Ngày
xưa, lúc còn bé, bọn con trai chúng tôi thường hay chơi đánh đáo, bắn
bi...; còn con gái thì đánh đũa hay nhảy cò cò, nhảy dây... Trong cuộc
chơi, trẻ con nào cũng thường hay xảy ra những cảnh lấn lướt, hơn thua,
chèn ép lẫn nhau rồi sinh ra cãi vã. Chúng thường gọi đơn giản, ngắn gọn
mấy đứa chơi gác mình là chơi ăn gian. Chỉ có trẻ con mới gọi như thế.
Còn đối với người lớn, trong cuộc sống, nếu có bi chèn ép, lấn lướt nhau
thì thường ít ai nói như vậy; mà người ta có thể dùng những lời lẽ khác
nhưng cũng đồng nghĩa. Thí dụ như: chơi ép, chơi bẩn, chơi khôn(!) hay
chơi... cha...
Nếu chèn ép gọi là chơi ăn gian thì ăn hối lộ cũng có thể được coi như
là ăn gian. Tức là đã ăn mà còn gian! Nhưng nếu ăn hối lộ mà gọi là chơi
theo cái kiểu (luật pháp) ăn gian thì không xác nghĩa, gọi không quen,
nghe nó kỳ quá, cho nên người ta hay dùng từ ăn bẩn. Ngôn ngữ người mình
thật là phong phú!
Đọc trên trang của Nguyễn Tấn Dũng, thấy bài viết Vượt lên khác biệt, chân thành hòa hợp dân tộc của
tác giả Thuận Hòa "ca" về ông Dũng ghê quá! Cũng chả sao! "Ăn cây nào
rào cây nấy" mà! Tác giả trích lời ông Dũng trong bài diễn văn ngày lễ
40 năm thống nhất, nào là: "mỗi người chúng ta hãy nêu cao tinh thần
dân tộc, không phân biệt quá khứ, vượt lên trên những khác biệt, cùng
nhau chân thành hòa hợp dân tộc". Rồi tác giả lại vuốt ve, trìu mến
bằng cái cảm nhận của mình thấy mà tội nghiệp! Đại ý: lời của ông thủ
tướng từng câu từng chữ như chạm đến một điều sâu thẳm trong lòng của
người Việt không riêng gì người dân trong nước mà cả cộng đồng người
Việt ở nước ngoài.
Cũng trong bài, ở một đoạn khác, tác giả còn trích lời ông đại sứ Nguyễn Phú Bình:
"Trong một lần tôi đi thăm Mỹ, tiếp xúc với một số anh em đã từng phục
vụ chế độ cũ, một người đã tâm sự: Trong cuộc chiến, chúng tôi là người
ngã ngựa, còn các anh là những người chiến thắng, ngồi trên mình ngựa.
Nhiều lúc, chúng tôi ước mong, những người ngồi trên mình ngựa hãy cúi
xuống chìa bàn tay kéo chúng tôi dậy" Có ai tin được cái lời lẽ này
không? Cái thằng nào đã đớp phải cái gì của đảng mà phải hạ mình, ăn nói
ngu thế!? Đảng không chìa bàn tay ra kêu cứu, níu kéo "khúc ruột ngàn
dặm" về cho mình thì thôi, chứ hà cớ gì mà "khúc ruột ngàn dặm" phải chờ
đảng ban cho ân huệ!
Tựu chung, nội dung trong bài viết, có nhiều câu chỉ toàn là làm cho
những đối tượng -mà tác giả muốn nhắm tới- mát ruột, mát gan, mủi lòng
về cái "chân thành" kêu gọi của thủ tướng để tiến tới hòa hợp hòa giải
mà thôi.
Ông Dũng và tác giả Thuận Hòa đánh động trong lòng người Việt xa quê,
kêu gọi hòa hợp hòa giải không phải chỉ mới đây. Nhiều đời thủ tướng
trước ông Dũng cũng đã từng "câu độ" hòa hợp hòa giải cái kiểu như thế
để dự trù khi họ xách bị gậy ra nước ngoài không còn ai chống đối, không
còn ai nói xấu, không còn ai làm khó làm dễ, gây áp lực với chính quyền
sở tại tẩy chay đoàn cái bang của họ. Ngay cả ông Nguyễn Minh Triết,
mới đây nhân ngày 40 năm thống nhất, phóng viên phỏng vấn, ông kêu gọi
tinh thần hòa hợp hòa giải cũng cái kiểu "rao hàng" y chang như thế.
Nhưng thật ra có hòa hợp hòa giải được không? Đáng lý ra thời gian đã
làm cho quá khứ nhạt dần, không ai muốn nhớ tới làm gì những chuyện buồn
khốn nạn của cuộc đời họ xảy ra trước đây làm gì nữa. Nhưng chính các
ông khơi lại mỗi năm để "nổ" và để kể công với người dân cho sướng
miệng, bất chấp sự thật lịch sử của cuộc chiến. Thế cho nên, đối với
những người có hiểu biết trong giai đoạn chiến tranh, họ "hê" lên um
sùm, mới lòi ra cái dốt nát của các ông, chỉ làm trò cười cho thiên hạ
mà thôi.
Những thuyền nhân khốn khổ hay những nạn nhân bị cộng sản trả thù tàn
độc, họ sẵn sàng bỏ qua quá khứ. Nhưng vì cái bản chất chất chơi ăn gian
của cộng sản không chừa nên người ta khi dễ, không thèm quan tâm tới
chuyện hòa hợp hòa giải gì ráo cả. Tôi lấy thí dụ: một thằng nhóc con,
chơi gác nên xích mích với bạn đồng lứa, sau một thời gian vì quyền lợi,
hay muốn toan tính chuyện gì đó nên bắt đầu xuống nước, mở miệng ra là
kêu huề, bỏ qua hết những chuyện xích mích trước đây. Nhưng nếu có chơi
lại với nó thì không được trái ý, khác sự suy nghĩ, tức là không được
khác quan điểm mà phải theo như nó muốn. Chơi như thế có chơi được
không? Chơi như thế thì phải gọi là chơi ăn gian.
Muốn chơi được với nhau thì phải chấp nhận cái quan điểm bất đồng mà
chính ông Dũng gọi là "vượt lên khác biệt" (khác biệt ở đây phải hiểu
rằng là khác biệt về sự suy nghĩ, thuộc về tư tưởng, chính kiến hay còn
gọi là quan điểm). Ông Dũng kêu gọi người khác phải chân thành, nhưng
chính ông (theo như lời trẻ con gọi) là kẻ chơi ăn gian.
Không biết ông Dũng có hiểu ông nói gì trong bài diễn văn của ông không?
Hay là ông nhờ người khác viết rồi ông chỉ đọc cho có đọc. Như ông nói:
Vượt lên sự khác biệt, tức là bỏ qua những bất đồng. Tức là chính quyền
ông Dũng vượt qua bất đồng về sự suy nghĩ. Thế thì trước tiên ông Dũng
nên thả những tù nhân lương tâm, tù nhân gọi là bất đồng chính kiến mà
chính quyền cộng sản hiện thời đang giam giữ. Thế mới gọi là vượt qua sự
khác biệt, mới là chân thành hòa hợp dân tộc, ông Dũng há!
5/5/2015
0 comments:
Post a Comment