Friday, August 31, 2012

BLG Đại Dương:CON DÊ TẾ THẦN NGUYỄN ĐỨC KIÊN -BIỂN ĐÔNG NAM Á TIẾP TỤC CĂNG THẲNG

Tài phiệt tư nhân Nguyễn Đức Kiên có tên trong danh sách 100 người giàu nhất tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã bị tạm giam hôm 20 tháng 8 và 4 ngày sau Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Lý Xuân Hải cũng bị tạm giam để điều tra. Dư luận trong nước và quốc tế xôn xao về cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Việt Nam. BLG Đại-Dương nguyên nhân và ảnh hưởng của vụ này.

Hành vi ngang ngược của Trung Cộng tại Biển Nam Trung Hoa, tức Biển Đông Nam Á đang bị dư luận thế giới chỉ trích, nhưng, Bắc Kinh vẫn tiếp tục chính sách “hoà hoãn với Mỹ, vơ vét tài nguyên, đe doạ quân sự, chia rẽ ASEAN”. BLG Đại-Dương phân tích các sự kiện mới nhất liên quan đến Biển Đông Nam Á.

BẮT ONG BẦU BÁN CHO TÀU CỘNG, THÊM MỘT TỘI ÁC CỦA HÁN TẶC ĐỐI VỚI THẦN DÂN ĐẠI VIỆT

alt 
Kính thưa quý vị,
Ngày 28-8-2012 các báo chí trong nước đồng loạt đưa tin rằng  khoảng nửa tháng nay, người dân xóm 10 (Phường Đại Nài, Thành Phố Hà Tĩnh) rộ lên phong trào săn ong bầu bán cho đầu nậu xuất sang Trung Quốc. Thực ra thì từ nhiều năm trước, báo chí đã đưa tin dân một số địa phương bắt ong bầu để bán. Nhưng có lẽ chưa bao giờ sự tàn sát quy mô lớn như lần này. Người thu mua không phải là những ông lang ta mua để làm thuốc, mà là các thương lái Trung Quốc. Họ làm gì thì không ai biết. Nhưng chắc chắn là có hại cho ta vô cùng.
Con ong bầu (có nơi gọi là ong mật), một loài ong to, màu xanh đen, bụng bầu. Ong bầu sống đơn lẻ hoặc thành đàn nhỏ, chỉ vài con. Tổ của nó là các ống tre ở đầu các đòn tay của những căn nhà lá thời trước, thậm chí là trong cán cuốc, cán sòng lâu ngày không dùng. Chẻ một đoạn tre khô dỡ ở giàn mướp đã tàn, đôi khi thấy cả bốn, năm con ong bầu. Vì đây là nơi chúng thích làm tổ, vừa tiện lấy mật hoa lại vừa an toàn: có cả một hệ thống tổ thông với nhau và giàn thường ở trên cao, trẻ con khó bắt. Thuở nhỏ, chúng tôi có trò ăn mật ong bầu: thấy con ong bầu vù vù bay chậm chạp như máy bay trực thăng rồi đậu xuống quả mua chín nở đen mọng thì lấy cành cây đập. Mật hoa quả dính ở chân, ở bụng con ong làm cho cả con ong có vị ngọt lợ. Hồi khoảng 1978, đọc một tạp chí Đông y, thấy có vị lương y giới thiệu bài thuốc chữa hóc (miền Nam gọi là “mắc xương”) rất đơn giản là ngậm con ong bầu (sau khi rút nọc), từ đấy, lỡ có bị hóc, tôi dùng hoặc giới thiệu cho người khác dùng đều thấy khỏi. Theo một số lương y, ong bầu còn chữa bệnh động kinh, phong ngứa, nhức mỏi, đau khớp,… Nhưng hãy khoan nói tác dụng chữa bệnh. Chỉ riêng việc thụ phấn cho hoa và làm đẹp phong cảnh làng quê của loài ong này đã vô cùng quý giá. Loài ong này rất thích các thứ hoa dại như hoa sim, hoa mua và đặc biệt là hoa mướp, bầu, bí. Không có chúng có lẽ các loài trên sẽ rất ít quả hoặc không có quả. Vì loài ong mật được nuôi hiện nay chỉ tìm mật vào mùa xuân với những cây cao có nhiều hoa như nhãn, vải, xoài, bạch đàn, trong khi đó, mướp rộ hoa vào mùa thu. Bí ngô ra hoa vào mùa xuân nhưng là loài dây bò trên mặt đất, loài ong mật nuôi nhà nói trên hình như không để ý, có lẽ do không có tập quán lấy mật các loài cây thấp hay là chúng không ưa màu vàng? Trong khi ấy các loài hoa mướp, bí, bầu lại đặc biệt hấp dẫn với ong bầu. Còn gì đẹp hơn phía trên mặt nước ao thu xanh biếc có một một giàn mướp hoa vàng rực trên nền lá xanh với đôi ba con ong bầu xanh biếc bay rù rì, rù rì và thỉnh thoảng nghe rõ tiếng hút mật re…re…re… Nhưng với kiểu thu mua này của người Tàu thì cảnh trên có nữa còn không? Theo như bài báo kể thì người Tàu bày cho dân bắt ong bầu một phương pháp xưa nay chưa thấy bao giờ: Bộ dụng cụ bắt ong gồm 1 chiếc bếp dầu, 1 tấm sắt tròn, 1 chiếc vợt lưới rộng và một gói mồi nhử (người Tàu bán cho) có mùi thơm như phấn hoa. Mồi nhử trộn với ít đường, để lên tấm sắt rồi đun trên bếp dầu, tạo nên mùi hấp dẫn ong. Theo chiều gió, trong phạm vi 5 – 10km, ong có thể ngửi thấy sẽ bay về. Thế là người săn chỉ việc lấy vợt ra bắt. Nhìn những sân phơi ong bầu, những bao ni lon đầy ắp ong bầu đặt lên cân mà thấy rợn người. Cách đánh bắt như trên có lẽ chỉ 1, 2 năm thôi là loài ong bầu sẽ tuyệt chủng. Xem ra thì cả phóng viên đưa tin lẫn ông chủ tịch phường được hỏi đều không bức xúc gì lắm với hiện tượng này. Có lẽ dân ta đã quen với cảnh người Tàu vào nước ta như vào chỗ không người rồi. Họ thu mua bất cứ cái gì mà họ cần (dùng hoặc để phá hoại), và dân ta cứ vét kiệt mà bán: mèo, móng trâu, rễ hồi, gỗ sưa, ếch, đỉa,… Và nhà nước ta cũng chẳng bao giờ có ý kiến, ngoài mấy hội nọ họi kia bàn ra tán vào đôi câu. Ôi, chỉ vì “Mười sáu chữ vàng”!
alt
Thưa quý vị,
Tưởng cũng cần nhắc lại rằng, trước đây được sự chỉ đạo của nhà cầm quyền Bắc Kinh, cac thương lái Tàu man đã từng sang các tỉnh miền Bắc Việt nam, thu mua móng trâu bò với giá rất cao, hệ quả là nhân dân miền Bắc thi nhau trộm móng trâu bò từ những gia đình nuôi trâu bò thả rong và chỉ trong một thời gian ngắn, hàng chục ngàn trâu bò ốm chết do mất móng, và nông dân Việt nam đã bị khủng hoảng sức kéo để canh tác nông nghiệp suốt một thời gian dài. Tiếp theo, thương lái Tàu lại sang thu mua rễ cây hồi gia cao, và như thế người ta thii nhau đi đào rễ hồi để bán và chỉ trong một thời gian ngắn hàng loạt rừng hồi ở các tỉnh miền núi phía bắc lần lượt héo khô rồi chết tiệc… Cùng với thủ đoạn trên thương lái Tàu cũng đã sang thu mua nhiều loại mặt hàng “quái dị” khác, như thu mua thú rừng quý hiếm, mua đỉa giá cao,để người dân đầu tư nuôi đỉa, và rồi họ ngưng không thu mua nữa, buộc nông dân phải đổ hết đỉa xuống sông ngòi, dẫn đến việc đỉa xuất hiện hàng đàn hàng đàn hàng đống khắp nơi, đe dọa cuộc sống không của chỉ nông dân mà còn đe dọa cả cuộc sống người dân ở thị thành.
http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2011/04/25/dia002.jpg
Đỉa phơi xuất cảng sang Tàu làm thuốc ?
alt
Nhà nhà nuôi đỉa, người người nuôi đỉa để bán cho thương lái Tàu Cộng
Chưa dừng lại ở đó, thương lái Tàu cũng đã từng sang Việt nam thu mua cả nội tạng người, thu mua cả thiếu nữ Việt…. Và chắc chắn trong tương lai họ còn sang thu mua nhiều thứ khác nữa, trong một nổ lực để làm suy nhược giống nòi Lạc Việt, thậm chí là làm diệt vong cả dân tộc Việt Nam để biến lãnh thổ Đại Việt này thành một vùng kinh tế mới của Tàu Cộng bởi với dân số hơn một tỷ bốn trăm triệu người như hiện nay, nhà cầm quyền Bắc Kinh đang vô cùng lo sợ về nạn nhân mãn… và tất cả những việc đưa thương lái Tàu sang Việt nam để thua mua các mặt hàng “quái dị” thực ra chỉ là một chủ trương lớn của đảng CS Trung Quốc nhằm giải quyết nạn nhân mãn mà thôi.
Nguyễn Thu Trâm

Đêm Montréal, Người Việt Nhìn Nhau : Bẽ Bàng !!!

 
Đêm 30 tháng tám 2012 vừa qua, tôi vừa trải qua một kinh nghiệm khó quên, với cảm xúc tràn đầy. Nhận lời mời của Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Vùng Montréal, tôi đến khách sạn La Renaissance để tham dự một cuộc nói chuyện về Chính Trị, Tôn Giáo và tình hình Việt Nam hiện nay, nhưng mục đich chính là có mặt trong đêm Thắp Nến để Tưởng Niệm Một Người Đàn Bà Việt Nam đã tự thiêu đúng 30 ngày trước để phản đối Ngụy Quyền Cộng Sản, bà Đặng Thị Kim Liêng.
Vừa đến nơi, tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy một hàng xe với cờ vàng và cờ Québec, cờ Canada, nằm trong bãi đậu xe một khách sạn kế bên. Vào đến khách sạn Renaissance, tôi càng ngạc nhiên hơn với những phụ nữ Việt Nam duyên dáng trong chiếc áo dài mầu vàng và ba sọc đỏ. Những người cao niên, những thanh niên với lá cờ trong tay, và với sư hiện diện của khoảng chừng 10 người da đen, người nào người nấy to như những đô vật, đang hầm hầm canh nơi cổng ra vào.
Hỏi ra mới hay, cũng tối hôm đó, và trong cùng một khách sạn, có một buổi ca nhạc mà ca sĩ chính là Mr. Đàm, tức là ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, từ VN sang để trình diễn văn nghệ.
Đêm mùa hè Montréal thật tuyệt vời.
Trời không nóng lắm và những cơn gió thổi vào tiền đình khách sạn đủ để xua đi những mệt nhọc trong ngày. Một đêm đẹp như đêm nay, thời gian và không gian thật là lý tưởng cho một dạ hội văn nghệ.
Dĩ nhiên đêm hôm đó, tôi không đến đây để nghe nhạc của MR. Đàm.
Tôi đến đây để nghe các nhà lãnh đạo về tôn giáo, chính trị nói chuyện về hiện tình đất nước. Rất tiếc vào khoảng 21 giờ, cuộc Hội Thảo bị gián đoạn vì sự ồn ào huyên náo ở bên ngoài. Các diễn giả phải tạm ngưng buổi nói chuyện, và tôi cũng theo mọi người tiến ra ngoài để xem việc gì đang xẩy ra.
Thì ra những người đến tham dự buổi Đêm Nhạc của Mr. Đam đang tiến vào cửa của khách sạn. Họ được đón chào bởi một hàng rào hàng của các thành viên  Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia vùng Montréal .
Hai nhóm người Việt, một bên xiêm áo dạ hội, với những thiếu nữ ăn bận như những người mẫu. Một bên thì ăn mặc cũng chỉnh tề nhưng kém xe xua hơn, chỉ khác là họ có lá cờ vàng trong tay.
Giữa 2 nhóm người đó, là khoảng 10 cái cột nhà cháy đen xì, da đen, áo chemise đen, quần đen, các agents de sécurité, có lẽ là người Haìtiens.
Nhóm ăm mặc đạ hội thì tuy ăn mặc đẹp, nhưng chỉ dám vào từng tốp nhỏ, mặt cúi gầm , đỏ ké, môi mím chặt để trấn giữ sự giao động.Tai họ làm như không nghe thấy tiếng wo o…woo…woo…nhạo báng của đám đông. Tội nghiệp, đi nghe nhạc mà như đi ăm trộm.Trong đám họ, có nhiều người cầm cell phone trong tay, vẻ mặt căng thẳng làm như đang gọi về đâu đó báo cáo tình hình. Một vài tên lại đưa máy ra để chụp hình các người đứng bên kia hàng rào securité  Haitiens, có lẽ để Tòa Đại Sứ làm tài liệu sau này.
Bên kia thì mặt mày giận dữ, tay khua cờ, miệng hò hét : Đả Đảo CS, Đả Đảo Hồ Chì Minh, Đả Đảo tỵ nạn giả, trồng cỏ, bán nước…v.v
Thốt nhiên, tôi thấy buồn vô hạn.
Hai nhóm người này, cùng một huyết thống, một chủng tộc, vì sao trở thành như vậy ?
Vì sao ngăn giữa họ, phải có 10 cái cột nhà cháy người da đen ?
Lẽ ra, họ có thể tiu tít chào hỏi nhau, Tha Hương Ngộ Cố Tri…
Tôi nghe thấy một cô khá đẹp thuộc phe Dạ Hội nói với một bà cờ vàng : Mình là Canadienne mà.
Bà cờ vàng hơi xựng lại, nhưng không trả lời, chỉ cầm cờ vẫy vẫy rồi hô to : Đả đảo Nghị Quyết 36 !!!
Ra vậy !
Hai người này, nếu gặp nhau ở một nơi khác, có thể chị chị, em em với nhau. Nhưng ở đây, họ không thể kết bạn được,
Giữa họ, có cái nghị quyết 36, có cái đảng CS, có Hồ Chí Minh, có cái thẻ đảng viên của MR. Đàm, có di ảnh bà Đặng Thị Kim Liêng..
Đêm Montréal, Người Việt nhìn nhau, bẽ bàng !!!
Trần Mộng Lâm

2/9 – LỐI XƯA XE NGỰA “SÀIGÒN CŨ”


 
“Việt Cộng Hãy Rút Khỏi Miền Nam”

“ Tạo hóa gây chi cuộc hý trường
Đến nay thấm thoát mấy tinh sương

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt

Nước còn cau mặt với tang thương

Ngàn năm gương cũ soi kim cổ

Cảnh ấy người đây luống đoạn trường ”
                                    (Bà Huyện Thanh Quan)
Bài thơ tác giả “hoài cảm” sau năm 1802 khi Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn lên ngôi, niên hiệu Gia Long và định đô ở Huế. Từ đó, Thăng Long (Hà Nội) chỉ còn là “cố đô” – Lời thơ mang âm hưởng hoài niệm tiếc nuối một thời vàng son dĩ vãng   .
Bối cảnh cũng gần giống như vậy – SàiGòn xưa “hòn ngọc Viễn Đông” một hình ảnh thiêng liêng, thân thương không thể nào phai nhòa trong trái tim của gần ba mươi triệu người miền Nam,Việt Nam, có một thời, dù khói lữa chiến chinh từ phía Bắc, bên kia vĩ tuyến 17 tràn sang nhưng củng cố gắng vươn lên trong những khoảnh khắc “tạm yên bình” ngắn ngủi giữa thập niên 60-70 – Ngắn ngủi thôi, nhưng những gì có được cũng đã làm cho những trái tim còn thuần khiết “tính người” như nhà văn nữ miền Bắc “Dương Thu Hương” phải mềm lòng thổn thức rơi lệ bởi cảm xúc trong ngậm ngùi, “tiếc nuối”, giữa lòng TP/phố Sài Gòn  30/4/1975 . Nhà văn này tâm sự….
Dương Thu Hương: (thở dài) Ðiên rồ thì tôi có nhiều thứ điên rồ. Khóc thì tôi có hai lần khóc.
Lần thứ nhất khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất cả mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc. Vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp lắm vì nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy rẫy các phương tiện thông tin như TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối với người miền Bắc là những giất mơ. Ở miền Bắc, tất cả mọi báo đài, sách vở đều do nhà nước quản lý. Dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi; và chỉ có những cán bộ được tin tưởng lắm mới được nghe đài Sơn Mao, tức là đài phát thanh Trung Quốc. Còn toàn bộ dân chúng chỉ được nghe loa phóng thanh tập thể; có nghĩa là chỉ được nghe một tiếng nói. Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ . . .nếu người ta muốn. Ðó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ. Ðó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Ðó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải. (Nguồn:Nhật Báo Người Việt) .
Và mới đây trong một bài viết nói về ngày 2/9 có cái tựa “Phải biết hổ thẹn với tiền nhân” ông “Tổng Thống” (CT nước) Trương tấn Sang như “tâm sự” rằng (nguyên văn) : “Một câu hỏi da diết xuất hiện trong những khoảnh khắc ấy: những gương mặt mà ta đã gặp, những ngôi nhà, góc phố, hàng cây, mỗi ngôi làng hay thậm chí một tiếng chuông chùa trong đêm sẽ như thế nào, sẽ ra sao, nếu như không có Ngày Độc lập 2/9 ấy?…” Thì những dòng của viết bài này ngoài mục đích hoài cảm “một thoáng hương xưa” với đồng bào, nhất là các bạn đọc trẻ trong và ngoài nước sinh sau 1975 thì cũng nhân tiện gửi đến ngài “Tổng Thống nước” một số hình ảnh cũ của Sài Gòn ngày xưa, nơi mà chắc ngài không lạ (vì ngài từng là “chủ nhân ông”, hít thở không khí Sài Gòn một thuở) với cùng một câu hỏi : “…cảnh cũ này sẽ thay đổi ra sao, nếu như không có Ngày 2/9 định mệnh  ấy ?…” , thưa ông !?… 
Thập niên 1960-70 đường rầy xe lữa vẫn còn trên đường Hàm Nghi-S.Gòn
Nhưng, vóc dáng một góc Sài Gòn, “thủ phủ Đông Dương”, như thế này (1960 – 65). Bangkok, Singapore, Đài Loan và Seoul sau đệ II thế chiến chưa thể có kịp, và những hình ảnh cũ dưới đây của Sài Gòn một thuở, người dân đang năng động hối hả xây dựng một cuộc sống phồn vinh cho đất nước, cùng nhịp điệu với các quốc gia tự do dân chủ vừa lấy lại độc lập trong khu vực Asean ( Đông Nam Á ) mà không tốn một giọt máu nào .
Hình ảnh Sài Gòn những năm 1960 – 1970.
Sài Gòn những năm 1960 – 1970 (trên) – Cùng thời điểm (ảnh dưới) là HàNội – Không cốt ý bôi bác hay phê phán, bởi Nam Bắc cùng là dân Việt, nổi buồn đâu của riêng ai !  – Mà đơn giản, so sánh để khẳn định cái từ ngữ chiêu bài mà những người CSVN đã “lừa bịp” đồng bào miền Bắc rằng : “ Phải giải phóng đồng bào miền Nam đang bị kềm kẹp trong đói nghèo, đau thương” là không có thật ….mà thời điểm ấy, quốc tế CS (Nga-Tàu) chi viện quân sự và chỉ thị cho CSVN phải tiến hành đánh chiếm “nhuộm đỏ” miền Nam VN trước khi “cộng sản hóa” Đông Dương (Việt-Miên-Lào”) và sau đó là Đông Nam Á, duy nhất trên thế giới tại thời điểm ấy chỉ có CSVN là lấy “máu xương,lương thực” của nhân dân miền Bắc làm “nhiên liệu” thử nghiệm cổ máy cộng sản làm bàn đạp để tiến xuống phía Nam Châu Á – Nhân dân miền Bắc không còn gì ngoài một đời sống “hắc hiu,u buồn” bên trong bức màn sắt CNXH –Lo toan hàng ngày của mọi người, duy nhất, là có một thứ gì đó cho vào bụng và mơ ….một chiếc xe đạp !  Tất cả họ, đều như là những con “ốc vít” trong một cổ máy chiến tranh, không có ngoại lệ, không ai được phép “sáng tạo” tư hữu cho bản thân và gia đình ngoài  “Bác và đảng cộng sản”…
Hình ảnh HàNội thập niên 1960 – 1970.
Sài Gòn miền Nam – những năm 1960 – 1970 – Đang khởi đầu công nghiệp hóa nền kinh tế non trẻ bằng hệ thống Ngân Hàng quốc gia tài trợ cho các dịch vụ nhập khẩu máy móc trang thiết bị đầu tư kỹ thuật trong các dây chuyền sản xuất nâng cao giá trị và năng suất các sản phẩm hướng đến xuất khẩu, điển hình là băng rôn quảng bá cung ứng dịch vụ này treo ngang đường Tự Do (Đồng Khởi ngày nay) – Một chính sách thức thời mà chế độ CS/XHCN miền Bắc còn rất xa lạ – không có trong kế hoạch, cũng như kinh phí ngoại tệ …
Sài Gòn -1966 – Băng rôn treo ngang đường Tự Do (Đồng Khởi) : (DỊCH VỤ TRUNG TÂM KHUẾCH TRƯƠNG KỸ NGHỆ TÍN DỤNG,ĐẦU TƯ,KỸ THUẬT)
 
Thập niên 1960-70 Hà Nội “kỹ thuật” chủ yếu dựa vào thủ công “sức người” bởi hàng “viện trợ” của Nga Tàu hầu hết chỉ là vũ khí súng đạn cung ứng cho cổ máy chiến tranh của CSVN rất ít hàng hoá dân dụng tiêu dùng .
24-10-1966- Các Phu nhân Tổng Thống- bà Thiệu, bà Kỳ  bà Johnson, bà Marcos tháp tùng cùng Phu quân là các tổng thống,thủ tướng tại Philippines, trong phiên họp thượng đỉnh của các nguyên thủ quốc gia trong Hiệp Ước Liên Phòng Đông Nam Á …
 
19/5/2010 Bà Phó “PCT/Nước: Nguyễn thị Doan”(áo đen thứ ba bên phải qua ) và các “VIP”phụ nữ của chxhcn/Việt Nam tham dự hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu tại Bắc Kinh .
Cách nhau gần nữa thế kỷ – hai nhóm phụ nữa trên và dưới có quá nhiều khác biệt, không biết có phải là do “đặc trưng” của XHCN không ? khiến chúng ta khi so sánh sẽ mỉm cười thú vị mà không cần phải bình luận !…Cũng cần nhắc lại Bà Nguyễn Thị Doan là tác giả câu nói bất hủ Việt Nam dân chủ gấp vạn lần tư bản phương Tây..
Nữa thế kỷ cách ngày hôm nay – Nhưng vóc dáng phong thái của “phái yếu” người Sài Gòn ngày xưa đó nét duyên dáng trí thức không lẫn vào đâu được, đa dạng mái tóc kiểu phương Tây, chiếc áo dài ngày ấy đã canh tân không còn “cổ cao”, tay áo cắt “raplan” và  đặt biệt dễ nhận ra nhất của thập niên 60 – 70 là áo dài có “chít eo” ngang hông rất rõ, những chiếc “jup” tây phương sắc màu tươi trẻ nhưng không cao “quá gối” và nữ sinh, sinh viên tóc thề áo trắng nên thơ , nói chung, phụ nữ xã hội miền Nam Sài Gòn thuở ấy có đủ mọi thứ, để hoàn toàn tự do trang điểm làm đẹp cho chính mình mà không bị lệ thuộc bất cứ chủ nghĩa giáo điều khe khắc nào khác ….
Phương tiện xe gắn máy cá nhân phổ biến thông dụng ở thủ đô Sài Gòn ngày đó ngoài các loại xe Vespa, Lamberetta Ý và Gobel, Mobilete, Velosolet Pháp thì đa phần là hai loại xe Nhật, honda 67 cho nam và honda dame cho nữ, nhìn hình ảnh các “bóng hồng” ngày ấy,đẹp và lịch sự trên đường phố Sài Gòn cách nay nữa thế kỹ mà cứ ngỡ như mới ngày hôm qua – ( cô gái có cái bảng nhắc nhở mọi người lấy thẻ cử tri bầu cử Tổng Thổng 1967 – Và hai cô gái váy đen bên chiếc taxi hai màu xanh vàng mang số hiệu 7533 của Sài Gòn thập niên 1960) . Đủ để chúng ta chiêm nghiệm cái lạc hậu độc tài bảo thủ cố chấp của CSVN đã kéo lùi thời gian gây nên sự trì trệ trong phát triển của dân tộc như thế nào so với những gì chỉ trong một thời gian ngắn Sài Gòn làm được trước kia và so với các Nước láng giềng trong khu vực .
Tương phản khác biệt quá nhiều của khung cảnh,con người Sài Gòn và  Hà Nội cùng thời điểm, rất khó khăn và buồn lòng để bình luận khi mà mơ ước lớn lao nhất của mọi người miền Bắc lúc bấy giờ chỉ là chiếc xe đạp tầm thường Phượng Hoàng Trung Quốc trong khi xe đạp cực tốt mang nhãn hiệu “bồrô” của Pháp là mặt hàng bình dân ở miền Nam buôn bán đầy đường ….
(HàNội 1960 – 70)
 

Thập niên 1960 – 70 – Minh chứng cho sự năng động phát triển kinh tế của Sài Gòn miền Nam mang tầm khu vực Châu Á hướng ra thế giới là hãng Hàng Không AIR Việt Nam với đội ngũ phi cơ phản lực mới nhất và các phi công chuyên nghiệp đường bay quốc tế mà hãng hàng không cộng sản Trung Cộng lúc bấy giờ chưa sở hữu được – Còn chế độ CS miền Bắc, Hà Nội thì chẳng biết gì về hàng không dân dụng ở thời điểm ấy – Người dân và sinh viên Sài Gòn miền Nam hoàn toàn tự do đi du học và xuất cảnh ra nước ngoài mà không bị ràng buộc bất cứ lý do gì, đó là một điều không tưởng với nhân dân miền Bắc …bị cô lập trong bức màn sắt CSVN.

Nói đến hàng hoá tiêu dùng dân dụng thì tại thời điểm ấy thị trường Sài Gòn miền Nam hàng hóa trù phú chất lượng cao, còn nhiều hơn Trung Quốc, tấp nập bày bán tự do, thì miền Bắc Hà Nội chẳng có bất cứ một thứ gì để mà so sánh, bởi vì người dân bình thường Sài Gòn thời điểm ấy đang xử dụng quạt máy, tủ lạnh, máy may và TV đen trắng – Trong khi hai mặt hàng mà bất cứ người dân miền Bắc nào cũng mơ ước (như nhà văn Dương Thu Hương nói) là đồng hồ đeo tay và Radio thì thừa mứa ở các quầy hàng khắp miền Nam đến nỗi các hãng sản xuất phải treo bảng quảng cáo trên đường (trong ảnh) – Nói cho vui, miền Bắc chỉ có hai thứ mà miền Nam không có là ( tên lửa Sam 2 và phân người hoai mục)

 
So với miền Nam- Ngắm nhìn hình ảnh bà con nhân dân miền Bắc và Hà Nội – CS/XHCN với chế độ “tem phiếu” tranh nhau từng chiếc “lốp” xe đạp, mảnh thịt, lạng đường, hộp diêm ngày đó….  mà buồn nản đến nao lòng .


Cụ thể hơn, Sài Gòn miền Namkhông cần phải CNXH hay “đấu tranh giai cấp”  nhưng nhìn hai hình ảnh dưới đây có cùng sấp sỉ thời gian thập niên 1960 – 70 – để thấy, cùng một kiếp người “ thì ai mới cần giải phóng cho ai” ?? – ( Sài Gòn phương tiện mưu sinh gắn máy giải phóng sức người lao động mang lại hiệu quả cao – Hà Nội công cụ mưu sinh còm cõi tiêu hao sinh lực không thấy tương lai )
 
Thượng tầng cấu trúc Quốc Gia – Việt Nam Cộng Hòa (Miền Nam, Sài Gòn)
Thời điểm ấy 1960 – 70 – Đầy đủ chuẩn mực, khuôn mẩu, của một đất nước văn minh ngày hôm nay – Tổng Thống và Lưỡng viện Quốc Hội ( Thượng và Hạ Viện) – Điển hình là một cuộc họp tại thượng nghị viện Việt Nam Cộng Hòa (ảnh) . Tự Do báo chí với hơn 50 tờ báo tư nhân các loại tại SàiGòn so với không có tờ báo tư nhân nào dưới chế độ CSVN ngày nay, sau hơn 2/3 thế kỷ -  CSVN gọi đó là thống nhất tự do dân chủ ??.

Sài Gòn miền Nam- Người dân luôn được giáo dục nhắc nhở phải tôn trọng tri ân tưởng nhớ công lao các anh hùng tiền nhân của dân tộc,uống nước nhớ nguồn, tưởng niệm và tôn vinh, làm tấm gương soi rọi cho hậu thế noi theo ( Kỹ Niệm Lễ Hai Bà Trưng giữa lòng TP/SàiGòn – Và toàn dân tưởng nhớ đức Trần Hưng Đạo – Anh Hùng Vua Lê Lợi ) .

Ngược lại dưới chế độ CSVN – Đục bia xóa bỏ chiến công Hoàng Đế Quang Trung (Đền Vua Quang Trung núi Dũng Quyết) Gắn thêm ngôi sao VN lên cờ trung Quốc – Tổ chức “Đại Hội Toàn Dân,Quân VN nhớ ơn trung Quốc” tại thủ đô HàNội !?? cho vui lòng “đồng chí” 4 tốt 16 vàng ….

Hai hình ảnh trên, dưới – Cách nay nữa thế kỷ – Cho thấy 1967 nhân dân SG bất đồng chính kiến vẫn được chính quyền Sài Gòn, Tôn trọng chấp nhận cho biểu tình .
Hơn 40 năm sau, 2011 – Dưới chế độ CSVN tại Hà Nội-Sài Gòn – Người dân Biểu tình, dù là “yêu nước” chống TQ xâm lược lại bị đàn áp tàn bạo !?? .


1958 – Quần đảo Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa – Do QL/VNCH quản lý .
Ông Phạm Văn Đồng (CS Bắc Việt) dưới sự chỉ đạo của ông HCM, ký công hàm xác nhận Hoàng Sa nằm trong lãnh hải Trung Quốc .
1974 – Hải quân Trung Quốc xâm lược đánh chiếm Hoàng Sa trong tay QL/VNCH – CS Bắc Việt im lặng .
Trong khi nhân dân Sài Gòn miền Nam và kiều bào hải ngoại biểu tình lên án và phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc khắp nơi .
Những cuộc biểu tình của đồng bào miền nam VIỆT NAM CỘNG HÒA  toàn quốc và khắp nơi trên thế giới của Sinh viên và Việt kiều năm 1974 tố cáo và phản đối Cộng Sản Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam .

 
Băng rôn sinh viên học sinh đồng bào Sài Gòn biểu tình tố cáo ,phản đối Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa năm 1974 : “Cương quyết tận diệt Trung Cộng kẻ thù truyền kiếp của dân tộc”
27-1-1973 – CSVN ký Hiệp Định đình chiến chấm dứt chiến tranh tại Paris.
Trong đó Điều khoản 5 qui định:Sự tái thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng các biện pháp hòa bình.”
 
Bà Nguyễn Thị Bình ký Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam (27/1/1973).
Tuy nhiên – Khi Mỹ rút hết quân – 1975 cộng sản Bắc Việt xua quân tràn vào đánh chiếm miền Nam Việt Nam – Bất chấp chữ ký của họ trước đó trong Hiệp Định Paris .
 1975 – Sinh viên VN tại Pháp “để tang” cho đất nước ngày 30/4.
 
Những bánh xích chiến xa của cộng sản miền Bắc VN đã nghiền nát giấc mơ của gần 30 triệu người miền Nam đang mang khát vọng đưa Sài Gòn và miền Nam VN cất cánh bay lên như Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc ngày nay  .
Họ, CSVN, lừa bịp dân tộc, lừa bịp quốc tế , trơ tráo xé nát Hiệp Định Paris – Phá bỏ điều khoản 5 (Thống nhất VN bằng những giải pháp hoà bình), họ dấu tiệt lá “cờ đỏ sao vàng”, vượt vĩ tuyến 17 bằng súng đạn, xâm lược đánh chiếm miền Nam bằng lá cờ “nữa xanh, nữa đỏ” MTGP/MN . Để khỏi vướng bận và “tranh công” vài tháng sau 30/4 họ tự động hạ cờ “xanh đỏ” giãi tán “tấm bình phong bù nhìn” MTGP/MN này .
Chính họ – CSVN đã phạm một sai lầm “vĩ đại” bắt cả dân tộc phải huynh đệ tương tàn hy sinh gần 5 triệu người – một thế hệ thanh niên tinh hoa của quốc gia nằm xuống vô nghĩa, đổi lại lấy về một giang sơn của cha ông làm hao hụt đất đai biên giới biển trời hải đảo và còn hơn thế nữa họ đẩy người Mỹ đi để Biển Đông trống trải không ai canh giữ, cho bọn bành trướng Trung Quốc rảnh tay tự do thôn tính Biển đảo quê nhà VN mà họ, CSVN, đang lực bất tòng tâm bắt cả nước phải “Đại Hội toàn Dân-Quân VN nhớ ơn Trung Quốc” ?? .
“… Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải…”
( Nhà văn nữ miền Bắc-Dương Thu Hương )
Hoàng Thanh Trúc

Biển Đông: Quyền lợi kinh tế và tinh thần dân tộc

 
Hải quân Việt Nam tuần tra trên quần đảo Trường Sa
 
Cách đây mấy năm, trong một cuộc gặp gỡ quanh bàn tiệc ở Úc, có người nêu lên vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa, một cán bộ khá cao cấp và có học thức đến từ Hà Nội, nhún vai đáp: “Đó chỉ là mấy hòn đảo hoang nhỏ xíu thôi mà!” Rồi ông lái câu chuyện sang hướng khác. Có lẽ vì lịch sự, không ai quay lại câu chuyện ấy nữa. Tất cả đều quen biết nhau cả. Gần đây, đọc các blog trong nước, tôi lại bắt gặp câu nói tương tự từ các cán bộ cao cấp trong nước, cũng liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa: “Ồ, mấy cái đảo ấy toàn cát, chỉ có chim ỉa, chứ có gì đâu mà làm ghê vậy!”
Mới biết đó là quan điểm thật. Nếu không phải đảng và chính quyền thì ít nhất cũng của một số, có lẽ không ít, cán bộ cao cấp trong bộ máy đảng và chính quyền Việt Nam. Quả thật, về phương diện diện tích, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không có gì đặc biệt.
Hoàng Sa gồm khoảng 30 đảo, bãi đá, hòn đá và cồn, nhưng tất cả đều rất nhỏ. Lớn nhất là đảo Phú Lâm cũng chỉ dài chưa tới 4 cây số và rộng chưa tới 3 cây số. Còn đảo Hoàng Sa thì chỉ dài có 900 mét và rộng khoảng 700 mét, diện tích tổng cộng chỉ khoảng 0,3 cây số vuông, kể cả vòng san hô chung quanh. Các đảo khác cũng tương tự, khoảng 1/3 cây số vuông. Như Hoàng Sa. Còn những cái gọi là cồn hay hòn thì có khi chỉ là những mỏm san hô nổi lên trên mặt nước.
Trường Sa lớn hơn, gồm đến gần 140 đảo, đá và bãi. Nhưng tất cả cũng đều rất nhỏ. Gộp chung lại, tất cả chỉ có diện tích khoảng 11 cây số vuông. Trong số đó, được chú ý nhất là đảo Song Tử Đông rộng 250 mét, dài 900 mét; đảo Song Tử Tây rộng 300 mét, dài 700 mét; đảo Thị Tứ rộng 550 mét, dài 700 mét; đảo Sinh Tồn – được biết nhiều qua bài thơ “Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn” của Trần Đăng Khoa (1) – chỉ rộng có 140 mét và dài khoảng 400 mét. Đã nhỏ, hầu hết các đảo ấy đều thiếu nước ngọt trầm trọng. Do đó, dân cư rất thưa thớt. Hầu hết những người hiện diện trên các đảo đều là bộ đội.
Tuy nhiên, ở đây có mấy điều cần chú ý. Thứ nhất, Trung Quốc không phải chỉ muốn chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Họ còn muốn chiếm ít nhất là 80% tổng diện tích của Biển Đông. Thứ hai, đảo không phải chỉ là những hòn đá hay thửa đất nổi trên mặt biển mà còn bao gồm tất cả các nguồn tài nguyên thiên chứa chất dưới chúng cũng như dưới đáy biển chung quanh chúng. Và thứ ba, không nên quên điều quan trọng này: ngoài ý nghĩa địa lý, dân cư và kinh tế, các hòn đảo và vùng biển chung quanh chúng còn có ý nghĩa chiến lược quân sự quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn vong, hoặc ít nhất, sự phát triển của quốc gia.
Thứ nhất, đứng về phương diện kinh tế, Biển Đông và các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có mấy ý nghĩa chính. Một, đó là nguồn cung cấp cá và hải sản quan trọng, chiếm khoảng 7-8% tổng sản lượng cá biển và hải sản trên cả thế giới. Riêng với Việt Nam, đó là nguồn cung cấp cá biển và hải sản duy nhất cho cả 90 triệu dân (chưa nói đến chuyện xuất khẩu) và là nguồn sinh kế của cả mấy chục ngàn ngư dân nằm dọc theo các tỉnh duyên hải. Hai, đó cũng là một trong những bồn dầu khí lớn nhất thế giới. Trữ lượng dầu khí ở đó, theo sự ước lượng của Mỹ, lên đến khoảng 28 tỉ thùng, đủ để cung cấp cho cả thế giới trong vòng một năm; theo Trung Quốc, lạc quan hơn, khoảng 200 tỉ thùng, đủ cung cấp cho cả thế giới khoảng sáu năm rưỡi.
Thứ hai, về phương diện chiến lược, Biển Đông là một trong những con đường hàng hải quan trọng nhất thế giới. “Mỗi ngày có khoảng từ 150 – 200 tàu các loại qua lại Biển Đông, trong đó có khoảng 50% là tàu có trọng tải trên 5.000 tấn, hơn 10% là tàu có trọng tải từ 30.000 tấn trở lên. […] 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông. Lượng dầu lửa và khí hoá lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama. […] Hàng năm có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hoá xuất khẩu của Nhật Bản được vận chuyển qua Biển Đông. Trung Quốc có 29/39 tuyến đường hàng hải và khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông.”
Trên con đường hàng hải quan trọng ấy, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đặc biệt là Trường Sa, có vị trí như một cái yết hầu, từ đó, người ta có thể kiểm soát tất cả các tàu bè qua lại. Bởi vậy, nhiều nhà nghiên cứu chiến lược mới khẳng định: quốc gia nào kiểm soát được quần đảo Trường Sa sẽ khống chế được toàn bộ Biển Đông. Mà khống chế Biển Đông cũng là khống chế hầu hết các nước ở châu Á và tất cả các quốc gia giàu có trên thế giới, những nước có quan hệ thượng mại với châu Á.
Cả hai khía cạnh kinh tế và chiến lược nói trên đều khá hiển nhiên. Hầu như ai cũng thấy. Nhưng Biển Đông và các hòn đảo trên Biển Đông còn có ý nghĩa thứ ba này nữa, cũng quan trọng không kém: nó gắn liền với tinh thần dân tộc.
Không có quốc gia nào, dù cởi mở đến mấy, có thể phát triển hùng mạnh mà không dựa trên tinh thần dân tộc. Với những nước đang phát triển, khi kinh tế và văn hóa chưa ở độ cao của toàn cầu hóa, tinh thần dân tộc lại càng mạnh và lại càng cần thiết: nó là yếu tố thiết yếu để nối kết mọi người lại với nhau, để nhắm đến một mục tiêu và một lý tưởng chung; nó cũng là nguồn động lực để gây sức mạnh, giúp mọi người chịu đựng được gian khổ hầu thúc đẩy đất nước ngày một tiến bộ. Nói theo các nhà nho cách mạng ở Việt Nam vào đầu thế kỷ 20, đó chính là hồn nước. Ý thức dân tộc ấy xem bất cứ cái gì thuộc lãnh thổ của mình, dẫu chỉ là những hòn đảo nhỏ nhoi và xa xôi, đều là những gì thiêng liêng được đánh đổi bằng xương máu của tổ tiên trong cả hàng ngàn năm, hoặc ít nhất, hàng trăm năm nay.
Đối diện với những di sản thiêng liêng ấy, người ta phải có trách nhiệm bảo vệ, có khi ngay cả bằng xương máu của chính mình. Hồ Chí Minh, người sáng lập đảng Cộng sản và lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam trong nhiều thập niên hiểu rất rõ điều đó khi, ngay những năm đầu tiên của cuộc kháng chiến chống Pháp, chiêu dụ các thanh niên: “Ngày xưa, các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.” Chưa nói đến các hậu ý chính trị và thực chất của cái gọi là “giữ lấy nước” của Hồ Chí Minh, chỉ xét đến bình diện ngữ nghĩa, câu nói ấy phản ánh đúng sự suy nghĩ của những người bình thường: việc bảo vệ đất nước là một nhiệm vụ đối với lịch sử và với tổ tiên.
Không phải chỉ với người Việt Nam. Khi người Nhật Bản và Hàn Quốc kiên quyết chống đối Trung Quốc để bảo vệ những hòn đảo xa lắc, không có người ở và cũng không có triển vọng chứa đựng bất cứ tài nguyên thiên nhiên nào, họ cũng đều hành xử trong tinh thần như thế. Những hòn đảo ấy chỉ có giá trị tượng trưng cho chủ quyền quốc gia. Vậy thôi. Nhưng dù vậy, họ vẫn giữ một cách đầy quyết tâm, bất chấp mọi hậu quả.
Người Việt Nam vẫn thường tự hào về truyền thống yêu nước và bất khuất của mình. Không ai có thể chấp nhận xem những vùng biển quan trọng như thế và những hòn đảo đã từng thấm đẫm máu của cha anh mình như thế, chỉ là những mảnh đất hoang đầy cứt chim như lời một số cán bộ cao cấp tuyên bố.
Nói như vậy không những ngu xuẩn mà còn vô liêm sỉ.
***
Chú thích:
(1) Bài “Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn” như sau:
Chúng tôi ngồi trên đảo Sinh Tồn
Bóng đen sẫm như gốc cây khô cháy
Mắt đăm đăm nhìn về nơi ấy
Nơi cơn mưa thăm thẳm xa khơi ánh chớp xanh lấp loáng phía chân trời…

Ôi ước gì được thấy mưa rơi
Mặt chúng tôi ngửa lên như đất
Những màu mây sẽ thôi không héo quắt
Đá san hô sẽ nảy cỏ xanh lên
Đảo xa khơi sẽ hoá đất liền
Chúng tôi không cạo đầu để tóc lên như cỏ
Rồi khao nhau
Bữa tiệc linh đình bày toàn nước ngọt
Ôi ước gì được thấy mưa rơi …
Cơn mưa lớn vẫn rập rình ngoài biển
Ánh chớp xanh vẫn lấp loáng phía
chân trời..
Ôi, ước gì được thấy mưa rơi
Chúng tôi sẽ trụi trần nhảy choi choi trên cát
Giãy giụa tơi bời trên cát
Như con cá rô rạch nước đón mưa rào
Úp miệng vào tay, chúng tôi sẽ cùng gào
Như ếch nhái uôm uôm khắp đảo
Mưa đi ! Mưa đi ! Mưa cho táo bạo
Mưa như chưa bao giờ mưa, sấm sét đùng đùng
Nhưng làm sao mưa cứ ngại ngùng
Chập chờn bay phía xa khơi…

Chúng tôi ngồi ôm súng đợi mưa rơi
Lòng thắc thỏm niềm vui không nói hết
Mưa đi ! Mưa đi ! Mưa cho mãnh liệt
Mưa lèm nhèm chúng tôi chẳng thích đâu
Nhưng không có mưa rào thì cứ mưa ngâu
Hay mưa bụi … mưa li ti… cũng được
Mặt chúng tôi ngửa lên hứng nước
Một hạt nhỏ thôi cát cũng dịu đi nhiều…
Ôi đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu
Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn
trên mặt đảo
Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương gió bão
Chúng tôi như hòn đá ngàn năm trong đập
trái tim người
Như đá vững bền, như đá tốt tươi…
Mưa vẫn dăng màn lộng lẫy phía xa khơi
Mưa yểu điệu như một nàng công chúa
Dù mưa chẳng bao giờ đến nữa
Thì xin cứ hiện lên thăm thẳm cuối chân trời
Để bao giờ cánh lính chúng tôi
Cũng có một niềm vui
đón đợi…

(1982)
Nguyễn Hưng Quốc

Các lân quốc của Syria không chịu đựng nổi cuộc khủng hoảng người tỵ nạnCác lân quốc của Syria không chịu đựng nổi cuộc khủng hoảng người tỵ nạnCác lân quốc của Syria không chịu đựng nổi cuộc khủng hoảng người tỵ nạn

 
Phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc về Syria
 
Hôm qua, các nước láng giềng của Syria tiếp nhận hơn 220 ngàn người tỵ nạn chạy loạn từ nước đó, đã nói với Hội đồng Bảo an rằng họ cần sự trợ giúp quốc tế để đáp ứng với thảm kịch ngày càng trầm trọng. Khủng hoảng nhân đạo ở Syria đang tràn qua các lân quốc trong khi các nước này tìm cách ứng phó với khủng hoảng người tỵ nạn ngày càng tăng.
Cho đến giờ này, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp nhận con số người Syria lớn nhất – khoảng 80.000 ngàn người. Ankara nói họ không thể xử lý thêm con số trên 20 ngàn người nữa, lại sắp đến Thổ Nhĩ Kỳ.  Ngoại trưởng Ahmet Davutoglu nói với Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc với 15 thành viên rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã chi tiêu hơn 300 triệu đôla, xây 11 trại, và đang lâm vào tình trạng ngày càng khó khăn để xử lý số người tỵ nạn nếu không có sự trợ giúp quốc tế. Ông nói:
“Ðúng thế. Chúng tôi đang xây thêm các trại mới và sẽ cố gắng chuyển người tỵ nạn đến các trại này. Tuy nhiên, chẳng bao lâu chúng tôi sẽ không còn những nơi thích hợp để dựng trại và có phương tiện giúp đỡ hơn.”
Liên Hiệp Quốc nói có hơn 2 triệu người bị thất tán ngay bên trong Syria.
Ngoại trưởng Davutoglu nói phải có biện pháp để bảo vệ họ:
“Ðứng trước một thảm họa nhân đạo như thế, Liên Hiệp Quốc phải khởi xướng việc thành lập các trại dành cho người bị thất tán ngay trong nước ở Syria mà không trì hoãn. Lẽ đương nhiên, các trại này phải được bảo vệ đầy đủ.”
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ cũng kêu gọi Hội đồng Bảo an đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ và các nước đang cho người Syria tỵ nạn, và nói rằng các vị đại sứ cần phải nghe những nỗi thống khổ mà người tỵ nạn đã trải qua.
Ngoại trưởng Jordani, ông Nasser Judeh, nói khoảng 12.000 người Syria đã vượt biên vào nước ông chỉ riêng trong 4 ngày, đưa tổng số người tỵ nạn có đăng ký ở đó lên tới hơn 72.000 người. Ông phát biểu qua lời người thông dịch:
“Bất chấp những khó khăn mà chúng tôi phải đối phó, trong tình huống bình thường với các phương tiện hạn chế, chúng tôi chưa tiến hành biện pháp nào để ngăn chặn số người tỵ nạn ngày càng tăng đến Jordani. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ mau chóng đứng trước nguy cơ là tình hinh sẽ vượt gấp đôi khả năng của chúng tôi, và luồng người tỵ nạn khổng lồ có thể đưa đến các hậu quả về an ninh xã hội.”
Liên Hiệp Quốc cho hay con số người Syria tỵ nạn có đăng ký ở Lebanon vượt qua 57.000, trong khi Iraq, hiện cũng đang trong giai đoạn chuyển tiếp từ xung đột qua ổn định, có hơn 18.000 người.
Hội đồng Bảo an đã chia rẽ sâu xa về vấn đề Syria, với Nga và Trung Quốc đã 3 lần sử dụng quyền phủ quyết để chặn quyết định của Hội đồng.
Cuộc họp hôm qua nhằm mục đích tập trung vào khía cạnh nhân đạo của cuộc khủng hoảng ở Syria, điều mà nhiều nhà ngoại giao nói họ hy vọng tất cả có thể đồng ý với nhau, tuy nhiên phiên họp đã không đi đến được một thông cáo thống nhất nào.
Ðại sứ Hoa Kỳ Susan Rice nói tình hình ở Syria không dựa vào một cuộc khủng hoảng nhân đạo mà là một cuộc khủng hoảng chính trị mà nguyên do là “sự tàn ác và nhẫn tâm của chế độ Bashar al-Assad.” Bà nói:
“Không có khối lượng viện trợ nhân đạo nào chấm dứt được đổ máu và đau khổ. Ngày đó chỉ đến khi nào ông Bashar al-Assad ra đi và một cuộc chuyển tiếp qua thể chế dân chủ do người Syria lãnh đạo bắt đầu.”
Trước đó, ngoại trưởng Anh thông báo chính phủ Anh sẽ gia tăng viện trợ nhân đạo thêm 4,75 triệu đôla để đối phó với vụ khủng hoảng. Ngoại trưởng Pháp nói Paris sẽ đóng góp thêm 6 triệu đôla.
Liên Hiệp Quốc cho hay hơn 2 triệu rưởi người đang cấp thiết cần đến sự trợ giúp và bảo vệ bên trong Syria vì hậu quả của cuộc khủng hoảng đã kéo dài 18 tháng. Giới hoạt động và các tổ chức nhân quyền ước tính có ít nhất 20.000 ngàn người Syria đã thiệt mạng trong cuộc xung đột.

GS Allen Weiner: Hoa kỳ không nên bán đứng nhân quyền tại VN

Chân Như, phóng viên RFA
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố tại Hà Nội hồi tháng trước là sẽ ký kết một bản hiệp định thương mại khu vực với VN vào cuối năm nay, nhằm trợ giúp VN phát triển kinh tế thông qua việc mở rộng thương mại.
RFA photo GS Allen Weiner trả lời phỏng vấn Chân Như qua hệ thống Skype
Trong một bài viết đăng trong mục Ý Kiến trên báo Washington Post số ra hôm Chủ nhật tuần rồi, GS Allen Weiner, Giám đốc Chương trình Luật Quốc tế của Trường Luật Đại học Stanford đã chỉ trích việc này. Ông cho rằng Hoa kỳ không nên bán đứng nhân quyền tại VN.  Ông nêu ra một số trường hợp các nhà hoạt động, các luật sư và các blogger bị bắt giam chỉ vì họ bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa.
Để tìm hiểu thêm về các quan điểm và lập luận của GS Allen Weiner về yếu tố Nhân quyền trong quan hệ Mỹ – Việt, Chân Như hỏi chuyện GS Allen Weiner.
Chân Như: Thưa GS, ông viết trong bài báo là Ngoại trưởng Clinton có nêu vấn đề nhân quyền với Hà Nội trong dịp bà loan báo việc ký kết thỏa hiệp thương mại Mỹ-Việt. Ông có nghĩ sự đáp ứng những đòi hỏi về nhân quyền là điều kiện Hoa Kỳ đặt ra cho Việt Nam trước khi Việt Nam được hưởng những quyền lợi thương mại với Hoa Kỳ?
GS Allen Weiner: Đúng vậy. Tôi cho là ngoại trưởng Clinton có nhận xét là những quốc gia có cơ hội phát triển kinh tế đôi khi nghĩ là họ có thể theo đuổi những tiến bộ về kinh tế mà để việc phát triển về chính trị lại ở phía sau.
Tôi nghĩ nếu Hoa Kỳ nhanh chóng tiến tới thoả ước thương mại trong khi Việt Nam không tạo được thành tích tốt về nhân quyền, thì chúng ta đã lâm vào tình trạng thiển cận, thiếu viễn kiến mà bà ngoại trưởng từng đề cập tới.
Theo tôi thì cần phải kết nối hai vấn đề với nhau. Cần phải đặt vấn đề nhân quyền làm điều kiện để Việt Nam có thể được hưởng tính cách tương tác kinh tế với Hoa Kỳ.
Rõ ràng Hoa Kỳ coi Việt Nam là một đối tác quan trọng trong quan hệ ngoại giao, tuy nhiên Hoa Kỳ vẫn phải xây dựng mối quan hệ đó theo những giá trị của nước Mỹ. GS Allen Weiner
Chân Như: Những điều gì đã thúc đẩy Hoa Kỳ yểm trợ mạnh mẽ cho Việt Nam, thể hiện trong chuyến đi của bà Ngoại trưởng Mỹ mới đây? Phải chăng chính sách hung hãn của Trung Quốc đối với Việt Nam đã khiến Hoa Kỳ tỏ ra ủng hộ Việt Nam mà dung thứ những hành động vi phạm nhân quyền của Hà Nội?
GS Allen Weiner: Tôi khó giải thích được điều gì đã thúc đẩy chính phủ Hoa Kỳ trong những hành động với Việt Nam. Tôi hoạt động vì 17 cá nhân đã bị bắt giữ độc đoán.
Nhưng theo tôi thấy, rõ ràng Hoa Kỳ coi Việt Nam là một đối tác quan trọng trong quan hệ ngoại giao, tuy nhiên Hoa Kỳ vẫn phải xây dựng mối quan hệ đó theo những giá trị của nước Mỹ.
Những giá trị này chính nước Mỹ cũng có đôi lúc không hoàn thành thật tốt đẹp nhưng người ta vẫn phải nói Hoa Kỳ luôn luôn tôn trọng và quyết tâm thực hiện những giá trị căn bản, trong đó có tinh thần cùng những hành vi thượng tôn luật pháp và tôn trọng nhân quyền.
Vì thế luôn luôn có những sự cân nhắc đua chen lẫn nhau, tuy nhiên tôi rất đồng ý với những lời của bà Ngoại trưởng Mỹ khi bà nói rằng chúng ta sẽ rơi vào chỗ thiển cận nếu theo đuổi mối quan hệ kinh tế mà trả giá bằng nhân quyền của người dân Việt Nam.
Chân Như: Câu hỏi cuối, ông cho rằng Washington nên làm gì để “vượt hơn những lời hoa mỹ về việc bảo vệ nhân quyền cho Việt Nam”, như ông viết trong bài báo?
GS Allen Weiner: Đây là câu hỏi rất hay. Bởi vì mối quan hệ Mỹ Việt bao gồm rất nhiều đề tài, như ông đã nói, như nền ổn định của khu vực cũng là một đề tài quan trọng. Tuy nhiên tôi tin rằng Hoa Kỳ phải làm sao để chắc chắn rằng 17 cá nhân bị bắt giữ độc đoán phải được tự do ngay.
Tôi rất đồng ý với những lời của bà Ngoại trưởng Mỹ khi bà nói rằng chúng ta sẽ rơi vào chỗ thiển cận nếu theo đuổi mối quan hệ kinh tế mà trả giá bằng nhân quyền của người dân Việt Nam. GS Allen Weiner
Tôi nghĩ sự tự do của những người này phải là điều kiện cho mối quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế.
Nhân quyền là điều đặc biệt, điều nổi bật và quan yếu nhất mà người Mỹ cần phải làm. Muốn đạt được sự tốt đẹp hơn là những lời hoa mỹ thì có thể nói với Việt Nam rằng: chúng ta, người Mỹ, rất muốn có quan hệ thân thiết với người Việt Nam trong lãnh vực này nhưng sẽ không thiết lập mối quan hệ ấy cho đến khi chúng tôi phải thấy được những tiến bộ về nhân quyền từ phía các bạn.
Đó là điều có thể làm và cấn làm để vượt hơn cái việc gọi là “nêu vấn đề nhân quyền ra trong những cuộc đối thoại với Hà Nội.
Chân Như: Xin cám ơn GS Allen đã dành cho đài Á Châu Tự Do cuộc phỏng vấn này.

Thái Bình Dương Hết Thái Bình

Hải quân Hoa Kỳ ở Okinawa
Hải quân Hoa Kỳ tác nghiệp kỹ thuật trên một chiến hạm đóng gần Okinawa, Nhật Bản.BBC
Thái Bình Dương không còn thái bình nữa.  Mỹ đã bày binh, bố trận, bao vây, chống TC  về quân sự,  kinh tế chánh trị ở Á châu và Mỹ châu Thái Bình Dương rồi.
Hai thời sự đáng lưu ý mới đây về Trung Cộng. Một là hiệp ước TPP do Mỹ chủ động đã thành hình, TC bị các nước Á châu, Mỹ châu Thái bình dương cho ra rìa. TPP là chữ tắt cùa Transpacific Partnership có thể dich ra tiếng Việt là Hiệp Ðịnh Ðối Tác Kinh Tế Chiến Lược xuyên Thái Bình Dương. Chủ động trong cuộc vận động  và thành lập hiệp định này là Mỹ. Tin mới nhứt Phó Ðại diện Thương mại Mỹ, ông Demetrios Marantis, mới đây tại thủ đô Washington cho biết hiệp định đang thành hiện thực. Mỹ và các quốc gia thành viên khác đang đạt tiến bộ vượt bực trong việc ký kết một thỏa thuận thương mại toàn diện. TTP có mục đích hỗ trợ việc kiến tạo và duy trì công ăn việc làm trong các nước thuộc đối tác xuyên Thái Bình Dương, tăng cường quan hệ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và cuối cùng tạo ra một khu vực tự do thương mại. Singapore, New Zealand, Chile, Brunei, Mỹ,  Úc, Malaysia,Peru và Việt Nam đã hoàn thành thủ tục gia nhập. Mexico, Canada, Nhựt cũng được mời tham gia và sẽ sớm mở các cuộc thương thuyết về vấn đề này. Chỉ có Trung Cộng không có mặt, không được mời, bị cho ra rìa dù TQ là một đại siêu cường trên Á châu Thái bình Dương, hàng hoá made in China rẻ mạt, tràn ngập thế giới và chủ nợ của nhiều nước tây Phương trong đó có Mỹ.
Thời sự thứ hai đáng chú ý liên quan đến Mỹ và TC  là Thượng Nghị Sĩ James Webb, một thượng nghị sĩ rất có thẫm quyền và rất am tường về Á châu Thái bình Dương kêu gọi chánh quyền Mỹ phải cương quyết hơn nữa với TC trước hành động mà Thượng Nghị sĩ lên án TC “xâm lấn” ở Biển Ðông. Lời tuyên bố của Ông được Ông viết trên giấy trắng mực đen trong một bài đăng báo Wall Street Journal. TNS Webb  thuộc Ðảng Dân Chủ đại diện cho TB Virginia, là ủy viên của hai ủy ban ở Thượng Viện, Ủy Ban Quân Vụ và Ủy Ban Ðối Ngoại. Ông từng  tham chiến ở Việt Nam và từng giữ chức Bộ Trưởng Hải Quân dưới thời TT Ronald Reagan. Ông chỉ trích lập trường Mỹ không đứng về bên nào trong các vụ tranh chấp Biển Ðông, là “mặc nhiên để cho Trung Quốc ngày càng có nhiều hành động xâm lăng.”
Qua hai thời sự trên và qua một số diễn biến của Mỹ dồn dập đến Á châu gần đây người ta thấy Mỹ gần như đã hòan thành chiến dịch hai mặt giáp công: bao vây quân sự và kinh tế đối với Trung Cộng.
Về bao vây quân sự đối với TC, Mỹ hầu như đã ý thức hệ cho quân binh, và đã bày binh, bố trận xong rồi. Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Panetta trong một buổi lễ long trọng 1099 sĩ quan hải quân tốt nghiệp ra trường Học Viện Hải Quân ở thành phố Annapolis, tiểu bang Maryland, đã cảnh giác các tân sĩ quan “Quân đội của TQ đang bành trướng và hiện đại hóa. Chúng ta phải đề cao cảnh giác. Chúng ta phải mạnh.  Chúng ta phải sẵn sàng đối phó với mọi thách thức.”
Ông kêu gọi các tân sĩ quan Hải Quân củng cố tình đồng minh đã có từ lâu nay với Nhật Bản, Nam Hàn, Úc và Philippines, trong khi xây dựng những mối quan hệ đối tác mạnh mẽ với các nước như Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Singapore và Ấn Ðộ. Bộ Quốc Phòng và Tổng Tham Mưu Mỹ đã chuyển 60% hải lực sang Thái Bình Dương, tái phối trí quân Mỹ ở Okinawa, lầu đầu tiên đổ quân thường trú ở Úc, dàn xếp các căn cứ tiếp liệu thuận lợi hơn trong việc lập vòng vây ngăn chận sự bành trướng hải lực của TC.
TT/QP Mỹ đích thân đến thăm Vịnh Cam Ranh. Ðó là một căn cứ hải quân trọng yếu trong thời Chiến Tranh VN, không phải cho quân lực Mỹ ở VN mà cho tòan vùng Ðông Nam Á của Mỹ.
Tháng Tư năm 2012, Bộ Quốc Phòng Mỹ lập một cơ quan tình báo mới chuyên trách chánh yếu về Trung Cộng.  Ðó là cơ quan  tình báo bí mật của quân đội Mỹ (Defense clandestine service, DCS). Cơ quan này kết hợp làm việc với CIA với nhiệm vụ như gián điệp.
Bộ Quốc Phòng và Tổng Tham Mưu Mỹ cũng đã tái phối trí Thủy Quân Lục Chiến ở Á châu để đáp ứng nhu cầu chiến lược, chiến thuật mới, mà mục tiêu là tấn công và phòng ngự TC. Ðiều 9000 Thủy Quân Lục Chiến từ Okinawa qua Guam 5000 người, qua Úc 2500 người và qua Hawai khỏang vài ngàn để làm lực lượng tiếp ứng, giữ lại tại Okinawa 10,000 người .
Mỗi nơi phụ trách một vùng chiến thuật ở Á châu Thái bình dương, xung quanh TC. Các đơn vị Thủy quân lục chiến đồn trú tại Okinawa sẽ phụ trách khu vực bán đảo Triều Tiên và biển Hoa Ðông;  lực lượng ở Guam, vùng Tây Thái Bình Dương; lực lượng ở  Darwin, miền Bắc Úc khu vực Biển Ðông và Ấn Ðộ Dương và Thủy quân lục chiến đặt ở Hawaii, trừ bị,tiếp ứng.
Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba tuyên bố với báo chí rằng thỏa thuận này «là tất yếu phản ánh một thực tế trong khu vực trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng sức mạnh». Nhựt đóng góp khoảng 8,6 tỷ đôla để chia xẻ với Mỹ việc điều động này.
Trước khi điều động thủy quân lục chiến ở Okinawa, Mỹ có 11 hàng không mẫu hạm, Bộ Quốc phòng và Tổng Tham mưu đã điều về vùng Á châu Thái bình dương 6 chiếc, đa số được dùng vào lực lượng tấn công. Mỹ cũng đã được sự đồng ý của Úc cho phép hàng không mẫu hạm, các tàu lặn nguyên tử Mỹ ghé thành phố Perth phía tây của Úc để tiếp tế, nghỉ ngơi, như một căn cứ an tòan hải ngọai của Mỹ.
Úc cũng đồng ý cho Mỹ sữ dụng quần đảo Cocos, một nhóm đảo san hô  của Úc nằm trong Ấn Ðộ Dương và ở phía tây bắc của Australia, làm nơi xuất phát cho các máy bay dọ thám không người lái của Mỹ. Theo tin của AFP, quần đảo Cocos của Úc sẽ thay thế cho căn cứ Diego Garcia của Mỹ tại Ấn Ðộ Dương. Chính Ðại sứ Mỹ tại Úc Jeffrey Bleich nhận định là từ căn cứ  Darwin ở miền Bắc nước Úc, có thể đi thẳng ra Thái Bình Dương, Ấn Ðộ Dương, Biển Ðông Timor và tất cả các tuyến đường thương mại xung quanh. Ðiều này tạo một lợi thế mạnh và lớn cho Mỹ trên Thái bình Dương. Mỹ có thể dễ dàng tung quân ra xa một cách nhanh chóng.
Mới dây Mỹ tăng cường thêm cho căn cứ ở đảo Guam thêm hai tiểm thủy đỉnh nguyên tử và lập không đoàn chiến đấu cơ chiến lược cố định và thường trực ở đảo Guam.
Về bao vây kinh tế TC, Mỹ dùng  hiệp định  TPP, Ðối Tác Xuyên Thái Bình Dương. TPP  họp lần thứ 13 ở San Diego, thành phố cảng quân sự Á châu của Mỹ, đạt  nhiều “tiến bộ quan trọng’ trong  các lãnh vực quan yếu: quan thuế, các dịch vụ xuyên biên giới, viễn thông, và chi tiêu của chính phủ. Nhiều nước Á châu và Mỹ châu Thái Bìng Dương gia nhập, nhưng TC bị cho ra rìa như thấy ở thời sự 1.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã công khai và mạnh dạn tuyên bố rằng, hiệp định mậu dịch với các nước Thái Bình Dương là một ưu tiên của Hoa Kỳ.
Chuẩn bị chiến tranh là củng cố hoá bình, người ta không tin Trung Cộng dám tấn công Mỹ trên Thái Bình Dương vì làm thế là TC tự sát với thế lực quân sự của Mỹ phải tối thiểu hai mươi năm nữa TC hoạ may mới cân bằng với hiện tình của quân lực Mỹ.
Cũng như Mỹ không cần tấn công TC chi cho mang tiếng. Chỉ cần Nhựt và Phi luật tân có lý do chánh đáng tấn công trả đủa TC đã chiếm biền đảo, thì Mỹ có lý do để can dự rồi. Mỹ có nhiệm vụ bảo vệ Nhựt theo hiệp ước sau Thế chiến Hai. Phi có hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ. Cái gì chớ Nhựt thì quá am tường, qua nhiều kinh nghiệm đối với chiến truờng TQ. Nếu có chiến tranh xảy ra giữa Nhựt mà đàng sau có Mỹ, thì dân chúng TQ sẽ có dịp nỗi lên chống CS, TQ trở thành không phải Tam Quốc và thành “liệt quốc” của thời Ðông Chu Liệt Quốc gồm quá nhiều nước như sứ quân trong truyện Tàu.
Vi Anh

Bắc Kinh sứt mẻ uy tín do áp lực chủ nghĩa dân tộc trong nước

Cựu trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á, Christopher R. Hill (DR).
Trong bài viết mang tựa đề « Sự chia rẽ trong nội bộ Trung Quốc » đăng trên trang diễn đàn của nhật báo Le Figaro hôm nay, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách Đông Á, ông Christopher R.Hill nhận xét, hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế đã bị tổn thương vì chính sách đối ngoại thiếu nhất quán.
Tác giả viết, trong những năm gần đây, sự suy tàn của Hoa Kỳ đã được bàn đến rất nhiều, mà hệ quả là Trung Quốc có thể giành được ngôi vị cường quốc số một thế giới. Nhưng cho dù Hoa Kỳ phải đối mặt với những vấn đề cần khẩn trương giải quyết, nếu Trung Quốc muốn mở rộng tầm vóc quốc tế, chưa nói đến việc qua mặt Hoa Kỳ, thì trước hết cần chỉnh đốn trong nội bộ.
Gần đây Trung Quốc ngày càng dấn sâu vào những cuộc xung đột âm ỉ như hồi thế kỷ 19, với nhiều nước láng giềng Đông Nam Á, qua những yêu sách chủ quyền trên Biển Đông. Yêu sách « đường lưỡi bò 9 đoạn » này, chủ yếu nhằm chuyển toàn bộ Biển Đông thành vùng biển riêng của Trung Quốc, là thừa hưởng từ thời Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch.
Vì sao lại dựa vào ông thống chế này để làm cơ sở cho yêu sách ? Trung Quốc khẳng định Biển Đông thuộc về Trung Hoa từ nhiều ngàn năm trước, nhưng nguồn gốc các tranh chấp lãnh hải thì chỉ mới đây, liên quan đến việc quân phiệt Nhật chiếm đóng Đài Loan đến năm 1945. Thế là Trung Quốc mà nền văn hóa và những thành tựu được thế giới ngưỡng mộ, nay lại lao vào cuộc đấu võ mồm – có thêm vài chiến hạm hỗ trợ – với hầu như toàn bộ các nước láng giềng xung quanh, về một vấn đề lẽ ra cần phải là một tiến trình thương lượng quốc tế nghiêm chỉnh.
Theo tác giả bài viết, thì thái độ vụng về của Bắc Kinh tại Biển Đông chủ yếu là do bộ phận dân tộc cực đoan trong nước đã lên án các nhà lãnh đạo là « mềm yếu », đòi họ phải cứng rắn hơn. Chẳng hạn có thể thấy rõ sự trỗi dậy của khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa trong số 500 triệu người Trung Quốc sử dụng internet, với những châm biếm về « sự nhu nhược » của chính quyền trong việc bảo việc lợi ích đất nước.
Chính quyền Trung Quốc vô cùng nhạy cảm trước những chỉ trích này. Nếu một blogger đả kích chính phủ về việc đàn áp phong trào Pháp Luân Công, hay ủng hộ đối lập Tây Tạng, thì công an sẽ can thiệp ngay. Nhưng nếu giới blogger đưa ra lời kêu gọi sô-vanh nước lớn cho việc chinh phục các nguồn cung nguyên vật liệu mới, chính phủ hoan nghênh và tìm cách áp dụng.
Áp lực từ bên trong cũng đã đặt Trung Quốc vào tình thế khó khăn, trong những trường hợp khác. Nhiều quan sát viên quốc tế có thể bỏ qua cho thái độ của Trung Quốc tại Biển Đông, vì nhiều nước khác lớn cũng như nhỏ cũng có những tranh chấp trên biển với các láng giềng. Nhưng các nhân tố cực đoan Trung Quốc, từ cư dân mạng cho đến các định chế chính thức, đã góp phần làm cho tổng thể các hoạt động quốc tế của Bắc Kinh bị thiên hạ chê cười, từ các nước lân bang nhỏ bé cho đến các cường quốc trên thế giới.
Một ví dụ điển hình là sự ủng hộ không mệt mỏi của Trung Quốc đối với Bắc Triều Tiên – nước muốn sở hữu vũ khí nguyên tử. Không có bất kỳ quốc gia có trách nhiệm nào trên thế giới ngày nay có thể chấp nhận được thái độ của Bình Nhưỡng. Nhưng Bắc Kinh quan tâm quá nhiều đến chính sách đối nội, đến nỗi không thấy được cái giá phải trả cho việc không hề phản ứng trước làn sóng lên án sau mỗi hành động khiêu khích của Bắc Triều Tiên. Sự thản nhiên của Bắc Kinh trước vụ Bắc Triều Tiên tấn công quân sự vào Hàn Quốc năm 2010 chẳng hạn, đã khiến nước láng giềng này trở nên lạnh nhạt trong quan hệ song phương.
Chính sách không nhất quán của Trung Quốc bắt nguồn từ sự bất lực trong việc xác định đường hướng nội trị : nhiều người Trung Quốc vẫn xem Bắc Triều Tiên là nước anh em đồng minh.
Syria là sai lầm quốc tế gần đây nhất của Trung Quốc. Không ai chờ đợi Bắc Kinh có cùng quan điểm với châu Âu hoặc Hoa Kỳ trong hồ sơ này. Nhưng sự chọn lựa mặc nhiên đứng về phía đối địch – ngay cả khi điều này bất lợi cho lợi ích quốc gia – khiến người ta phải đặt câu hỏi, liệu Trung Quốc có đủ nội lực để đóng vai trò hàng đầu trên trường quốc tế ?
Thụy My

Ngày 31 tháng 8



1535 – Đức Giáo Hoàng Phaolô II truất phế và ra vạ tuyệt thông cho vua Henry VIII.
1823 - Ferdinand VII được phục hồi ngai Vua Tây Ban Nha khi quân đội Pháp được mời tiến vào Cadiz. Biến cố này còn được gọi là trận Trocadero.

1919 – Đảng cộng sản lao động Mỹ được thành lập tại Chicago.

1935 – Việc xuất cảng vũ khí của Hoa Kỳ cho các nước tham chiến bị cấm bởi một đạo luật do Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt ký.

1955 – Dulles ủng hộ quyết định của Ngô Đình Diệm không tổ chức bầu cử quốc gia.
1957 -  Malaya (Malaysia) giành được độc lập từ Anh Quốc.
1907 – Anh, Nga và Pháp thành lập hiệp ước liên minh 3 bên Triple Entente.
1962 - Các quốc gia Tobago và Trinidad thuộc vùng Carbbean độc lập với Khối thịnh vượng Anh.
1964 – California chính thức là tiểu bang đông dân cư nhất ở Hoa Kỳ.
1965 – Ông Nguyễn Cao Kỳ từ chối đàm phán với Cộng sản.

1968 – Một trận động đất cách phía Nam Hashhad khoảng 250 km đã gây ra từ 12.000 đến 20.000 người thiệt mạng, nhiều người bị thương và trên 60.000 không còn nhà ở.

1970 – Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu vẫn duy trì quyền kiểm soát Thượng Viện.
1971 - Dave Scott là người đầu tiên lái 1 chiếc xe hơi trên mặt trăng.
1972 – Con số thương vong hàng tuần của Hoa Kỳ đạt mức thấp.
1979 -  Donald McHenry được chỉ định thay cho Andrew Young làm đại sứ Liên Hiệp Quốc.
1981 – Tại Ramstein, Tây Đức, một quả bom nổ tại tổng hành dinh không lực Châu Âu của Hoa Kỳ. Lữ đoàn trưởng Joseph D. Moore và 19 người khác bị thương.
1986 – Chiếc tàu The Admiral Nakhimov, chở hành khách của Sô Viết đụng phải một tàu buôn tại Biển Đen. 448 người thiệt mạng khi cả 2 chiếc tàu đều bị chìm.
1989 - Công nương Anne của Anh và thái tử Mark Phillips tuyên bố ly dị. Cuộc hôn nhân của họ kéo dài 16 years năm.

1990 – Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Javier Perez de Cuellar gặp gỡ ngoại trưởng Iraq Tariq Aziz nhằm cố gắng đưa ra một cuộc đàm phán tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng tại vịnh Ba Tư.

1990 – Đông và Tây Đức ký hiệp ước muốn hài hòa hệ thống chính trị và luật pháp.
1991 - Uzbekistan và Kirghiziz tuyên bố độc lập với Sô Viết. Họ là những nước cộng hòa thứ 9 và thứ 10 tuyên bố kết hoạch ly khai.
1993 – Nga rút những binh sĩ cuối cùng khỏi Lithuania.

1994 – Một cuộc ngưng bắn do quân đội cộng Hòa Ái Nhĩ Lan công bố sau 25 năm đổ máu tại Bắc Ái Nhĩ Lan.

1994 – Nga chính thức kết thúc sự có mặt quân sự tại Đông Đức trước đây và Baltics sau nửa thế kỷ.
Đài kỷ niệm Công nương Diana, Dodi Fayed
tại Harrods

1997 – Công nương Diana xứ Wales qua đời năm 36 tuổi trong một tai nạn xe hơi tại Paris. Bạn đồng hành của cô, Dodi Fayed, và tài xế cũng thiệt mạng.
1998 – Một hỏa tiễn đầu đạn của Bắc Hàn bắn vào Nhật Bản. Hỏa tiễn này đáp từng chặng trên hải phận quanh Nhật Bản. Không ai biết mục tiêu của nó.
1998 – Các sứ quán Hoa Kỳ tại Ghana và Togo đóng cửa vô thời hạn vì những đe dọa về an ninh.
2005 – Một cuộc đàn áp đám đông trên cầu Al-Aaimmah tại Baghdad làm thiệt mạng vài trăm người dân.

Ý nghĩa và vô nghĩa về Obama và Osama

Peter Bergen – CNN (Trà Mi lược dịch)

Chú của Biên tập viên: Peter Bergen, nhà phân tích về An ninh Quốc gia của đài CNN, là một giám đốc của “New America Foundation” – một cơ quan nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp sáng tạo dưới mọi lăng kính ý thức hệ, có trụ sở tại Washington - và là tác giả cuốn sách mới: “Manhunt: The Ten-Year Search for Bin Laden – From 9/11 to Abbottabad.” [“Cuộc săn người: Mười năm truy lùng Bin Laden - Từ 11/9 đến Abbottabad.”]

Bin Laden và tác giả (1997)
Nguồn ảnh: asiasociety.org


(CNN) – Hôm thứ Tư, một số trong giới truyền thông đã có được một bản của cuốn sách chưa được phát hành “No Easy Day” [“Không có ngày thanh thản”] của Mark Owen, bút danh của một trong những Navy SEALs, Toán đặc nhiệm, đã tham dự chiến dịch giết chết Osama Bin Laden. Sách sẽ phát hành ngày 4 tháng 9, 2012, trước dự định một tuần.

Cuốn “No Easy Day” đang rất được bạn đọc mong đợi, và đã là số 1 trên Amazon, khác với những bản tin về chiến dịch [lùng diệt Bin Laden] đã được đưa ra trước đây một cách rất đáng kể. Owen nói rằng một trong những đồng đội SEALs của ông bắn ngay khi Bin Laden vừa thò đầu ra cửa phòng ngủ chứ không phải đã bắn sau khi SEALs tiến vào phòng ngủ của Bin Laden như đã được báo cáo trước đây, theo bài viết trên tờ Huffington Post về nội dung của cuốn sách “Không có ngày thanh thản.” Lời thuật lại của các sự kiện này cho biết - nếu còn có bất kỳ nghi ngờ nào về vấn đề này - thì thực sự có rất ít nỗ lực để bắt sống Bin Laden.


No Easy DayDay
Nguồn ảnh: AP Photo/Dutton, File
Lời kể của Owen như người trong cuộc, chứng kiến tận mắt cuộc tấn công Bin Laden nghe rất trung thực về nhiều mặt mà một cuốn sách khác mới xuất bản gần đây cũng tập trung vào công tác này nhưng không có được.

Richard Miniter, tác giả của một số sách nghiêng về hướng bảo thủ về vấn đề an ninh quốc gia của Mỹ, vừa phát hành một tác phẩm mới về Tổng thống Barack Obama có tựa đề, “Lãnh đạo từ phía sau: Vị Tổng thống miễn cưỡng và các Cố vấn quyết định cho ông,” không còn cho người đọc nghi ngờ gì nữa về chủ đề chung của cuốn sách.

“Lãnh đạo từ phía sau” thẩm tra từng thời điểm quan trọng trong nhiệm kỳ tổng thống của Obama, chẳng hạn như việc thông qua Chính sách Y tế của ông và các cuộc đàm phán về ngân sách với Đảng Cộng hòa ở Hạ viện cũng như cuộc đột kích giết chết bin Laden.

Chính phiên bản của Miniter về chiến dịch lùng diệt Bin Laden đã thu hút đáng kể sự chú ý của giới truyền thông vì những tuyên bố giật gân như:

• Phụ tá hàng đầu của Obama, Valerie Jarrett, có ảnh hưởng “kiểu Rasputin” [với gia đình Nga Hoàng Nicholas II] với tổng thống và thuyết phục Obama tất cả ba lần vào tháng Giêng, tháng Hai và tháng Ba năm 2011 đừng khởi động các cuộc tấn công vào Pakistan để lùng diệt Bin Laden.

• Tổng thống mất gần hai năm do dự trước khi ra lệnh tấn công Bin Laden, đã được “thu hẹp trên mặt phạm vi, hoặc đã bị trì hoãn, thường là do chính tổng thống do dự.”

• Obama đã làm “choáng váng nhân viên của mình với một chuỗi đình trệ nguy hiểm và những do dự tê liệt đã đe dọa tính đúng lúc của chiến dịch và gần như làm hại đến khả năng thành công của nó.”

• Vì kết quả của sự chậm trễ này, Tướng David Petraeus, lúc đó là chỉ huy trưởng ở Afghanistan, trong năm 2011 “đã phải cân nhắc việc quyết định một mình và ra lệnh mở một cuộc không kích vào thành lũy của Bin Laden ở Pakistan.

• Obama để “những quyết định quan trọng” về cuộc tấn công bin Laden cho Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton vì sợ “phải nhận trách nhiệm cho một cuộc đột kích nguy hiểm có thể đi đến thất bại bi thảm.” Chính Clinton, theo Miniter, là người đã đẩy Obama đi đến quyết định cho phép mở cuộc tấn công.

Những cáo buộc này xẩy ra cùng lúc khi một nhóm sĩ quan và các nhân viên tình báo đã nghỉ hưu phát hành phim tài liệu “Những tiết lộ đê tiện,” dài 22 phút, khẳng định rằng Obama đã dành lấy quá nhiều danh tiếng sau cuộc tấn công Bin Laden. Tài liệu này đã được xem hơn 3 triệu lần trên YouTube.

Trong cuốn sách mới của Minter cũng khẳng định rằng:

• Một đại tá trong cơ quan tình báo quân sự của Pakistan, Inter-Services Intelligence, hoặc ISI, đã cung cấp “những giúp đỡ quan trọng” trong việc tìm kiếm Bin Laden sau khi ông bước vào trụ sở CIA ở Islamabad vào tháng Tám năm 2010.

• Trái với những khẳng định của nhiều viên chức trong chính quyền Obama, có là dấu hiệu cho thấy chính quyền [Mỹ] đã cho tướng lãnh hàng đầu của Pakistan biết trước cuộc cuộc đột kích Bin Laden sắp ra từ tháng Mười Hai năm 2010 và mong được sự chấp thuận từ phía những người Pakistan, được “sự đồng ý ngầm của họ về chiến dịch này.” Trong quá viết một cuốn sách về cuộc săn lùng Bin Laden, tôi đã nói chuyện với rất nhiều viên chức của Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và các quan chức tình báo quen thuộc với cuộc săn bắt người lãnh đạo của al-Qaeda, hơn một chục người trong số họ đã trực tiếp biết đến quá trình ra quyết định của Obama về cuộc lùng diệt tên thủ lĩnh khủng bố. Nhiều người trong số những viên chức đó đã nói với tôi và được ghi vào biên bản. Tôi cũng đã đi đến Pakistan ba lần sau khi Bin Laden đã bị giết để làm điều tra riêng về cuộc đột kích người lãnh đạo al-Qaeda và đã nói chuyện với một số sĩ quan và các quan chức tình báo Pakistan những người đã điều tra cuộc tấn công Bin Laden và sự việc sau đó.

Dựa trên báo cáo đó cùng những gì có sẵn trên các tài liệu công cộng, lời tường thuật của Miniter về các tin tình báo dẫn đến nơi trú ẩn của Bin Laden và những quyết định xung quanh cuộc đột kích giết Bin Laden là một đống giấy nhảm nhí, tào lao.

Phủ nhận của Nhà Trắng

Hãy bắt đầu với việc Jarrett, cùng với đa số nhân viên Nhà Trắng, chỉ biết đến cuộc đột kích Bin Laden sau khi nó đã xảy ra ngày 1 tháng 5 năm 2011, theo một email của Benjamin Rhodes, Phụ tá Cố vấn An ninh Quốc gia gửi cho CNN. Các viên chức chính phủ nói rằng những nhân viên duy nhất tại Nhà Trắng đã biết trước bất cứ điều gì về cuộc đột kích là những người “cần biết” trong số các nhân viên An ninh Quốc gia, trong đó Jarrett không phải là một thành viên.

Phát ngôn viên Nhà Trắng, Josh Earnest, nói tuyên bố của Miniter về chiến dịch lùng diệt Bin Laden “hoàn tòan là một bịa đặt.” Và trong một điện thư gởi CNN, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia, Tommy Vietor, đã viết rằng Miniter đã tuyên bố rằng: “Ngoại trưởng Clinton đã nói với Tổng thống phải mở cuộc đột kích là chuyện dựng đứng và sai. Quyết định khử trừ Osama Bin Laden đã do Tổng thống ra lệnh, như nhiều người trong cuộc đã nói như ghi trong biên bản.

“Ví dụ, (cựu) Bộ trưởng (Quốc phòng) (Robert) Gates nói: ‘đây là một trong các quyết định can đảm nhất mà tôi nghĩ rằng tôi đã từng nhìn thấy một tổng thống thực hiện.’ (Người chỉ huy cuộc tấn công) Đô đốc (William) McRaven nói rằng “Cuối cùng, không nên lầm lẫn, chính tổng thống của Hoa Kỳ là người gánh vác trách nhiệm của chiến dịch này, là người phải đi đến những quyết định khó khăn trong quá trình lập kế hoạch, bởi vì chính tôi đã ném đủ lại kế hoạch cho Tổng thống.’”

Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Vietor nói thêm, “Tôi đang chờ khi Miniter tuyên bố rằng con chó Bo mới thực sự đưa ra các quyết định để tiêu diệt Bin Laden.” Bo là con chó của gia đình Obama.

Obama & Osama
Nguồn ảnh: OntheNet

Ngoài ra Jarrett cũng không thể nào đã thuyết phục Tổng thống Barack Obama đùng mở cuộc đột kích tiêu diệt Bin Laden trong tháng Giêng năm 2011, như Miniter viết, bởi vì việc lập kế hoạch và tập dượt cho chiến dịch đó đã chưa bắt đầu. Mãi cho đến ngày 14 Tháng Ba 2011, Nội các chiến tranh của Obama mới họp để trình bày các lựa chọn quân sự khác nhau, từ một vụ đánh bom đến một cuộc tấn công máy bay không người lái và một cuộc đột kích của Navy SEALs. Và Toán đặc nhiệm SEALs chỉ bắt đầu tập dợt cuộc đột kích vào đầu tháng 4 năm 2011. Chẳng có cuộc đột kích nào trước đó để mà đình chỉ.

Lệnh của Obama

Thay vì rúng động về cuộc đột kích, Obama ra lệnh mở cuộc tấn công ngược lại lời khuyên của Bộ trưởng Quốc phòng của ông, người đã bắt đầu làm việc cho Nixon Hội đồng An ninh Quốc gia của Nixon khi Obama mới 13 tuổi, và chống lại lời khuyên của Phó Tổng thống Joe Biden, người đã được bầu vào Thượng viện khi Obama mới 11 tuổi. Và cũng ủng hộ một chương trình hành động cho cuộc đột kích khác với đề nghị của Tướng James “Hoss” Cartwright, Cố vấn quân sự số 2 của Obama.

Và thay vì thu hẹp tầm hoạt động của cuộc đột kích Bin Laden, trên thực tế, Obama đã ra lệnh cho thêm trực thăng hậu thuẫn, theo Đô đốc Mike Mullen, khi đó là Tham mưu trưởng, đã nói với tôi, “Obama là người đã đưa trực thăng Chinook-47 vào kế hoạch. Ông là đã nói, “Không có đủ hậu thuẫn.’”

Thay vì bị lay động, Obama đã tham dự hết mình vào một quyết định có tiềm năng tiêu diệt sự nghiệp tổng thống của ông nếu cuộc đột kích trở thành một thất bại tương tự như thất bại như cuộc giải cứu con tin năm 1980 tai Iran. Khả năng của một thất bại tương tự là mối quan tâm nghiêm trọng của ông Gates. Obama là người duy nhất chịu trách nhiệm hoàn toàn cho quyết định ra lệnh “tấn công” trong kế hoạch đột kích mặc dù trên thực tế không có bằng chứng cho thấy bin Laden đang sống ở Abbottabad, chỉ là một trường hợp tình cờ mà Bin Laden đang trốn ở đó.

Theo cuốn tiểu sử “All In” [về Petraeus] mới phát hành gần đây của Paula Broadwell, Petraeus chỉ biết đến cuộc đột kích Abbottabad ba ngày trước khi nó xảy ra và không giữ một vai trò nào trong việc lập kế hoạch thực hiện nó. Vì thế lý luận cho rằng Petraeus đã cân nhắc ra lệnh mở một cuộc không kích đơn phương xuống căn cứ của Bin Laden, nằm ở trung tâm của một thành phố ở giữa Pakistan, chỉ đơn giản là điều ngớ ngẩn.

Không có bằng chứng nào cho thấy một đại tá ISI đã đến thăm cơ sở CIA ở Islamabad và đưa tin cho CIA về Bin Laden. Và dựa theo mọi báo cáo, không có sự chấp thuận ngầm nào từ giới lãnh đạo quân sự của Pakistan để mở cuộc tấn công Bin Laden, và họ cũng không được cho biết trước về cuộc đột kích. Một quan chức ISI e-mail cho tôi và nói rằng tuyên bố của Miniter “là vô lý hết cỡ nói.”

Trong thực tế, những người Pakistan đã hoàn toàn bị bất ngờ trước cuộc đột kích và giận dữ vì họ đã không được bất kỳ một thông báo nào về chiến dịch này, theo Cameron Munter, lúc đó là Đại sứ Mỹ tại Pakistan.

Miniter thậm chí không thể có được thông tin cơ bản về cuộc đột kích Bin Laden. Obama không phải đã mất gần hai năm rúng động trước khi đi đến quyết định lùng diệt Bin Laden. Tin tình báo đầu tiên về việc Bin Laden có thể sống ở Abbottabad chỉ mới có hồi tháng 8 năm 2010, khoảng chín tháng trước khi Obama ra lệnh mở cuộc đột kích dùng SEALs để giết Bin Laden.

Miniter e-mail cho CNN nói rằng thông tin của ông ta về tất cả những sự kiện này là chính xác, và giải thích, “Tôi muốn đưa ra ánh sáng các chi tiết từ quân đội và tình báo đã không có trong phần tường thuật chính thức của Nhà Trắng. Tôi tin rằng các phóng viên đã dựa quá nhiều vào các viên chức Nhà Trắng và các viên chức chính phủ Pakistan và coi thường những người không có mặt hoặc không muốn nhận xét trong những ngày giờ ngay sau khi cuộc đột kích xảy ra, nhưng lại là những người đã làm nhiệm vụ kỹ thuật quan trọng để đảm bảo sự thành công của nó.”

Một điểm của một diện

Những sai lầm rõ ràng trong tường thuật của Miniter về chiến dịch lùng diệt Bin Laden là một phần của một thói quen của Miniter, người đã viết những cuốn sách khác có những tuyên bố khác gây nhầm lẫn về Bin Laden. Trong cuốn sách năm 2005 của ông, “Disinformation: 22 Media Myths That Undermine the War on Terror,” [“Thông tin sai: 22 huyền thoại làm suy yếu cuộc chiến tranh chống khủng bố,”] Miniter viết thật linh động trong báo cáo của mình. “Bất cứ khi nào có thể, tôi đã đến hiện trường. Tôi hồi tưởng lại những bước cuối cùng của Bin Laden từ một hội trường ở Jalalabad, Afghanistan, và sau đó Bin Laden leo lên phức thể hang động, nơi trú ẩn sau cùng của Bin Laden tại dãy núi Trắng gần Tora Bora.”

Tuy nhiên, Miniter chưa bao giờ đến thăm Tora Bora. Miniter giải thích trong một e-mail với CNN, “Chuyến đi đến Afghanistan, với một viên chức tình báo cao cấp Afghanistan và đoàn chuyên viên máy ảnh, đã bị hủy bỏ vì hoàn cảnh hoàn toàn ngoài tầm kiểm soát của tôi. Vì vậy, chương mà câu đó nói đến đã không được viết trong sách đã xuất bản. Phần giới thiệu, từ đó câu ông trích dẫn được rút ra, đã được gửi đến nhà xuất bản hơn một tháng trước đó dựa trên cơ sở sẽ có một chuyến đi đã dự định với một viên chức cao cấp Afghanistan. Lời giới thiệu đáng lẽ nên được thay đổi để phản ảnh chuyến đi bị hủy bỏ và mặc dù tôi thôi thúc, lời giới thiệu [không xác thực] đó đã không thay đổi. Nhà xuất bản đưa lý do lịch trình xuất bản là một mối quan tâm áp đảo và không muốn gánh chịu các chi phí liên quan trong việc chỉnh sửa vào phút cuối.”

Năm 2003 Miniter xuất bản cuốn “Losing Bin Laden: How Bill Clinton's Failures Unleashed Global Terror,” [“Để xẩy Bin Laden: Thất bại của Bill Clinton đã mở cửa cho khủng bố toàn cầu như thế nào,”] điểm trung tâm của cuốn sách là khi Bin Laden đang sống ở Sudan trong giữa những năm 1990, chính phủ Sudan đã đề nghị giao Bin Laden lại cho chính quyền Clinton. Ủy ban lưỡng đảng 9/11 thấy không có bằng chứng nào cho khẳng định này.

Liệu St. Martin Press, nhà xuất bản của Miniter, sẽ nhìn vào những tuyên bố sai và những sai lầm trong những cuốn sách mới của Miniter hay không? Đừng nín thở chờ đợi; St. Martin Press cũng là nhà xuất bản của cuốn sách năm 2011 “SEAL Target Geronimo: The Inside Story Mission to Kill Osama Bin Laden,” chứa đầy rẫy những sai lầm tày mẹt, nhưng vẫn tiếp tục được bán trên thị trường như một tác phẩm không phải là tiểu thuyết.

Tác giả của cuốn “SEAL Target Geronimo,” Chuck Pfarrer – cũng là một cựu Navy SEALs đã nghỉ hưu cách đây hơn hai mươi năm và từ đó đã làm việc như một nhà biên kịch Hollywood – cho biết ông đã nói chuyện với một số nhân viên Navy SEALs trong đội ngũ những người đã giết chết Bin Laden và lời giải thích chính thức về những gì đã xảy ra trong đêm của cuộc đột kích ở Abbottabad phần lớn là sai lầm.

Uy tín của một cuốn sách

Theo lối giải thích các sự kiện của Pfarrer, chiến dịch SEALs chống lại Bin Laden đã diễn ra rất suông sẻ so với những gì thực sự đã xảy ra đêm đó tại Abbottabad. Pfarrer viết rằng SEALs đã giết chết bin Laden chỉ trong vòng một vài phút khi đến căn cứ và sau khi nhanh chóng đu dây xuống mái nhà trên phòng ngủ của Bin Laden. Ngược lại, lời giải thích về sự kiện tôi nghe được từ hàng chục viên chức liên quan đến chiến dịch là một trong các máy bay trực thăng im lặng Black Hawk [Ó đen] trong cuộc đột kích đã bị rơi ngay sau khi vừa đến căn cứ của Bin Laden và lãnh tụ của al-Qaeda đã bị giết chết khoảng 15 phút sau đó.

Pfarrer cũng trích dẫn các cuộc hội thoại được cho là đúng nguyên văn về kế hoạch của cuộc đột kích Bin Laden giữa người chỉ huy trưởng cuộc đột kích, McRaven, và sĩ quan chỉ huy của SEAL Team Six và một viên chức CIA trong một phòng họp “an toàn” nằm dưới ba tầng ngầm ở trụ sở Chỉ huy Hành quân Đặc biệt tại Fort Bragg, Bắc Carolina.

Một nguồn tin quân sự nói với Barbara Starr của CNN không có căn cứ nào dưới lòng đất như vậy ở Fort Bragg. Và Bộ Chỉ huy Chiến dịch Đặc biệt, rất hiếm khi, nếu có, phát biểu ý kiến về hoạt động của mình, đã phải đi một bước chưa từng có là ra tuyên bố phủ nhận trên giấy trắng mực đen những lời tường thuật của Pfarrer, và nói rằng đó là “một sự dựng đứng” và thêm rằng Pfarrer không bao giờ nói chuyện với Navy SEALs về chiến dịch lùng diệt Bin Laden.

Uy tín của Pfarrer không khá hơn gì khi ông dành hẳn một chương trong cuốn “SEAL Team Geronimo” nói rằng vũ khí hủy diệt hàng loạt, gồm cả các chất độc thần kinh, tìm thấy được ở Iraq sau khi Saddam Hussein sụp đổ và đã rơi vào tay của ... al-Qaeda. Pfarrer cũng tuyên bố Ayman al-Zawahiri, lãnh tụ số 2 của al-Qaeda lúc đó, đã cố ý gài cho Bin Laden bị Mỹ giết chết. Tất nhiên, Pfarrer không có một bằng chứng nào cho một trong hai khẳng định nêu trên.

Mặc dù vậy, Pfarrer tiếp tục được mời nói chuyện trên các kênh truyền hình như Fox và CNN, nơi ông đã được hỏi về tuyên bố rằng lời tường thuật của ông chỉ là một sự bịa đặt, và cuốn sách của ông tiếp tục được nhà xuất bản St. Martin Press quảng cáo, như một cuốn sách không phải loại tiểu thuyết về cuộc tấn công bin Laden.

Quan điểm của Nhà xuất bản

St. Martin Press đã xuất bản hai cuốn sách nói về chiến dịch lùng diệt Bin Laden – cả hai đều mang tiếng là “sách bịa đặt”, cáo buộc thứ nhất từ Nhà Trắng và cáo buộc thứ hai là của Bộ Chỉ huy Chiến dịch Đặc biệt.

Liệu St. Martin Press có dự định làm bất cứ điều gì về những cuốn sách này hay không? Một biên tập viên của St. Martin Press email cho CNN, “(Cả hai) tác giả xác tín các nguồn (tin) của họ và khẳng định tường trình sự kiện của họ là đúng, và chúng tôi hậu thuẫn các tác giả của chúng tôi,” và phát ngôn viên của St. Martin Press nói với CNN rằng các cuốn sách của Pfarrer “tiếp tục bán chạy” và sẽ được tái bản với hình thức bìa mỏng trong hai tuần nữa vào thời điểm kỷ niệm 911.

Trong thế giới báo chí, bịa chuyện là bị sa thải. Đừng quên phóng viên Jayson Blair của tờ New York Times người đã buộc phải từ chức vì đã dựng chuyện và đưa lời tuyên bố [không có] trong năm 2003. Và trong địa hạt thông tin truyền hình nếu bạn đưa một tin quan trọng sai sự thực thì bạn cũng sẽ mất việc. Người ta chưa quên vụ “Tailwind” trên kênh CNN vào năm 1998 cáo buộc Lực lượng Đặc biệt Mỹ đã sử dụng khí thần kinh trong chiến tranh Việt Nam. Bản tin sau đó đã được CNN rút lại và dẫn đến việc một số nhân viên của CNN bị sa thải. Trong năm 2004, người đọc tin chính của CBS, ký giả Dan Rather, đưa tin về các bản ghi nhớ chỉ trích sinh hoạt của Tổng thống George W. Bush trong lực lượng Bảo an Quốc gia tại Texas. Tính xác thực của các bản ghi nhớ đã bị nghi ngờ, CBS đã rút lại bản tin và sa thải nhà sản xuất của đoạn phim tài liệu đó.

Tuy nhiên, không có tiêu chuẩn như vậy trong thế giới được cho là nghiêm túc của các nhà xuất bản sách không hư cấu. Các nhà văn hiếm có viết truyện không phải tiểu thuyết, bịa đặt hay thuật lại sự kiện một cách sai lầm đáng kể thường thoát nạn, và các nhà xuất bản tiếp tục xuất bản những tác phẩm đó để thu lợi nhuận từ những câu chuyện bịa đặt của họ.

Một số nhà xuất bản sách không tiểu thuyết nghiêm túc tôn trọng sự thật. Trong tháng Bảy, Houghton Mifflin Harcourt cho biết sẽ rút lại tất cả các ấn bản của cuốn sách của Jonah Lehrer đang bán chạy nhất “Imagine: How Creativity Works” sau khi cựu nhà báo của tờ New Yorker thú nhận rằng ông đã bịa đặt lời phát biểu của Bob Dylan trong cuốn sách đó.

Để khắc phục vấn đề này trong tương lai, các nhà xuất bản sách không phải tiểu thuyết nên ghi rõ trong hợp đồng của họ với các nhà văn rằng nếu tác giả bịa đặt hay được biết đã có những sai sót đáng kể, sai lầm lớn so với thực tế, họ sẽ phải trả lại thù lao đã đưa trước.

Như cố Thượng nghị sĩ Patrick Moynihan thích nói, “Mọi người đều có quyền có ý kiến của riêng mình, nhưng họ không được bịa ra các sự kiện riêng của họ.”

© DCVOnline




Nguồn:
Sense and nonsense about Obama and Osama. By Peter Bergen, CNN National Security Analyst. Wed August 29, 2012.
Powered By Blogger