Mấy hôm nay nhân vụ nhà bầu Kiên bị bắt, nhiều người đang nghi có lẽ
nhà Nguyễn Tấn Dũng rung rinh. Kỳ này mà không đỡ đòn khéo, chắc là dễ
đi lắm. Nhiều người cứ xem đây là kết quả của chiến dịch “phê và tự phê”
do trưởng đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng bày ra. Nhưng xét cho cùng đây
có thể là một chiêu bài lừa mị nhằm hạ hỏa dư luận vì lòng phẫn uất dân
chúng càng ngày càng lên cao.
Phê trong khẩu ngữ dân gian cũng có nghĩa là sướng. Dân Việt Nam vẫn gọi đùa đây là chiến dịch tự sướng với sự biếm chỉ khôi hài.
Thế là kế hoạch thâu tóm ngân hàng về một mối của tay chân Nguyễn Tấn Dũng có phần bị đứt đoạn. Nguyễn Tấn Dũng cũng đang cố gắng lên gân lên tiếng nhưng ai cũng thấy rõ là đang bức bối rối loạn.
Trước đây, Nguyễn Tấn Dũng còn ra một quy định “thâu tóm” không cho lưu hành đồng đô la. Mọi giao dịch bằng tiền đô trên đường ngoài chợ là là bất hợp pháp. Công an thuế vụ thấy người cầm tiền đô là ra tay tịch thu ngay.
Người gởi Mỹ kim trong ngân hàng là phải quy chiếu qua hệ Việt Nam đồng cồng kềnh. Muốn rút đồng Mỹ kim (đô-la) thì phải có lý do như con cái xuất ngoại học hành hoặc đi du lịch. Lý do này không thông thường đối với đa số tầng lớp nhân dân. Chỉ trong một đêm, ngoại tệ mạnh chuyển sang khu vực nhà nước quản lý. Đúng là chính sách ăn cướp, ác không khác gì thời đổi tiền.
Nguyễn Tấn Dũng cũng bị các nhóm lợi ích thao túng khống chế thị trường vàng với ý định chỉ thừa nhận giá trị vàng ghi trên giấy theo kiểu đầu tư của Mỹ, còn vàng thật thì dời vào ngân khố. Ai cũng biết rằng ở hạ tầng kinh tế đặc thù ở Việt Nam không thể làm được như vậy. Thời Lê Duẫn ngăn sông cấm chợ bắt mọi người đi đăng ký vàng bạc mà còn không được nữa là thời kinh tế thị trường, đang thông thương với các nước tư bản. Đây cũng lại là một chính sách ăn cướp khác.
Rồi đến chính sách thâu tóm ngân hàng cũng rất lợi hại, vừa dùng công thức mua bán và sát nhập theo kiểu Mergers and Acquisitions của tư bản nhưng lại pha trộn quyền hạn chế tài khiến các cổ đông nhỏ bé phải nhường phần. Tay chân của Nguyễn Tấn Dũng dùng những chiến thuật thanh tra ngăn chặn dòng tiền lưu động rồi ập vào kiểm nợ, thế ngập đầu, doanh nghiệp đi đong. Sự can thiệp của quyền lực khiến nhiều doanh nghiệp chết đứng như Tăng Minh Phụng của mười mấy năm về trước. Thuật ngữ mua bán và sát nhập ở Việt Nam trở thành nghĩa mới là “thâu tóm công ty”. Cảnh các cổ phần phải tìm cách tháo chạy cho an toàn để cho các “đại gia” tay chân Nguyễn Tấn Dũng vào thâu tóm.
Vừa khống chế tiền đô, vừa khống chế vàng, vừa thâu tóm ngân hàng. Phe cánh của Nguyễn Tấn Dũng thật quá tham lam.
Thực tế mà nói, đây là một hình thức tập trung tư bản để mọi quyền lực tài chánh rơi vào tay con ông cháu cha kiểu thái tử đảng bên Trung Quốc. Nhóm này sau này rủi có mất quyền thì cũng nắm được tiền. Có tiền thì lại huy động được quyền lực.
Đây là một kịch bản tranh hùng có định hướng. Có điều là cũng như các kịch bản khác, chế độ cộng sản không tạo ra cơ chế phân phối quyền lực đồng đều cho nên mới có chuyện tham lam vô độ. Cha làm thủ trưởng, con nắm tài chánh, xây dựng phát triển địa ốc thật làm thiên hạ xốn mắt.
Nếu có bắt người thả người chẳng qua là một một chương hồi trong màn kịch lớn. Chừng nào mà đảng cầm quyền chưa dứt khoát giải quyết về mặt cơ chế thì các màn này chỉ nên xem là đấu tranh nội bộ. Dân chúng chỉ nhìn cho vui mắt chứ trong các hoạt động tranh quyền đoạt lợi không chuyện nào gọi là chính nghĩa thắng gian tà. Tà hết, bên nào tà nhiều là bên ấy thắng.
Tuy nhiên, Nguyễn Tấn Dũng hình như đã có lo hậu sự. Nếu rủi có bề gì thì con gái cũng lấy chồng Việt Kiều, thế nào cũng có chút thẻ xanh ở Mỹ. Rủi có bề gì thì cũng tuồn được một mớ tài sản ra ngoài. Có khi sau này lại qua Mỹ định cư trong chương trình đoàn tụ.
Nhưng ở một góc cạnh khác, sự nghiệp của Nguyễn Tấn Dũng được xem là vấy máu bậc nhất Việt Nam kể từ vụ án Tăng Minh Phụng. Vụ án này do Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo dẫn đến tử hình họ Tăng. Mặc dù tài sản của Tăng Minh Phụng bán ra vẫn vượt quá số nợ. Nếu còn sống đến bây giờ, Tăng mới là đại gia thực thụ.
Có lẽ vì có tính cách máu lạnh giết người đoạt của, Nguyễn Tấn Dũng sẵn sàng bán đứng bầu Kiên.
Theo Trần Đông Đức
TTXVA
Phê trong khẩu ngữ dân gian cũng có nghĩa là sướng. Dân Việt Nam vẫn gọi đùa đây là chiến dịch tự sướng với sự biếm chỉ khôi hài.
Thế là kế hoạch thâu tóm ngân hàng về một mối của tay chân Nguyễn Tấn Dũng có phần bị đứt đoạn. Nguyễn Tấn Dũng cũng đang cố gắng lên gân lên tiếng nhưng ai cũng thấy rõ là đang bức bối rối loạn.
Trước đây, Nguyễn Tấn Dũng còn ra một quy định “thâu tóm” không cho lưu hành đồng đô la. Mọi giao dịch bằng tiền đô trên đường ngoài chợ là là bất hợp pháp. Công an thuế vụ thấy người cầm tiền đô là ra tay tịch thu ngay.
Người gởi Mỹ kim trong ngân hàng là phải quy chiếu qua hệ Việt Nam đồng cồng kềnh. Muốn rút đồng Mỹ kim (đô-la) thì phải có lý do như con cái xuất ngoại học hành hoặc đi du lịch. Lý do này không thông thường đối với đa số tầng lớp nhân dân. Chỉ trong một đêm, ngoại tệ mạnh chuyển sang khu vực nhà nước quản lý. Đúng là chính sách ăn cướp, ác không khác gì thời đổi tiền.
Nguyễn Tấn Dũng cũng bị các nhóm lợi ích thao túng khống chế thị trường vàng với ý định chỉ thừa nhận giá trị vàng ghi trên giấy theo kiểu đầu tư của Mỹ, còn vàng thật thì dời vào ngân khố. Ai cũng biết rằng ở hạ tầng kinh tế đặc thù ở Việt Nam không thể làm được như vậy. Thời Lê Duẫn ngăn sông cấm chợ bắt mọi người đi đăng ký vàng bạc mà còn không được nữa là thời kinh tế thị trường, đang thông thương với các nước tư bản. Đây cũng lại là một chính sách ăn cướp khác.
Rồi đến chính sách thâu tóm ngân hàng cũng rất lợi hại, vừa dùng công thức mua bán và sát nhập theo kiểu Mergers and Acquisitions của tư bản nhưng lại pha trộn quyền hạn chế tài khiến các cổ đông nhỏ bé phải nhường phần. Tay chân của Nguyễn Tấn Dũng dùng những chiến thuật thanh tra ngăn chặn dòng tiền lưu động rồi ập vào kiểm nợ, thế ngập đầu, doanh nghiệp đi đong. Sự can thiệp của quyền lực khiến nhiều doanh nghiệp chết đứng như Tăng Minh Phụng của mười mấy năm về trước. Thuật ngữ mua bán và sát nhập ở Việt Nam trở thành nghĩa mới là “thâu tóm công ty”. Cảnh các cổ phần phải tìm cách tháo chạy cho an toàn để cho các “đại gia” tay chân Nguyễn Tấn Dũng vào thâu tóm.
Vừa khống chế tiền đô, vừa khống chế vàng, vừa thâu tóm ngân hàng. Phe cánh của Nguyễn Tấn Dũng thật quá tham lam.
Thực tế mà nói, đây là một hình thức tập trung tư bản để mọi quyền lực tài chánh rơi vào tay con ông cháu cha kiểu thái tử đảng bên Trung Quốc. Nhóm này sau này rủi có mất quyền thì cũng nắm được tiền. Có tiền thì lại huy động được quyền lực.
Đây là một kịch bản tranh hùng có định hướng. Có điều là cũng như các kịch bản khác, chế độ cộng sản không tạo ra cơ chế phân phối quyền lực đồng đều cho nên mới có chuyện tham lam vô độ. Cha làm thủ trưởng, con nắm tài chánh, xây dựng phát triển địa ốc thật làm thiên hạ xốn mắt.
Nếu có bắt người thả người chẳng qua là một một chương hồi trong màn kịch lớn. Chừng nào mà đảng cầm quyền chưa dứt khoát giải quyết về mặt cơ chế thì các màn này chỉ nên xem là đấu tranh nội bộ. Dân chúng chỉ nhìn cho vui mắt chứ trong các hoạt động tranh quyền đoạt lợi không chuyện nào gọi là chính nghĩa thắng gian tà. Tà hết, bên nào tà nhiều là bên ấy thắng.
Tuy nhiên, Nguyễn Tấn Dũng hình như đã có lo hậu sự. Nếu rủi có bề gì thì con gái cũng lấy chồng Việt Kiều, thế nào cũng có chút thẻ xanh ở Mỹ. Rủi có bề gì thì cũng tuồn được một mớ tài sản ra ngoài. Có khi sau này lại qua Mỹ định cư trong chương trình đoàn tụ.
Nhưng ở một góc cạnh khác, sự nghiệp của Nguyễn Tấn Dũng được xem là vấy máu bậc nhất Việt Nam kể từ vụ án Tăng Minh Phụng. Vụ án này do Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo dẫn đến tử hình họ Tăng. Mặc dù tài sản của Tăng Minh Phụng bán ra vẫn vượt quá số nợ. Nếu còn sống đến bây giờ, Tăng mới là đại gia thực thụ.
Có lẽ vì có tính cách máu lạnh giết người đoạt của, Nguyễn Tấn Dũng sẵn sàng bán đứng bầu Kiên.
Theo Trần Đông Đức
TTXVA
0 comments:
Post a Comment