Nó
không tương thích chút nào với khẩu hiệu danh xưng: CH/XHCN Việt Nam.
Khi xã hội như kiệt sức với quá nhiều “Lệ” (“lệ” làng) phí, tự đẻ ra tùy
tiện thu, bất hợp lý, không mang tính phổ quát đồng bộ với cộng đồng
thế giới, trái với bảng quảng cáo tất cả là vì và cho “chủ nghĩa xã
hội”.
Sáng 29/5/2015, nghị trường Quốc hội Việt Nam như “nóng ran” khi thảo luận về Dự thảo Luật thu phí và Thu lệ phí.
Dù
là “đảng viên CS phe ta” nhưng các đại biểu (ĐB) QH, cũng phải “nhức
đầu” để gay gắt trước con số 51 khoản phí và 39 khoản lệ phí được đề cập
Danh mục đưa ra bàn luận khi nó chỉ là con số liệt kê chia theo lĩnh
vực, còn cụ thể thực tế thì có đến cả trăm khoản phí và vài trăm khoản
lệ phí đã và đang thu từ người dân không có thống kê đi kèm để tham
khảo.
Nó
không tương thích chút nào với khẩu hiệu danh xưng: CH/XHCN Việt Nam.
Khi xã hội như kiệt sức với quá nhiều “Lệ” (“lệ” làng) phí, tự đẻ ra tùy
tiện thu, bất hợp lý, không mang tính phổ quát đồng bộ với cộng đồng
thế giới, trái với bảng quảng cáo tất cả là vì và cho “chủ nghĩa xã
hội”.
Không
ở đâu trên thế giới này, người tiêu dùng lại phải đóng nhiều loại thuế
và phí đến thế khi mua và sử dụng một chiếc ôtô như ở Việt Nam (3 loại
thuế 7 loại phí). Khiến giá xe ở Việt Nam một nước nghèo có lúc người
dân cần một phương tiện như ô tô để làm công cụ giao dịch trong kinh
doanh lại phải bỏ ra chi phí cao gấp 2,5 lần so với một nước phát triển
và có thu nhập bình quân đầu người cao hơn VN nhiều lần như người dân
Mỹ.
Một ví dụ điển hình:
Xe đơn giản, loại “Hàn Quốc” phổ biến ở Phương Tây
Một
chiếc Hyundai Santa (Loại xe “bình dân” ở Mỹ) có giá 23.000USD và người
dân Mỹ cũng chỉ đóng thêm 2 loại thuế phí tổng cộng cả chiếc xe là
35.000USD để lưu thông trên đường. Nhưng tại Việt Nam ngoài giá xe nó
còn phải gánh thêm 3 loại thuế, 7 loại phí (3 loại thuế: thuế TTĐB-TNK
và VAT - 7 loại phí bao gồm: phí trước bạ, phí biển số, phí đăng kiểm,
phí bảo hiểm, phí xăng dầu, phí quỹ bình ổn và phí bảo trì đường bộ) tổng cộng khoảng 83.000USD (hơn 1,7 tỷ đồng)
xe mới được lăn bánh trong khi tại Việt Nam có mức thu nhập bình quân
1.900.USD/người/năm. Ở Mỹ con số này là 47.084 USD/người/năm, cao hơn 25
lần (Thu nhập rất cao mua xe giá rẻ, thu nhập rẻ (thấp) phải mua xe giá
cao)?.
Nhưng
đó chưa phải là tất cả, dù đã trả 2 cái phí (phí xăng dầu và phí bảo
trì đường bộ) nhưng nếu đi từ Nam ra Bắc hay ngược lại, chiếc xe phải tự
ói tiền ra trước “ma trận mãi lộ” Trạm Thu Phí khi đi qua mỗi tỉnh
thành? mà cụ thể dễ thấy nhất là tại TP/HCM, Gần như là muốn vào thăm
“Bác” (tượng HCM bằng đồng cao 4m trước UBND/TP) bằng xe con là phải trả
tiền!? khó lòng trốn thoát.
Ma trận bủa vây -15 trạm thu phí ở TP.HCM
Điều
hài hước đáng nói hơn nữa là có những “lệ” phí để thu mà người bị thu
không biết tại sao họ phải trả cho những khoản họ không hiểu nổi? Như là
khoản thu có cái tên:
“Lệ phí hoa hồng chữ ký”? mà
ĐB/QH Lê Đình Khanh (Tỉnh Hải Dương) bức xúc như điên cái đầu bởi không
thể nào hiểu nổi”? Chẳng lẽ một văn bản để có được chữ ký theo qui định
thì ai đó có trách nhiệm ký sẽ được một khoản tiền như hối lộ công
khai? Không hối lộ là không được ký? Ông Khanh viện dẫn thêm: Nhiệm vụ
của Bảo hiểm y tế (BHYT) là phải phòng ngừa bệnh thật tốt để người dân
không bị bệnh thì Quỹ BHYT mới có dư, mới tích lũy ngân quỹ. Dân đã đóng
tiền mua BHYT tức là đã đóng cả phần phòng bệnh - Thế mà lại còn quy
định bắt dân đóng thêm “Lệ phí phòng chống dịch bệnh” nữa?. (tienphong.com.vn - 30/5).
ĐB/QH Trần Du Lịch (TPHCM) thì cho rằng thật vô lý: “Ngư
dân đi biển, qua xăng dầu đã đóng phí “môi trường” trên đất liền (dù
90% thời gian họ đánh bắt ngoài biển khơi) phải khuyến khích họ bám biển
khẳng định ngư trường Việt nam, sao lại bắt họ phải đóng thêm phí môi
trường nữa”?
ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam) thì trăn trở cọ xát với khung sườn XHCN khi ông phát biểu “Các
nước tư bản họ làm mọi cách để miễn giảm học phí, viện phí cho tầng lớp
thu nhập thấp trong xã hội mà ta là nước “xã hội chủ nghĩa” sao lại quy
định học phí, viện phí theo giá cập nhật thị trường?."
ĐB
Trần Dương Tuấn (Bến Tre) đề cập đến việc thu phí bảo trì đường bộ đối
với xe gắn máy cá nhân, ĐB này đề nghị nên bãi bỏ vì hiện nay người dân
đi ô tô, xe máy đều phải đóng phí bảo trì đường bộ trong giá nhiên liệu
rồi. "Từ đầu năm đến nay cũng chỉ thu được 5%...Theo tôi nên bỏ cái này đi", ông Tuấn nói.
ĐB Bùi Thanh Quyến, Tỉnh Hải Dương phát biểu như đi trong ruột các quan chức ở ban, bộ nhà nước: “Luật
Thuế và lệ phí tác động rất lớn đến đời sống người dân nên cần phải
thận trọng, vì vậy luật thì không nên có câu chỉ thu “trong trường hợp
đặc biệt…”. Ngành nào, Bộ nào khi đưa ra QH xin phúc quyết cũng có câu
“thòng” như thế nhưng QH quyết rồi lại bổ ra thu vô tội vạ của người dân
là không hợp lý, đến khi dân kêu thì lại giải thích thế này, thế kia,
đó chỉ là cách áp đặt, chứ dân không hề đồng tình đâu”
Cuối
cùng là một thứ “lệ” phí không nơi nào trên thế giới này có và đạo lý
con người cũng không bao giờ dám đề cập, nhưng “nhà nước CS/XHCN ta” rất
hiên ngang đưa ra QH xin cho được thu, là thu: “Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi và lệ phí cấp phép nuôi con nuôi”. (Tiền Phong online 30/5/2015)
Những
sinh linh mầm sống chẳng bao giờ biết chọn cửa sinh ra - Thông thường
bất cứ xã hội nào cũng có những phận người nhỏ bé không may chào đời mà
không có, không còn ai bảo bọc, nhà nước nếu cưu mang không nỗi thì nên
khuyến khích những vòng tay nhân ái mở rộng ôm ấp dưỡng nuôi theo đạo lý
tình người của dân tộc, sao lại chủ trương đè thu: "Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi và Lệ phí cấp phép nuôi con nuôi”!?.
Cái “thông lệ” nào bất nhân hoang dã như thế? Vậy mà nhân danh “Nhà
nước Xã Hội Chủ Nghĩa” của đảng CSVN xin QH đồng ý cho thu như là: Lòng
Nhân Ái cũng phải “đóng thuế”? Không dám bình luận. Nhường phần này cho
bạn đọc, đồng bào tôi.
20/05/2015
Hoàng Thanh Trúc
0 comments:
Post a Comment