Thanh Trúc, phóng viên RFA - 2015-01-29
Vợ chồng Johanne và Michael Wagner hôm chính thức nhận cặp song sinh Bình và Phước từ cơ quan xin và nhận con nuôi Photo: RFA
Chúng tôi là bố mẹ của 9 đứa con, 5 con ruột, 4 con nuôi xin từ Việt
Nam. Hai cháu trai quê ở Vũng Tàu, hai cháu gái thì quê ở Sai Gòn.
Thanh
Trúc vừa giới thiệu đến quí vị cặp vợ chồng Johanne và Michael Wagner.
Johanne là cô giáo, đã nghĩ dạy để trông con, Michael là một sĩ quan
trong quân đội Canada. Cả nhà gồm bố mẹ và 9 con, trong đó nhỏ nhất là
cặp song sinh Bình và Phước được đưa từ Việt Nam về Canada tháng Mười
Một năm 2012. Cả nhà hiện cư ngụ tại Kinsgton, Ontario, Canada. Xin được
gọi hai người là Jo và Mike như tên thân mật mọi người dành cho họ.
Xin nhận những đứa bé bị từ chối
Cho
đến lúc xin hai con nuôi người Việt là Logan Hoàng năm 2008 và Aidan
Toàn năm 2011, gia đình Johanne và Mike có tất cả 7 trẻ:
Toàn là đứa trẻ mà trước đó nhiều cặp vợ chồng không muốn nhận, Mike và
tôi thì nghĩ rằng bị từ chối là nguyên nhân khiến Toàn trở thành con
của chúng tôi. Mới hai tháng trước, bác sĩ chẩn đoán Toàn mắc một bệnh
gọi là hội chứng Noonan nhiều khả năng dẫn đến bệnh tự kỷ. Đây là căn
bệnh còn nằm trong vòng nghiên cứu. Dù vậy cháu là đứa con trai bé bỏng
và tuyệt vời nhất.
Ngần ấy con mà hai vợ chồng vẫn không thấy đủ, vẫn cố xin thêm hai đứa con gái nuôi nữa:
Tại sao không chứ, 7 đứa nhỏ đâu có nhiều nhỏi gì, nhất là khi mình cảm
thấy gia đình này vẫn chưa trọn vẹn, phòng ăn còn nhiều chỗ trống quá,
còn việc xin con nuôi là điều rất tự nhiên mà. Vả lại khi ấy tôi cũng
bước vào độ tuổi không nên sinh đẻ thêm nữa.
Nhờ
bản tin về cặp song sinh Bình và Phước từ cơ quan xin và nhận con nuôi ở
Canada, tháng Giêng 2012 gia đình Wagner bắt tay vào việc nộp hồ sơ:
Mọi người hỏi chúng tôi tại sao lại chọn Việt Nam, câu trả trả lời là
Việt Nam chọn chúng tôi và hai con chúng tôi, Bình và Phước, đã chọn
chúng tôi chứ không phải chúng tôi chọn hai cháu.
Đi
vận động qua nhiều cửa, trả lời nhiều câu hỏi hóc búa, hoàn tất nhiều
thủ tục đòi hỏi của chính quyền địa phương ở Canada, mất nhiều công sức
và thời gian đi lại, đến tháng Mười Một năm 2012 Jo và Mike được phép
đón Bình và Phước về Kingston, Ontario,Canada:
Chúng tôi biết rõ các cháu có bệnh liên quan đến gan. Kết quả xét
nghiệm từ Việt Nam cho thấy nhiều khả năng hai cháu bị hội chứng
Alagille. Khi đó 18 tháng mà mỗi cháu chỉ cân năng hơn 4 ki lô thôi.
Vợ chồng Johanne và Michael Wagner mừng rỡ sau khi nhận 2 bé Bình và Phước (Nov.2012)
Nhìn hai con gái bé tí tẹo mài sửng sốt mà lặng người. Rời viện mồ côi
ngày hôm ấy chúng tôi ra ngay Chợ Bến Thành, mua sẵn hai cái hủ nhỏ để
đựng tro cốt vì nghĩ minh đang nhìn thấy giai đoạn cuối cùng và các cháu
sẽ không sống nỗi. Tôi còn nhớ lúc đó tôi đã khóc khiến bà bán hàng cứ
nhìn mà không hiểu tại sao.
Rồi,
như một lời thì thầm từ đáy tim, Jo chia sẻ, rằng hai cháu cần được
mình che chở, chăm sóc và thương yêu, hai cháu có thể sống sót nếu được
chữa trị trong hệ thống y tế tân tiến của Canada, Joe và Mike nhất định
không bỏ cuộc, nhất định còn nước thì còn tát:
Tôi nhớ lại lời các con tôi nói là chúng sẽ rất buồn nếu ba mẹ không đi
đón hai em về cho chúng. Và tôi nhớ khi đó tôi đã ôm hai đứa vào lòng,
thì thầm vào tai hai con rằng mọi chuyện rồi sẽ ổn thỏa, mẹ hứa với hai
con là mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp.
Chúng tôi tự nhủ phải làm mọi điều có thể, kể cả điều đó nằm trong
nghĩa là đưa chúng về Canada để nắm đôi tay nhỏ bé của chúng khi chúng
trút hơi thở cuối cùng.
Hai bé Bình và Phước sau 5 tuần lễ điều trị tại bệnh viện toàn khoa Kingston General Hospital
Vế
đến Canada, ba Mikel và mẹ Jo càng bận với thời gian suốt 5 tuần lễ
cùng hai đứa con đau yếu tại bệnh viện toàn khoa Kingston General
Hospital. Hội chứng Alagille khiến cơ thể Bình và Phước không hấp thụ
chất dinh dưỡng của thực phẩm khi ăn qua miệng. Tại Kingston General
Hospital, Bình và Phước được các chuyên gia nhi khoa, tiêu hóa, nhãn
khoa, huyết học, tìm mạch, phẫu thuật… tận tình theo dõi ghi nhận từng
diển biến. Từ mỗi tuần sau đó, hai cháu phải được đưa tới bệnh viện hết 5
hay 6 lần mỗi tuần.
Tại
nhà thì sao? Hàng ngày, mẹ Jo phải chuẩn bị khoảng 20 ống tiêm cho buổi
sáng và ngần ấy ống vào buổi chiều. Hai cháu được cho ăn một ngày 3 bữa
qua đường mũi. Sau đó, bằng cách phẫu thuật, hai cháu được gắn ống dẫn
chất dinh dưỡng quá đường bụng vào dạ dày. Cứ mỗi tuần, một y tá và một
chuyên viên dinh dưỡng đến nhà. Có thể nói bệnh viện toàn khoa Kingston
và tình yêu thương của mẹ Jo cùng bố Mike đã tạo nên phép lạ trên Bình
và Phước, hai năm ở Canada cặp song sinh èo uột lớn hẳn và tươi tắn hẳn
lên:
Ôi cháu chạy nhảy leo trèo khắp nơi, chơi đùa với các anh chị lớn trong
nhà, đến nhà trẻ hai ngày một tuần để được chơi với bạn. Các cháu cũng
bắt đầu nói nhiều và trông không khác gì trẻ bình thường, chỉ có điều cơ
thể không hấp thụ chất bổ của thức ăn nuốt qua miệng vì các cháu vẫn
bệnh mà.
Toàn thể gia đình vợ chồng Johanne và Michael Wagner và 9 người con. (photo credit: Lisa McAvoy, Kingston) |
Hầu
hết người biết chuyện đều bảo Bình và Phước quá ư là diễm phúc. Tháng
Năm 2015 này hai cháu tròn 4 tuổi nhưng thể trạng thì như đứa bé lên hai
mà thôi. Tên chính thức của hai cháu là Iris Bình Wagner và Sage Phước
Wagner, có thể đọc thấy trên trang Facebook Liver Transplant For Our
Vietnamese Twin Girls do ông bà Wagner lập ra nhằm tìm kiếm người hiến
gan để cứu mạng hai đứa con yêu của họ. Hiện Bình và Phước nằm trong
danh sách những bệnh nhân chờ được thay gan. Theo thống kê, 40% những
người cần được thay gan thường chết trong thời gian chờ đợi.
Hơn
ai hết Johanne và Michael Wagner hiểu trừ phi được cấy gan từ hai người
tương hợp, còn không thì càng lớn bệnh càng nặng và có thể cướp đi mạng
sống của hai cháu bất cứ lúc nào. Với hai ông bà, niềm hy vọng cứu sống
con không bao giờ tàn. Với Johanne thì điều kỳ diệu cũng đã xảy ra:
Ông xã tôi đi khám nghiệm và kết quả cho thấy ông có lá gan thích hợp
để có thể cấy ghép cho một trong hai cháu sinh đôi này. Toán y sĩ giải
phẩu của bệnh viện sẽ quyết định đó là cháu nào khi đến lúc thực hiện
phẫu thuật. Thật là hi hữu khi ông xã tôi là người sẽ hiến cho con gái
một phần gan của mình. Hiện tại chúng tôi đang chờ đợi và tìm kiếm một
người hiến tặng thứ hai có lá gan tương thích với cháu thứ hai.
Vợ chồng Johanne và Michael Wagner. Johanne là cô giáo, Michael là một sĩ quan trong quân đội Canada kêu gọi người hiến gan để cứu mạng hai đứa con yêu Bình và Phước của họ.
Nuôi
con là hạnh phúc, thêm con là thêm chén thêm bát, thêm niềm vui,
Johanne nói một cách tự tin như vậy. Một nhà hai người lớn với chín đứa
con mà lúc nào cũng ngập tràn tình yêu thì có nặng nhọc và nhiều nhỏi gì
cho cam:
Con cái là những gì quan trọng nhất của đời tôi. Tuyệt đối không có sự
phân biệt trong lòng hay trong suy nghĩ đứa nào là con tôi mang nặng đe
đau và đứa nào là con tôi mang vể từ lúc còn tấm bé. Không có gì khác
cả.
Nếu phải chọn lựa thì tôi không tài nào chọn được đâu. Tôi thường giải
thích với mấy cháu lớn rằng đừng sợ có thêm em thì mẹ sẽ bớt yêu các con
hoặc các con phải chia sẻ tình thương của mẹ với đứa nào. Có bảy đứa
thì mẹ làm ổ bánh cho bảy đưa, thêm hai em nữa thì mẹ làm ở bánh lớn hơn
để đưa nào cũng có phần. Càng thêm em thì bố mẹ lại càng yêu thương các
con nhiều hơn và đồng đều hơn.
Những đứa con Việt Nam mà chúng tôi có thêm trong gia đình là một sự có
thêm tuyệt vời bởi chúng dạy cho từng thành viên trong nhà thế nào là
trải lòng và mở trí ra để sống, thế nào là chia sẻ, chào đón và mời gọi
lòng yêu thương.
Thực sự bước vào nhà chúng tôi bạn có thể tìm thấy Việt Nam cũng như
Canada ở khắp nơi trong nhà, cái này đứng cạnh cái nọ. Đó là cách chúng
tôi bài trí nhà cửa, phòng khách, phòng ăn và phòng ngủ của các cháu.
Chúng tôi cũng ăn Tết và ăn tận tình như những ngày lễ lớn khác của Canada.
Chín
đứa con của Jo và Mike, tất cả đều có thể nói anh Ngữ và Pháp Ngữ như
cha mẹ của chúng. Riêng mẹ Jo thì lại học thêm tiếng Việt và văn hóa
Việt Nam bởi vì 4 đứa con Việt Nam của bà.
Một
ngày nào, Johanne Wagner thổ lộ, tôi đưa hết tất cả các cháu về Việt
Nam, để những đứa lớn nhìn thấy một đất nước Châu Á ngoài Canada, và tôi
sẽ chỉ cho bốn đứa con nhỏ hình ảnh của một đất nước mà chúng được sinh
ra, một đất nước mà bố mẹ đến đây tìm chúng rồi thật lòng yêu thích
đất nước đó.
Rồi có một ngày giấc mơ trở thành hiện thực:
Sau khi giải phẩu cấy gan cho hai cháu bé xong thì giấc mơ của chúng
tôi là có thể dọn về bên Việt Nam. Các bạn biết mùa hè trước tôi đã đi
Việt Nam, đã đóng góp phần nào cho những người nghèo bên đó bằng khả
năng khiêm tốn của mình.
Dẫu
là phương tiện nhỏ nhoi, người phụ nữ Canada nhân hậu và vô cùng yêu
trẻ Johanne Wagner nói tiếp, rằng bà muốn về để thắp sáng nụ cười trên
môi những kẻ khốn khó và bất hạnh mà bà thấy trong những lần về đó để
xin con nuôi.
Thanh
Trúc vừa gởi đến quí vị câu chuyện về lời kêu gọi hiến gan để cứu sống
hai đứa con song sinh người Việt Nam từ một gia đình Canada.
Liên lạc với Thanh Trúc :
nguyent@rfa.org
0 comments:
Post a Comment