Sunday, May 31, 2015

Tranh chấp Biển Đông: Úc sẵn sàng tham gia với Mỹ và các nước khác?

Tranh chấp Biển Đông: Dấu hiệu mạnh cho thấy Úc sẽ tích cực tham gia hành động nhằm đẩy lùi công tác xây dựng đảo nhân tạo của Trung Cộng

  Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Úc, ông Kevin Andrews, đã đưa ra một tín hiệu mạnh nhất của chính quyền Abbott rằng Úc sẵn sàng tham gia với Mỹ và những nước khác trong công tác đẩy lùi hành động xây cất đảo nhân tạo và quân sự hóa của Trung cộng tại Biển Đông.

Thêm vào lập trường trở nên cứng rắn hơn của Australia, ông Andrews đã sử dụng một bài phát biểu tại một hội nghị quan trọng về an ninh châu Á để tuyên bố lập trường chống đối quyết liệt hành động bồi lấn đất quy mô lớn – hành động nạo vét rõ ràng tại các rặn đá san hô chìm Trung cộng đang chiếm giữ - xây dựng và lấp đặt các thiết bị quân sự trên chuỗi quần đảo tại Trường Sa.

Nhận xét của ông Andrews tại cuộc đối thoại Shangri-La ở Singapore, trong đó có sự tham dự của các quan chức quốc phòng hàng đầu của các nước châu Á-Thái Bình Dương bao gồm Trung Quốc, ông đã lên tiếng y hệt những gì mà Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter đã tuyên bố, trong khi các nước khác trong khu vực - lo ngại trước hành động hiếu chiến của Trung Cộng - đã nhanh chóng kết hợp lại thành một khối thống nhất để chống lại sự độc đoán và hiếu chiến của Bắc Kinh.

Ông Andrews đã lập lững công bố một cảnh báo rằng các nước khác trong khu vực sẽ đáp trả nếu Bắc Kinh vẫn còn tiếp tục hung hăng. Ông nói rằng các hành động trong bối cảnh an ninh quốc tế có xu hướng phát sinh "một phản ứng đối kháng lại".

"Cũng như với các nguyên lý của Newton, các khía cạnh của an ninh quốc tế thường được tiêu biểu bởi một hành động và phản hành động tương ứng," ông nói. "Khi đưa ra quyết định, các quốc gia và các nhà lãnh đạo phải luôn luôn cảnh giác với những hậu quả, dù cho cố tình hay vô tình, của một hướng hành động và khả năng các hành động này dẫn đến sự chống trả leo thang và tính toán sai lầm."

Ông Andrews nói thêm rằng Úc đã có một "lợi ích hợp pháp trong việc duy trì hòa bình và ổn định... những hoạt động thương mại không bị cản trở và tự do hàng hải" - một tín hiệu có thể là chính phủ Abbott (Úc) có thể, như tổ hợp truyền thông Fairfax Media đưa tin vào tuần trước, tham gia các cuộc tập trận quân sự chung gần quần đảo Trường Sa như là một hành động thách thức chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.

Ngoài ra, ông Andrews đã nói với báo Wall Street Journal rằng Úc khẳng định quyền của Úc tiếp tục bay tuần tra quân sự trong khu vực đang tranh chấp (tại Biển Đông) - một hành động bác bỏ bất cứ nỗ lực nào của Trung cộng nhằm tạo lập một vùng xác định phòng không - nhưng ông cho biết Úc chưa có cuộc đàm phán chính thức với Mỹ về các cuộc tập trận hải quân - vì tự do hàng hải.

Cao điểm trong số các mối quan tâm của khu vực Biển Đông là Trung cộng có thể sẽ hành động dựa theo tiền lệ của họ trong vụ tranh chấp với Nhật Bản ở Biển Hoa Đông và công bố một vùng xác định phòng không trên các vùng biển phía nam (Biển Đông).

Động thái như vậy "phụ thuộc vào tính hình an ninh của chúng tôi (Tàu) trên không và trên biển sẽ bị đe dọa hay không và các chi tiết khác sẽ được cứu xét", Đô đốc Sun Jianguo, Phó tham mưu trưởng Quân đội Trung cộng cho biết trong một bài diễn văn, trong đó ông ta đã bác bỏ những lời chỉ trích, bao gồm cả từ Mỹ, rằng các hành động của Trung cộng là "trật lề" theo chuẩn mực quốc tế.

Viên phó tham mưu quân đội Trung cộng cho biết việc xây dựng (các đảo nhân tạo) là "hợp lý, hợp pháp và phải lẽ", và rằng các dự án này là nhằm mục đích cung cấp "dịch vụ công cộng quốc tế" bao gồm công tác tìm kiếm cứu nạn hàng hải, nghiên cứu và bảo vệ môi trường.

Tổ hợp truyền thông Fairfax Media đã tường thuật rằng Trung cộng đã chuyển vũ khí vào các hòn đảo nhân tạo được bồi lấn lên từ đảo san hô ngập nước trước đây trong quần đảo Trường Sa.

Các quan chức Ngũ Giác Đài (Bộ Quốc Phòng Mỹ) khẳng định rằng trước đó họ đã biết có hai khẩu đại pháo cơ giới tự hành được lấp đặt tại một hòn đảo nhân tạo vừa được bồi lấn, và nay đã được tháo gỡ (cất giấu).

Tiến sĩ Carter, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, kêu gọi "hãy ngừng ngay lập tức và vĩnh viễn" hành động bành trướng của Trung cộng và tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ thách thức mọi nỗ lực của Bắc Kinh nhằm cản trở tự do hàng hải trong khu vực.

"Biến một tảng đá ngầm dưới biển thành một sân bay, đơn giản là không đủ để chứng minh các quyền chủ quyền và cho phép mình quyền hạn chế về hàng không quốc tế, vận chuyển hàng hải," ông nói.

Trung cộng đang bị khóa chặc trong các vụ tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với một số nước láng giềng gồm Phi Luật Tân, Việt Nam và Mã Lai.

Có nhiều lo ngại sâu sắc, cũng như cách sử dụng của việc tăng cường quân đội để hổ trợ các yêu sách lãnh thổ của Trung cộng, quốc gia này cũng có thể đe dọa tự do hàng hải xuyên xuyên Biển Đông qua một số tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới, mà Úc dựa vào đó cho việc giao thương quốc tế của mình.

Trong quá khứ, các Bộ trưởng Úc đã nhấn mạnh Úc không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền, nhưng hôm Chủ Nhật vừa rồi ông Andrews đã chĩa mũi dùi tấn công quyết liệt hơn (vào Trung cộng).

Ong Andrews cho biết: 

"Úc đã tuyên bố rõ về sự chống đối của mình đối với bất kỳ hành động đơn phương để cưỡng chế hoặc để thay đổi hiện trạng ở miền Nam và Đông của Biển Đông,"

"Điều này bao gồm bất kỳ hành động cải tạo bồi lấn đất với qui mô lớn của các bên ở Biển Đông.”

"Chúng tôi đặc biệt quan ngại trước triển vọng quân sự hóa của cấu trúc nhân tạo."

Ông Andrews che đậy ngôn từ của mình bằng cách tránh trực tiếp nhắc đến Trung cộng, thay vào đó là lời kêu gọi "tất cả các bên" hãy ngưng hành động cải tạo bồi lấn đất với qui mô lớn và "kiềm chế các hành động khiêu khích quân sự".

Nhưng trong khi các nước khác đã nhiều thập kỷ qua đã xây dựng một số công trình trên các đảo trong Biển Đông, Trung cộng đã làm nhiều hơn, rất nhiều, trong 18 tháng qua so với tất cả các nước khác cộng lại trong suốt chiều dài của lịch sử.

Nguồn:

David Wroe and Philip Wen
South China Sea dispute: Strong indication Australia will join push back on China's island-building

Ngày 01/06/2015


0 comments:

Powered By Blogger