Thủy thủ đoàn và thành viên các phi đội chiến đấu phải làm việc căng
thẳng nhằm vận hành tàu sân bay, kỳ quan công nghệ và cũng là con át chủ
bài của Hải quân Mỹ.
Geoff
Dyer, một tiểu thuyết gia người Anh, nằm trong số những người may mắn
được Hải quân Mỹ mời lên tàu sân bay USS George HW Bush (CVN-77). Đây là
hàng không mẫu hạm thứ 10 và cũng là chiếc cuối cùng của dự án chế tạo
10 tàu lớp Nimitz của Hải quân Mỹ. Con tàu trị giá 6,2 tỷ USD sở hữu
những đột phá công nghệ, giúp nó đảm trách nhiệm vụ của một sân bay nổi
di động.
Dyer
cho biết, ấn tượng mạnh nhất của ông khi lên CVN-77 là tiếng ồn khủng
khiếp. Nó phát ra từ động cơ máy bay hoặc máy phóng hơi nước mà người ta
sử dụng để chạy đà đưa phi cơ vào không trung. Mọi người trên tàu sân
bay đều tấp nập thực hiện phần việc của mình nhằm giúp hoạt động trên
hàng không mẫu hạm diễn ra trơn tru nhất.
Một
người bình thường chắc chắn sẽ choáng ngợp vì kích thước khổng lồ của
tàu sân bay. Dyer mô tả, mặt sàn tàu giống như sàn diễn thời trang khổng
lồ nằm trên một hòn đảo. Chúng thay đổi diện mạo giữa ngày và đêm. Ban
ngày, phi công có thể nhìn rõ tàu nhưng ban đêm, người ta phải làm mọi
cách để hỗ trợ máy bay đáp xuống dễ dàng.
Tiểu
thuyết gia người Anh mô tả USS George HW Bush giống như một ngôi nhà ở
xứ Wales. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa chúng là kích thước cùng sự
hiện diện của các lò phản ứng hạt nhân. “Tôi bước xuống hầm trong tư thế
khom lưng. Việc duy nhất khiến tôi bận tâm là làm sao để đầu mình không
va đập vào thành tàu”, Dyer mô tả.
Tàu
sân bay là nơi làm việc của hơn 5.500 người, bao gồm hơn 3.000 thủy thủ
và 2.000 thành viên các phi đội chiến đấu. Nó chứa 90 máy bay cánh gập,
bao gồm phản lực chiến đấu, máy bay vận tải và trực thăng. Mọi người
phải ở đúng nơi, đúng lúc để không gây ảnh hưởng tới hoạt động của tàu.
Ngay sau khi hạ cánh, phi công sẽ nhanh chóng rời phi cơ sau khi chào
cảm ơn những người giúp anh ta tiếp đất an toàn trước khi mất hút xuống
phía dưới.
USS
George HW Bush và các tàu cùng lớp giống như một thị trấn nổi. Đảm bảo
cuộc sống trên tàu là 7 khu bếp, phục vụ 16.000 đến 18.000 suất ăn mỗi
ngày. Hải quân Mỹ phải chi 45.000 USD đến 65.000 USD tiền thực phẩm mỗi
ngày để nuôi binh sĩ trên một tàu sân bay.
Những
người trên tàu sân bay làm việc theo các ca nhằm đảm bảo hàng không mẫu
hạm luôn sẵn sàng chiến đấu. Ngoài thời gian tham chiến, người ta cũng
liên tục tiến hành huấn luyện khả năng chiến đấu và xử lý tình huống
trên tàu nhằm giảm thiểu thiệt hại trong trường hợp sự cố xảy ra.
Trung
tâm Kiểm soát Không lưu hàng không mẫu hạm (CATCC) là nơi điều tiết mọi
hoạt động cất và hạ cánh trên tàu sân bay. Những màn hình điện tử dày
đặc cùng hệ thống liên lạc giúp kiểm soát viên đảm bảo các máy bay không
va chạm trong quá trình cất và hạ cánh.
Dù
trên tàu có phòng gym nhưng nhiều binh sĩ chọn mặt sàn rộng rãi để làm
nơi rèn luyện sức khỏe. Trên thực tế, không phải lúc nào cũng có máy bay
cất và hạ cánh trên boong tàu.
Một
trong những hoạt động khá độc đáo của các thủy thủ là việc dàn hàng
ngang nhằm tìm kiếm dị vật trên sàn tàu sân bay. Những mảnh kim loại nhỏ
như ốc hoặc mảnh vỡ từ một chiếc phi cơ nào đó nằm trên sàn tàu có khả
năng gây ra sự cố thảm khốc cho máy bay trong quá trình cất và hạ cánh.
Trong
một số trường hợp, người ta sử dụng mặt sàn tàu sân bay để tổ chức bữa
tiệc ngoài trời cho hơn 5.000 người. Các máy bay sẽ được cất xuống kho
chứa để mọi người thỏa mái vui chơi trên sàn. Thông thường, người ta hay
tổ chức tiệc nướng trên sàn tàu.
Hồng Duy
Ảnh: US Navy
Ảnh: US Navy
Nguồn Zing News
0 comments:
Post a Comment