Phát biểu trong phiên họp góp ý sửa đổi bộ luật tố tụng hình sự hôm
27/5/2015, đại biểu quốc hội Đỗ Văn Đương đã mạnh mẽ phản bác quy định
về quyền im lặng trong việc hỏi cung, với lý do quyền im lặng là ‘diễn
biến hòa bình, chống lại nhân dân’
“Trong dự luật này gần như quy định quyền im lặng của người phạm tội.
Luật không buộc phải khai, không buộc phải nhận tội, như vậy ngầm hiểu
là im mồm rồi. Tội phạm không khai báo gì cả thì sao xử lý?”
“Cái này phải làm rõ là bị can, bị cáo được phép trình bày ý kiến và
quan trọng nhất là chống lại bức cung nhục hình. Chứ không phải cứ khăng
khăng im mồm như thế, nếu cứ nghĩ như thế là diễn biến hòa bình, chống
lại nhân dân…”, báo Pháp Luật Online dẫn lời vị đại biểu quốc hội thuộc đoàn TP.HCM phát biểu.
Quyền im lặng đã được áp dụng tại nhiều nước văn minh trên thế giới.
Theo đó, những người bị bắt giam hoàn toàn có quyền giữ im lặng trong
quá trình hỏi cung và lấy lời khai.
Quy định này nhằm hạn chế tối đa tình trạng kết án oan sai, bức cung và
bỏ tù người vô tội, đồng thời cũng cho phép quyền lợi bị cáo được đảm
bảo trong thời gian giam giữ.
Trước tình trạng xảy ra khá nhiều vụ án oan sai tại Việt Nam trong thời
gian vừa qua, quy định về quyền im lặng đã được đưa vào bộ luật tố tụng
hình sự sửa đổi.
Dù vậy, những biện pháp nhằm hạn chế bức cung, nhục hình đã ngay lập tức
vấp phải phản đối từ những đại biểu quốc hội xuất thân từ ngành côn an.
Hồi năm 2014, trong một chương trình phát sóng trên truyền hình, ĐBQH Đỗ Văn Đương cũng từng gây xôn xao khi tuyến bố: “Quyền được im lặng không phải là quyền con người”.
Vị ĐBQH thuộc đoàn TP.HCM này sinh năm 1960, được giới thiệu có bằng
tiến sỹ luật, hiện đang giữ vị trí uy viên thường trực ủy ban Tư pháp
của Quốc hội cộng sản.
28/5/2015
Bạn đọc Danlambao
0 comments:
Post a Comment