Trong Hội Nghị Cán Bộ toàn quốc về công tác tổ chức xây dựng đảng diễn ra tại Hà Nội vào sáng 29 tháng 1 năm 2015, ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) than “sốt cả ruột” vì nạn chạy chức, chạy quyền.
“Tôi
cứ nghe bao nhiêu tỷ để vào chức nọ chức kia mà sốt cả ruột! Nếu có,
chúng ta phải tìm có ở đâu, chứ để râm ran thế này mà không có thì
oan...,” ông Trọng nói.
Quả
thật, hoặc sống xa hoa ở trên cao, quan liêu quá mức, hoặc vừa mù vừa
điếc, hoặc giả vờ, nên ông tổng bí thư mới “tâm tư” ngớ ngẩn như thế!
Nạn
chạy chức, chạy quyền, theo tờ Thanh Niên Online ngày 29 tháng 1 năm
2015, được xếp thứ hai sau tệ nạn tham nhũng và là một trong những “vấn
đề gây bức xúc dư luận nhất hiện nay.”
Nạn
chạy chức, chạy quyền thực sự không phải mới xuất hiện gần đây mà đã
tồn tại từ rất lâu trong xã hội Việt Nam, tăng dần lên tỉ lệ thuận với
tệ nạn tham nhũng và với sự xuống cấp đạo đức xã hội.
Cho
rằng “không có lửa sao có khói,” tờ Người Lao Động trong ngày 30 tháng
1, 2015 viết rằng, “Từ lâu công luận đã lên tiếng về các đường dây tiêu
cực, như chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp, chạy danh hiệu, chạy dự
án, chạy kinh phí...”
Chạy
chức, chạy quyền cũng trở thành đề tài nóng trong các kỳ họp của Quốc
Hội. Tại phiên họp thứ 21 của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội (khóa 13), Chủ
Tịch Hội Đồng Dân Tộc Ksor Phước cũng nhìn nhận phản ánh dư luận về vấn
đề chạy chức, chạy quyền, chạy việc, chạy ghế. Các kết luận thanh tra
đều cho rằng có hiện tượng “chạy” song không phổ biến, nhưng đáng lo
ngại và cần loại trừ.
Trong
ngày 15 tháng 7 năm 2012 tờ Dân Luật ghi lại ý kiến của bạn đọc về tình
trạng “chạy” này trước phát biểu của Bộ Trưởng Nội Vụ Nguyễn Thái Bình
rằng ông có nghe nói “chạy việc” tốn nhiều tiền của.
Bạn Quỳnh Anh viết:
“Tôi
nghĩ bộ trưởng nói là ‘Tôi có nghe chạy việc tốn nhiều tiền...’ thì
chắc đó là một lời nói không thật, vì chuyện đó ai mà chẳng rõ như ban
ngày. Vấn đề là bộ trưởng nhìn nhận và giải quyết như thế nào thôi.”
Bạn Nguyễn Hiệp:
“Bộ
trưởng Nội Vụ chả lẽ không biết chuyện chạy tiền để có việc sao? Nếu
phải thi để được làm công chức thì 50% là phải chạy tiền, còn 40% là
‘con ông cháu cha’ nên không phải chạy, chỉ khoảng 10% là thi bằng khả
năng.”
Vào
ngày 10 tháng 11 năm 2003, bộ trưởng Công An lúc bấy giờ, ông Lê Hồng
Anh, trả phỏng vấn tờ Việt Báo, Trung Tâm Báo Chí và Hợp Tác Truyền
Thông Quốc Tế của Bộ Thông Tin và Truyền Thông, đã khẳng định, “Chắc
chắn là có chuyện chạy chức chạy quyền.”
Có
lẽ cũng đã đủ các dữ kiện để nói với Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng rằng,
chạy chức chạy quyền là hoàn toàn có thực, như đinh đóng cột! Dối trá
là bản chất các vị, những người đã tạo nên và làm băng hoại kỷ cương,
chuẩn mực của xã hội Việt Nam.
Hiện
tượng chạy chức chạy quyền là hành vi tham nhũng của những người có
chức có quyền. Cả guồng máy vận hành của ĐCSVN là hang ổ của tham nhũng,
chức vụ càng cao càng có cơ hội đục khoét của công nhiều hơn. Người ta
ra giá chức vụ như một món hàng. Cuộc mua bán được thực hiện kín đáo,
tinh vi trong bóng tối, tại nhà riêng, qua các trung gian thân cận hay
vợ, con trong gia đình, nên rất khó có bằng chứng.
Trần
Văn Thuyết với biệt danh “Thuyết Buôn Vua” trong vụ án Năm Cam là bằng
chứng của việc mua bán các chức vụ cao nhất không còn là những giao dịch
bình thường mà trở thành tội phạm, ân oán của xã hội đen.
Nguyễn
Thế Thảo, hiện là chủ tịch Hà Nội, trong một lần gặp gỡ với bạn bè cùng
học ở Ba Lan đã tiết lộ ông ta phải mua cái ghế “chủ tịch” mất gần 40
tỷ. Một người khác (xin được giấu tên), bạn học cũ của tôi, vụ trưởng
của Quốc Hội, cho hay, trong nội các của Nguyễn Tấn Dũng, giá cao nhất
(50 tỷ) thuộc về bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải, cơ quan đảm trách
nhiều dự án đầu tư công lớn nhất.
Dịch
vụ mua quan bán chức tuân thủ đúng nguyên tắc cạnh tranh của thị
trường: Nếu không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều
tiền.
Ông
Phạm Quang Nghị, bí thư Thành Ủy Hà Nội, từng phát biểu, “500 ngàn đô
la không hạ gục được sự liêm khiết của người lãnh đạo đó thì một triệu
đô la. Nếu một triệu đôla không đủ mạnh để hạ gục thì nhiều đô la hơn
nữa... Bức thành trì liêm khiết của con người cũng có lúc bền vững hơn
dãy Trường Sơn nhưng nhiều khi chỉ yếu như tờ giấy bị thấm nước.” [3]
Mua
quan bán chức được xem như một khoản đầu tư lấy lãi nhanh nhất. Vì thế
đã có rất nhiều sai phạm xảy ra nhưng ít có ai chịu trách nhiệm, xin từ
chức. Xả lũ đập thủy điện vô lối gây ra cái chết cho hàng chục người hay
tiêm nhầm vác xin làm nhiều trẻ em tử vong, là những ví dụ gần. Cái ghế
đã mua rồi, còn phải thu hồi vốn và kiếm lãi đã!
Vì
lẽ không thể bỗng dưng bốc một anh nhà quê vô học đặt vào chức vụ cao,
tiêu chuẩn học vị trở thành chất xúc tác cho các thương vụ. Hoặc khi đã
có một chức vụ kha khá, ước mơ một vị trí cao hơn để có nhiều quyền lực
hơn, cơ chế đòi hỏi phải có trình độ học vấn.
Ông Phạm Minh Hạc, giáo sư của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, trong bài “Cán bộ xài bằng giả để kiếm cái ghế” nói (bee.net.vn):
“Tôi
còn nhớ năm 2001, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo phát động phong trào thanh tra
bằng giả, đưa nó thành chủ trương của ngành. Đến năm 2005, sau 4 năm,
đã phát hiện được 10 ngàn bằng giả. Số bằng giả này chủ yếu tập trung ở
công chức nhà nước trong đó có cả cán bộ cấp cơ quan trung ương.”
Tại
cuộc họp của Hội Đồng Quốc Gia về giáo dục và phát triển nhân lực, ông
Phạm Vũ Luận, bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, đã nói, “Người học giả,
bằng giả, học thật nhưng chất lượng giả chỉ có thể chui vào hệ thống
công chức nhà nước, không vào được doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp
nước ngoài.”
Tờ Đất Việt ngày 21 tháng 1 năm 2015 viết:
“Vì
bằng giả mà dẫn đến lương tâm giả, nhân cách giả. Và rốt cục sản phẩm
của những kẻ ấy làm ra là đường sá cầu cống vừa khánh thành đã hỏng, cầu
vừa đi đã sập, đường trên cao chưa làm xong đã mấy lần gây họa chết
người.
Cầu Cần Thơ sập |
“Một
con số thật đáng hãi hùng, cứ 10 văn bản pháp luật ban ra thì có đến
hơn 2 văn bản vi hiến hoặc trái với các điều khoản đã được quy định
trong luật pháp. Thử hỏi có nền tư pháp nào hoạt động với sai sót nhiều
đến thế chăng?” [4]
Một
lực lượng động đảo những kẻ cơ hội, giả trá và bất tín trong bộ máy
quản lý xã hội của ĐCSVN là hệ quả tất yếu của hệ thống chính trị độc
quyền không do dân lựa chọn qua bầu cử tự do.
Độc
quyền kéo theo đặc quyền, đặc lợi và lạm quyền như là một đặc tính tự
nhiên. Những người lãnh đạo nhà nước từ trung ương tới địa phương thao
túng và dung dưỡng các tệ nạn, biến tài sản công cộng thành nguồn thu
bất chính.
Dân chúng ai ai cũng biết nhưng chỉ bất lực kêu ca và cam phận “sống chung với lũ.” Đó là bi kịch của Việt Nam!
Chú thích:
[1]: http://danluat.thuvienphapluat.vn/chay-viec-chay-chuc-chay-quyen-73026.aspx
[2]: Trong bài “Chắc chắn là có chuyện chạy chức chạy quyền” - Tuổi Trẻ.
[3]: Trong bài “Chạy” chức để... đóng góp nhiều hơn? - Vietnamnet.vn.
[4]: http://baodatviet.vn/van-hoa/nguoi-viet/bang-gia-9000-van-ban-sai-10-lan-vo-ong-nuoc-3227745/
[1]: http://danluat.thuvienphapluat.vn/chay-viec-chay-chuc-chay-quyen-73026.aspx
[2]: Trong bài “Chắc chắn là có chuyện chạy chức chạy quyền” - Tuổi Trẻ.
[3]: Trong bài “Chạy” chức để... đóng góp nhiều hơn? - Vietnamnet.vn.
[4]: http://baodatviet.vn/van-hoa/nguoi-viet/bang-gia-9000-van-ban-sai-10-lan-vo-ong-nuoc-3227745/
0 comments:
Post a Comment