Friday, January 24, 2014

Việt Cộng bắt trẻ em lớp 1 ký cam kết ?

h1Chúng tôi nhận được lá thư của phụ huynh học sinh lớp 1 một trường tiểu  học ở Hà Nội bức xúc vì con của anh vừa phải ký một bản cam kết. “Chữ ký tuổi lên 6”, ở Pháp thì có thể đây sẽ là tên của một tiểu thuyết thiếu  nhi. Ở Việt Nam, giá nó chỉ là tiểu thuyết.
Dưới đây là một bản cam kết, do trường tiểu học Brendon soạn thảo, dành cho các em học sinh của trường, trong đó, một em học sinh lớp Một phải “cam kết” bằng “chữ ký” (nếu có thể gọi hành vi nguệch ngoạc tự viết tên của một đứa trẻ lên 6 tuổi là chữ ký) về 7 điều trước khi về nghỉ Tết. Văn bản này được thảo ra dựa trên một công văn của phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân.
h
Trong số 7 điều này, có việc cam kết “Tố giác với công an, nhà trường những cá nhân, tổ chức sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng các loại pháo bị cấm, ma túy”; cam kết “không tham gia các hoạt động gây mất trật tự xã hội và tệ nạn xã hội”; cam kết “không vượt đèn đỏ, đua xe, cổ vũ đua xe trái phép”;…
Đầu tiên là việc định nghĩa văn bản này đã khiến người ta rối bời. “Bản cam kết” thông thường là một giao dịch dân sự. Nhưng người 6 tuổi có đủ năng lực để thực hiện nghĩa vụ dân sự hay không? Và nếu không thì xử lý như thế nào?
Điều 20 BLDS quy định: “Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.” – nghĩa là ở đây việc tố giác tội phạm được cho là nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi? Có thể lắm chứ.
h1
Chúng ta có nền giáo dục mầm non tiên tiến hàng đầu, ai đó vừa mới nói, nên trẻ em 6 tuổi, thỉnh thoảng vẫn đái dầm, chứ còn năng lực dân sự thì đã có thừa. Từ cái thời anh Dương Văn Nội xả thân năm 15 tuổi đến nay, trẻ em nước ta đã được hưởng một nền dinh dưỡng tốt hơn nhiều, hoàn toàn xứng đáng trở thành trinh sát viên năm 6 tuổi.
Nói chung là nghĩ đến bản chất của cái “cam kết” này đã đủ khiến người ta rối bời. Và có vẻ như, một phòng GD&ĐT (có thể không phải duy nhất) ở nước ta, đang thực hiện một chiến dịch đào tạo rất thú vị: họ đang đào tạo trẻ con ký những văn bản có giá trị pháp lý mù mờ, tính hợp lý mù mờ.
Rồi kỹ năng ký những thứ văn bản mà chúng không thể hiểu được, không biết có giá trị gì không, nhắm mắt ký bừa vì sợ rắc rối này, sẽ còn phát huy tác dụng lâu dài trong tương lai, trên các cương vị công tác khác nhau, các bậc phụ huynh hãy yên tâm đừng lo lắng
h2
Bản cam kết này, nếu lấy để đại diện cho một nền giáo dục, thì là một đại diện không tồi. Ở đó, những con người không có khả năng phản kháng và phân tích tính hợp lý bị ép/khuyến khích làm những điều thể hiện sự cẩu thả của người khác.
Ở đó, ý thức về sự tự giác bị triệt tiêu. Bởi thay vì người ta cấy vào nhau những tư tưởng đúng đắn bằng một quá trình lâu dài và kỳ công, thì ngay từ đầu họ đã chủ trương cưỡng ép. Cả tự giác thực hiện nghĩa vụ với xã hội hay là tự giác nghiên cứu học tập.
Dạy nhau thì mất nhiều thời gian lắm, thôi cứ bảo các em ký cái cam kết. Không biết ký thì viết cái tên mình vào dưới, có biết đánh vần không? Chưa à?
Và đó sẽ là nơi tạo một gia tốc hoàn hảo cho các em lao vào đời với tâm thế của những người không còn sự ý thức về tính hợp lý. Có ai đó đã lấy mất của các em. Các em sẽ làm được nhiều thứ, ký được nhiều thứ mù mờ “có vẻ đung đúng” trong tương lai.
Hãy chúc cho quận Thanh Xuân có một cái Tết thật là sôi động, với thật nhiều tội phạm bị tố giác. Các vị phụ huynh nhớ đừng bảo con em mình lao xe đạp ba bánh ra chặn các đám đua xe, nhà trường không bắt cam kết đến cái mức ấy.
Đức  Hoàng (Depplus.vn)

0 comments:

Powered By Blogger