Wednesday, August 1, 2012
BẰNG CHỨNG CỘNG SẢN ”VÔ GIA ĐÌNH”
Đảng cộng sản ”đa vô”, để lộ rõ nét cái mặt ”tam vô”.
- Thứ nhất là ”vô Tổ Quốc” bởi vì Hồ, Đồng và bọn ”bộ chính trị” đã dâng Nước Việt cho thằng tàu, để cho giặc tàu vào Việt Nam cả triệu tên trá hình là công nhân, thương nhân…, không cho đồng bào biểu tình đòi lại Trường Sa và Hoàng Sa. Vừa rồi, chúng còn tổ chức lễ vinh danh quân đội trung quốc.
- Thứ hai là ”vô tôn giáo” vì chủ nghĩa mác-lê coi tôn giáo là thuốc phiện, khiến đảng phải tìm cách tiêu diệt khéo Tôn Giáo như bấy lâu nay.
- Thứ ba là ”vô gia đình”. Cứ xem năm điều cáo già Hồ ”dạy” học sinh thì thấy lão ta không nói đến Cha Mẹ, Gia Đình. Rõ hơn nữa là lão xấu hổ vì người cha của lão nhúng tay vào việc giết người nên bị mất chức quan, còn bị đánh cho trăm ”trượng”. Chính vì thế, lão mới chui vào thùng trên tàu Pháp để đi sang đó làm bồi, kiếm sống. Thất bại trong việc xin chính phủ Pháp cho cha mình trở lại làm quan, cáo Hồ ghét luôn Đấng Sinh Thành, bèn bỏ quý danh TẤT THÀNH để chứng tỏ rằng vì cha mình mà Hồ thất bại.
Cái đảng cs Việt Gian coi trọng tiền bạc, danh vọng hơn Cha Mẹ. Bằng chứng là Nguyễn Xuân Khu đã bỏ tên do Cha Mẹ đặt để rồi hắn chọn cái tên nghe mùi máu là Trường Chinh. Trong lần đấu tố (Cải Cách Ruộng Đất), hắn bắt Thân Sinh quỳ gối và gọi Thân Sinh là ”chúng mày”….
Vô gia đình cho nên đảng cũng ra lệnh phá Tượng Mẹ Maria thì huống chi là người Mẹ khác, trong đó có Thân Mẫu của người hùng Tạ Phong Tần.
Kính mời quý Vị đọc thêm hai bài dưới đây để thấy ”bản chất vô gia đình” nơi cái quái đảng lưu manh.
Người giới thiệu: Trần Gia Thất
Bài 1:
Công an CSVN quấy nhiễu đám tang thân mẫu blogger Tạ Phong Tần
VRNs (01.08.2012) – Bạc Liêu – Cái chết của bà Đặng Thị Kim Liêng cho đến nay vẫn còn nhiều khuất tất. Những hành động của an ninh từ lúc bà qua đời đến nay càng làm cho mọi người đặt nhiều nghi vấn: nếu thực sự bà Liêng tự thiêu thì tại sao công an làm mọi cách để đưa xác bà vào nhà xác bệnh viện tỉnh Bạc Liêu, bất chấp ý muốn của các con bà là Tạ Hòa Phú và Tạ Khởi Phụng? Tại sao công an bu kín từ đầu hẻm đến nhà bà Liêng? Tại sao công an theo dõi tất cả những người thân quen với gia đình bà đến phúng viếng bà? Tại sao công an tìm cách hai lần ngăn chặn đoàn cựu tù nhân chính trị tại Tiền Giang và Vĩnh Long, trong đó có Bùi Hằng, Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển,… khi họ xuống viếng xác bà?
Chiều hôm qua, khi đoàn đầu tiên do linh mục Đinh Hữu Thoại, DCCT đi dự nghi thức tẩn liệm bà Liêng trở về tới Sài Gòn thì khoảng 4 an ninh chìm chực sẵn ở cổng Nhà thờ Kỳ Đồng theo dõi xem trong đoàn có những ai. Chờ mãi không thấy ai trở ra phía cổng chính nhà thờ công an đã gọi báo cho nhóm công an đang chực ở đám tang rằng chị Dương Thị Tân (vợ cũ blogger Điếu Cày) chưa thấy về Sài Gòn. Nhóm công an này đã vào nhà tang lục lọi và hỏi xem chị Tân có ở đó không. Trên đường về, đoạn qua huyện Châu Thành, Tiền Giang (trước khi vào đường cao tốc Trung Lương) phía đường ngược lại bị kẹt xe có đến vài cây số khiến cho nhiều xe không kiên nhẫn phải quay đầu tìm hướng khác mà đi. Liệu có phải tình trạng tắc đường này do công an gây ra khi chặn xe của phái đoàn Vũng Tàu hay không?
Tại Sài Gòn, công an đã vào hẳn trong khuôn viên nhà thờ Kỳ Đồng để theo dõi. Đây là hành vi xâm phạm cơ sở tôn giáo một cách trắng trợn mà trên thế giới không có nơi nào dám làm. Khi thấy bị phát hiện, anh công an này đã đi ra phía sau nhà thờ, nơi có nhà chầu Thánh Thể và đừng ở đó… làm dáng.
Chúng tôi đã xác minh lại thông tin cho rằng nhà cầm quyền đến chi trả mọi chi phí tang lễ như quan tài, huyệt mộ và còn cả 1 bao gạo mang đến tận nhà thì biết rằng thực tế không phải như vậy. Nhà cầm quyền đã đến chùa xin đất còn gia đình phải bỏ tiền ra làm mộ. Gia đình bà Liêng cho biết sẽ không nhận bất cứ sự giúp đỡ nào của nhà cầm quyền và sẽ mang số gạo kia phân phát cho người nghèo.
Công an đến gia đình yêu cầu không ai được trả lời phỏng vấn báo đài, vì đó là “bọn phản động”! Các em chị Tạ Phong Tần, nhất là anh Tạ Hòa Phú rất tức giận và phản đối yêu cầu phi lý này. Anh sẽ yêu cầu công an cung cấp văn bản việc cấm cản này. Nếu không có văn bản tức là công an đang vi phạm pháp luật khi quấy nhiễu nhà tang.
Hiện nay đã có rất nhiều cuộc điện thoại gọi đến phân ưu với gia đình bà Liêng. Rất nhiều người bạn của gia đình, cách riêng của chị Tần đã và đang đến chia sẻ biến cố đau thương này với gia đình chị tại tư gia 39/8 đường hậu Hòa Bình, khóm 6, phường 1, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
PV. VRNs
Bài 2:
Ai có thẩm quyền giải quyết cho chị Tạ Phong Tần về nhà chịu tang Mẹ?
VRNs (01.08.2012) – Sài Gòn – Theo bản tin hôm qua “Liệu chị Tạ Phong Tần có được về đưa tang Mẹ?“, Luật sư của chị Tạ Phong Tần cho biết đã nộp đơn yêu cầu Toà án ra lệnh cho trại giam đưa chị Tạ Phong Tần về nhà chịu tang Mẹ. Những qui định của pháp luật Việt Nam hiện hành nói gì về việc này? Một Luật sư ở Sài Gòn cho biết như bài viết sau đây:
Hiện tại, pháp luật không qui định trường hợp người đang bị tạm giữ, tạm giam được về gia đình – trong thời gian ngắn hạn – để chịu tang người thân. Qui chế về tạm giữ, tạm giam (năm 1998) có qui định “cho người bị tạm giữ, tạm giam gặp thân nhân, Luật sư hoặc người bào chữa khác”, nhưng là gặp “trong khu quản lý của Nhà tạm giữ, Trại tạm giam” hoặc “tại buồng làm việc của Nhà tạm giữ, Trại tạm giam”. Và thời gian gặp không quá một giờ mỗi lần gặp, có cán bộ, chiến sỹ giám sát… Đến năm 2002, Qui chế được sửa đổi qui định “cho gặp thân nhân, Luật sư hoặc người bào chữa khác” là trường hợp trích xuất… tiến hành các hoạt động ở bên ngoài khu vực Trại tạm giam, Nhà tạm giữ. Nhưng lại không sửa đổi hay qui định gì khác về “bên ngoài khu vực Trại tạm giam, Nhà tạm giữ” là ở đâu?
Như vậy, trong trường hợp chị Tạ Phong Tần – đang bị tạm giam và đã có quyết định đưa ra xét xử – ai có thẩm quyền giải quyết cho chị về gia đình chịu tang Mẹ?
Theo qui định Bộ luật Tố tụng Hình sự, chị Tạ Phong Tần có thể được áp dụng biện pháp ngăn chặn “Bảo Lĩnh” để thay thế biện pháp tạm giam và Thẩm phán được phân công Chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định về việc bảo lĩnh.
Cũng trong trường hợp chị Tạ Phong Tần – ít nhất phải có hai cá nhân đứng ra nhận bảo lĩnh cho chị. Hai cá nhân này phải là người thân thích với chị Tần, có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân phải làm giấy cam đoan không để bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị cáo theo giấy triệu tập của Tòa án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.
Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú.
Cá nhân nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Theo chúng tôi, cũng như trường hợp của Anh Paulus Lê Sơn, việc chị Tạ Phong Tần được áp dụng biện pháp bảo lĩnh thay tạm giam, trong trường hợp cụ thể này, là cực thấp. Tuy vậy, vẫn cần có hai cá nhân đứng ra làm thủ tục nhận bảo lĩnh cho chị để đo lường mức độ áp dụng và tuân thủ pháp luật – ngay trước phiên xử – của Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa.
Luật sư Sài Gòn
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment