Di sản Việt Nam cộng hòa
xuất hiện sau 40 năm
Nhà
nước VNCH đã chấm dứt sự tồn tại hữu hình của nó gần 39 năm. Thể chế ấy
sau nhiều năm bị phủ nhận hoàn toàn bởi những nhà cai trị Việt Nam hiện
tại, lại đang được nhắc tới trong thời gian gần đây.
Việt Nam cộng hòa xuất hiện sau 40 năm
Bốn
từ Việt Nam cộng hòa được nhắc lại khá nhiều trên cả phương tiện truyền
thông của nhà nước Việt Nam hiện tại. Liên tục trong hơn nửa tháng đầu
năm 2014, báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ, hai tờ báo có số lượng phát hành
lớn nhất nước đã tung ra loạt bài kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng
sa. Những hoạt động kỷ niệm và biểu tình nhân sự kiện này dù không
thành, như ở Đà Nẵng, hay bị dẹp đi như ở Hà nội, nhắc nhở rằng một định
chế nhà nước cùng với cấu trúc chính trị và xã hội của nó bao phủ trên
một nửa đất nước không thể dễ dàng bị quên lãng.
Di sản VNCH không phải đã bị cuốn đi trên những chiến trực thăng của tháng tư năm 1975, nó cũng không phải được mang đi hết bởi những người vượt biển ra đi trong những năm 70, 80 đầy bi kịch ...mà nó tiềm ẩn trong những giá trị tinh thần như âm nhạc, quan hệ xã hội...
Trận hải chiến thất bại ở Hoàng sa là một phần trong di sản của chính thể ấy.
Di
sản VNCH không phải đã bị cuốn đi trên những chiến trực thăng của tháng
tư năm 1975, nó cũng không phải được mang đi hết bởi những người vượt
biển ra đi trong những năm 70, 80 đầy bi kịch của thế kỷ trước. Nó không
phải chỉ mang hình hài vật chất như những tòa nhà được trưng dụng làm
công sở hay “phân phối cho cán bộ,” mà nó tiềm ẩn trong những giá trị
tinh thần như âm nhạc, quan hệ xã hội, …hay một tinh thần báo chí mà hai
tờ báo lớn Tuổi Trẻ và Thanh niên đã tiếp nhận không ít thì nhiều. Di
sản ấy đi ngược ra cả miền Bắc qua những dòng văn học của các nhà văn
Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài, nhà báo Huy Đức.
Một di sản cần trân trọng
Dưới
chính thể VNCH hai cây đại thụ của âm nhạc Việt nam hiện đại là Trịnh
Công Sơn và Phạm Duy đã đâm hoa kết trái, phần chắc là do tránh khỏi cái
thời tiết khắc nghiệt của đấu tranh giai cấp trên miền Bắc, nơi mà
người tiền bối của họ là Văn Cao đã im lặng trong hàng chục năm trời.
Trịnh Công Sơn và Phạm Duy đã không hề suy suyển sau những chiến dịch
“bài trừ văn hóa đồi trụy,” mà âm thầm lặng lẽ cất lên trên vỉa hè Sài
Gòn, và cả Hà nội, để rồi hôm nay đường đường ngự trị một không gian lớn
của âm nhạc VN bằng những bài hát đầy tính nhân văn của họ.
Tính
nhân văn ấy nằm trong triết lý của nền giáo dục của chính thể VNCH:
Nhân bản, Dân tộc, và Khai phóng. Hãy nghe Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang
một trí thức bất đồng chính kiến tại Hà nội nói về nền giáo dục đó,
Chế độ VNCH ngày xưa có nhiều điểm ưu việt hơn chế độ chính trị của miền Bắc. Khi giải phóng vào thì tôi thấy là nền giáo dục của họ rất tốt, họ giáo dục cho trẻ em cái Lễ, chứ không phải là đấu tranh giai cấp. Con người ở miền Nam họ sống với nhau cũng có nghĩa hơn
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang
“Chế
độ VNCH ngày xưa có nhiều điểm ưu việt hơn chế độ chính trị của miền
Bắc. Khi giải phóng vào thì tôi thấy là nền giáo dục của họ rất tốt, họ
giáo dục cho trẻ em cái Lễ, chứ không phải là đấu tranh giai cấp. Con
người ở miền Nam họ sống với nhau cũng có nghĩa hơn, chứ không phải như
những con người giả dối, trong hội trường thì tung hô một nẻo, về nhà
thì nói một nẻo. Rồi còn có báo chí, nhân quyền được tôn trọng hơn, có
tự do ngôn luận hơn chứ không như ở miền Bắc là bưng bít, phải nói theo
đảng làm theo đảng, không được phê bình đảng, không nói được nguyện vọng
của nhân dân, của quần chúng,”
Triết
lý Nhân bản, Dân tộc, và Khai phóng được trang báo mạng Vietnamnet nhắc
lại trong một bài báo vào cuối năm 2013. Phải chăng sự bế tắc của nền
giáo dục Việt nam hiện tại đã đánh thức nhiều người Việt hiện nay rằng
có một di sản giáo dục cần trân trọng?
Trong
xu hướng dân chủ hóa xã hội Việt Nam hậu cộng sản, nếu đồng ý rằng chủ
nghĩa cộng sản đã cáo chung cùng với bức tường Berlin hồi năm 1989, ngôn
ngữ chính trị chính thống của nhà nước Việt Nam cũng nhẹ nhàng hơn.
Trong một lần trao đổi với chúng tôi, một bạn trẻ từ trong nước cho
biết,
“Em
có một thông tin là hồi em học lớp 12 thì cô giáo dạy sử của em có nhấn
mạnh việc thay đổi cụm từ ngụy quyền bằng chính quyền Sài Gòn hay là
Việt nam cộng hòa. Em nghĩ đó cũng là một hành động chứng tỏ trung lập
hay hòa giải, ít nhất là như thế.”
0 comments:
Post a Comment