Cánh Cò
Năm Ngọ, người tuổi Ngọ, những âm Ngọ… Đều dùng để chỉ con ngựa, ngay
cả giờ Ngọ (từ 11h30 đến 13h30) cũng là giờ của con ngựa (cách nói bóng
bẩy trong kinh Dịch là giờ ngựa băng qua đỉnh núi, một ngày được ví như
ngọn núi, mặt trời ví như bóng ngựa, mặt trời qua khỏi đỉnh núi cũng
giống như ngựa đã mỏi vó sau một buổi leo dốc…). Và trong dân gian, ngựa
là động vật quí, có tánh linh, gần với con người, nó được xếp vào 12
địa chi. Nhưng cũng theo dân gian, con ngựa dù có quí cỡ gì đi nữa cũng
tránh ngựa xoáy âm, ngựa có xoáy âm là ngựa phản chủ, gây tai họa. Vậy
thế nào là ngựa có xoáy âm?
Về mặt hình dáng, ngựa có xoáy âm là ngựa có xoáy đóng ngay vị trí ấn
đường, nghĩa là nằm giữa hai mắt, vùng giáp giới với trán, loại ngựa
này, dù có hay cỡ nào chăng nữa, nó vẫn gây ra tai họa, và trong suốt
quá trình chinh chiến từ cổ chí kim, những kiếm khách, hiệp sĩ, danh
tướng đều mang một kinh nghiệm buồn nếu sở hữu trong tay ngựa có xoáy
âm.
Đó là về mặt hình thể, xét về mặt ký hiệu dịch tướng, âm dương ngũ hành,
mười hai địa chi gồm sáu chi dương (Tí, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất) và
sáu chi âm (Sửu, Mão, Tị, Mùi, Dậu, Hợi). Mười hai địa chi này kết hợp
với mười thiên can, trong đó, có năm can dương (Giáp, Bính, Mậu, Canh,
Nhâm) và năm can âm (Ất, Đinh, Kỉ, Tân, và Quí). Gọi là Thuận Thiên.
Đúng theo nguyên tắc kết hợp âm dương thì 12 địa chi tuy có 6 âm, 6
dương nhưng bản thân nó lại mang tính dương của mẹ Đất, mang khuynh
hướng bốc lên cao, còn 10 thiên can tuy cũng có âm, dương nhưng nó lại
mang tính âm của cha Trời, đi xuống. Điều này ngược hoàn toàn với Trời
mang tính dương và Đất mang tính âm (vì quẻ Càn mang 3 vạch dương, quẻ
Khôn mang 3 vạch âm. Nhưng điều này lại rất gần với con người, ví dụ như
tinh trùng đàn ông mang tính âm, noãn phụ nữ mang tính dương…). Và
chính vì yếu tố âm dương tiềm tàn trong đại thể Trời – Đất, nên không
thể bẻ ngoặc thêm một lần nữa về tính âm dương này (như vậy là trái đạo
lý), cách phối hợp thiên can địa chi cũng dựa trên một can dương của
trời cộng với một can dương của đất. Mọi sự khế hợp âm dương đều dựa
trên nguyên tắc này.
Ví dụ như một người tuổi Thìn, địa chi dương của mẹ Đất thì phải kết
hợp với một can dương của Trời, như Bính Thìn, Giáp Thìn, Nhâm Thìn,
Canh Thìn, Mậu Thìn. Chứ không thể là Quí Thìn, Đinh Thìn… Tuổi Ngọ cũng
vậy, nó phải kết hợp với can dương, nó không thể kết hợp với can âm.
Ngay cả việc đặt tên cho con cái cũng thế, nó dự cảm tính cách, sự minh
tuệ và căn tính xuyên suốt cả một cuộc đời của nhân vật được đặt tên.
Thử bàn về cái tên Phạm Quí Ngọ!
Phạm là họ, không bàn nhiều làm gì, vì có bàn gì thì ông này cũng
phải mang họ Phạm, nó là gốc gác tổ tông. Vấn đề là hai chữ sau: Quí
Ngọ. Ngọ thuộc dương, nếu nó đi với Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm thì hợp
cục âm dương, tạm ổn. Phần còn lại thuộc về phước đức gia đình. Nhưng
cũng có đôi khi phước vận gia đình lại dun rủi thành một thứ năng lượng
chiêu cảm trong lúc đặt tên, đây là một thứ năng lượng đối lưu, sâu xa
và uyên áo. Cái tên có chữ lót Quí đi với Ngọ, xét về khía cạnh con ngựa
thì nó là ngựa có xoáy âm, ngay từ đầu đã không hợp cục âm dương, nếu
ai cưỡi nó, càng cưỡi càng tan gia bại sản.
Nếu đứng trên góc độ cái tên, thì điều này cho ra một dự cảm không
tốt cho bộ sậu trung ương đảng Cộng sản Việt Nam khi để Phạm Quí Ngọ
nhảy lên đến tận ghế Thứ trưởng Bộ Công an. Một con ngựa có xoáy âm được
cất nhắc lên đến vị trí thống lĩnh bầy ngựa chiến thì nguy cơ diệt vong
đang cận kề. Bằng chứng là nó đã gặm một phần không nhỏ cái đồi cỏ
Vinashine mặc dù cái đồi này không nằm trong phạm vi chuồng trại của nó.
Và không riêng gì đồi Vinashine, Vinaline, hầu như mọi đồi cỏ quyền lực
nhóm của chóp bu Cộng sản Việt Nam, con ngựa Phạm Quí Ngọ đều nhúng mõm
vào và xơi tái những ngọn cỏ non ở vị trí mát mắt nhất, bởi vì nó là
con ngựa mang xoáy âm, rất tinh khôn, ranh mãnh nhưng lại mang bản ngã
của sự phản bội, dù đôi khi bản thân nó lại không muốn thế mà vẫn cứ
phạm phải.
Đến đây, xét về chữ Phạm, vô hình trung, chính chữ Phạm lại đưa đẩy
con ngựa xoáy âm này dù muốn rút chân ra vẫn cứ lún sâu (phạm) vào chỗ
đen tối, hố bùn. Và những lời tố cáo của Dương Chí Dũng chỉ là phát pháo
khởi đầu cho công cuộc tùng xẻo con ngựa có xoáy âm này. Vì sao?
Vì năm tới là năm Giáp Ngọ, một năm thuần dương, trong thế mạnh, ngựa
còn ở đồng cỏ, đang chuẩn bị phi nước đại. Và con ngựa thuần dương luôn
là khắc tinh của ngựa xoáy âm, nó xua đuổi, thậm chí hạ đo ván bất kì
con ngựa xoáy âm nào xuất hiện trong tầm mắt của nó.
Đặc biệt, một khi con ngựa thuần dương Giáp Ngọ cất lên tiếng hí tức
giận, không riêng gì con ngựa xoáy âm bỏ chạy mà có khi, nó cất vó hất
văng chủ của nó xuống đất cho nhẹ thân trước khi chạy. Chủ nó, nếu nhanh
nhẹn thì cũng bị con ngựa thuần dương húc gãy xương, nếu không nhanh
nhẹn thì có khi dập đầu, đổ máu và thiệt mạng sau cú hất phản bội của
con ngựa xoáy âm này. Và nếu điểm lại thời điểm mà Dương Chí Dũng khai
ra việc nhận hối lộ của Phạm Quí Ngọ, rơi vào những ngày đầu tháng Chạp
âm lịch, đây là thời điểm khí dương phục hồi.
Điều này cũng dự cảm rằng một khi khí dương chuyển sang mùa xuân của
Giáp Ngọ, con ngựa thuần dương trưởng thành, cũng là thời điểm ngã ngựa
của Phạm Quí Ngọ. Điều này thật khó mà lý giải cho minh tường, nhưng nôm
na, Phạm Qúi Ngọ khó thoát khỏi vòng lao lý, và có khi, con ngựa xoáy
âm này bị chủ của nó thịt trước khi có biến để đề phòng hậu họa. Nhưng
rất tiếc, có thịt hay không thịt con ngựa mang xoáy âm này thì chủ của
nó cũng đã chung đường với nó nhiều năm, hắc khí, ám khí cũng như thanh
khí của nó đã chan hòa với vận mệnh của chủ nó. Vì vậy, mọi tai ương hay
diễm phúc đều phải xãy ra theo luật Trời.
Và với đà này, vào trung tuần tháng Giêng năm Giáp Ngọ, sẽ có một sự
kiện nhớ đời đối với Phạm Quí Ngọ. Rất có thể sự kiện này không liên
quan đến tù đày vì hệ thống công an, hệ thống chính quyền trung ương vốn
dĩ cùng một giuộc với ông ta, mọi sai phạm của Quí Ngọ đều có liên đới
với nhiều gương mặt chóp bu trong trung ương đảng Cộng sản, chẳng ai đủ
dại để phanh phui và đưa Ngọ ra trước vành móng ngựa! Nhưng vào trung
tuần tháng 5 âm lịch, đúng tháng Ngọ, lại có biến một lần nữa, lần này
biến không nhỏ!
Và, cái vành móng ngựa thì lại rất có duyên với con ngựa có xoáy âm.
Có thể không phải là vành móng ngựa nơi pháp đình nhà nước nhưng vành
móng ngựa trong nhân dân và vành móng ngựa của công luận, thậm chí là
vành móng ngựa phe nhóm, thế lực đang chờ săn Quí Ngọ. Chuyện có biến là
khó tránh khỏi. Vấn đề biến này có lợi cho đại thể, đại cuộc hay không.
Điều này, có lẽ phải chờ con ngựa thuần dương Giáp Ngọ trả lời!
canhco’s blog
0 comments:
Post a Comment