Chính
phủ vừa đặt mục tiêu đến 2020 ngăn chặn xong và đến năm 2030 đẩy lùi
được sự xuống cấp đạo đức xã hội, theo tinh thần Nghị quyết số 33 năm
2014 của Đảng CSVN.
Nguyên nhân do đâu đạo đức xã hội đã xuống cấp trầm trọng và đã trở thành vấn đề cấp nhà nước?
Nguyên nhân do đâu đạo đức xã hội đã xuống cấp trầm trọng và đã trở thành vấn đề cấp nhà nước?
Ở VN trong thời gian qua, sự xuống cấp về đạo đức xã hội đã trở thành vấn đề được dư luận xã hội hết sức quan tâm.
Thực trạng vấn đề đạo đức xã hội hiện nay
Chưa
bao giờ các hành vi vô nhân tính, vô đạo đức trong các mối quan hệ xã
hội, kể cả giữa những người thân trong gia đình lại xuất hiện với một
tần xuất dày đặc trên báo chí như hiện nay.
Đứng
trước thực trạng này, Chính phủ vừa ban hành nghị quyết về chương trình
hành động thực hiện nghị quyết số 33 của Trung ương Đảng. Theo đó,
Chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ ngăn chặn xong và đến năm 2030
sẽ đẩy lùi được sự xuống cấp của đạo đức xã hội.
Đánh
giá về thực trang vấn đề đạo đức xã hội ở VN hiện nay, PGS. TS. Sử học
Hà Minh Hồng, Trường Đại học KH-XH & Nhân văn thấy rằng, việc xuống
cấp đạo đức xã hội là điều có thật. Ông cho biết:
Cái gọi là xuống cấp của đạo đức xã hội là điều có thật và cái dấu hiệu này thậm chí còn được một số người quan trọng hóa cho rằng tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Và người ta đánh động đến các ngành, đặc biệt là ngành giáo dụcPGS. TS. Sử học Hà Minh Hồng
“Cái
gọi là xuống cấp của đạo đức xã hội là điều có thật và cái dấu hiệu này
thậm chí còn được một số người quan trọng hóa cho rằng tình trạng xuống
cấp nghiêm trọng. Và người ta đánh động đến các ngành, đặc biệt là
ngành giáo dục, đặc biệt là hệ thống nhà trường, đặc biệt là những người
được đào tạo, được giáo dục, tôi cho rằng họ có cơ sở của người ta.
Nhưng về phía tôi thì thấy rằng trong thực tế chúng ta có nhiều cái tốt
đẹp, nhiều cái thiện, nhiều người tốt, nhiều sự việc thì trên thực tế nó
bị chìm nghỉm đi. Còn những cái xấu kia thì nó nổi trội lên như thế.”
Nhà báo Nguyễn Thế Thanh, nguyên Phó giám đốc Sở VHTT cho biết suy nghĩ của mình, bà nói:
“Tôi
nghĩ một khi đạo đức xã hội xuống cấp thì mình phải thừa nhận nó thôi
chứ chối cãi thế nào được. Thế nào là xuống cấp? Tức là: vợ giết chồng,
chồng giết vợ, cha mẹ giết con cái, con cái giết cha mẹ chỉ vì không
được chia một mảnh đất cho nó công bằng, theo như nhận thức của họ. Theo
tôi nghĩ, đạo đức xã hội thế là xuống cấp rồi.”
Khi được hỏi, phải chăng vấn đề giáo dục là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này?
Không đồng ý với quan niệm đó, bà Nguyễn Thế Thanh chia sẻ:
“Tôi
không tin điều đó đâu, thế cái ông BS. ở phòng mạch Cát tường là cái gì
đấy? Ông ấy có là trí thức không? Ông ấy là thạc sĩ y khoa đấy chứ! Cái
anh chàng sinh viên chặt tay người ta để cướp có là trí thức không? Trí
thức đấy chứ! Cho nên cái việc gây ra tội ác, người có lòng ích kỷ nó
không chọn người có bằng cấp hay người không có bằng cấp để nó chen vào.
Tôi tin rằng sự tử tế nó có cả ở những người chữ ít, nó có cả ở những
người chữ nhiều. Vấn đề ở đây là gì? Là chúng ta dạy họ làm người, đã
làm người thì dù giàu hay nghèo, dù là nhiều chữ hay ít chữ, thì là
người chỉ được phép làm những điều như thế này thôi!”
Cái việc gây ra tội ác, người có lòng ích kỷ nó không chọn người có bằng cấp hay người không có bằng cấp để nó chen vào. Tôi tin rằng sự tử tế nó có cả ở những người chữ ít, nó có cả ở những người chữ nhiềubà Nguyễn Thế Thanh
Nguyên nhân xa gần
Trả lời câu hỏi, nguyên nhân do đâu khiến cho đạo đức xã hội ở VN đã xuống cấp tới mức báo động như hiện nay?
Khả năng quản lý và thực thi pháp luật của nhà nước hiện nay không đáp ứng nổi là nguyên nhân chính. TS. Kinh tế Nguyễn Hữu Nguyên, cho biết:
“Tôi
cho rằng chính cái quản lý và thực thi pháp luật xuống cấp, chứ không
phải pháp luật của chúng ta xuống cấp. Nếu chúng ta giở các bộ luật Hình
sự hay Hiến pháp của các nước sẽ thấy, bao giờ Hiến pháp cũng hướng tới
Chân, Thiện, Mỹ. Không có Hiến pháp nước nào cho phép những cái đó cả.
Nhưng mà ở ta nó vẫn diễn ra, thì chứng tỏ bộ máy của cơ quan quản lý để
thực thi pháp luật nó đã xuống cấp. Xuống cấp ở cái đó, tôi cứ nói
thẳng thắn là xuống cấp ở khả năng quản lý và thực thi pháp luật. ”
Đây là hệ quả của nhiều vấn đề, cả ở giáo dục, quản lý nhà nước kể cả về mặt lý luận. TS. Giáo dục Nguyễn Việt Hùng cho hay:
Tôi cho rằng chính cái quản lý và thực thi pháp luật xuống cấp, chứ không phải pháp luật của chúng ta xuống cấp.TS. Kinh tế Nguyễn Hữu Nguyên
“Trong
trường học môn Đạo đức thì biến thành môn Giáo dục công dân, khô khan,
công thức và sơ cứng. Tôi còn không hiểu nổi, thì làm sao các cháu thiếu
niên nhi đồng họ hiểu được? Trong tổ chức đoàn thể chúng ta thử nhìn
lại xem cơ quan nhắc nhở nhau về đạo đức được mấy lần? Đi trễ về sớm
triền miên, vi phạm quy định của tổ chức hay có cách sống ích kỷ, vô cảm
rất nhiều nhưng ai nhắc nhở? Và cuối cùng là chuẩn thang giá trị về đạo
đức thay đổi mà không ai đánh giá, không ai kiểm soát và không ai nhắc
nhở. Cho nên, những cái đó nó làm cho sự ích kỷ, vị kỷ của con người
trong KT thị trường trở thành bộc phát. Chính do như thế nó trở thành
thách thức xã hội.”
Theo Tạp chí CS, nguyên nhân chủ quan của vấn đề đạo đức xã hội xuống cấp là do: “Cán
bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, quên
đi trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân. Việc tổ chức thực
hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ở một số nơi chưa đến
nơi đến chốn, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, nói không đi đôi với làm,
hoặc làm chiếu lệ."
Việc
cạnh tranh không lành mạnh giữa các cá nhân, trong điều kiện chưa có
nền tảng về đạo đức, pháp luật là nguyên nhân cơ bản nhất, bà Nguyễn Thế
Thanh cho biết:
Trong trường học môn Đạo đức thì biến thành môn Giáo dục công dân, khô khan, công thức và sơ cứng. Tôi còn không hiểu nổi, thì làm sao các cháu thiếu niên nhi đồng họ hiểu được?TS. Giáo dục Nguyễn Việt Hùng
“Vì
sao nó xuống cấp thì là vì, khi chúng ta đi vào kinh tế thị trường thì
chúng ta phải chấp nhận có sự cạnh tranh, nhưng là sự cạnh tranh lành
mạnh, có đạo đức, có pháp luật. Nhưng ta chưa xây dựng đầy đủ cái nền
tảng ấy cho nên người ta cứ chăm chăm vào cái cạnh tranh mà thôi. Để có
một đồng lương cao hơn, một chỗ làm tốt hơn… thì người ta phải cạnh
tranh rất nhiều. Nhưng thay vì cạnh tranh bằng năng lực, bằng chuyên môn
thì người ta có thể làm theo cách khác. Đó là có những người đạo đức
kém, năng lực thì vừa phải thậm chí kém nhưng vẫn được đưa vào những vị
trí quan trọng. Và khi họ vào những vị trí quan trọng ấy thì tự nhiên
người ta sẽ hành xử như cái đã đưa người ta lên”
Nói về vai trò của truyền thông trong vấn đề góp phần chặn đứng sự xuống cấp của đạo đức xã hội, TS. Nguyễn Việt Hùng cho hay:
“Chúng
ta phải tôn vinh người làm nghĩa cử hào hiệp, tốt phải khen, xấu phải
chê. Chứ nếu còn không, người ta làm tốt không khen, người vi phạm đạo
đức không chê, không lên án thì tất cả mọi người ngang nhau, đồng thau
lẫn lộn, Thiện Ác lẫn lộn. Và như thế nó sẽ không tạo thành sức mạnh
động lực để người ta tôn vinh cái hay, cái đẹp.”
Đạo
đức là tập hợp những quan điểm về thế giới, về cách sống của một xã
hội, nhờ đó con người có thể điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù
hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội. Trong một xã hội có đạo đức chuẩn
mực, thì lòng nhân đạo sẽ lan tỏa, ngấm dần dần vào trong tâm hồn, vào
hành động của mỗi con người. Như thế, xã hội sẽ dần dần trở nên an bình,
ổn định hơn và cái ác sẽ bớt dần đi, lúc ấy cái ác sẽ không còn là điều
phổ biến và tràn lan như hiện nay.
0 comments:
Post a Comment