NGUYỄN VĨNH LONG HỒ
THÁNG NĂM 19, 2015
NHU THẮNG CƯƠNG – ĐẠO ĐỨC KINH – LÃO TỬ:
“Tương
dục hấp chi, tất cố trương chi; tương dục nhược chi, tất cố cường chi;
tương dục phế chi, tất cố cử chi; tương dục thủ chi, tất cố dữ chi, thị
vịnh vi minh; nhu nhược thắng cương cường, ngư bất khả thoát ư uyên,
quốc chi lợi khí bất khả dĩ thị nhân.”
Học giả Nguyễn Hiến Lê dịch:
“Muốn
cho vật gì thu rút lại thì tất hãy nở rộng nó ra đã. Muốn cho ai yếu đi
thì tất hãy làm cho họ mạnh lên đã. Muốn phế bỏ ai thì tất hãy đề cử họ
lên đã. Muốn lấy vật gì thì tất hãy cho đã. Hiểu như vậy là sâu kín mà
sáng suốt. Vì nhu nhược thắng được cương cường. Cá không nên rời khỏi
vực. Lợi khí của nước không nên khoe cho dân thấy.”
Đây là câu bao quát khái niệm “nhu thắng cương, nhược thắng cường” (mềm thắng cứng, yếu thắng mạnh) với hình tượng là “NƯỚC” của Lão Tử. Ngài nói: “Thượng thiện nhược thủy, thủy thiện lợi vạn vật hựu bất tranh” (Nước là tốt nhất, nước lợi cho muôn vật lại không hay tranh giành) và “Thiên hạ nhu nhược mạc quá ư thủy, nhi công kiên cường mạc chi năng thắng” (Trên
đời nầy có gì mềm yếu hơn nước? mà để thắng cứng có cái gì mạnh hơn
nước?). Tính triết lý nầy của Lão Tử là do ngài quan sát hiện tượng “nước chảy đá mòn”.
oOo
TT OBAMA CÔ LẬP BẮC KINH BẰNG CHIÊU “NHU THẮNG CƯƠNG”:
Trở
lại vấn đề thời sự, các vấn đề rắc rối do Tập Cận Bình gây ra ở Biển
Đông đã bị Đảng Cộng Hòa chê bai chánh sách của TT Obama là nhu nhược và
thiếu hiệu quả đang khiến cho uy tín nước Mỹ trên thế giới bị sút giảm
nặng nề. Ngày càng có nhiều đồng minh của Mỹ, đặc biệt là các đồng minh ở
Châu Á-TBD thừa nhận họ đang mất niềm tin với Mỹ. TT Obama đã làm lơ
những áp lực mà TC gây ra cho các nước đồng minh của Mỹ trong những năm
qua, chỉ thấy TT Obama phản đối bằng mồm và nó đã thành một tín hiệu báo
động khiến Đảng Cộng Hoà đang thể hiện đường lối cứng rắn cao độ với
Bắc Kinh ở thời điểm hiện tại, như một sự phân biệt rõ ràng chủ trương
của Đảng Cộng Hòa hoàn toàn khác hẳn với Đảng Dân Chủ được xem là một sự
nhu nhược. Đây là một tín hiệu rất xấu cho Bắc Kinh trong tương lai,
khi mà Đảng Cộng Hòa giành chiến thắng trong cuộc tranh cử vào ghế tổng
thống sắp tới.
Thượng
nghị sĩ Bob Corker, R-Tenn, Chủ tich Ủy ban Thượng viện về quan hệ đối
ngoại than phiền rằng, chính quyền Obama thiếu một chính sách mạnh mẽ
hơn trên quan điểm tranh chấp của chính quyền Trung Quốc. Còn TNS Corder
cho biết là Mỹ sẽ thiệt thòi về giao thương trên Biển Đông khi TC ngày
càng tỏ ra có hành động chiếm chủ quyền phần lớn các khu vực nầy.
Trong
khi đó, sự ngạo mạn của Tập Cận Bình đã lên đến tột đỉnh. Ngày
22/1/2015, tờ Rappler dẫn lời tuyên bố của Ngoại trưởng Philippines
Albert Del Rosario cho biết: “Manila
không những tìm kiếm lựa chọn cách đối phó với hoạt động cải tạo bất
hợp pháp của Bắc Kinh ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của VN, mà
còn tố cáo Bắc Kinh vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế, bởi hoạt động
xây đảo nhân tạo bất hợp pháp của TC ở Trường Sa, đe dọa ASEAN chứ không
riêng quốc gia nào”.
Trước
đó, ngày 21/1/2015, Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Evan Garcia đã
chỉ trích các hoạt động cải tạo bất hợp pháp của TC ở Trường Sa. Ông cho
rằng, hoạt động cải tạo của TC tại Biển Đông không phải là điều chỉnh
nhỏ mà nhằm thay đổi hiện trạng, vi phạm thỏa hiệp giữa các bên liên
quan năm 2002.
Thứ trưởng Quốc Phòng Philippines Pio Lorenzo Batino cho biết:“TC
vẫn đang tiếp tục lấn biển với quy mô lớn ở khu vực liên quan Biển
Đông. Bắc Kinh đã hoàn thành 50% dự án cải tạo bất hợp pháp một số bãi
đá thành đảo nhân tạo ở Trường Sa của VN là không phù hợp với luật pháp
quốc tế và đồng thời kêu gọi các nước liên quan cùng nhìn thẳng vào hành
động lấn biển xây đảo của TC”.
Theo ông Daniel Russell , Trợ lý ngoại Trưởng Hoa Kỳ, cho biết:“TC
thực sự triển khai lấn biển ở khu vực có tranh chấp chủ quyền ở Biển
Đông là vấn đề mà tất cả các nước ở Châu Á-TBD đều quan ngại, đặc biệt
là Mỹ và các nước có nhu cầu tự do hàng hải và lệ thuộc vào lưu thông
thương mại và tuyên bố đường lưỡi bò do TC vẽ ra ở Biển Đông không phù
hợp với các quy định của luật pháp quốc tế,” ông nói. “Không có vấn đề các bao cát của TC được dựng lên trên các rạn san hô, rồi sau đó tự “sản xuất ra chủ quyền.”
TNS
Ben Cardin Maryland, phàn nàn rằng phản ứng của Mỹ lên án các hành động
khiêu khích của TC chỉ là một “thông cáo báo chí”. Ông cho rằng Mỹ phải
có hành động không chỉ nói bằng lời thông báo.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngạo mạn cho rằng: “Các nước nhỏ không nên đưa ra những yêu cầu không hợp lý và không nên tạo thêm rắc rối từ những việc không có gì to tát!” Hoa Xuân Oánh còn cho rằng: “Bên Phi chớ giở mánh khóe xúi bẩy vấn đề Biển Đông (ám chỉ Mỹ không nên can dự vào chuyện của TQ)”. Theo
giới bình luận, TC đang lo ngại về khả năng thụ lý của Tòa án Trọng tài
Quốc Tế và khả năng thắng kiện của Philippines về “đường lưỡi bò” sẽ
gây bất lợi cho Bắc Kinh về mặt pháp lý. Hơn nữa, việc Bắc Kinh đang
biến các bãi đá thành các đảo nhân tạo không giúp Bắc Kinh biến các yêu
sách của mình thành hiện thực.
Theo Tiến sĩ Wim Muller, chuyên gia tại Viện Hoàng Gia về các vấn đề Quốc Tế Chatham House của Anh, cho rằng:
“Các đảo nhân tạo không có vị thế như các đảo tự nhiên, tức là không có
vùng biển thuộc chủ quyền của một nước và sự hiện diện của nó không ảnh
hưởng tới việc phân định vùng biển thuộc chủ quyền, chúng chỉ có giá
trị như các vật thể khác như giàn khoan dầu quy mô lớn, theo Công Ước
Luật Biển năm 1982 của LHQ UNCLOS. Nếu TC xây các đảo nhân tạo ở các khu
vực tranh chấp, họ không tạo nên được giá trị pháp lý mới.” ông nói.
“Bản chất của các hoạt động bồi đắp của họ ở Trường Sa là mang tính
chiến lược, theo cách thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực theo cách
Bắc Kinh mong muốn.”
Ngày
16/5/2015, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry gặp Ngoại trưởng TC Vương
Nghị tại Bắc Kinh đã vấp phải từ chối thô bạo của Bắc Kinh. Sau cuộc gặp
gỡ, Vương Nghị nói với báo chí bằng giọng điệu cứng rắn: “Việc
xây dựng tại Nam Sa và một số đảo đá ngầm hoàn toàn nằm trong phạm vi
lãnh hải TQ. Tôi muốn tái khẳng định ở đây rằng quyết tâm bảo vệ chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của phía TQ là cứng như đá và bất di bất
dịch.”
Động
thái côn đồ ngang ngược của TC vừa mới xảy ra, khiến Biển Đông dậy
sóng: Lệnh cấm đánh bắt cá do Bộ Nông Nghiệp đưa ra, kéo dài trong 2
tháng rưỡi, tới 12 h ngày 1/8/2015. Từ năm 1999, Bắc Kinh đều tự ban
hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, bất chấp sự phản đối của VN và
các nước trong khu vực. Ngày 16/5/2015, Cục Hải sự Trung Cộng ra thông
báo: Giàn khoan Hải Dương – 981 sẽ tiến hành khai thác dầu khí tại khu
vực mỏ Lăng Thủy 25-1-3 trong thời gian từ 17/5 đến 7/7/2015.
TT
Obama sử dụng chiêu: “NHU THẮNG CƯƠNG” đã đem lại thành công cho Mỹ vì
ngày càng nhiều tiếng nói trong và ngoài chỉ trích cách hành xử vô lý,
hung hăng, ngang ngược của Bắc Kinh trên Biển Đông. Hồi đầu tháng
2/2015, TT Obama cho biết, trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình
CNN rằng, Mỹ ủng hộ sự trỗi dậy của TQ, nhưng sự trỗi dậy này không
được gây hại cho các nước láng giềng. Như vậy, những hành động gây hấn
trên Biển Đông, thái độ bất hợp tác của Bắc Kinh đang ngày càng vấp phải
dư luận phản đối mạnh mẽ trong và ngoài khu vực và càng khiến TC rơi
vào thế tự cô lập:
[1]
Ấn Độ và Singapore là hai nước mới nhất cho rằng đe dọa hoặc sử dụng vũ
lực không được phép tồn tại trong cuộc tranh chấp lãnh hải giữa TQ với
các nước láng giềng. Hai cường quốc Châu Á đã bày tỏ quan điểm chính
thức của mình trong tuyên bố chung với Hoa Kỳ về căng thẳng do những
tuyên bố chủ quyền chồng chéo ở Biển Đông.
Singapore
kêu gọi các quốc gia tuyên bố chủ quyền giải quyết các tranh chấp thông
qua các định chế như ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) và Diễn
đàn Khu vực ASEAN (ARF). Singapore và Mỹ khẳng định tầm quan trọng của
hoà bình và ổn định khu vực, an ninh hàng không – hàng hải, tự do và an
toàn hàng không – hàng hải cũng như hoạt động thương mại không bị ngăn
trở.
Trong
khi đó Ấn Độ nói rằng, sự ổn định trên thủy lộ chiến lược là cần thiết
cho sự thịnh vượng kinh tế trong khu vực. Thông cáo chung của New Delhi
với Washington “kêu gọi tất cả các bên tránh đe dọa hoặc sử dụng vũ lực
và theo đuổi giải quyết tranh chấp lãnh thổ và hàng hải thông qua những
biện pháp hoà bình, phù hợp với những nguyên tắc được công nhận của luật
pháp quốc tế, bao gồm Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Chính phủ Ấn Độ quyết định giãm quy mô thành lập đội quân sơn cước gồm
90.000 binh sĩ được trang bị vũ khí hiện đại với chi phí 10 tỷ USD nhằm
đối phó với TC tại dãy Himalaya, để dồn tiền đóng tàu sân bay mới nặng
65.000 tấn với sự trợ giúp của Mỹ.
Cách
đây hơn 1 tuần, vào ngày 10/2/2015, trong một cuộc hơp báo, người phát
ngôn Bộ Ngoại Giao Philippines Charles Jose nhấn mạnh, TC đang tiến hành
những hành động xây dựng trái phép tại bãi đá Vành Khăn (Panganiban
Reef) thuộc quần đảo Trường Sa. Phía Philippines đã gởi công hàm ngoại
giao đến Đại sứ quán Trung Cộng tại Manila yêu cầu Bắc Kinh ngừng ngay
việc nầy lại. Đồng thời, phản đối việc tàu tuần duyên của TC tấn công 3
tàu cá của Philippines tại bãi cạn Scarborough cũng như việc ngư dân TC
hủy hoại các bãi san hô tại khu vực nầy.
[2]
Ngày 12/5/2015, BQP Nhật Bản ra thông báo vào cuối tháng 5/2015, Nhật
Bản sẽ tổ chức diễn tập hải quân chung trong 3 ngày với Mỹ và Pháp ở
ngoài khơi bờ biển phiá Tây đảo Kyushu. Cuộc diễn tập sẽ diễn ra trong
các ngày 16,17 và 23/5 khi các tàu chiến của Mỹ và Pháp cập cảng Sasebo
tại tỉnh Nagasaki.
[3]
Ngày 11/5/2015, Tư lệnh Hải quân Singapore Radm Lai (Lai Chung Han) cho
biết, các lực lượng Hải quân Singapore, Malaysia và Indonesia đang thảo
luận khả năng hợp tác với nhau để đối phó với mối đe dọa khủng bố tại
các tuyến hàng hải đông tàu bè qua lại khu vực Eo biển Malacca.
[4]
Ngày 12/3/2014, giới chức Indonesia đã tuyên bố bản đồ 9 đoạn thể hiện
yêu sách chủ quyền của TC ở Biển Đông chồng lấn với tỉnh Riau của
Indonesia, bao gồm chuỗi đảo Natuna. Vì vậy, Quân đội nước nầy đã cáo
buộc Bắc Kinh đưa một số phần của quần đảo Natuna vào cái gọi là “đường 9
đoạn”. Vùng biển Natuna nằm trong vùng tiếp cận với Eo biển Malacca, có
tầm chiến lược vô cùng quan trọng đối với Bắ Kinh.
Vì
vậy, ngày 14/4/2015, Indonesia tuyên bố muốn tổ chức các cuộc tập trận
hải quân định kỳ hàng năm với Mỹ gần quần đảo Natuna trên Biển Đông, sát
khu vực TC tuyên bố chủ quyền. Cuối tuần vừa rồi, Mỹ đã có một cuộc tập
trận chung với Indonesia ở Batam, khu vực cách đảo Natuna khoảng 480
km. Tháng trước, Tổng thống Indonesia Joko Widodo nói:
“Tuyên bố chủ quyền chính của TC đối với phần lớn khu vực tranh chấp
Biển Đông là không có căn cứ pháp lý theo luật pháp quốc tế”.
Nhân
chuyến công du Nhật Bản 4 ngày, bắt đầu từ 22/3/2015 của Tổng thống
Joko Widodo, Tokyo đã ký với Jakarta một thỏa thuận hợp tác quốc phòng.
Đây là thêm một bước tiến mới trong chiến lược Đông Nam Á của Nhật Bản
nhằm củng cố chặt chẽ hơn các quan hệ quốc phòng và an ninh với các nước
trong khu vực nầy.
[5]
Ngày 15/5/2015, trang mạng “The Times” của Anh đưa tin, Anh Quốc đang
trợ giúp Nhật Bản thành lập lực lượng TQLC hoàng gia Nhật Bản chống lại
mối đe dọa xảy ra chiến tranh với TC. Đồng thời, Tập đoàn công nghệ hàng
hải Anh đang quảng bá một loại xe đổ bộ, hy vọng bán cho Nhật Bản loại
xe đổ bộ nầy.
SỰ HUNG HĂNG CỦA BẮC KINH ĐẨY CHÂU Á VÀO QUỸ ĐẠO CỦA MỸ:
Tham
vọng bành trướng bá quyền ở Biển Đông của Bắc Kinh đã đẩy các quốc gia
láng giềng đoàn kết nhau hơn và tăng cuờng ảnh hưởng quân sự mạnh mẽ với
Mỹ, Nhật Bản, gây nên mối đe dọa cho chính Trung Cộng. Những phản ứng
của các quốc gia Châu Á đối với sự ngang ngược của Bắc Kinh ở Biển Đông:
· Nhật
Bản quyết định vai trò lớn hơn của mình đối với an ninh Châu Á. Quyết
định nầy được hoan nghinh nhiệt liệt ở Úc, Đông Nam Á Châu và Hoa Kỳ.
· Để
đối trọng với TC, Philippines, Malaysia, Nam Dương và Singapore đã mở
rộng quan hệ với Mỹ bằng cách tích cực tham gia vào hệ thống an ninh của
Mỹ.
· Bắc
Kinh đã phạm vào sai lầm quan trọng đã tạo điều kiện cho Mỹ một lý do
chính đáng để tăng cường ảnh hưởng với các nước làng giềng quanh TC. Một
chiến lược gia Canada cho rằng, chính Bắc Kinh đã làm cho chính sách
tái cân bằng của Mỹ thành công ở Châu Á-TBD.
Ngày
12/8/2014, hai đồng minh thân cận Hoa Kỳ – Australia đã ký kết một Hiệp
Ước AUSMIN 2014, có hiệu lực trong vòng 25 năm, chính thức hóa yếu tố
chính sách xoay trục của Mỹ qua Châu Á-TBD, tăng cường sự hiện diện quân
sự của Mỹ trong khu vực. Hoa Kỳ có quyền cho đồn trú thường xuyên 2.500
lính TQLC tại căn cứ Darwin để sẵn sàng khi cần thiết. Không quân và
Hải quân Mỹ cũng được quyền tiếp cận các căn cứ của Úc một cách rộng rãi
hơn. Bản Thông cáo chung AUSMIN 2014 còn đồng ý mở rộng liên minh quốc
phòng với Nhật Bản ở vùng Đông Bắc Á và Ấn Độ ở vùng Nam Á:
[1] LIÊN MINH VỚI NHẬT BẢN:
Úc
và Hoa Kỳ hoan nghinh nỗ lực của Nhật Bản nhằm đóng góp lớn hơn vào hòa
bình và ổn định quốc tế, bao gồm cả quyết định của Nhật Bản hành xử
quyền tự vệ tập thể theo tinh thần Hiến Chương LHQ. Hai nước Hoa Kỳ và
Úc cam kết duy trì các quan hệ an ninh song phương mạnh mẽ với Nhật Bản,
phát huy hợp tác an ninh và quốc phòng ba bên.
Ngày
26/4/2015, Thủ tướng Shinzo Abe đến Hoa Kỳ trong chuyến thăm một tuần
nhằm củng cố mối quan hệ đồng minh truyền thống, báo hiệu một giai đoạn
mới trong mối quan hệ liên minh xuyên Thái Bình Dương, cùng nhau đối mặt
với sức mạnh quân sự và kinh tế của TC. Nhật Bản sẵn sàng đóng vai trò
lớn hơn về an ninh trên trường quốc tế, khi tình thế giới đã thay đổi.
Washington và Tokyo đã nhất trí về một tuyên bố chung, trong đó có cam
kết thực hiện tự do hàng hải, tôn trọng luật pháp quốc tế.
Theo
hãng tin Kyodo, nội các Nhật Bản ngày 14/5/2015 đã thông qua dự luật về
an ninh, theo đó sẽ mở rộng đáng kể quy mô các hoạt động của Lực lượng
Phòng Vệ Nhật Bản (SDF) ở nước ngoài, trong đó có việc thực thi quyền
phòng vệ tập thể. Và được phép tham chiến ở nước ngoài để giúp một quốc
gia đồng minh hay nước ngoài bị tấn công.
Phát
ngôn viên BQP Mỹ, Jeff Pool nói rằng, Bộ Quốc Phòng Mỹ hoan nghênh việc
tái xem xét diễn dịch Hiến pháp của Nhật liên quan đến phòng vệ tập
thể. Ông nói, Mỹ tin là điều nầy sẽ giúp Nhật và Mỹ có thể hợp tác với
nhau làm được nhiều điều hơn nữa vì sự thịnh vuợng và an ninh trong khu
vực khi Tokyo và Washington đối mặt với thách thức từ sự trỗi dậy của
Trung Cộng.
[2] LIÊN MINH VỚI ẤN ĐỘ:
Đối
với Ấn Độ cũng thế, Mỹ và Úc đều công nhận tư cách “Nền dân chủ lớn
nhất thế giới” & “Cường quốc kinh tế và Chiến lược quan trọng trong
khu vực Châu Á-TBD và Ấn Độ Dương” của New Delhi. Trên cơ sở đó, Mỹ và
Úc xác nhận ý định mở rộng hợp tác ba bên với Ấn Độ trong những lãnh vực
như an ninh hàng hải, an ninh năng lượng, tăng trưởng kinh tế.
Trong
chuyến thăm Mỹ trong 5 ngày từ 26 tới 30/9/2014, Thủ tướng Modi đã hội
đàm với Tổng thống Obama tập trung vào quan hệ đối tác an ninh quốc
phòng, hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, vấn đề chuyển giao công nghệ
và mở rộng đối tác quốc phòng không chỉ thiết lập các liên doanh cùng
sản xuất thiết bị mà còn chia sẻ những vấn đề liên quan đến khu vực Tây
Á, Đông Á, Đông Nam Á Châu.
Hai
nhà lãnh đạo nhấn mạnh sự cấp thiết của việc bảo đảm an ninh và tự do
hàng hải cũng như hàng không qua khu vực trên, đặc biệt là Biển Đông,
đồng thời kêu gọi các bên liên quan giải quyết tranh chấp bằng biện pháp
hoà bình, phù hợp luật quốc tế bao gồm Công ước LHQ về Luật Biển.
[3] G7 LẦN ĐẦU LÊN ÁN TRUNG CỘNG:
Giữa
tháng 4/2015, nhóm các nước Công nghiệp Phát triển G7 lần đầu thông qua
một tuyên bố chung về an ninh hàng hải, trong đó lên án hoạt động cải
tạo đất gây gia tăng căng thẳng trên Biển Đông. G7 cho hay sẽ tiếp tục
theo dõi tình hình Biển Đông. Các quan chức bày tỏ quan ngại về các hành
động đơn phương như cải tạo đất quy mô lớn, nhằm thay đổi hiện trạng và
gia tăng căng thẳng ở các vùng biển nầy. Rõ ràng tuyên bố nầy đang nhắm
tới Bắc Kinh.
[4] ASEAN RA TUYÊN BỐ CHUNG:
Hội
nghị cấp cao ASEAN lần thứ II ra tuyên bố mạnh mẽ về Biển Đông. Theo
đó, các nhà lãnh đạo Hiệp hội đã ra Tuyên bố về các vấn đề khu vực và
quốc tế, trong đó có vấn đề Biển Đông: “Chúng tôi chia sẻ quan ngại sâu
sắc của các nhà lãnh đạo về việc tân tạo, bồi đắp đang diễn ra ở Biển
Đông làm xói mòn lòng tin, sự tin cậy và phương hại đến hoà bình, an
ninh, ổn định và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông” và kêu gọi các
bên liên quan giải quyết những khác biệt và tranh chấp bằng biện pháp
hòa bình, tuân thủ Luật pháp Quốc tế trong đó có Công Ước LHQ về Luật
Biển 1982.”
GIÓ ĐÃ ĐỔI CHIỀU TRÊN BIỂN ĐÔNG:
Các
giới chức Ngũ Giác Đài đang cứu xét việc phái chiến hạm và chiến đấu cơ
để khẳng định chủ quyền “TỰ DO HÀNG HẢI” tại Biển Đông, một thách thức
trực tiếp đối với Bắc Kinh khi nước nầy xây dựng những đảo nhân tạo trên
vùng biển tranh chấp. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel nói: “Chúng ta phải ngăn chận thái độ thách thức như thế”.
Các giới chức Mỹ xem việc xây dựng trên các bãi đá ngầm như là một việc
chứng tỏ quyền lực của Bắc Kinh nhằm kiểm soát HẢI PHẬN QUỐC TẾ,” ông
nói. “Chiến lược của chúng ta và hành động của chúng ta là bảo vệ các
qui tắc chứ không bảo vệ những đảo đá.”
Ông
David Shear, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói: “Chúng ta khẳng định
quyền tự do đi lại những khu vực như thế và chúng ta hành xử quyền nầy
thường xuyên tại Biển Đông cũng như trên toàn thế giới và chúng ta sẽ
tiếp tục hành xử quyền nầy trên mặt biển cũng như trên không,” ông nói.
“Chúng ta không thiếu khả năng và chiến cụ trên toàn vùng để hỗ trợ cho
chính sách ngoại giao của chúng ta, đảm bảo ngăn chận và đảm bảo an ninh
quốc gia”.
Rõ
ràng, Bắc Kinh đang đối mặt với thách thức địa chính trị trong năm 2015
mà Biển Đông được đánh giá là một trong những thách thức lớn của Bắc
Kinh. Singapore và Ấn Độ là 2 nước mới nhất lên tiếng cảnh báo Bắc Kinh
về vấn đề nầy. Như vậy, ngày càng có nhiều nước lên tiếng công khai chỉ
trích cách hành xử và đòi chủ quyền của TC ở khu vực Biển Đông giàu tài
nguyên. Trước tình thế nầy, Trung Cộng đang bị “BAO VÂY”ở Biển Đông bởi
các quốc gia có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến các cuộc tranh
chấp ở Biển Đông, đều đồng loạt lên tiếng bày tỏ phản ứng không đồng
tình với chính sách bành trướng của Bắc Kinh ở vùng biển chiến lược này.
Theo
GS Gu Xuewu, trường Đại học Bonn, thách thức ở Biển Đông đối với Bắc
Kinh là Hoa Kỳ liên minh với Philippines chống lại những đòi hỏi chủ
quyền của Bắc Kinh muốn chiếm trọn gần hết lãnh hải Biển Đông. Mỹ cũng
đang cỗ vũ Nhật Bản, một quốc gia mà tiềm năng về quân sự có phần vượt
trội Trung Quốc, cùng can thiệp vào vấn đề Biển Đông, tham gia với Hải
quân Mỹ tuần tra vùng biển này.
Ngày
20/4/2015, trong một cuộc họp với các lãnh đạo hải quân các nước ASEAN,
Phó Đô Đốc Robert Thomas, Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, đã kêu
gọi các quốc gia Đông Nam Á thành lập một lực lượng hải quân đa quốc gia
để tiến hành các cuộc tuần tra chung chống cướp biển ở eo biển Malacca
với sự tham gia của hải quân Malaysia, Singapore, Indonesia và Thái Lan.
Theo đó, Washington đã tận dụng sức mạnh tập hợp độc chiêu để thành lập
một “liên minh các lực lượng” nhằm bảo đảm sự ổn định hàng hải trong khu vực.
Ngoài
lực lượng tuần tra chung, Mỹ còn đề xuất thành lập một “TRUNG TÂM HOẠT
ĐỘNG QUỐC TẾ BIỂN ĐÔNG” (South China Sea International Operation
Centre), đặt bản doanh tại Jakarta của Indonesia.
ẤN ĐỘ ĐỨNG Ở ĐÂU KHI CHIẾN TRANH MỸ-TRUNG BÙNG NỔ?
Theo
tôi, nếu cuộc chiến tranh giữa Mỹ + Nhật Bản và Trung Cộng xảy ra ở
Biển Đông, Ấn Độ sẽ không can dự trực tiếp vào Biển Đông. Nhưng, Ấn Độ
sẽ tham gia một cách gián tiếp bằng cách phối hợp với Hải quân Hoa kỳ
CHẶN YẾT HẦU TRUNG CỘNG, phong toả eo biển Malacca. Các chiến lược gia
Mỹ và Ấn Độ cho rằng, chiến lược nầy sẽ có thể “bóp cổ” được anh khổng
TC.
Tầm
quan trọng của eo biển chiến lược Malacca, mỗi năm có 50.000 thương
thuyền mang theo 40% khối lượng thương mại thế giới đi qua Eo biển
Malacca dài 900 km. Theo cơ quan Thông tin Năng lượng của Mỹ (EIA),
trong năm 1993, mỗi ngày có khoảng 7 triệu thùng dầu và sản phẩm dầu mỏ
(chiếm 20% khối lượng dầu mỏ được vận chuyển trên thế giới) đi qua eo
biển Malacca. Đến năm 2011, con số nầy đã tăng lên 15 triệu thùng / ngày
(chiếm 33%). Sự phụ thuộc của Đông Bắc Á vào khối lượng dầu mỏ đi qua
eo biển Malacca rất là lớn. Khoảng 90% lượng dầu tiêu thụ của Nhật đi
qua eo biển Malacca, trong khi 80% lượng dầu nhập cảng của TC đi qua eo
biển chiến lược nầy.
Theo
một nhà quan sát về Trung Cộng, các hạm đội của Mỹ, Nhật và Ấn Độ cùng
phối hợp tạo ra áp lực áp đảo nhằm vào nguồn cung cấp dầu mỏ của Trung
Cộng. Nhưng, một nghiên cứu khác kết luận chỉ ra rằng, Mỹ-Nhật -Ấn có đủ
sức mạnh để phong tỏa các tuyến đường vận chuyển dầu của Bắc Kinh. Theo
đó, chuyên gia Vasily Kashin của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công
nghệ của Nga, nói: “TRUNG QUỐC SẼ TỰ SÁT NẾU CHỐNG LẠI HOA KỲ!” Nhận
xét nầy chính xác, Trung tướng Hải quân Mỹ Scott Swift đánh giá: “Tất cả hải quân Trung Cộng hợp lại chỉ mới bằng Hạm Đội 7 cuả Mỹ”.
Tư
lệnh Hải quân Ấn Độ Đô đốc Nirmal Verma cho biết, Hải quân Ấn Độ tuy
không can dự trực tiếp vào Biển Đông, song đang thực hiện những buớc đi
nhằm kiểm soát khu vực này và đặc biệt là nắm chặt yết hầu Trung Quốc.
Hải quân Ấn Độ không ngừng tăng cường lực lượng kiểm soát chặt eo biển
chiến lược Malacca và mở rộng tầm hoạt động trong khu vực này:
· Ngày
31/7/2012, Ấn Độ đã khánh thành căn cứ Không – Hải quân INS Baaz trên
đảo Great Nicobar gần eo biển Malacca hơn 300 km so với căn cứ Car
Nicobar. Hải quân Ấn Độ đã xây dựng xong một sân bay dài khoảng 3.000
thước tại căn cứ INS Baar.
· Hải
quân Ấn Độ đã tăng mạnh số lượng tàu chiến tại căn cứ Port Blair, trung
tâm đầu não của khu vực Andaman và Nicobar. Đô đốc Verma cũng cho biết,
cũng đánh giá căn cứ INS Baar có một vị trí chiến lược trọng yếu. Căn
cứ nầy sẽ giúp Hải quân Ấn Độ mở rộng tầm hoạt động cũng như thời gian
hoạt động của tàu chiến và máy bay tuần tra trong khu vực.
· Đô
đốc Verma nhận định rằng, một khi kiểm soát được eo biển Malacca, tức
là Ấn Độ đã khống chế được Trung Cộng. Eo biển Malacca nối liền Biển
Đông với Ấn Độ Dương. Trên tuyến vận tải này có tới 80% lượng dầu mỏ
nhập cảng và số hàng hoá tương đương của Trung Cộng phải đi qua. Nếu
nguồn năng lượng này bị phong toả, nền kinh tế của Trung Cộng sẽ bị phá
sản. Thêm vào đó, tuyến hàng hải này bị Ấn Độ hay Mỹ khống chế, hàng hóa
xuất nhập cảng của Trung Cộng sẽ bị đình trệ gần như hoàn toàn.
Có lẽ chính vì vậy mà Bắc Kinh đang tìm các phương án nhằm tránh phụ thuộc vào eo biển Malacca:
· Thuyết phục Thái Lan mở một kinh đào nối từ biển Andaman thuộc Ấn Độ Dương vào Biển Đông.
· Mở một tuyến đường xuyên suốt từ cảng Gwadar của Pakistan về Tân Cương.
· Đi nhờ đường Myanmar rồi chuyển dầu mỏ về các tỉnh Tây Nam.
Tuy
nhiên, cả 3 phương án không thể khả thi. Con kênh mà TC muốn đào vắt
qua Thái Lan mang tên KARAT có thể cần tới 20 tỷ USD. Còn tuyến đường
xuyên Pakistan sẽ khó có thể được bảo đảm vì những trở ngại an ninh mà
Islamabad đang phải đối đầu. Còn đi nhờ đường Myanmar thì ngày nay
Myanmar đang vuột khỏi vòng kềm tỏa của Bắc Kinh.
KẾT LUẬN:
TT
Obama đã kiên nhẫn dùng tuyệt chiêu “NHU THẮNG CƯƠNG” cho đến lúc sự
ngạo mạn của Tập Cận Bình lên đến tột đỉnh khi chính sách bành trướng bá
quyền ở Biển Đông của Bắc Kinh đã vấp phải sự phản đối gây gắt từ các
nước láng giềng. Mục tiêu của Bắc Kinh trong chiến lược giành đảo lấn
biển bao gồm 3 mục tiêu:
· Phản đối chỉ trích.
· Phản đối quốc tế hoá Biển Đông.
· Phản đối đưa Biển Đông ra cơ quan tài phán quốc tế.
Nhưng,
cả 3 chính sách nầy của Bắc Kinh đều thất bại. TT Obama liền thay đổi
chiến lược. Washington đang tiến hành các buớc đi nhằm củng cố sự hiện
diện ở Biển Đông. Đô đốc Harry Harris Jr. thuộc Hạm Đội Thái Bình Dương
của Mỹ hồi tháng 3 đã ra thông báo, Hải quân Mỹ sẽ chuyển 60% hạm đội
của họ đến Thái Bình Dương vào năm 2020 và sẽ mở rộng sự hợp tác với Ấn
Độ.
Cùng
với Mỹ, Nhật Bản cũng bắt đầu can thiệp vào Biển Đông, mặc dù cũng
giống như Mỹ, Nhật Bản không có tranh chấp ở Biển Đông. Tuy nhiên cả Mỹ
và Nhật Bản cũng giống như nhiều nước khác có lợi ích quan trọng trong
việc duy trì sự “TỰ DO HÀNG HẢI” ở Biển Đông. Hải quân Nhật Bản mới đây
đã tiến hành tập trận quân sự chung với Philippines. Ngoài ra, Tokyo có
thể phối hợp với đồng minh Mỹ để tiến hành các cuộc tuần tra trên không,
trên biển ở Biển Đông.
Theo
The Epoch Times ngày 18/5/2015 đưa tin, Australia có thể điều máy bay
quân sự và tàu chiến đến Biển Đông cùng với Hải quân Hoa Kỳ và Nhật Bản
thách thức chủ quyền vô lý và phi pháp của Bắc Kinh.
Tất cả những động thái nầy sẽ khiến cho Tập Cận Bình như người ngồi trên bàn chông, liền xuống giọng ngay: “Thái Bình Dương khá rộng cho Hoa kỳ và Trung Quốc.”
Một
câu hỏi được đặt ra: “Liệu khả năng xung đột ở Biển Đông lớn tới đâu?”
Câu hỏi nầy được Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia, Đại
học New South Wales trả lời: “Trung
Quốc không muốn đối đầu với Mỹ. Họ không có tàu chiến lớn được triển
khai thường xuyên ở khu vực. Hải quân Mỹ mạnh hơn rất nhiều. Mỹ sẽ không
đi quá 12 hải lý, TQ sẽ tôn trọng điều nầy và Trung Quốc sẽ không tuyên
bố ADIZ ở Trường Sa vì họ không có phương tiện thực hiện. Ngay khi TQ
tuyên bố ADIZ thì Mỹ sẽ đưa máy bay đến thách thức”. Xin hãy chờ xem những gì sẽ xảy ra ở Biển Đông…
NGUYỄN VĨNH LONG HỒ
0 comments:
Post a Comment