng. Bắc Kinh cũng tuyên bố có quyền lên lục soát mọi tàu thuyền đi qua Biển Đông.
Thái độ du đãng này đã làm phẫn nộ nhiều nước liên hệ. Và chỉ mười mấy tiếng đồng hồ sau khi chính quyền Bắc Kinh ban hành cái quy chế kiểm soát tàu bè đi lại trên đường lưỡi bò, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố với các ký giả rằng Hoa Kỳ vùng với mọi quốc gia có tàu bè đi lại ở vùng biển Đông phản đối quy chế đó. Bà Clinton còn tiết lộ cho các ký giả biết thêm rằng trước đây những người lãnh đạo ở Bắc Kinh còn tuyên bố quần đảo Hawaii thuộc chủ quyền của Trung quốc. Bà kể: “Tôi nói với họ rằng các ông có giỏi thì cứ công khai tuyên bố đi, Hoa Kỳ sẽ trả lời cho”. Mặc dù bà Clinton không nói rõ Bắc Kinh đã tuyên bố như thế vào lúc nào, nhưng các ký giả phỏng đoán sự việc chỉ mới xảy ra vào khoảng ngày 20/11/2012 vừa qua, khi bà Ngoại trưởng Clinton cùng với Tổng thống Obama sang Campuchia dự Hội nghị Đông Á.
(Và đó cũng không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh có tuyên bố trắng trợn với Hoa Kỳ. Một thí dụ khác xảy ra vào tháng 5/2007, khi Tư lịnh Hải quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương lúc đó là tướng Timothy J. Keating trong một chuyến viếng thăm Bắc Kinh đã hội đàm với các tướng hải quân Trung quốc. Tại đây phía Trung Quốc đề nghị chia đôi Thái Bình Dương. Trung Quốc sẽ “quản lý” vùng biển phía tây Hawaii, còn vùng biển phía đông Hawaii thuộc chủ quyền của Hoa Kỳ. Tướng Keating tưởng phía Trung Quốc nói đùa nên chỉ mỉm cười nói sang chuyện khác. Mãi sau đó, ông mới kinh ngạc hiểu ra đó là đề nghị thật của Bắc Kinh.)
Điều khá hiển nhiên đối với giới quan sát là trong thời gian trước mặt, tình trạng kinh tế – xã hội suy xụp trầm trọng, nhu cầu đánh lạc hướng quan tâm của dân chúng, và bản tính du đãng của tân tổng bí thư Tập Cận Bình là một hỗn hợp nguy hiểm, không chỉ cho các nước ven bờ Thái Bình Dương, mà ngay cả cho 1,4 tỉ dân Trung Quốc.
0 comments:
Post a Comment