Cho đến hôm nay, tôi phải thừa nhận điều ấy khi anh vắng bóng trên
Dân Làm Báo và có tin anh bị bắt hôm 27 tháng 12 với tên thật là Nguyễn
Đình Ngọc.
Việc đọc Dân Làm Báo đã trở thành thói quen của tôi kể từ những ngày đầu
mới ra tù. Sau này, những cái tên như Nguyễn Ngọc Già, Nguyễn Bá Chổi,
Vũ Đông Hà, Đặng Chí Hùng, Phan Châu Thành, Trần Quốc Việt, Huỳnh Thanh
Trúc, Nguyên Thạch... đã rất tự nhiên đi vào trong cảm xúc của tôi. Bút
danh Nguyễn Ngọc Già nghe thật lạ và ấn tượng. Không ít lần đọc bài viết
của Nguyễn Ngọc Già xong, tôi tự hỏi: “Ông ấy là ai, ở đâu?”.
Tôi thật sự “kết anh” (trong lòng) như cách thổ lộ của Phan Châu Thành,
một cây viết khác trên Dân Làm Báo mà tôi cũng rất ngưỡng mộ.
Giống như nhiều bạn đọc khác của Dân Làm Báo, tôi cũng thảng thốt trước
tin (cho rằng) Nguyễn Ngọc Già bị bắt và cảm nhận được khoảng trống
không nhỏ anh để lại trong thôn. Đi cùng với khoảng trống ấy là sự lo
lắng pha chút hoang mang. Một lần nữa câu hỏi “Anh là ai?” được
thốt lên trong sự xót xa. Chúng ta đã quá quen thuộc với sự có mặt của
anh và dường như chưa chuẩn bị tinh thần đón nhận tình huống xấu này.
Mặc dù tôi tin, Nguyễn Ngọc Già đã luôn ở tư thế sẵn sàng cho chuyến
công tác tại “nhiệm sở bất đắc dĩ”. Chúng ta quá hiểu chí hướng, tình
cảm và khát vọng của anh, nhưng không ai trong số chúng ta biết về anh
dù chỉ là khuôn mặt, dáng vẻ qua một tấm hình. Cho đến lúc này, Nguyễn
Ngọc Già có lẽ là blogger duy nhất bị bắt với nghịch lý “ông rất nổi tiếng nhưng không ai biết ông là ai”.
Là một blogger đối lập ẩn danh, Nguyễn Ngọc Già hẳn ý thức được cơn
cuồng nộ “tìm và diệt” của chính quyền cộng sản cũng như hiểu được “sự
tò mò” của những người yêu mến anh. Anh từng viết: “..."bức chân
dung" hay "tiểu sử" của bạn chính xác tới đâu, không phải do họ mà do
bạn đã để lộ những thông tin của mình như thế nào qua các bài viết. Vậy
viết sao vẫn đảm bảo trung thực, nhưng đừng vô tình cung cấp toàn bộ
thông tin, thay vào đó, bạn hãy dẫn họ đi lòng vòng trong cánh rừng
nguyên sinh mà chỉ có bạn biết rõ. Đó là giữ vững thế chủ động. Hãy trao
thế bị động cho hacker”.
Trong 6 năm, những kẻ truy lùng anh đã phải “đi lòng vòng trong cánh
rừng nguyên sinh” đồng nghĩa với sự căm thù dành cho anh càng lớn. Song
tôi tin, dù bị bắt, chịu tù đày hay ở bất kỳ hoàn cảnh khắc nghiệt nào
đi chăng nữa, Nguyễn Ngọc Già vẫn luôn “giữ vững thế chủ động”. Tôi quả
quyết như thế vì tôi tin anh, tin ở những gì anh viết. Hay nói như ông
Mặc Lâm, biên tập viên đài Á Châu Tự Do thì: “Bắt giữ một người đã
chuẩn bị tư thế bị bắt là một thất bại của những kẻ tham mưu... Ông
Nguyễn Ngọc Già chỉ có tư duy, sự khao khát tự do và một chiếc computer
nhỏ bé. Dù vậy chống lại guồng máy khổng lồ để được lên tiếng đã là một
thắng lợi không nhỏ.”
Cũng như những Blogger yêu nước khác, Nguyễn Ngọc Già bị bắt vì anh
không chấp nhận viễn cảnh Việt Nam sẽ trở thành chư hầu hay một tỉnh lỵ
của Trung cộng. Vì anh không chấp nhận đất nước này bị chìm đắm trong
nghèo nàn lạc hậu. Vì anh khát khao Tự do và Dân chủ cho Dân tộc mình.
Giá có được một tấm hình của anh để giải mã về chân dung Nguyễn Ngọc Già
- Nguyễn Đình Ngọc thì tốt biết mấy. Ý nghĩ này chắc không của riêng
tôi mà của tất cả những người yêu mến anh. Nhưng tôi tin: tôi - anh - và
tất cả chúng ta đã đến với nhau qua sự dun rủi của định mệnh. Đến với
nhau trong nỗi thăng trầm của thời cuộc, trong từng lời thở than của đất
mẹ. Đến với nhau dù phải chứng kiến máu, nước mắt, chia ly, ngục tù, để
đón nhận những vết thương trên da thịt. Đến với nhau để cùng đi tới Tự
do. Tự do thật sự.
0 comments:
Post a Comment