- Không gió táp bão bùng thế mà nằm nhà phơi râu để cả gia đình chịu
đói. Nảy giờ chơi tới mấy xị chưa thấy thấm tháp vô mô. Phải say túy lúy
như say đất nước điên cuồng hết giặc biên giới tới giặc biển đảo tung
hoành ngang dọc.
- Thôi uống vừa phải đó. Uống rồi chửi mánh chửi khóe rồi làm vợ con bị tổ ong trong phường kêu lên hành hạ nữa tề.
- Tui mô có ngu mà chửi vợ con. Tui nguyền rủa cái bọn ra lệnh cấm tui
không được hành nghề đánh cá trong phần lãnh hải Tổ tiên tui để lại cơ
mà.
Tư Ké nhìn trước ngó sau rồi vỗ vai bạn nhậu:
- Không được mô hé. Chửi trực tiếp như rứa nghe bà Bùi Thị Minh Hằng ở Vũng Tàu bị ghép tội đi nằm ấp lại rồi đấy!
- Thế thì tao đào mã tụi tay sai.
- Biết là như rứa, nhưng biết chửi ai chừ?
Hai Sọt rót thêm rượu rồi đưa tay cụng ly:
- Chửi cái tên ôm cái bình làm của hồi môn mà nhất định không giữ an
ninh cho mình đi đánh cá. Kế tiếp chửi chàng hươu chơi với hề diễn khỉ
chuyên nghề ký giấy bán buôn.
Tư Ké núc một ngụm rượu rồi chỉ vào cái mặt có vết sẹo:
- Chứng cớ rành rành ra đây. Tao mà con nhà vô phúc cái đợt bị tàu Trung
Cộng cướp chúng nó chém đứt mặt rồi đấy. Bi chừ tao muốn chà mặt ông
xếp khuyến khích ngư dân tụi mình hai tay không bám biển để làm bia
sống.
- Ừ phải đó. Tao chưa say tao mới thấy tứ trụ triều đình cứ thoải chân
giơ mặt đi hàng hai nói với dân một đường chạy theo quan thầy một nẻo.
Tao nhớ không lầm là đồng chí X nào đó chơi cái màn xiệc nửa nạc nửa mỡ
vừa hợp tác vừa tranh đấu nữa kìa.
- Hợp tác để giết chết ngư dân thế ni ư! tranh đấu ra răng mà cứ để trâu
đánh Trung Cộng càn quét cỏ già cỏ non hết đồng bằng này tới sông núi
khác.
*
Mặt trời ngã về chiều. Ánh sáng cuối ngày chênh chếch trên các đỉnh cây
thông trong xóm. Bà vợ Hai Sọt đang ngồi giữa sân loay hoay sửa, vá cái
lưới bị rách nhiều chỗ. Vợ Tư Ké tới đứng sau lưng tự lúc nào đằng
hắng:
- Khiếp chưa. Giờ ni ai nấy sửa soạn con cái đi lên thành thị tìm các
công ty nhận người đi nước ngoài làm chui, lở có bị hành hạ chết nước
ngoài như Campuchia, Lào, Nam Dương còn đở xấu mặt hơn bị láng giềng làm
thịt sống trên biển cả của mình.
Vợ Hai Sọt hất mạnh cái lưới xuống sân cát rồi nói:
- Sáng giờ vá rồi sửa, sửa rồi vá chẳng đâu đến đâu như cái nhà nước xây
cồn cát: phá tán, đạp đổ, xây rồi xẩm, đạp rồi đổ... cứ thế mà vo tròn
70 năm rối đấy!
- Chị lại bạo miệng hèn chi mỗi lần phường, xã họp hành bị tố khổ tội nói xấu là phải.
- Nói xấu à. Nó xấu rõ ràng như ban ngày, đen hơn cả tro bụi nhà máy
Dung Quất, đỏ thè lè như hạt bụi Bô Xít Tây Nguyên, tan hoang xương cốt
xí quách Vũng Áng. Xấu đến nỗi chim Việt phải xa cành không còn cây Bản
Giốc mà đậu. Xấu chuyện người hy sinh bảo vệ biên giới phải dấu mặt che
đậy không một nén hương. Xấu rõ ràng là ngư dân bị cướp, giết chết mà cứ
nằng nặc là “tàu lạ” mà không dám kêu đích danh.
- Chị đúng là con nhà có chữ gặp phải XHCN lên ngôi mới dấn thân đi làm
nghề chài cá thế ni. Tui khen chị một phát là mở mắt cho tui.
- Cám ơn chị khéo khen. Tui nói có sách mách có chứng. Trừ trường hợp
tàu bị đánh chìm báo cáo mất tích, tui đưa chị xem cái khốn nạn của ngư
dân chịu trận may mắn trở về đất liền trong lúc QĐND lo bám bờ nhé:
Theo báo Trí thức trẻ dẫn nguồn Soha.Vn: Lần đầu tiên ông Lê Tân bị
bắt là khoảng tháng 7/2006. Khi đó, ông đang cùng các thuyền viên đánh
bắt cá tại khu vực gần đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) thì bị một chiếc tàu lớn
lạ đuổi theo.
"Khi đó, tàu tôi đang đánh bắt bình thường thì những người đó mặc đồ
rằn ri, có trang bị súng máy đã nhảy lên tàu uy hiếp và yêu cầu chúng
tôi phải chạy về phía con tàu lớn của bọn chúng đang neo ở đằng xa.
Chúng nhốt chúng tôi lại rồi bỏ đói cả ngày. Sau khi lục soát tàu,
chúng bắt tôi và các anh em lăn tay vào một số giấy tờ có chữ giống chữ
Trung Quốc. Lúc đó, ai phản ứng lại thì bị đánh đập dã man...", ông Tân
kể lại.
Được thả về với hai bàn tay trắng cùng những vết thương, nhưng khi
bình phục, ông Tân quyết định mua chịu một tàu cũ, tiền sẽ được trừ dần
bằng cá. Ông vay mượn thêm sửa sang lại con tàu, đến đầu năm 2007 tiếp
tục ra khơi, đánh bắt cá trên ngư trường Hoàng Sa.
Nhưng vừa ra khơi, ông lại bị tàu lạ bắt lần nữa, bị lấy hết dầu và
ngư lưới cụ. Tuy nhiên, không nhụt chí, ông quyết định gặp những tàu cá
khác để vay từng can dầu, rồi ở lại đánh bắt cá tiếp.
Thế nhưng, một lần nữa, ông lại bị một nhóm người trang bị vũ trang bắt.
"Chúng cướp hết cá trên tàu của tôi rồi lấy hết cả máy dò, định vị, kể cả đồ nấu cơm cũng bị lấy đi nốt", ông Tân nhớ lại.
Theo RFA: “Hôm nay (13/12) chiếc tàu cá Việt Nam cùng 7 thuyền viên
bị cướp sạch tài sản gần quần đảo Trường Sa đã về tới cảng Hòn Rớ, thành
phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Thuyền trưởng Phan Quốc Hùng, chủ tàu cá
KH- 98192TS rời bến từ ngày 10 tháng 11, cho biết vào buổi trưa ngày 2
tháng 12 khi đang neo tàu gần Trường Sa khoảng 100 hải lý thì có một tàu
lạ xuất hiện và đâm vào mạn chiếc tàu cá của anh. Khoảng 10 người trên
chiếc tàu lạ đã dùng súng khống chế các thuyền viên sang tàu của họ rồi
nhốt xuống hầm cá, sau đó cướp sạch tài sản trên tàu cá Việt Nam. Một
thuyền viên khác cho biết bọn cướp khi khống chế họ đã nói tiếng mà anh
gọi là tiếng nước ngoài. Tổn thất của chiếc tàu bị cướp vào khoảng nửa
tỷ đồng. Bộ đội biên phòng Khánh Hòa đang điều tra vụ này.”
Theo vietvungvinh: “Ông Thiện, ngư dân Lý Sơn, Quảng Ngãi, chua chát:
“Mới nghe lệnh cấm đây thôi chứ còn dân biển chưa nghe nhiều. Tin này
mới có, dân biển vẫn còn ngoài khơi chưa về. Thường thì tụi em gởi tàu ở
Đà Nẵng, Thanh Hóa hoặc Nha Trang, gởi đó rồi bắt xe về Quảng Ngãi. Vì
đánh bắt xong, bán cá rồi đi về thì thuận tiện hơn. Mang tàu về tốn kém
lắm. Nói chung mùa biển năm nay khó đó, vẫn chưa nói được gì...”.
Theo ông Thiện, Việc Trung Quốc cấm đánh bắt trên vùng biển đảo Hoàng
Sa, Trường Sa ngay trong mùa đánh bắt sẽ gây tổn thất nặng nề cho ngư
dân cả nước chứ không riêng gì ngư dân Lý Sơn. Bởi trên thực tế, bất kì
ngư dân nào đánh bắt xa bờ đều gặp phải sự cản trở của Trung Quốc nếu
không vài chục lần thì cũng một vài lần. Nếu may thì bị nhẹ, không may
thì bị húc hư tàu, bị cướp tài sản.
Và bất kỳ ngư dân nào từng gặp tàu Trung Quốc rồi khi về cũng sẽ lâm
nợ, phải vay mượn ngân hàng để gia cố hoặc mua tàu mới có công suất lớn
hơn để đánh bắt, phòng khi tàu Trung Quốc xuất hiện mà chạy. Cũng có
nhiều trường hợp bị Trung Quốc húc tàu vài lần, mất vốn, chuyển sang
đánh trộm ở vùng biển Thái Lan, lại bị cảnh sát biển Thái Lan rượt đuổi,
bắt nhốt, mất cả chì lẫn chài.
Nhưng số này ít, số người quyết tâm bám biển rất cao, họ quyết vay
tiền đóng tàu mới, trang bị lưới loại tốt để ra khơi. Và mỗi lần trang
bị như vậy, số tiền đầu tư sẽ lên đến tiền tỉ, nếu ít cũng vài trăm
triệu đồng, nhiều thì vài chục tỉ. Mà với nghề đánh bắt xa bờ, mỗi năm
chỉ có một vụ cá từ tháng hai âm lịch cho đến tháng bảy âm lịch. Đó là
mùa thu hoạch đỉnh cao để sống cả năm. Những tháng còn lại ngư dân không
thể ra khơi bởi thời tiết xấu, cá cũng di tản, không có để đánh bắt.
Nhưng với đà này, mỗi năm Bộ Nông Nghiệp Trung Quốc ra lệnh cấm đánh
bắt vào mùa cá bắt đầu dậy biển cho đến tháng tám dương lịch, trùng dịp
tháng bảy âm lịch, xem như cả mùa đánh bắt của ngư dân bị khóa. Ngư dân
chỉ còn nước đánh bắt gần bờ hoặc úp thuyền ở nhà uống rượu.”
Theo RFA: “Thuyền trưởng chiếc QNg96697TS, ông Lê Khởi, kể lại sự việc tàu ông bị phía Trung Quốc truy đuổi, tấn công, cướp phá như sau:
Ngày 15 tháng 8 tôi đang đánh bắt tại Hoàng Sa ở vị trí 16, 59 độ
Bắc, 112, 17 độ Đông họ chạy 2 chiếc ca nô đâm thẳng vào tàu của tôi.
Tôi bỏ chạy nhưng họ rượt đuổi miết không để cho họ lên tàu.
Nhưng khi họ lên tàu được thì trước hết họ đập cửa kính, đánh thuyền
viên. Trong khi đó tôi vẫn còn chạy, họ chun vào buồng lái đánh và khống
chế tôi. Họ lấy tài sản như Icom, máy định vị… Cái gì lấy thì lấy, cái
gì không thì phá như bình ga nấu cơm của mình thì họ vứt xuống nước.
Những cái lấy thì họ đem qua ca nô còn những cái không lấy thì vứt xuống
biển như thuyền thúng để làm lưới của mình họ thả xuống biển, nắp hầm
cá cũng vứt.
Nói chung họ lấy rất tàn nhẫn để mình quay về quê không thể nào đánh bắt được nữa.”
Nghe tiếng chó sủa đâu đó. Vợ Tư Kéo nói với vợ Hai Sọt:
- Trời xế chiều lắm rồi sắp chạng vạng đó nờ. Nào chị em mình ra bãi xem mấy ông đóng khung sửa tàu tới mô rồi.
Hai người đàn bà theo chân nhau cuốc bộ ra bờ biển. Họ nói cho nhau nghe
thời hơn 40 năm về trước dù là nhỏ tuổi nhưng đã chứng kiến cảnh ngư
dân tự do đi lại làm ăn, mặc sức ra khơi mạnh ai nấy bắt cá bắt tôm, cái
ăn cái bán dư dã. Tổ tiên để lại cho một dải giang sơn gấm vóc có rừng
lá xanh xanh cho tiều phu lấy gỗ dựng nhà, có đồng ruộng phì nhiêu cò
bay thẳng cánh cho dân cày tự canh tác, có sông dài biển rộng ôm ấp hình
chữ S yêu kiều hùng vĩ, có Thăng Long, Hà Nội nghìn năm văn vật, có Sài
Gòn hòn ngọc viễn Đông, có Huế trầm tư uy nghi nuí Ngự. Thế mà tại vì
đâu ngư dân không có nơi đánh cá. Nông dân làm kiếp dân oan mất đất mất
nhà.
Tới nơi chiếc tàu nằm ụ. Nhìn qua về không thấy bóng người. Những con
chim hải âu bay là đà trên mặt biển săn tìm cá nhảy tung tăng trên mặt
nước. Vợ Hai Sọt chép miệng:
- Sống dưới nhà nước CHXHCNVN con chim coi bộ không có bộ não như người mà sướng chán hơn cả con người.
Vợ Tư Kéo cất giọng:
- Thôi ta quay về nhà đi tìm chồng.
- Tìm chỗ nào nữa. Cũng như mấy lần trước không đi đánh cá được, ra bãi
cát vừa uống rượu vừa sửa tàu, càng sửa càng hư, càng hư càng sửa. Nhất
định bị công an bắt về đồn làm việc rồi.
- Khổ thật! Một ách mà hai tròng. Không biết chửi ai trước ai sau cho bớt đau lòng làm con người cuả nước CHXHCNVN.
Vợ Hai Sọt vỗ vào đùi mốt cái đốp:
- Nhà đảng, nhà nước đã nói rồi để đảng và nhà nước lo. Dân làm thân tôi
mọi phải chịu thua độc tài súng đạn vậy. Chửi ai cũng bị còng số 8 đợi
chờ đấy!
- Chửi ai? Ai là tội đồ phải bị vạch mặt ra mà chửi cho nhục tới ba đời dòng họ chúng nó?
28.05.2015
0 comments:
Post a Comment