05 Tháng Hai 2015 Nguyễn Quang Duy
Nhân 85 năm thành lập đảng Cộng sản Việt Nam, Diễn Đàn BBC đã trao đổi với ông Vũ Minh Giang, một nhà sử học tại Đại học Quốc gia Hà Nội và từng là thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương của Đảng, về tính chính danh của đảng này.
Nhân 85 năm thành lập đảng Cộng sản Việt Nam, Diễn Đàn BBC đã trao đổi với ông Vũ Minh Giang, một nhà sử học tại Đại học Quốc gia Hà Nội và từng là thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương của Đảng, về tính chính danh của đảng này.
Giành Lại Độc Lập Hay Cướp Chính Quyền
Ông Vũ Minh Giang lập luận:
“Bởi vì Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trong bối cảnh đất nước mất chủ
quyền. Chính Đảng đã lãnh đạo dân tộc giành lại độc lập.”
Sau khi Nhật đảo chánh Pháp, ngày 11-3-1945 Vua Bảo Đại đã Tuyên Bố Độc Lập cho Việt Nam, bãi bỏ mọi hiệp ước đã ký với Pháp:
“Chiếu tình hình thế giới nói chung, và tình hình Á châu nói riêng,
chính phủ Việt Nam long trọng công khai tuyên bố, kể từ ngày hôm nay,
hiệp ước bảo hộ ký với nước Pháp được bãi bỏ, và đất nước thu hồi chủ
quyền độc lập quốc gia…”
Đến
ngày 17-4-1945, Thủ Tướng Trần Trọng Kim trình danh sách Nội các lên
vua Bảo Đại phê chuẩn và Nội các Trần Trọng Kim ra mắt Quốc dân vào 2
ngày sau đó.
Vua Bảo Đại đã công bố bản Tuyên Ngôn Độc Lập vào ngày 11-3-1945 và Thủ tướng Trần Trọng Kim ra mắt quốc dân đồng bào nội các 17-4-1945
Trong
một thời gian dài để biểu lộ sức mạnh chuyên chính vô sản đảng Cộng sản
xem ngày 19-8-1954 như ngày Việt Minh cướp chính quyền. Hồi ký tướng
cộng sản Hòang Cầm kể rõ chuyện xảy ra ngày 17-8-1954 như sau:
“…Đúng là cuộc mít tinh chiều nay do Tổng hội viên chức thân Nhật tổ
chức. Đồng bào sẽ đến và đến đông… vì vậy theo lệnh của Uỷ ban Khởi
nghĩa thành phố, chúng ta phải biến bị động thành chủ động, biến cuộc
mít tinh do Tổng hội viên chức tổ chức thành cuộc mít tinh của ta. Nhiệm
vụ của các tổ chức tự vệ chiến đấu chúng ta là vừa trấn áp địch, vừa
bảo vệ an toàn cuộc mít tinh không cho chúng chống phá, vừa bảo vệ người
của ta lên diễn thuyết vạch mặt kẻ thù, cổ động quần chúng nổi dậy khởi
nghĩa cướp chính quyền…
“Mỗi người cầm một lá cờ nhỏ giấu kín, theo tôi ra ngay địa điểm mít
tinh, đứng lẫn vào với dân và làm theo hiệu lệnh chung trên kỳ đài… “Hai
giờ chiều cuộc mít tinh khai mạc. Chúng tôi đứng tề chỉnh ở hàng trên,
nhìn lên kỳ đài rất rõ. Một diễn giả mặc quần áo sang trọng đứng lên
giới thiệu chương trình trước máy phóng thanh… Một đội viên tự vệ bên
cạnh giương cao lá cờ đỏ sao vàng lên. Thế là hàng vạn người đứng dưới
hô vang: Cờ Việt Minh! Cờ Việt Minh! Hoan hô cờ Việt Minh! Hoan hô cờ
Việt Minh! Chúng tôi hô theo và nhanh chóng lấy cờ giấu trong túi ngực
tung lên, các tổ tự vệ khác cũng làm như vậy, vừa gìơ cao lá cờ rẽ đám
đông chạy từ chỗ này đến chỗ khác cổ vũ đồng bào và sẵn sàng trấn áp
những kẻ trà trộn gây rối để cuộc mít tinh được tiếp tục theo hướng chỉ
đạo của ta.
“Anh Lê Thám hất hàm ra hiệu, tất cả chúng tôi lại hướng về phía kỳ đài để thực hiện hiệu lệnh hướng dẫn phát ra từ trên đó.
“Theo hiệu lệnh đã quy định, ba đội viên tuyên truyền xung phong xông
lên, chĩa súng dồn "ban tổ chức" vào một góc, lập tức một đội viên tự vệ
của chúng tôi tiến nhanh tới chân kỳ đài vung lưỡi dao bén sắc chém đứt
dây lá cờ "quẻ ly" của chính quyền bù nhìn do Nhật dựng lên rơi nhanh,
một lá cờ đỏ sao vàng rất to rộng xuất hiện trên bao lơn Nhà Hát Lớn phủ
kín khoảng giữa trườc mặt nhà hát…”
Còn ngày 19-8-1945, trong tiêu đề “Đánh chiếm phủ Khâm sai”, Tướng Hòang Cầm cũng đã kể rõ:
“Khi đoàn biểu tình đến gần, bọn cầm đầu ‘Uỷ ban chính trị lâm thời’ ra
lệnh đóng chặt cửa và cho lính dàn sát hàng rào sắt sẵn sàng nổ súng
vào đội quân khởi nghĩa.
“Nhưng lính bảo an ở đây đã nghe theo lời kêu gọi của cán bộ Việt Minh.
Tranh thủ thời cơ, một số đội viên tự vệ chiến đấu đã nhanh chóng leo
qua hàng rào sắt, nhảy vào trong sân, đồng thời một số hội viên cứu quốc
quân vòng lối sau nhảy vào phủ Khâm sai. Phối hợp khí thế bên ngoài,
một số nhân mối của ta trong hàng ngũ lính bảo an tiếp tục vận động, lập
tức cả anh em lính bảo an, cộng cả số mới được tăng cường hôm trước lên
tới hai đại đội nhất loạt xin hàng, mang hết vũ khí khoảng 200 khẩu
súng xếp thành một đống giữa sân. Lục lượng cách mạng có thêm sức mạnh,
hạ lệnh cho lính gác mở cổng. Đội quân khởi nghĩa tiến vào sân, một đội
viên cứu quốc trạc 15 tuổi mặc quần áo xanh công nhân được phân công từ
trước trèo lên nóc nhà, hạ cờ quẻ ly xuống, kéo cờ đỏ sao vàng lên,...”
Đã
đến lúc đảng Cộng sản phải trả lại sự thực họ đã dùng bạo lực để cướp
chính quyền từ tay chính phủ chính danh do Thủ Tướng Trần Trọng Kim được
vua Bảo Đại bổ nhiệm.
Hợp Hiến và Hợp Pháp
Được BBC hỏi về tính chính danh của đảng Cộng sản vì quyền lực không phải do dân trao, ông Vũ Minh Giang trả lời: “Đầu năm 1946, Đảng Cộng sản đã tổ chức bầu cử Quốc hội và ra Hiến pháp.”
Điều 70 Hiến Pháp 1946 quy định các thủ tục pháp lý cuả sự thay đổi hiến pháp: "Sửa đổi hiến pháp phải theo những cách thức sau đây:
a/ Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu.
b/ Nghị viên bầu ra một ban dự thảo những thay đổi.
c/ Những điều thay đổi khi đã được nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra tòan dân phúc quyết."
a/ Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu.
b/ Nghị viên bầu ra một ban dự thảo những thay đổi.
c/ Những điều thay đổi khi đã được nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra tòan dân phúc quyết."
Trong
thời chiến, Hiến Pháp 1946 chưa bao giờ được sử dụng. Tại kỳ họp thứ 11
Quốc Hội khoá I, ngày 18/12/1959, Hồ Chí Minh đọc báo cáo về dự thảo
sửa đổi Hiến pháp, ngày 31/12/1959, Quốc hội đồng ý thông qua hiến pháp
sửa đổi, rồi ngày 1/1/1960, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh công bố Hiến Pháp
1959.
Việc
làm nói trên hòan tòan đi ngược với Điều 70 Hiến Pháp 1946 bởi thế các
Hiến pháp sau đều bất hợp hiến và bất hợp pháp, vì không có tính kế thừa
và tính liên tục về mặt pháp lý, tinh thần và nội dung cuả Hiến Pháp
nguyên thủy 1946.
Đảng
Cộng sản đã tước đoạt quyền sửa đổi hiến pháp cuả người dân Việt Nam,
vì thế, các hiến pháp sau này đã không có năng lực pháp lý xác định tính
chất hợp pháp và chính thống cuả nhà cầm quyền cộng sản.
Cho
đến nay Việt Nam vẫn chưa có tự do ứng cử và bầu cử, “Đảng cử Dân Bầu”
là khuôn khổ dân chủ hình thức, người dân không có sự chọn lựa khác hơn
nên đi bầu cho xong chuyện tránh bị phiền tóai.
Vì
thế nhà cầm quyền Hà Nội chỉ là những người cầm quyền, đại diện cho
đảng Cộng sản, nhưng không thể xem là đại diện chính danh cho người Việt
Nam.
Về
bang giao quốc tế, các quốc gia công nhận nhau dựa trên quyền lực và
quyền lợi vì thế họ mới công nhận nhà nước do đảng Cộng sản Việt Nam cầm
quyền.
Chống Pháp Chống Mỹ và Thống Nhất Đất Nước
Ông Vũ Minh Giang cho rằng:
“Đảng Cộng sản có vai trò rất quan trọng là giành độc lập cho Việt Nam
và kháng chiến chống Pháp thành công, và sau năm 1954, Đảng có công lao
xóa bỏ cản trở để tiến tới thống nhất đất nước.”
Các
quốc gia trong vùng như Nam Dương, Mã Lai, Tân Gia Ba, Brunei, Phi Luật
Tân, Đại Hàn, Miến Điện không phải trải qua những cuộc chiến chống thực
dân và đế quốc tổn hao tài nguyên sinh khí quốc gia, nhưng vẫn đựơc
trao trả độc lập và được tự quyết định con đường phát triển quốc gia.
Điều
không may là sau khi đảng Cộng sản cướp chính quyền năm 1945, Việt Nam
lại phải trải qua 9 năm chống Pháp kết thúc bằng hiệp định Geneve chia
đôi đất nước.
Nhưng càng không may cho Việt Nam, Bắc Việt đã xé Hiệp định Geneve 1954 và Hiệp định Paris 1973 mang quân đánh chiếm miền Nam.
Ông Võ Văn Kiệt, một lãnh đạo cộng sản từng nhận xét về sự kiện thống nhất đất nước như sau:
“Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu
người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết thương chung của
dân tộc, cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu”.
Vị Thế Việt Nam
Ông Vũ Minh Giang cho rằng: “Tuy còn nhiều thứ phải rút kinh nghiệm nhưng rõ ràng vị thế Việt Nam bây giờ đã khác trước rất nhiều.”
Đương
nhiên sau gần 70 năm đảng Cộng sản cầm quyền, Việt Nam bây giờ về nhiều
mặt đã khác trước rất nhiều. Nhưng để đánh giá Việt Nam có tiến bộ hơn
hay không là một đề tài rộng hơn.
Riêng về phát triển kinh tế, ở những năm 1940-50 Việt Nam đã vượt xa những quốc gia trong vùng.
Nhưng
vì chiến tranh “giải phóng” và vì theo con đường Xã Hội Chủ Nghĩa, một
con đường mà Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh phải than
thở: “Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm”.
Nên đến đầu năm nay, Thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng cho báo chí biết nỗi trăn trở như sau:
“Sao lại cứ phải đứng sau 6 nước ASEAN? Chúng ta có đuổi kịp được
ASEAN-6 không? Không có lý do gì chúng ta không cải thiện được để bằng
ASEAN-6?"
Sửa Chữa hay Thay Đổi
Ông Vũ Minh Giang cho biết “…Đảng đang đứng trước những khó khăn hết sức to lớn và thách thức” , và đang quyết tâm sửa chữa những sai lầm và khuyết điểm.
Cũng chính ông Nguyễn Tấn Dũng cho biết để theo kịp nước người cần “…đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân”.
Trên
thực tế nếu Việt Nam không thay đổi thì “nỗi trăn trở của Thủ Tướng”
không thể đuổi kịp 6 quốc gia ASEAN, sẽ trở thành nỗi trăn trở phải đuổi
theo Cam Bốt và Miến Điện hai quốc gia đang từng bước thay đổi.
Nhưng thay đổi cũng phải đổi đúng đường, con đường dân chủ mà các quốc gia khác Việt Nam đang theo. Xin mời bạn đọc xem bài “Nỗi trăn trở của thủ tướng” về đổi mới thể chế | Đàn Chim Việt để rõ hơn về mô hình thể chế dân chủ.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
4/02/2015
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
4/02/2015
0 comments:
Post a Comment