Thursday, January 2, 2014

2014: Thêm Niềm Tin, Hy Vọng

niemtin 
Tác giả :Vi Anh
Có năm yếu tố để xét vấn đề VN. Đó là những thế lực có thể tác động vào tiến trình đấu tranh cho độc lập, tự do, dân chủ của VN – tức là giải trừ chế độ CS độc tài đảng trị toàn diện hiện thời. Đó là Đảng Nhà Nước CS, người dân VN trong ngoài nước, Mỹ và Trung Cộng. Trong bốn yếu tố tác động đó, phân tích cho thấy yếu tô nhân dân VN là yếu tố ngày càng lớn mạnh, càng liên kết trong mẫu số chung là tranh đấu cho nhân quyền VN và cho sự vẹn toàn của đất nước, càng ngày càng được xu thế thời đại ủng hộ, tạo thành thế tất thắng trong vấn đề VN.
Một là Đảng CS đã rệu rã, mất tính đấu tranh và thế thống trị. Bản chất và khởi thuỷ của Đảng CS VN không phải là đảng cầm quyền. Mà là đảng cướp chánh quyền, thống trị người dân bằng tuyên truyền dối gạt và bằng khủng bố để củng cố tuyên truyền suốt từ khi cướp chánh quyền trong phong trào Việt Minh cho đến bây giờ.
Thế chính đáng cầm quyền không có và càng ngày càng lộ chân tướng. Nội bộ đảng càng ngày càng phân hoá, mất tính đấu tranh là điều kiện tiên quyết để tồn tại của một chánh đảng. Gần đây người ta thấy nạn kỳ thị nam bắc, bảo thủ, đổi mới, thân Mỹ, thân TC, tranh giành quyền lực giữa nhà nước của Thủ Tướng Dũng nắm công quyền và Nguyễn phú Trọng nắm đảng quyền làm cho đảng rệu rã.

Thêm vào đó vấn đề TC thôn tính Hoàng sa và Trường sa sáp nhập vào lãnh thổ TC, cũng như giành giựt 80% Biển Đông của VN mà Đảng Nhà Nước CSVN gần như bất động, không có hành động bảo vệ nào coi cho được. Điều đó khiến người dân VN coi Đảng CSVN là thông đồng với TC để cầu an. Còn đảng viên CS còn hồn Việt, tâm VN thì coi Đảng đã phản bội lời hứa chiến đấu cho nền độc lập VN. Một số lên tiếng chống đối, một số mập mờ bằng mặt không bằng lòng. Trong suốt những bất bình nội bộ mà Đảng CSVN đã trải qua, vấn đề biển đảo là lớn nhứt. Bây giờ Đảng CSVN như đèn dầu treo trước gió, không biết tắt lúc nào trước những bất mãn đang thành thùng thuốc súng nổ chụp hay nổ bùng.
Hai là nội lực nhân dân VN đã thành hình và phát triễn. Người Việt ở Bắc, ở Trung, ở Nam, ở hải ngoại, thời Việt Nam Cộng Hoà cũng như thời CS Bắc Việt, hay thời sau đó dù địa phương, nguồn gốc chánh tri, tôn giáo có khác nhau nhưng đều có một cảm nghĩ thuộc về nhau, đau niểm đau giang sơn gấm vóc, biển đảo của đất nước ông bà VN để lại bị quân Tàu xâm chiếm mà CSVN bất động như thông đồng, đến nồi Tàu TC bắn giết ngư dân VN mà chỉ nói “tàu lạ” thôi. Chất men này làm cho tinh thần đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN dậy lên, phát triễn từ phẩm sang lượng, từ điểm sang diện.
Nó phát triễn ngay trong hàng ngũ đảng viên còn tâm hồn Việt. Nó phát triển trong dân chúng, được giới trí thức VN, giới báo chí của Đảng Nhà Nước uốn mình qua ngỏ hẹp ủng hộ và phát huy. Nó phát triển ra hải ngoại. Hơn hai triệu người Việt chống CSVN như nội thù và chống TC như ngoại xâm, đưa vấn đề CSVN chà đạp nhân quyền VN vào lòng dân và quốc hội các nước. Một cuộc quốc tế vấn lớn chưa từng có trong lịch sử VN.
Người dân trong ngoài nước tạo một áp lực rất lớn khiến CS Hà nội cũng phải nói theo dân, phải dấu kín những mật ước với TC khiến càng ngày càng bị phanh phui, càng bị vạch mặt lên án thân TC.
Trong lịch sử tương quan của VN với các siêu cường Mỹ, Pháp, Úc trong thời kỳ VNCH lẫn thời kỳ CS, chưa bao giờ vấn đề VN đi vào Quốc Hội, công luận và truyền thông đại chúng sở tại nhiều như bây giờ.
Lịch sử cách mạng thề giới cho thấy cách mạng xảy ra không phải lúc dân chúng cùng khổ, mà lúc người dân có cuộc sống vật chất khá hơn, muốn có một dân quyền tương xứng, thé đứng chánh trị tương xứng.
Cuộc đổi mới kinh tế là cách CS nói. Chớ thực tế đó là trở lại kinh tế tự do thời Pháp ở ngoài Bắc và thời Mỹ từ Bến Hải trở xuống Cà mau.
Chính người dân VN đã cứu nguy kinh tế VN, từ ăn độn thời CS sang thời cơm no áo ấm cho dân, từ ăn bo bo, khoai mì thành nước xuất cảng gạo nhứt nhì thế giới. Trong chánh trị ai làm ra tiền người đó có quyền, không lý do gì dân VN để những đảng viên CS ăn không ngồi rồi, tham ô nhũng lạm cai trị mãi.
Bây giờ người dân đã có thế mạnh. Vấn đề còn lại là biến thành lực. Lực của dân VN chưa thành lực lượng vì chưa phối hợp, chưa điểu hợp, chưa networking thành đồng bộ mà thôi. Có thể các tôn giao, các chánh dảng, các tổ chức quần chúng, các nhân sĩ nhận định thơi cơ chưa chính mùi, còn thầm lặng, chớ không phải không có. Qua 1000 năm chống giặc Tàu ai cũng biết đất nước VN có lúc thịnh suy nhưng anh hùng hào kiệt đời nào cũng có.
Nhìn những cuộc phản kháng, biểu tình, đấu lý; nhìn những bắt bớ nóng hay nguội của CS, những công tác quốc tế vận ở hải ngoại, người ta thấy cuộc đấu tranh của người Việt tuy thâm trầm nhưng đạ dạng, đa diện và số lượng nhiều hơn thời dân chúng các nước ở Đông Âu đứng lên làm cách mạnh lật đổ, giải trừ CS ở các nước Trung Đông và Bắc Phi đứng lên lật đổ độc tài dưới mọi hình thức.
Ba là Mỹ. Chánh trị Mỹ là thực dụng, không có thù muôn thuở, bạn muôn đời, chỉ có quyền lợi là trên hết. Trường hợp VN cũng không là ngoại lệ. Người dân Việt với trên một triệu rưởi ở Mỹ rất hiểu Mỹ và linh hoạt, rất thành công khi đưa vấn đề nhân quyền VN vào được Quốc Hội. Kể cả TNS Kerry là người ủng hộ bang giao, thân thiện với CS Hà nội khi đi VN cũng đặt vấn đề nhân quyền VN với Thủ Tướng và Ngoại Trưởng VN.
Tuy Mỹ cần một “chánh quyền mạnh”, dễ sai bảo ở VN như ở các nước khác trong ngoại giao của Mỹ. Nhưng Mỹ cũng thấy cái thế nhân dân VN, nên chưa phát triễn đối tác chiến lược toàn diện, không bán vũ khí sát thương cho Hà nội, vì hồ sơ nhân quyền cùa CS Hà nội quá đen như mực Tàu.
Bốn là TC. Cuộc đấu tranh của người dân Việt chống quân Tàu Cộng xâm lấn VN đã tạo áp lực đáng kể vào nội bộ và ngoại giao của CSVN. Nội bộ chia rẽ hai phe, phe CS Bắc Việt thân TC và Phe CS gốc VNCH thiên Mỹ, chủ trương đối mới kinh tế.
Lập trường chống lại TC trong nội bộ đảng ngày càng tăng. Bên ngoài khuynh hướng chống Tàu Cộng trong dân chúng là trội yếu và phổ biến tạo áp lực không ít vào đướng lối CS Hà nội ngoại giao, tăng cường quốc phòng, liên minh với các nước nhứt là Mỹ đang chuyển trục quân sự sang Á châu Thái Bình Dương
Sau cùng, khác với chiến tranh quân sự chiến thắng thường nhanh, chiến tranh chánh trị chiến thắng thường chậm, nhưng thắng lợi có giá trị bền vững và toàn diện.
Gần 38 năm CSVN gồm thâu và thống trị cả nước. Nói 38 năm nghe thì lâu, nhưng so công cuộc đấu tranh chống quân Tàu cai trị cả ngàn năm, chống quân Pháp cai tri gần cả trăm năm và lịch sử thường tính băng thế kỷ, thì cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền và vẹn toàn lãnh thổ VN chưa lâu. Không ai dè năm 2013 bước qua năm 2014, tình hình đấu tranh của người dân Việt khởi sác như bây giờ, niềm tin thêm vững, hy vọng thêm nhiều./.

0 comments:

Powered By Blogger