Kính Hòa, phóng viên RFA2014-12-22
Ông Du Chính Thanh, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc Xinhua/Li Xueren/cntv.cn
Nhân
vật thứ tư của đảng cộng sản Trung quốc được đảng cộng sản Việt nam mời
sang thăm Việt nam trong tháng 12 năm nay. Trả lời câu hỏi liệu nguyên
nhân của chuyến thăm này là đại hội trung ương sắp tới của đảng cộng sản
Việt nam hay không, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà quan sát chính trị
và hoạt động xã hội trong nước cho biết
Tiến sĩ Nguyễn Quang A:
Trước đến nay người ta quan sát là trước những đại hội quan trọng của
đảng cộng sản Việt nam, thường có những đoàn như vậy, hoặc là những đặc
phái viên của đảng cộng sản Trung quốc sang thăm Việt nam. Những cuộc
thăm viếng này mang tính chất lễ nghi này nọ, nhưng ngoài dân chúng,
ngoài đường, ngoài quán, người ta lại nói là các ông Tàu này sang để chỉ
thị, phải làm như thế này như thế nọ. Thực ra nó chỉ là lời đồn đoán và
khó biết là như thế nào.
Cũng có lời đồn đoán là tình hình biển Đông căng thẳng trở lại, nên phái đoàn này của Trung quốc qua để dàn xếp chuyện ấy chăng.
Cũng có thể là cả hai chuyện đó đều đúng, nhưng thực sự nó là cái gì thì chỉ có người trong cuộc mới biết mà thôi.
Kính Hòa:
Việt nam khác các quốc gia Đông Nam Á là trong quan hệ với Trung quốc,
ngoài cấp chính phủ còn có một kênh liên lạc khác là đảng cộng sản. Theo
Tiến sĩ thì cái kênh đó có giúp ích gì cho chính sách đối ngoại của
Việt nam không?
Tiến sĩ Nguyễn Quang A:
Cái kênh đó là cái kênh quyết định chứ không phải nó giúp gì cả. Mọi
người phải hiểu rằng là ở Việt nam là một chế độ đảng trị, tức là đảng
quyết định tất cả. Tất cả những cơ quan gọi là nhà nước thì họ cũng làm
theo quyết định của đảng. Chính phủ phải nghe lời đảng, Quốc hội cũng
nghe lời đảng, tất tần tật phải là đảng cả. Thực sự đảng là cơ quan
quyết định tất cả, nhưng lại không chịu trách nhiệm gì cả. Thực tế trớ
trêu là có một thực thể hoạt động phi chính thức, bởi vì đảng cộng sản
Việt nam chưa có tư cách pháp nhân vì chưa đăng ký dưới bất kỳ luật nào
của Việt nam. Họ quyết định hết mọi thứ nhưng không chịu trách nhiệm cái
gì cả. Đó là điều đặc biệt ở Việt nam mà không có quốc gia ASEAN nào có
cả.
Kính Hòa: Điều đó có ích hay có hại gì cho bức tranh chung của chính trị và ngoại giao của Việt nam?
Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Rất có hại.
Kính Hòa: Tiến sĩ có thể giải thích thêm!
Tiến sĩ Nguyễn Quang A:
Có hại là vì có một tổ chức bao trùm lên tất cả mọi thứ, quyết định tất
cả mọi chuyện, rồi sau đó có cái gì thì nhà nước chỉ hợp thức hóa về
mặt hình thức mà thôi. Điều ấy nó dung dưỡng cái tính độc tài, độc đoán,
có thể gây ra những sai lầm không đáng có.
Kính Hòa:
Nhân chuyện quan hệ Việt nam Trung quốc thì dư luận Việt nam cũng hay
nói đến những cái phe trong đảng thân Trung quốc. Theo Tiến sĩ thì điều
đó có thực sự tồn tại không?
Tiến sĩ Nguyễn Quang A:
Tôi nghĩ điều đó có tồn tại, vì đảng cộng sản Việt nam cũng như bất kỳ
đảng nào cũng đều có những phe phái. Có điều là điều đó được công khai
trong các đảng ở các nước dân chủ. Họ tranh cãi, ông này bài bác ông
kia, rồi cuối cùng bầu ra lãnh tụ. Ở Việt nam thì ngay cả trong đảng
cũng không có dân chủ. Mặc dù người ta luôn luôn tìm cách đề cao cái
tính thống nhất của đảng, xem như là con ngươi của mắt.
Cho
dù có những lời hoa mỹ như vậy thì chắc chắn là có những phe phái như
vậy. Và trong các phe phái thì có phe thân Trung quốc, tôi nghĩ điều đó
là hiển nhiên.
Kính Hòa: Tiến sĩ có thể kể ra vài nhân vật được xem là thân Trung quốc không ạ!
Tiến sĩ Nguyễn Quang A:
Tôi thì không có thông tin để có thể đánh giá ông A, ông B, ông C là
thuộc phái nào. Nhưng từ những cái như là lời nói của người ta, mình có
thể mường tượng được. Nhưng mà phải nói là trong chính trị thì cái lời
nói và cái sự thật nhiều khi không ăn khớp với nhau.
Tôi
không có khả năng làm thầy bói, và cũng không có khả năng là gán cho
người này người kia thuộc về phái nào, nhưng tôi chắc chắn là có những
phe phái như vậy.
Kính Hòa: Xin cám ơn Tiến sĩ đã giành thời giờ cho đài RFA thực hiện cuộc phỏng vấn này.
0 comments:
Post a Comment