Wednesday, May 27, 2015

Biển đông & những con đĩ đánh bồng.

"......Đánh nhau bằng mồm thì có và chưa biết chừng “2 con voi này lại đang làm tình với nhau” trên Biển Đông".

Biển đông & những con đĩ đánh bồng.


By Lê Ngọc Thống



Dư luận đang rất nóng khi hành động của Mỹ có thể tạo ra một cuộc xung đột Mỹ-Trung Quốc trên Biển Đông.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với khoảng 90% Biển Đông và đang thực thi tuyên bố bằng cách xây dựng trái phép một chuỗi đảo nhân tạo trên các bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước trong khu vực. Trung Quốc còn ngang nhiên tuyên bố việc cải tạo là để phục vụ mục đích dân sự và "đáp ứng nhu cầu phòng thủ quân sự" của Trung Quốc. Trung Quốc cũng cho rằng "có quyền lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ)" trên Biển Đông nếu muốn.

Trước tình thế đó Mỹ buộc phải “thay đổi tư thế quân sự”, dự kiến điều hải quân và không quân đến Biển Đông để bảo vệ an toàn hàng không, hàng hải. Trung Quốc phản đối quyết liệt, đặc biệt là các “hỏa lực mồm” tung ra những tuyên bố cứng rắn…

Dư luận đang rất nóng khi hành động của Mỹ có thể tạo ra một cuộc xung đột Mỹ-Trung Quốc trên Biển Đông.

Xung đột quân sự Mỹ-Trung trên Biển Đông có xảy ra không?

Xảy ra hay không? Xảy ra cách nào? Muốn đánh giá chính xác hãy nhìn nhận sự việc dưới góc nhìn kinh tế và quân sự.

Trước hết về kinh tế. Cả hai, Trung Quốc và Mỹ đều có sự liên quan chặt chẽ và có quy mô lớn với nhau. Hiện tại Trung Quốc đã vượt Nhật Bản là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, 1.261 tỷ đô la, trong khi của Nhật Bản là 1.227 tỷ đô la, tính đến 3/2015.

Có một câu ngạn ngữ xưa: “Nếu ngân hàng cho bạn vay một ngàn đô la, ngân hàng là ông chủ của bạn. Nhưng nếu ngân hàng cho bạn vay một triệu đô la, bạn sẽ là ông chủ của ngân hàng” (If the bank lends you a thousand dollars, the bank owns you. But if the bank lends you a million dollars, you own the bank).

Nên nhớ rằng, chính phủ Mỹ khi phát hành trái phiếu không phải lấy tiền chỉ để chi dụng cho các nhu cầu nội địa, mà dành đến 60% cho đầu tư ở nước ngoài. Vì thế các nhà doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào Trung Quốc không cần phải mang tiền từ Mỹ vào Trung Quốc mà lấy ngay tiền của Trung Quốc qua các tác vụ tài chính từ khoản Trung Quốc cho Mỹ vay qua việc mua trái phiếu kho bạc Mỹ. Số tiền này mang lại lợi nhuận lớn cho các nhà tư bản Mỹ, đặc biệt là từ thị trường Trung Quốc tiềm tàng.

Ví dụ Apple lấy tiền của Trung Quốc, tận dụng nhân công rẻ mạt của Trung Quốc, sản xuất ra một cái iPad cứ cho là 100 đô la chẳng hạn. Sản phẩm được xuất qua Mỹ và nhiều nước khác, bán với giá 500 đô la. Tiền lãi chảy hết vào túi Mỹ. Trung Quốc nghèo hơn, cho Mỹ giàu hơn vay tiền, còn Mỹ kiếm lợi ngay trên lưng kẻ cho vay, vậy, ai khôn hơn ai?

Đây là chưa nói tới việc kẻ đi vay lại chính là kẻ in ra đồng tiền đó. Chỉ cần nó phá giá một tý thôi, giá trị trái phiếu có thể mất đi vài trăm triệu đô la, nếu không nói đến vài tỷ, trong chốc lát. Điều này trong thực tế đã xảy ra…

Năm 1985 Mỹ đã buộc Nhật phải ký vào Plaza Accord để đồng yen lên giá hơn 50% so với đồng USD trong hai năm sau đó. Điều này tương đương với tất cả các khoản đầu tư trước đây của Nhật vào Mỹ bị mất giá hơn một nửa, cũng có nghĩa là Mỹ đã “bóc lột” Nhật một cách trắng trợn bằng cách “quịt” 50% số nợ với Nhật.

Hơn 30 năm sau, Trung Quốc đã thế chân Nhật trở thành “chủ nợ” lớn nhất của Mỹ. Có điều những nỗ lực của Mỹ trong suốt giai đoạn 2000-2006 không làm Trung Quốc nhượng bộ và đồng tiền chỉ được thả lỏng một phần và cho lên giá từ từ so với USD trong những năm gần đây thôi thì cũng gần như bổ sung toàn bộ thâm hụt ngân sách của Mỹ.

Hiện tại dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã hơn 2 ngàn tỷ USD. Thử tưởng tượng nếu Mỹ thành công trong việc làm USD mất giá khoảng 50% so với đồng yuan như đã làm với Nhật năm 1985, số tiền Trung Quốc bị “quịt” sẽ “kha khá”.

Vậy tại sao Trung Quốc không chuyển dự trữ ngoại tệ của mình sang các đồng tiền khác hay vàng? Hay đơn giản hơn là ngừng không tăng dự trữ ngoại tệ nữa vì đã quá đủ để đảm bảo an toàn cho cán cân thanh toán?

Trung Quốc rất muốn và đang cố gắng trong thời gian qua với các nước như Nga, BRICS…để làm điều này, thậm chí còn thành lập ngân hàng riêng với số vốn hơn 100 tỷ USD để cạnh tranh với IMF, tuy nhiên, thoát Mỹ, không muốn là “chủ nợ” của Mỹ thì còn lâu lắm khi mà nền kinh tế đang quá phụ thuộc vào Mỹ. Trung Quốc vẫn phải là chủ nợ của Mỹ, vẫn phải mua trái phiếu của Mỹ nếu phát hành.

Cái lợi mà Trung Quốc được trong ván bài kinh tế này không phải là hơn 2 ngàn tỷ USD dự trữ ngoại tệ dù Trung Quốc biết sẽ mất một phần trong tương lai, sẽ bị quịt trong tương lai… mà là vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc thông qua con đường xuất khẩu, trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, quan trọng nhất của Trung Quốc. Đây là điều đặc biệt cần thiết để Trung Quốc giữ xã hội ổn định và là phương tiện để đạt được các mục tiêu chính trị khác.

Vì vậy, chừng nào Mỹ không còn là thị trường xuất khẩu quan trọng và lớn nhất của Trung Quốc, không còn là “phao cứu sinh” bảo đảm công việc làm cho hàng chục triệu, nếu không nói là hàng trăm triệu người lao động Trung Quốc…thì Trung Quốc sẽ ngừng mua trái phiếu do Mỹ phát hành, ngừng dự trữ ngoại tệ bằng dollars.

Nhưng, hiện tại thì không thể vì chỉ cần một biến động lớn trên thị trường lao động một tỷ rưỡi dân sẽ là một thảm họa cho ổn định xã hội, điều mà các nhà lãnh đạo Bắc Kinh không bao giờ muốn xảy ra, bằng mọi giá.

Vậy, Trung Quốc có muốn xung đột với Mỹ không? Đương nhiên không. Còn Mỹ có muốn xung đột với Trung Quốc không? Để làm gì khi “con gà đang đẻ ra trứng vàng”? Đương nhiên là không rồi.

Về góc nhìn quân sự. Về tình thế, Mỹ xuất hiện quân sự trên Biển Đông khác với xuất hiện trên biển Hoa Đông. Trên Hoa Đông là để bảo vệ Senkaku cho nên, nếu bị Trung Quốc tấn công, thì Mỹ lập tức đáp trả và xung đột quân sự sẽ xảy ra. Mỹ từng sử dụng quân đội để thách thức các tuyên bố chủ quyền không có cơ sở của Trung Quốc. Đơn cử như tháng 11/2013, Mỹ đã điều 2 chiếc B-52 bay trên các quần đảo mà Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Động thái này nhằm thách thức với vùng nhận dạng phòng không mà Bắc Kinh tự ý thiết lập ra trong khu vực.

Nhưng trên Biển Đông, nếu Trung Quốc chiếm đảo hoặc cải tạo các bãi đá Trường Sa của Việt Nam thì Mỹ không có trách nhiệm, Mỹ chỉ bảo vệ tự do, an toàn hàng hải, hàng không và chỉ đối đầu hay xung đột với Trung Quốc khi Trung Quốc phong tỏa, ngăn chặn hàng hải, hàng không (Trung Quốc chưa có gan làm chuyện này như lập ADIZ trên Biển Đông).

Do đó, xung đột trên Biển Đông chỉ có thể bắt đầu bởi các nước tranh chấp chủ quyền.

Về tình huống, Mỹ cho tàu chiến, máy bay theo dõi Trung Quốc ngoài vùng 12 hải lý (vì Mỹ không muốn căng thẳng) thì tình huống chưa đến mức gây nên sự “cướp cò”, nói cách khác là cả 2 đang ở nấc thang căng thẳng dưới cùng khi Mỹ phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên toàn bộ Biển Đông

Về lực lượng, Mỹ mạnh gấp nhiều lần Trung Quốc trên Biển Đông thì Trung Quốc sẽ không bao giờ dám động thủ. Đó là cách của họ mà chúng ta đã chứng kiến trong các lần gọi là khủng hoảng eo biển Đài Loan.

Như vậy, tình thế xung đột là không, tình huống cũng không do Mỹ không muốn, về lực lượng cũng không do Trung Quốc không dám thì làm gì có chuyện Trung Quốc-Mỹ đánh nhau. Đánh nhau bằng mồm thì có và chưa biết chừng “2 con voi này lại đang làm tình với nhau” trên Biển Đông.

Mời đọc thêm: 5 Vũ khí tối tân người Nhật.
Tàu ngầm AIP Soryu, máy bay MV-22 Osprey, tiêm kích tàng hình F-35... là những vũ khí uy lực, nguy hiểm nhất của Nhật.



1.Tàu sân bay trực thăng lớp Izumo là vũ khí dẫn đầu trong 5 loại phương tiện chiến tranh nguy hiểm nhất của Nhật Bản, theo tạp chí National Interest. Đây là tàu chiến lớn nhất được đóng mới ở Nhật kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai. Tàu có chiều dài 248 m, rộng 38 m, lượng giãn nước toàn tải 27.000 tấn. Izumo có thể mang theo 14 trực thăng trong cấu hình tiêu chuẩn. Ảnh: Wikipedia



Boong tàu đủ rộng cho 5 trực thăng hoạt động cùng lúc. Ngoài ra, tàu có thể chở theo 450 binh lính và một bệnh viện gồm 35 giường. Đặc biệt, Izumo có khả năng triển khai hoạt động tiêm kích tàng hình cất, hạ cánh thẳng đứng F-35B. Khả năng hoạt động như một tàu sân bay là lý do để Izumo được xếp trong danh sách những vũ khí nguy hiểm nhất của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Ảnh đồ họa: Photobucket



2. Tàu ngầm Soryu: Giới quân sự thế giới đánh giá Soryu là một trong những tàu ngầm phi hạt nhân đáng sợ nhất thế giới. Soryu có khả năng hoạt động cực êm với động cơ không khí tuần hoàn độc lập AIP cùng hệ thống che chắn âm thanh tiên tiến. Ảnh: Feewebs



Vũ khí chính của tàu là 6 ống phóng ngư lôi 533 mm có thể phóng ngư lôi chống ngầm hoặc tên lửa chống hạm UGM-84 Harpoon. Tàu ngầm có thể đạt tốc độ tối đa 20 hải lý/giờ khi lặn, phạm vi hoạt động 6.400 hải lý. Soryu có khả năng tàng hình, cho phép ẩn mình dưới làn nước và bất ngờ tung đòn tấn công chí mạng. Đó là lý do mà các chuyên gia quân sự của National Interest xếp nó thứ 2 trong danh sách. Ảnh: Seaforce



3. Tàu khu trục mang tên lửa điều khiển lớp Atago là một trong những lớp chiến hạm mạnh nhất của lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản. Điểm đặc biệt của lớp tàu khu trục này là được trang bị hệ thống chiến đấu tối tân Aegis cho phép đối phó với hàng loạt mục tiêu khác nhau. Ảnh: Seaforces



Vũ khí trên tàu cực mạnh gồm: 96 hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 sử dụng tên lửa phòng không RIM-66 SM-2MR, tên lửa chống ngầm RUM-139. 8 tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, pháo hạm 127 mm và một số hệ thống vũ khí phòng vệ khác. Vũ khí mạnh, hệ thống điện tử tối tân giúp Atago nằm trong danh sách những cỗ máy chiến tranh đáng sợ của Nhật. Ảnh: Seaforces



4. Máy bay MV-22 Osprey: Tuần trước, Lầu Năm Góc đã trình Quốc hội Mỹ phê duyệt kế hoạch bán 17 chiếc MV-22 Osprey cho Nhật Bản trị giá tới 3 tỷ USD. Giới phân tích quân sự đánh giá, kế hoạch mua 17 máy bay MV-22 của Nhật Bản nhằm tăng cường khả năng bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Trung Quốc. Ảnh: Wikipedia



Osprey chở được 24 đến 32 binh lính hoặc 9 tấn hàng hóa. Máy bay có thể triển khai hoạt động trên các tàu đổ bộ tấn công cho phép nâng cao khả năng đổ quân vào bờ hoặc các đảo. Sự kết hợp giữa khả năng chở quân như máy bay vận tải và cất cánh như trực thăng là điểm độc đáo của MV-22. Ảnh: Wikipedia



5. Tiêm kích tàng hình F-35A: Theo Jane's Defence Weekly, đầu năm 2014, Nhật Bản đã phê duyệt kế hoạch mua 42 máy bay F-35A. Quá trình giao hàng sẽ bắt đầu từ năm 2018. Nhật Bản có thể là quốc gia đầu tiên ở châu Á có tiêm kích tàng hình thế hệ 5 trong biên chế. Ảnh: Avioners



F-35 được trang bị công nghệ tàng hình tiên tiến cùng hệ thống điện tử, vũ khí hiện đại cho phép tác chiến hiệu quả trong những môi trường nguy hiểm nhất. Đó là lý do để F-35 trở thành một trong những vũ khí đáng sợ nhất. Tiêm kích F-35 sẽ giúp Tokyo duy trì ưu thế quân sự so với tiêm kích tàng hình J-20 và J-31 của Trung Quốc. Ảnh: Globalaviationreport
<
 

0 comments:

Powered By Blogger