"Tôi
cho rằng đó là Màu Cờ của Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, Công Lý và Độc
Lập Dân Tộc. Đó là Lá Cờ đánh đuổi ngoại xâm đã có từ thời Hai bà Trưng.
Đất nước này, dân tộc này còn tồn tại là do màu cờ Chính Nghĩa này đã
khởi xướng và lưu truyền lại cho con cháu qua nhiều triều đại. Đó là Lá
Cờ truyền thống của dân tộc mà người Miền Nam đã kéo lên lễ đài “dinh
Toàn Quyền” để chấm dứt cuộc đô hộ của thực dân Pháp. Đó là Màu Cờ mà
chính phủ miền Nam đã kéo lên để mở đường cho hơn một triệu người miền
Bắc trốn chạy cộng sản, di cư vào Nam, xây dựng đời sống vào năm 1954.
Đó là Màu Cờ đã phủ lên mình Ngụy Văn Thà và đồng bạn của anh, những
người chiến binh đã hy sinh vì tổ quốc trong cuộc chiến Hoàng Sa đánh
đuổi quân xâm lăng Trung cộng. Đó là Màu Cờ Vàng mà ngày nay vẫn ngạo
nghễ tung bay, khoe sắc trên bầu trời thế giới. Đó là Màu Cờ ở trong tim
lòng ngươi dân Việt Nam."
*
Với quốc gia: Lá Cờ là nghi biểu linh thiêng, sống động của Tổ Quốc.
Với dân tộc: Lá Cờ là sự kết hợp một truyền thống lâu dài, là văn hóa,
là biểu hiệu một ý chí kiên cường bảo vệ cuộc sống Công Lý cho chủng tộc
trong Tự Do, Công Bình, Nhân Bản. Diễn đạt một ý chí Độc Lập của đất
nước.
Ông Vĩnh, một cựu chiến binh trong QLVNCH. Từ ngày ra khỏi nước, trong
nhà ông, ngoài bàn thờ, bài vị của tổ tiên ra, bao giờ cũng thấy có
những biểu tượng mà ông đã “một đời” hy sinh vì nó như lá Cờ Vàng, tấm
huy chương, hay tấm hình ngày ông quỳ xuống nhận trách nhiệm với non
sông. Tất cả được đặt ở những vị trí trang trọng nhất. Rủi thay, đứa con
ông dứt ruột đẻ ra. Khi CS vào, chính ông cõng nó, ông bồng nó trốn
chạy cộng sản ra hải ngoại. Niềm vui chưa kịp đến khi nó khôn lớn, là
một bác sĩ, kỹ sư, luật sư... lại đến câu chuyện ông mất con.
Chuyện kể, sau vài chuyến về Việt Nam với cô bạn gái là du học sinh.
Chẳng biết nghe ai xúi, Minh (lại cũng tên Minh!) một bác sĩ mới ra
trường, hùng dũng mang về tấm hình Hồ chí Minh và cái lá cờ của cộng sản
Phúc Kiến. Nó treo lên bức tường chính của phòng khách. Ông Vĩnh đi làm
về nhìn thấy. Máu uất bốc lên. Ông giật ngay cái lá Cờ Đỏ và tấm hình
có nắm lông mồm của HCM quẳng ra ngoài sân. Minh bất bình, lớn tiếng kết
tội ông bố độc tài, ích kỷ, thiếu ý thức chính trị, không tôn trọng tự
do của người khác. Cuộc khẩu chiến bùng lên. Ông Vinh săn tay áo lên
"Nói thế là mày phản bội lại những hy sinh của gia đình này, mày không
xứng đáng ở lại đây. Hãy thu đồ ra khỏi nhà ngay. Mày tưởng là bác sĩ,
là luật sư là lên bằng giời, là có ý thức chính trị hay sao? Đi, đi
ngay! Công lao tao đưa mày đi vượt biển, nuôi mày ăn học, kể bỏ. Đi, đi
ngay! Tao thà là không có mày, còn hơn bị nguyền rủa”! Mặc cho bà vợ
réo gào. Lệnh vẫn xé màng tang. Minh cũng “hách” không kém, cuốn cờ,
nhặt lấy tấm hình, xách va li, lái xe ra khỏi nhà. "Xem mi đi được
bao lâu, tốt nhất là về bên đó mà sống luôn với nó (cờ đỏ), đừng ở đây,
ăn cơm gạo ở xứ này làm tủi nhục cho bố mẹ mày, tủi nhục lây cho những
người đi tỵ nạn! Đi, Đi cho khuất mắt."!
Trong Đèn Cù của Trần Đĩnh cũng có câu chuyện tương tự: “tình cờ gặp
Minh Trường, phóng viên nhiếp ảnh Thông tấn xã năm 1971 đã cùng tôi vào
vùng rốn lụt của Hải Dương. Anh thuộc lớp người đầu tiên về Sài Gòn
chiến thắng. Nhưng anh đã nếm một chiến bại đớn đau. Hơn một năm sau kể
lại với tôi, giọng anh vẫn run run như nghẹn lại. Lẽ tất nhiên anh rất
vui khi lần đầu tiên trở lại đứng trước nhà mình bấm chuông. Thì mẹ anh
mở cửa. Thì mẹ liền chắp hai tay lạy: - Anh còn sống thì tôi mừng nhưng
anh về thì tất cả các đứa con bao lâu nay sống với tôi, chăm sóc phụng
dưỡng tôi đều đã bị các anh lôi đi tù hết mất rồi. Anh về thì nhà này
tan nát, thì tôi trơ trọi. Thôi, tôi xin anh, anh đi với đồng chí của
anh đi cho mẹ con tôi yên” (tr 486)
Hai câu chuyện về Màu Cờ, một xảy ra ở bên Mỹ, một bên ta cách nhau có
đến gần ba mươi năm, chẳng hẹn mà cùng gặp một kết quả. Trước mắt, nó
làm cho hai gia đình trong cuộc tan nát, ly tan. Thoáng nhìn, có người
cho rằng "xử sự” như thế là khắt khe, là không công bằng, là áp bức
không có tự do? Tôi cho luận điệu, phản bác này là ấu trĩ, như đứa trẻ
lên ba chưa biết mặc quần đã biết làm "cách mạng VC". Bởi lẽ, nếu lá Cờ
Vàng và tấm hình của TT Diệm xuất hiện ở trong một gia đình nào đó trong
vùng đất cộng sản chiếm đóng thì gia đình ấy sẽ ra sao? Liệu có phải
chỉ là cuộc “khẩu chiến” xuông trong nhà, hay sẽ là cảnh chủ nhân bị cán
cộng đến bịt mắt đưa đi vào lúc nửa đêm? Lúc ấy có là tự do, có là
thiếu hiểu biết chính trị hay không?
Như thế, ông Vĩnh và bà mẹ Việt Nam trong Đèn Cù có đủ lý do khi có
quyết định này. Họ là người tôn trọng lẽ phải. Có trách là trách con ông
như kẻ sa đà, lỡ nghiện thuốc phiện. Nó không chỉ phản bội lại chính
lòng hy sinh, mồ hôi, nước mắt và có thể cả máu của ông mà thôi, nhưng
còn là sự phản bội với đồng bào, những người chiến binh đã hy sinh xương
máu để bảo vệ Màu Cờ Tự Do, Độc lập của dân tộc nữa. Sự phản bội này
xem ra rất khó “hóa giải”. Theo đó, giải pháp tình thế này được coi là
khả dĩ hơn là chuyện “yên lặng”, để cho tình cha con mỗi ngày chồng chất
thêm đau thương, lẫn hận thù trong cuộc sống giả dối. Hơn thế, là cơ
hội để cho con ông tự biết trái, biết phải. Biết suy nghĩ và biết sống
cho nên người chân thật. Chuyện bà mẹ của Minh Tường cũng thế. Bà đã
không còn chọn lựa nào khác. Thà mất con (như đã từng mất khi nó thoát
ly ra đi) hơn là chấp nhận cho nó mang tội ác và gian trá về nhà! Cuộc
chiến trong nhà, nơi chỉ có tình cảm còn gay gắt thế. Nói chi đến cuộc
chiến ngoài xã hội, nơi tựa vào lý lẽ nhiều hơn. Nhưng từ đâu, cuộc bể
dâu đã đổ xuống thân phận Việt Nam?
I. Đôi dòng Lịch Sử
1. Cờ Vàng
Từ rất xa, khoảng năm 40 sau công nguyên, nước ta còn bị Tàu phương Bắc
đô hộ. Hai Bà Trưng, đã dùng Cờ Vàng để khởi nghĩa, đánh đuổi quân xâm
lăng. Bà lấy lại 65 thành trì để xưng vương. Từ đó sắc cờ Vàng luôn ẩn
hiện trong các triều đại kế tiếp. Đến triều Nguyễn, hai sọc đỏ được thêm
vào lá Cờ Vàng, và kích thước cũng khác đi, Đến năm 1945, một sọc đỏ
(đứt quãng) được thêm vào giữa hai sọc đỏ có từ trước. Rồi vào năm 1948,
cựu hoàng Bảo Đại đã cho nối liền sọc đỏ ở giữa lại. Từ đó trên toàn
cõi Việt Nam, từ Bắc chí Nam, chỉ có một màu Cờ Vàng tung bay theo nước
rộng sông dài, là nghi biểu thiêng liêng của đất nước. Màu Cờ Vàng là sự
kết hợp một truyền thống, một lịch sử, một văn hóa, biểu hiệu một ý chí
kiên cường bảo vệ cuộc sống cho chủng tộc trong Tự Do, Công Bình, Nhân
Bản và diễn đạt một ý chí Độc Lập của dân tộc. Đó là màu cờ của sự sống.
2. Cờ Đỏ
Vào khoảng năm 1940, Hồ Quang, (trích theo tài liệu trong quân ủy trung
ương Trung cộng và tài liệu chính quy của CSVN) là thiếu tá tại chức,
tùng sự trong bát lộ quân, ngành điện báo của Trung cộng dưới quyền chỉ
huy của tướng Chu Đức, đã được lệnh xâm nhập vào Việt Nam và sau đổi là
Hồ Chí Minh. Khi vào Việt Nam Y mang theo lá Cờ Đỏ có một sao vàng là cờ
khởi nghĩa của đảng cộng sản Phúc Kiến do Li ji Shen lãnh đạo. Sau khi
vào Việt Nam, theo Võ Nguyên Giáp, lá Cờ Đỏ ban đầu dùng làm cờ lệnh của
đảng. Sau biến cố cướp chính quyền của Việt Minh vào năm 1945, nó trở
thành Lá Cờ của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do Hồ Chí Minh lãnh đạo
để từ đây thi hành những chỉ thị từ Trung cộng. Sau ngày 30-4- 1975, nó
là biểu tượng của nhà nước CHXHCNVN trở thành bàn đạp cho bá quyền Trung
cộng tràn xuống phương Nam. Nó là Màu Cờ chuyên chở số phận con người
trở về, lệ thuộc và sống trong nô lệ. Chính nó, từ Liên Xô, Trung cộng
đã giết chết cuộc sống của nhiều dân tộc, trong đó có Việt Nam. Nó giết
chết hết tất cả mọi niềm tin, mọi hy vọng, mọi yêu thương, mọi nhân ái
trong lòng người Việt Nam. Nó giết chết cuộc sống yên bình của con
người. Nó đẩy dân tộc ta vào cảnh khố đáy điều linh.
Với một nguồn gốc, lịch sử và văn hóa khác biệt và xung khắc như thế,
chắc chắn không bao giờ có thể có sự dung hòa giữa hai Màu Cờ này. Trái
lại, sẽ là cuộc đồi đầu và loại trừ nhau một cách vĩnh viễn. Sự loại trừ
này giống như sự thiện, công lý không thể chấp nhận tội ác và gian trá.
Sự Thiện, Ác, Công Lý và gian trá là cuộc chiến không bao giờ chấm hết,
nhưng cuộc chiến giữa hai Màu Cờ sẽ chỉ là một giai đoạn và nó sẽ kết
thúc vói một mất một còn. Cờ Đỏ có thể đã thành công trong bốn mươi năm
qua, nhưng Cờ Vàng không bao giờ biến mất, khi cờ Vàng quay về, vĩnh
viễn cờ Đỏ sẽ bị chôn vùi, không còn một ai nhắc nhở đến nó, ngoài tội
ác và gian trá do nó gây ra. Và dĩ nhiên, trong cuộc tranh chấp cũng
không thể có sự xuất hiện của một biểu tượng thứ ba. Màu cờ nào sẽ còn,
cái nào sẽ bị tiêu diệt?
II. Màu cờ nào là biểu tượng, sống mãi trong lòng người?
Cờ Vàng, những tưởng là đã tan biến đi từ biến cố 30-4-1975, không còn
ai nhắc nhở đến nữa. Kết quả, lại vượt qua sức tưởng tượng của tất cả
mọi người. Cờ Vàng không những chỉ tung bay trên bầu trời thế giới, là
biểu tượng sống của Việt Nam Tự Do. Hơn thế, còn là niềm tin yêu, là hy
vọng, là sức sống tuyệt đối cho mọi ánh mắt của mọi người ở trong nước
cũng như trên thế giới cùng hướng về. Tại sao Cờ Vàng, sau bốn mươi năm
không còn hiện diện trên bầu trời Việt Nam, lại trở thành một niềm tin
tuyệt đối để mọi người cùng dõi mặt về? Người dân dõi mắt về đặt niềm
tin hay chỉ là hoài niệm? Tôi cho rằng, sẽ không có câu trả lời nào
chính xác hơn là: Chính Cờ Đỏ đã dạy cho người dân Việt Nam biết đặt
niềm tin và trông chờ vào sự trường tồn của Cờ Vàng. Chính Cờ Đỏ đã chỉ
ra rằng, chỉ có Cờ Vàng mới khả dĩ đáp ứng được yêu cầu khát vọng Tự Do,
Dân Chủ, Nhân Quyền, Công Lý và sự Độc Lập của Tổ Quốc cho người dân
Việt Nam. Nói cách khác, chính Cờ Đỏ đã lộ nguyên bản chất là một thứ dẻ
rách đầy bội phản do CS đi vay mượn để gây ra tội ác cho dân tộc. Nó
phải bị loại bỏ khỏi cuộc sống của người dân Việt Nam, dù hôm nay bó vẫn
phe phẩy ở đó. Bởi lẽ:
1. Với người sống tại miền Nam
Có thể nói một cách công bằng là, cuộc sống của người miền Nam, trước
30-4-1975, không phải là cuộc sống ở trên thiên đàng. Trái lại, ở đó là
chiến tranh tranh, ở đó có tang thương vì cuộc chiến. Ở đó có những sáo
trộn về chính trị qua những cuộc đảo chánh rồi chỉnh lý. Ở đó không ai
được hứa hẹn là hết chiến tranh sẽ dược xây dựng lại bằng mười năm xưa.
Nhưng trong cuộc sống với đầy những khó khăn ấy, người người đã tích cực
vun trồng hai chữ Việt Nam và đưa miền Nam vào cuộc sống rất đáng sống
và rất đáng hãnh diện trên trường quốc tế. Bởi lẽ, về kinh tế, miền Nam
trong chiến tranh, nhưng không nghèo khó. Người ở miền Nam chưa bao giờ
phải trắng mắt lo toan ngày mai ăn gì, mặc gì. Lúa gạo, thịt cá ê hề,
người dân muốn mua sắm thế nào tùy thích. Chưa có người dân nào phải đi
mua hay chầu chực mua lấy nửa ký gạo, nửa ký cá, tôm bao giờ. Ngoài
đường thì tràn ngập các loại xe máy, xe hơi. Về công nghệ thì đã sản
xuất được xe La Dalat. Thành phố Sài Gòn đã có những thay đổi đáng kể,
nó trở thành một thành phố đáng ngưỡng mộ từ các nước Đông Nam Á Châu.
Về văn hóa. Phải nói ngay rằng, nền văn hóa nhân bản dân
tộc đã được phát triển một cách toàn diện và rộng rãi tại miền Nam Việt
Nam. Ở đó tinh thần Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín Trung được đặt lên hàng đầu
trong giáo dục công dân. Tạo cho người dân có ý thức trưởng thành về
lòng yêu nước, về truyền thống độc lập và thấu hiểu lịch sử của dân tộc
một cách rõ ràng, chính xác. Bên cạnh đó là sự tôn trọng nền văn hóa
lành thánh của các tôn giáo đã tạo cho xã hội miền Nam một bộ mặt hài
hòa về nhân nghĩa và đạo đức. Nạn trộm cắp không thường thấy, những tệ
nạn xã hội không phải không có nhưng rất ít gặp. Riêng những tội đại
nghịch bất đạo như giết cha mẹ, vợ chồng giết nhau thì hàng năm trời
cũng không nghe đến một vài. Nói chi đến những trường hợp tình nhân, yêu
nhau bỏ nhau là có thể ra bản án tử cho đối tác. Phần đời sống chính
trị. Sự tự do, nhân phẩm, nhân quyền của người công dân được luật pháp
bảo vệ và tôn trọng. Một người công dân không thể bị coi là có tội cho
đến khi bị tòa tuyên án. Không ai có thể bị bạo hành từ các cơ quan
trách nhiệm. Ở đó là một xã hội nhân bản, nếu không có tiếng súng đùng
chát phá làng phá xóm của Cờ Đỏ trong đêm khuya thì quả là một cuộc sống
đầy hoan lạc.
Tuy nhiên, sau ngày 30-04-1975 Cờ Đỏ được kéo lên cao như một dấu chỉ
khác. Niềm vui chưa kịp đến vì im tiếng súng. Toàn cảnh miền Nam đã rơi
vào trong hỗn loạn, hoang mang và thực sự là đối diện với lo âu và nỗi
chết. Trước tiên, hàng trăm ngàn người thuộc mọi giai tầng trí thức ở
miền Nam trong hàng ngũ quân, cán, chính đều bi đẩy vào các trại tù.
Trong lúc hàng trăm ngàn người bị đẩy vào các trại tù khổ sai, biệt tin,
tạo nên những bản tin đồn làm náo động lòng người thì ngày 12-6-1975,
báo Sài Gòn Giải Phóng có bài xã luận với những lời lẽ phải được coi là
loại cực kỳ vô văn hóa, nếu như không muốn nói là vô giáo dục, khi nó mô
tả về những người lính miền Nam bị lùa vào tù như sau: “Đế quốc Mỹ
và tay sai đã biến chúng từ con người thành ra dã thú. Cách mạng phải
cải tạo chúng từ thú trở lại thành người. Phải giam chúng lại để chúng
không làm hại nhân dân được nữa. Đồng thời phải cải tạo chúng để chúng
cải tà quy chính”. Phần Nguyễn Hộ thì huỵch toẹt ra cái chủ trương man rợ của những kẻ còn ăn lông ở lỗ của CS khi vào Nam là “Đối
với bọn Ngụy quân, Ngụy quyền, nhà của chúng: ta ở; vợ của chúng: ta
xài; con của chúng: ta bắt làm nô lệ; còn bọn chúng nó: ta giam cho đến
chết!” Quả là kinh hãi thay!
Kế đến là những cuộc đổi tiền. Cuộc đổi tiền mà cán cộng rêu rao là: “Miền
Nam đã có một nền tiền tệ mới, khai sinh từ sự độc lập toàn vẹn của xứ
sở. Nó đã kết thúc 30 năm sống dơ và chết nhục của đồng bạc Sài Gòn."
Thật gớm giếc thay những cái mồm loa gian trá, điên đảo của những nhà
cách mạng chưa biết mặc quần! “tiền của nước độc lập” ư? Độc lập mà phải
sống dựa hơi vào đồng tiền "Mỹ Ngụy" năm xưa để cầu sống qua ngày à?
Hãy nhìn lại từng đoàn xe nối đuôi nhau như bất tận, chuyên chở của cải
mà cán cộng vơ vét từ miền Nam đưa ra Bắc sau ngày 30-4-1975 thì có câu
trả lời. Đến nay, thử hỏi hàng năm không có hàng tỷ, tỷ đô la của người
Việt gởi về giúp thân nhân thì cán cộng sống ra sao rồi? Cái đồng tiền
mang hình Hồ chí Phèo ( $20,000 bằng $1 đollar) có chút giá trị nào khi
trao đổi trên trường quốc tế chăng? Thật là xấu hổ cho cái đồng tiền
“độc lập” của Việt cộng. Sau lần bị cướp cạn này, người dân đổ tràn ra
biển với lời nguyền: Thà chết trên biển khơi còn hơn là phải ở lại sống
với cái Cờ Đỏ! Nhà văn Duyên Anh, đã viết: "Cái cột đèn nếu biết đi nó cũng không dám ở lại với Hồ Chí Minh!”.
Nhưng bấy nhiêu mới chỉ là khởi đầu. Nay thì toàn thể xã hội đã biết
đến “đạo đức của cộng sản” là gì khi phó chủ tịch quốc hội của nhà nước
Việt cộng đã lên tiếng cách đây gần 10 năm (2006) là: "người ta phải nói dối nhau mà sống vì đó là đạo đức của cách mạng (Việt cộng)” - Trần Quốc Thuận.
Về giáo dục và văn hóa. Quả thật là người ta không thể
phân định được là nên giáo dục văn hóa của nhà nước CS định vị trên căn
bản nào. Chỉ thấy từ tối tới sáng nhà nước ra rả bài loa “học tập theo gương vĩ đại của Hồ Chí Minh”,
nhưng họ lại cũng không chỉ dẫn ra những cái vĩ đại của HCM là những
cái nào. Thí dụ như gương giết vợ từ con, hay là việc lệnh cho Trường
Chinh viết lời kêu gọi đồng bào Việt Nam bỏ chữ Quốc Ngữ học chữ Tàu để
được nhận làm chư hầu cho Trung cộng, hay học tập theo gương HCM hoan hô
PVĐ ký công hàm công nhận Trường Sa Hoang Sa là máu thịt của Việt Nam
thuộc chủ quyền của Trung cộng. Kết quả của cái nền giáo dục vô văn hóa,
vô tổ quốc, vô gia đình, vô tôn giáo ấy là:
Thứ nhất. Người em cô cậu của ba tôi vào miền Nam thăm anh vào tháng
8-1975, khi thấy anh em chúng tôi để giày dép và quần áo phơi ngập trên
sân thì cô tự động đi ra và gom nhặt từng cái một đem vào để trong nhà.
Thấy lạ các em tôi hỏi. Cô bảo: "Liệu đấy, không còn lấy một cái mà mặc, mà xỏ chân!”.
Nghe thế, anh em tôi nhìn nhau cười. Nay thì trộm cướp ở miền Nam đã
sánh ngang bằng với miền Bắc vào năm 1975 rồi! Ở đâu cũng thấy thành
phần này. Từ phố xá cho đến các công sở cơ quan, từ trung ương cho đến
địa phương, không một nơi nào mà không dầy đặc sâu dân mọt nước. Kế đến,
những tội đại nghịch theo gương HCM "căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố
mẹ" thì xã hội ngày nay đã đến mức khủng hoảng vì những loại tội đại ác,
con cái giết cha mẹ, cháu giết ông bà. Vợ chồng giết nhau vì cơn ghen.
Nhân tình giết nhau vì cái xe, cái điện thoại của đối tác. Hoặc giả, khi
chấm dứt quan hệ cho một cuộc tình, đối tác cũng có thể mất mạng! Và
kinh hoàng hơn nữa là nạn phá thai ở lớp tuổi thanh thiếu niên đã làm
chóng mặt mọi gia đình. Quả thật, nhờ “đạo đức” HCM, nhờ cái Cờ Đỏ mà
trong suốt tiến trình lịch sử gần 5000 năm của đất nước, chưa có thời
nào mà những loại tội đại ác lại hoành hành và đe dọa xã hội như thời
CS. Phục chưa nào?
Kế đến là phần đất đai của tổ quốc thì nào có phải chỉ Hoàng Sa, Trường
Sa ở biển đông mất vào tay Tàu Cộng. Ngay đến đất liền, Nam Quan, Bản
Dốc, Lão Sơn, Tục Lãm… nay đã mang tên xứ người. Lại còn Tân Rai, Nông
Cơ và biết bao nhiêu là đất đai, cửa biển trong nội địa của Việt Nam đã
nằm trong vòng tay kiểm soát của Tàu? Về đời sống chính trị. Người dân
miền Nam Việt Nam ngày nay còn lại đôi tay trắng. Tự Do, Nhân Quyền,
Công Lý mất sạch sẽ, chỉ còn lại là những hàng chữ vô cảm để nhìn cho
đẹp mắt. Đến chữ Độc Lập mới là một nỗi nhục khác. Người dân muốn bảo vệ
chủ quyền của đất nước trên Hoàng Sa Trường Sa là vào nhà tù. Thử hỏi
xem, liệu còn một nỗi tủi nhục nào lớn hơn khi phải cầm tấm hộ chiếu của
CHXHCN Việt Nam do Việt cộng cấp phát, còn nỗi nhục nào lớn hơn cho
người dân Việt phải đứng dưới lá Cờ Đỏ của CS Phúc Kiến và bảo đó là của
mình? Tôi cho rằng, không còn nỗi nhục nào to lớn như thế nữa. Từ đó,
chả cần phải nhắc nhở, lá Cờ Vàng tuyệt đối chiếm trọn tim lòng người
Việt Nam. Họ mong chờ từng giây, tùng phút cho ngày Cờ Vàng về trên quê
hương Việt Nam. Dẫu cuộc chờ đợi ấy là trăm năm!
2. Với những người sống trên đất Bắc
Nếu người ở miền Nam có được một chút kinh nghiệm về CS như hôm nay, thì
cái kinh nghiệm của họ về cộng sản so với người miền Bắc chỉ là con số
không, hoặc là con đom đóm lập loè trước ngọn đèn sáng, không đáng để
nói đến. Bởi vì, niềm đau của họ không phải chỉ là tiếc nuối vì chậm
chân trong cuộc di cư 1954, nhưng là sự kiện, tất cả mọi người ở ngoài
Bắc đều đã bị dồn vào cõi chết và bị xô đẩy vào cuộc sống đầy gian trá.
Thật vậy, vào mùa đấu tố 1953-56, không một người nào trên đất Bắc không
sờ thấy cái chết ngay bên mình. Tất cả đều thoi thóp sống trong lo sợ
và chờ cái chết gọi tên. Trong cảnh khốn cùng đó, đã có gần 200 ngàn
người Việt Nam tại miền Bắc bị HCM gọi tên. Sau những cái chết vì bạo
hành và hàng trăm ngàn gia đình bị ly tán là toàn thể nhân dân miền Bắc
chỉ còn lại đôi mắt trắng. Tất cả mọi thứ tài sản, từ ruộng vườn đất đai
đến cơ sở làm ăn đểu thuộc về tay nhà nước quản lý. “Nỗi đau về vật chất ấy, thật chẳng thấm gì”,
cô tôi bảo thế. Bởi vì, người ta đã phải đánh đổi phần luân thường đạo
lý xã hội, phần lễ nghĩa nhân phẩm của con người bằng những gian trá, vu
khống giết người theo bài học "địa chủ ác ghê" của HCM để tìm sống cho
cá nhân mình. Người người, không phân biệt già trẻ, gái trai, đều phải
học tập lấy phương cách nói dối nhau, lừa nhau mà sống. Ở đó, Công Lý
của chế độ được thực thi bằng lệnh của cái búa, cái liềm trong tay những
nhà cách mạng chưa biết mặc quần. Ở đó, Cờ Đỏ đã dạy cho người dân bài
học căm thù giữa con người với con người. Ở đó, Cờ Đỏ dạy cho người dân
bội tín bội nghĩa, bằng sự rình rập báo cáo lẫn nhau. Ở đó, CS đã dạy
cho những đứa con “căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ” vì bác đảng. Đến nỗi người cha phải trả lời đứa con do mình đẻ ra: “ông
có biết tôi là ai không? người cha ngậm ngùi trước nhìn đứa con dứt
ruột do mình đẻ ra và nói”: “Thưa bà, con là người đẻ ra bà ạ!” (chứng từ của một Giám Mục, trang 383). Hỡi ôi, xã hội Cờ Đỏ!
Kết quả của những bài học này dần dần là sự kiện tái quy. Người dân đâm
ra căm thù cộng sản, thù ghét Tầu khựa. Nhiều người dù chưa một lần nhìn
thấy là cờ và cuộc sống của người miền Nam ra sao, chỉ nghe đồn về nó,
nhưng đã hằng đêm khấn nguyện, ước mong một ngày được nhìn thấy đoàn
quân cứu nước ở miền Nam ra giải phóng cho đồng bào. Khi ấy, chắc hẳn là
búa trả búa, liềm trả liềm cho cán bộ đảng viên nhà nước? Lại cũng có
người trong cơn đau cùng quẫn, đứng giữa đường, trước cổng quan cán mà
gào trời, van đất xập xuống để cùng chết chung với cái Cờ Đỏ hơn là phải
sống trong những ngày tăm tối với nó. Những ước mơ này đến nay vẫn chưa
hề thay đổi, dẫu chính phủ ở miền Nam không còn! Điều đó cho thấy,
chính Cờ Đỏ dạy cho dân chúng mơ ước được nhìn thấy và sống với niềm tin
của Cờ Vàng là cờ mang biểu tượng của Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền và Công
Lý, là niềm tin, là sự sống của đất nước.
3. Với những người lớn lên sau mùa đấu tố hay sau ngày 30-4-1975
Một điều không may mắn cho những thế hệ này là đã không được hưởng lấy
một giờ, một phút trong cuộc sống của Tự Do Nhân Bản. Một điều tang
thương hơn thế là họ đã lớn lên trong cuộc sống mà chế độ đang ra sức
tận diệt niềm tin của con người với con người, của con người với tôn
giáo. Và trong tận cùng của sự tệ hại là những thế hệ này đã không được
hưởng lấy đôi phần nền giáo dục nhân bản và văn hóa của dân tộc. Thay
vào đó là họ phải dùi mài một thứ văn hóa nô lệ, bá đạo, phỉ báng công
sức tiền nhân, của tôn giáo và ca tụng kẻ thù của dân tộc. Và có thể, họ
đang bị nhồi nhét một thứ văn hóa man rợ là nhận giặc là cha (Hồ chí
Minh không chắc là người Việt Nam, nhưng là một Cù thị trong kế hoạch
Hán hóa của TC?) Với lối giáo dục này, Cs đã làm băng hoại lòng yêu nước
của nhân dân Việt Nam và tệ hơn, nhằm đưa Việt Nam vào vòng nô lệ cho
Trung cộng.
Đó là sự thiệt thòi lớn lao cho họ. Tuy nhiên, trí năng của con người
không phải như trí năng của loài khỉ đột, bị đóng khung trong những giáo
điều gian trá. Trái lại, với những phương tiện truyền tải từ thông tin,
dù là thông tin của công sản, đến những câu chuyện trong cuộc sống hằng
ngày đã đưa lớp trẻ Việt Nam vào một suy tư, vào một cái nhìn khác với
những điều mà cộng sản muốn. Nghĩa là, lớp người trẻ này đã nhận ra được
sự thật. Họ đã bị lừa dối, dân tộc này đã bị cộng sản phản bội. Từ đó,
họ tìm ra sự thật.
a. Về con người
CS không ngừng truyền dạy lớp trẻ về Hồ Chí Minh là “ bác” không có vợ, suốt đời hy sinh vì dân vì nước”.
Với họ, đây có thể coi là một chuyện cười thô bỉ nhất thế giới mà CS VN
tiếp tục truyền vào học đường hay trong phong cách giáo dục cho học
viên CS. Gọi nó là chuyện cười thô bỉ, bởi vì Hồ Chí Minh, không những
chỉ có một, nhưng là có nhiều đời vợ, với đầy đủ giấy tờ cá nhân đã được
phơi bày. Tại sao lại phải dối trá như thế? Câu hỏi ngắn, chuyện chở
một ý nghĩa dài. Riêng trường hợp của Nông Thị Xuân, thì không có giấy
tờ chứng nhận Xuân là vợ của Hồ Chí Minh. Nhưng trong trường hợp này thì
Hồ Chí Minh (Hồ Quang) lại phạm vào tội đại ác. Đã hiếp Nông Thị Xuân
ngay từ khi em 16 tuổi, đến khi em sinh con thì từ con và giết Nông Thị
Xuân, quẳng xác ra ngoài đường giả làm tai nạn lưu thông để bảo vệ tên
tuổi cho Y. Sự kiện tội ác, không phải là việc Y ăn ở với người khác
phái, dù không cưới hỏi. Hoặc làm “vua” thì có năm thê bảy thiếp nhỏ
tuổi. Nhưng sự ác là việc giết người cách man rợ và quăng xác ra ngoài
đường để tạo hiện trường giả là một tai nạn lưu thông để bảo vệ cho cái
sự kiện gian trá là “bác không có vợ” của HCM. Quả là một chuyện man rợ
cổ kim chưa từng có.
b. Về bài học phản luân lý: "phải căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ".
(Đèn Cù tr 74), được coi là kim chỉ nam trong đào tạo các đoàn đảng
viên CS, lớp trẻ ngày nay cho rằng: Bài học này, người trước nhất phải
áp dụng là Vũ Trung còn gọi là Nguyễn Tất Trung, con đẻ của Hồ Chí Minh
và Nông Thị Xuân. Trung phải ngậm đắng một đời thù hận Hồ Chí Minh vì
cái chết của người mẹ là Nông Thị Xuân, và không thể thanh minh cho mẹ
dù là một câu? Và bản thân Hồ Chí Minh thì trong suốt một đời cũng đã
thực hiện bài kiểm thảo này một cách trọn vẹn. Y không hề đốt cho cha mẹ
một nén nhang! Lời thề “căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ” của
HCM đúng vào cả hai trường hợp, dù cha mẹ Y là người ở làng Kim Liên
hay là ở bên Tàu! Thử hỏi, với cái thứ “đạo đức” phản luân lý này được
cộng sản đem vào học đường, tuổi trẻ và xã hội Việt Nam đi về đâu? May
là lớp trẻ ở đây đã được di truyền nền tảng đời sống luân lý từ gia
đình, từ tôn giáo, theo đó, hầu như chỉ có một số rất ít, khoảng 5% dân
số học theo thứ luân lý không có quần này mà thôi.
c. Về việc gọi là cứu nước: Nay thì mọi chuyện dối trá của CS đã
bị những thế hệ trẻ này phơi bày ra trước bàn dân thiên hạ. Theo họ, tập
đoàn CS Minh, Đồng, Chinh, Duẩn, Giáp… luôn cho mình là những kẻ “đánh
Mỹ” cứu nước, thật ra, đây chỉ là một tập đoàn đánh thuê, nhân danh
Trung cộng giết người Việt Nam cho Trung cộng mở rộng bờ cõi về phương
Nam mà thôi. Bằng chứng là, bản thân Hồ Chí Minh là thiếu tá Hồ Quang,
(người Tàu?) đảng viên đảng cộng sản Trung cộng, tùng sự tại bát lộ quân
của Chu Đức trước khi xâm nhập vào đảng CSVN. Kế đến Trường Chinh thì
kêu gọi người Việt Nam học tiếng Tàu, dùng thuốc tàu để được làm chư hầu
cho Trung Cộng. Phần Lê Duẩn thì hãnh diện tuyên bố để lập công trước
mặt Mao là: “Cuộc chiến này là ta đánh cho Trung Cộng và Liên Xô”. Và “tất cả mọi việc của chúng tôi làm là tùy thuộc vào Mao chủ tịch”, Phần PVĐ thì đã sớm ký giao Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam cho Trung Cộng từ 1958. Đến Tố Hữu thì nổi danh với bài thơ “bên đây biên giới là Tàu (nhà), bên kia biên giới cũng là Trung Hoa (quê hương)!”
nên Biển Đông, Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn, Tục Lãm chỉ còn là bóng mờ
nhớ thương trong lòng người Việt, phần thực tế là quê hương của Tàu cộng
theo đúng chủ trương của HCM.!
Với những bài học từ Cờ Đỏ như thế, dù chưa nói ra, ai cũng biết Cờ Đỏ
không có đất sống trong lòng những thế hệ trẻ hôm nay. Nó chết vì sự vay
mượn từ bên Tàu. Nó chết vì đã gây ra quá nhiều tội ác. Và nó chết vì
sự gian trá, và bội phản của nó. Theo đó, việc giải thế nó, xé bỏ nó chỉ
còn là thời gian. Bởi vì, tuổi trẻ Việt Nam hôm nay đã lên đường để tìm
đến khát vọng của dân tộc. Ngày nay, không một người Việt Nam nào không
khao khát đời sống Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, Công Lý và sự Độc Lập
của tổ quốc. Sự khát vọng này đã xướng khởi, đã là những nguyên do bùng
phát những cuộc tránh đấu tại Việt Nam. Những cuộc tranh đấu tuy còn
giới hạn trong phạm vi nhỏ, hay nhiều khi mang tình cá nhân, nhưng nó đã
có sẵn và đầy đủ những tố chất cần thiết cho một bước đi toàn diện và
quyết liệt. Một bước đi quyết liệt sẽ làm thay đổi toàn cảnh Việt Nam
trong tương lai. Thử hỏi, khi người Việt Nam cùng đứng lên xé bỏ Cờ Đỏ,
màu cờ nào sẽ là Linh Hồn cho một ước nguyện của dân tộc?
Tôi cho rằng đó là Màu Cờ của Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, Công Lý và Độc
Lập Dân Tộc. Đó là Lá Cờ đánh đuổi ngoại xâm đã có từ thời Hai bà
Trưng. Đất nước này, dân tộc này còn tồn tại là do màu cờ Chính Nghĩa
này đã khởi xướng và lưu truyền lại cho con cháu qua nhiều triều đại. Đó
là Lá Cờ truyền thống của dân tộc mà người Miền Nam đã kéo lên lễ đài
“dinh Toàn Quyền” để chấm dứt cuộc đô hộ của thực dân Pháp. Đó là Màu Cờ
mà chính phủ miền Nam đã kéo lên để mở đường cho hơn một triệu người
miền Bắc trốn chạy cộng sản, di cư vào Nam, xây dựng đời sống vào năm
1954. Đó là Màu Cờ đã phủ lên mình Ngụy văn Thà và đồng bạn của anh,
những người chiến binh đã hy sinh vì tổ quốc trong cuộc chiến Hoàng Sa
đánh đuổi quân xâm lăng Trung cộng. Đó là Màu Cờ Vàng mà ngày nay vẫn
ngạo nghễ tung bay, khoe sắc trên bầu trời thế giới. Đó là Màu Cờ ở
trong tim lòng ngươi dân Việt Nam.
III. Ai và những ai chiến đấu cho Cờ Đỏ, Cờ Vàng? (P.2)
1.2.15
0 comments:
Post a Comment