Dịch giả gửi tới Dân Luận
Dân Luận: Mark Zuckerberg, CEO của Facebook vừa đăng tải trên trang facebook của mình một lá thư gửi cho cô con gái mới chào đời của anh. Trong thư Mark cũng bày tỏ nguyện vọng sẽ tặng 99% số cổ phiếu mình có ở Facebook để làm từ thiện. Dưới đây là toàn văn bức thư mà mà Mark đã viết.
Vì tương lai con em chúng ta: Hai cách nhìn, hai sự lựa chọn...
Mẹ con và bố thật không có đủ từ ngữ để miêu tả niềm hy vọng mà con đã mang đến cho bố mẹ. Rồi đây cuộc sống mới của con sẽ đầy ắp những hứa hẹn, và bố mẹ hy vọng con sẽ luôn hạnh phúc và khỏe mạnh để khám phá nó được trọn vẹn nhất. Con đã cho bố mẹ một lý do để suy ngẫm về thế giới mà chúng ta muốn con sống trong đó.
Như các bậc làm cha mẹ khác, chúng ta mong con sẽ được lớn lên trong thế giới tốt đẹp hơn ngày hôm nay.
Ngay cả khi tin tức báo chí luôn chỉ tập trung vào những điều tệ hại, thì theo rất nhiều cách khác nhau thế giới này vẫn đang trở nên tốt đẹp hơn. Sức khỏe đang được cải thiện. Đói nghèo bị đẩy lùi. Tri thức được phát triển. Mọi người kết nối với nhau. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong mọi lĩnh vực sẽ khiến cuộc sống của con tốt đẹp hơn nhiều so với cuộc sống của bố mẹ ngày hôm nay.
Bố mẹ tham gia vào công cuộc đó, không chỉ bởi vì bố mẹ yêu con, mà vì bố mẹ thấy bố mẹ phải có trách nhiệm với các thế hệ sau.
Bố mẹ tin rằng cuộc sống này có giá trị công bằng, và nó bao gồm rất nhiều người ở thế hệ tiếp theo. Xã hội của chúng ta có nghĩa vụ phải đầu tư ngay từ bây giờ để nâng cao đời sống của cả những thế hệ sau, chứ không phải chỉ riêng thế hệ bây giờ.
Nhưng ngay lúc này, chúng ta thường không hướng nguồn lực vào những cơ hội và thách thức lớn nhất mà thế hệ của con sẽ phải đối mặt.
Ví dụ như bệnh tật chẳng hạn. Ngày nay chúng ta tiêu số tiền để chữa bệnh cho mọi người nhiều gấp 50 lần số tiền đầu tư để nghiên cứu nên vì vậy con sẽ không bị ốm nữa.
Y học chỉ được coi là một ngành khoa học thực sự trong vòng 100 năm trở lại đây, và chúng ta đã hoàn thiện các phương pháp trị một số bệnh và một số tiến triển cho các bệnh khác. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, chúng ta sẽ thực sự phòng chống, chữa trị và kiểm soát được gần như tất cả bệnh tật trong vòng 100 năm nữa.
Ngày nay, phần lớn mọi người chết vì năm loại bệnh – đau tim, ung thư, đột quỵ, suy nhược thần kinh và các bệnh truyền nhiễm – và chúng ta có thể đạt được những tiến bộ nhanh hơn trong việc chữa trị những loại bệnh này và các bệnh khác nữa.
Một khi bố mẹ nhận ra rằng thế hệ của con và thế hệ các con của con sẽ không còn phải chịu đựng bệnh tật, thì bố mẹ có chung một trách nhiệm là tập trung đầu tư nhiều hơn cho tương lai để biến điều này thành hiện thực. Mẹ con và bố muốn thực hiện bổn phận của mình.
Việc chữa bệnh sẽ tốn thời gian lắm đây. Trong khoảng 5 đến 10 năm nữa, sẽ có rất ít sự thay đổi. Nhưng trong dài hạn, hạn giống gieo trồng ngày hôm nay sẽ lớn lên, và một ngày nào đó, con và các con của con sẽ thấy những điều mà bố mẹ chỉ có thể tưởng tượng: một thế giới không còn bệnh tật.
Có rất nhiều cơ hội như vậy đang chờ đón. Nếu cả xã hội đều tập trung năng lực vào những thách thức này, chúng ta sẽ mang lại cho thế hệ của con một thế giới tươi đẹp hơn.
Thúc đẩy tiềm năng con người nghĩa là đẩy xa giới hạn cuộc sống của một người có thể tuyệt vời đến mức nào.
Liệu con có thể học hỏi và trải nghiệm nhiều gấp 100 lần so với bố mẹ không?
Liệu thế hệ của bố mẹ có thể chữa mọi loại bệnh để con được sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
Chúng ta có thể kết nối thế giới này để con có thể tiếp xúc với mọi ý tưởng, con người và cơ hội?
Chúng ta có thể khai thác sản xuất năng lượng sạch để con có thể tạo ra những thứ mà bố mẹ không thể tưởng tượng nổi?
Liệu bố mẹ có thể dung dưỡng tinh thần khởi nghiệp để sau này con có thể gây dựng nên bất cứ doanh nghiệp nào và giải quyết bất vấn đề để mang lại hòa bình và thịnh vượng?
Đẩy mạnh bình đẳng là đảm bảo mọi người có thể chạm đến mọi cơ hội – bất kể quốc gia, gia cảnh hay tình thế mà họ sinh ra.
Xã hội phải làm điều này không chỉ vì công lý hay lòng nhân ái, mà vì sự vĩ đại của nhân loại tiến bộ.
Hiện tại bố mẹ đã bị đánh cắp mất các tiềm năng. Cách duy nhất để đạt được nó là tập trung vào tài năng, các ý tưởng và sự đóng góp của tất cả mọi người trên thế giới.
Liệu thế hệ của bố mẹ có thể đẩy lùi nạn đói nghèo không?
Chúng ta có thể mang đến cho mọi người dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản không?
Chúng ta có thể xây dựng các cộng đồng bao dung và cởi mở không?
Chúng ta có thể nuôi dưỡng những mối quan hệ hòa bình và thấu hiểu giữa người với người không?
Liệu chúng ta có thể trao lại quyền cho tất cả mọi người – bao gồm phụ nữ, trẻ em, các dân tộc thiểu số, người nhập cư và những người chưa hội nhập không?
Nếu thế hệ của chúng ta đầu tư vào những thứ thích đáng, câu trả lời cho mỗi câu hỏi trên là có.
Chúng ta phải đầu tư dài hạn cho 25, 50 và thậm chí là 100 năm nữa. Những thách thức này đòi hỏi thời gian rất lâu và không thể giải quyết bằng kiểu tư duy ngắn hạn.
Chúng ta phải tiếp xúc trực tiếp với những ngươi chúng ta phục vụ. Chúng ta không thể trao quyền cho những người mà chúng ta không hề hiểu nhu cầu và nguyện vọng của họ.
Chúng ta phải cải tiến công nghệ để thay đổi. Rất nhiều viện nghiên cứu đầu tư tiền của vào những khó khăn này, nhưng phần lớn các tiến bộ đều đến từ năng xuất thông qua đột phá.
Chúng ta phải tham gia các buổi tranh luận về chính sách và vận động. Rất nhiều tổ chức không sẵn sàng làm điều này, nhưng sự tiến bộ phải được hỗ trợ bởi những phong trào bền vững.
Chúng ta phải ủng hộ những nhà lãnh đạo mạnh mẽ nhất và độc lập nhất trong mọi lĩnh vực. Họp tác với các chuyên gia sẽ hiệu quả hơn và cố làm một mình.
Chúng ta phải mạo hiểm ngày hôm này để học được bài học cho ngày mai. Chúng ta mới chỉ bắt đầu thôi và sẽ còn rất nhiều thất bại ở phía trước, nhưng chúng ta sẽ lắng nghe, học hỏi và tiến về phía trước.
Thế hệ của bố mẹ đã lớn lên trong các lớp học nơi bố mẹ được dạy những thứ giống nhau tại với những tiến độ như nhau bất kể sở thích và nguyện vọng của bố mẹ là gì.
Thế hệ của các con sẽ đặt mục tiêu cho những gì con muốn trở thành – ví dụ như kỹ sư, bác sĩ, nhà văn hoặc nhà lãnh đạo. Con sẽ có thứ công nghệ thấu hiểu được cách học nào là tốt nhất cho con và con cần tập trung vào đâu. Con sẽ tiến bộ mau chóng trong những môn học con thích nhất, và nhận được sự giúp đỡ nhiều nhất ở những môn con gặp khó khăn. Con sẽ khám phá những chủ đề không có trong trường học ngày nay. Các giáo viên của con cũng sẽ có các công cụ và tư liệu tốt hơn để giúp con đạt được mục tiêu.
Thậm chí, các học sinh trên thế giới sẽ được sử dụng những công cụ học tập được cá nhân hóa trên Internet ngay cả khi các bạn ấy không sống gần trường học. Tất nhiên sẽ cần nhiều công nghệ tiên tiến hơn để mang lại cho mọi người một sự khởi đầu công bằng trong cuộc sống, nhưng cá nhân hóa việc học có thể sẽ mang lại cho tất cả trẻ em một nền giáo dục tốt và cơ hội bình đẳng hơn.
Bố mẹ đang bắt đầu xây dựng công nghệ ngay từ bây giờ, và những kết quả rất đáng hứa hẹn. Không chỉ có học sinh sẽ đạt kết quả cao hơn, và họ còn có được nhiều kỹ năng và sự tự tin để học bất cứ thứ gi họ muốn. Và hành trình này mới chỉ bắt đầu. Công nghệ và việc dạy học sẽ nhanh chóng cải thiện qua từng năm con đi học.
Mẹ con và bố đều đã từng dạy trẻ em học và bố mẹ đều hiểu cần phải làm gì. Chúng ta cần phải hợp tác với những nhà lãnh đạo giỏi nhất về giáo dục để giúp các trường học trên toàn thế giới tiếp cận được với phương pháp cá nhân hóa việc học. Chúng ta cần phải gặp gỡ các cộng đồng, đó là lý do vì sao bố mẹ đã bắt đầu ở khu vực Vịnh San Francisco của chúng ta. Chúng ta cần xây dựng nên những công nghệ mới và thử nghiệm những ý tưởng mới. Và tất nhiên nó sẽ mang lại những sai sót nhưng chúng ta sẽ học được những bài học trước khi đạt được mục đích.
Nhưng một khi bố mẹ hiểu được thế giới bố mẹ có thể tạo ra cho con, bố mẹ có trách nhiệm như xã hội phải tập trung đầu tư vào tương lai để biến nó thành sự thực.
Cùng với nhau, bố mẹ có thể làm được điều đó, cá nhân hóa việc học không chỉ giúp học sinh ở những trường tốt, mà còn mang lại cơ hội bình đẳng hơn đến với mọi người chỉ bằng kết nối Internet.
Mọi người thường nghĩ rằng Internet chỉ dùng để giải trí hoặc liên lạc. Nhưng đối với phần lớn mọi người trên thế giới, Internet có thể là huyết mạch.
Nó mang lại giáo dục nếu con không sống ở gần trường. Nó mang lại các thông tin liên quan đến sức khỏe về phòng tránh bệnh hoặc cách nuôi con khỏe mạnh nếu con không sống gần bác sỹ. Nó mang lại các dịch vụ về tài chính nếu con không ở gần ngân hàng. Nó mang lại việc làm và các cơ hội nếu con không sống trong một nền kinh tế vững mạnh.
Internet quan trọng đến mức cứ 10 người sử dụng nó, thì có 1 người thoát khỏi đói nghèo và một công việc mới được tạo ra.
Tất nhiên vẫn còn hơn một nửa dân số thế giới – hơn 4 tỉ người – chưa được truy cập Internet.
Nếu thế hệ bố mẹ kết nối với họ, bố mẹ có thể giúp hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo. Bố mẹ có thể giúp hàng triệu trẻ em đến trường và cứu hàng triệu người thoát khỏi bệnh tật.
Sự cố gắng trong dài hạn này chỉ có thể được hoàn thiện bằng công nghệ và quan hệ đối tác. Cần phải chế tạo ra công nghệ mới để giúp việc truy cập Internet rẻ hơn và cả những vùng sâu vùng xa cũng có thể truy cập được. Cần phải hợp tác với các chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận và các công ty. Cần phải tiếp xúc với các cộng đồng để hiểu họ cần gì. Những người giỏi sẽ có những cách nhìn khác về con đường tốt nhất, và chúng ta phải cố gắng rất nhiều trước khi có thể thành công.
Nhưng cùng với nhau chúng ta có thể thành công và tạo ra một thế giới bình đẳng hơn.
Trẻ em sẽ có được các cơ hội tốt nhất khi chúng được học. Và chúng chỉ học tốt nhất khi chúng khỏe mạnh.
Sức khỏe đi kèm với tình yêu thương gia đình, dinh dưỡng tốt và một môi trường sống an toàn, ổn định.
Những đứa trẻ phải đối mặt với những trải nghiệm đau thương từ bé thường không phát triển trí óc và thể chất khỏe mạnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những thay đổi vật lý trong phát triển trí não dẫn đến khả năng nhận thức kém hơn.
Mẹ con là một bác sĩ và một nhà giáo dục, và mẹ đã tận mắt thấy điều này.
Nếu tuổi thơ của con không khỏe mạnh, sẽ rất khó để con chạm đến tiềm năng của con một cách đầy đủ.
Nếu con phải lo lắng về chuyện cơm áo gạo tiền, hoặc lo lắng về việc lạm dụng và tội phạm, thì sẽ rất khó để con đạt được đầy đủ tiềm năng của con.
Nếu con lo sợ con sẽ phải đi tù chứ không phải học đại học chỉ vì màu da của con, hoặc gia đình con sẽ bị trục xuất, hay con có thể là nạn nhân của của các vụ bạo lực chỉ vì tôn giáo, xu hướng tính dục và giới tính của con, thì sẽ rất khó để con đạt được tiềm năng của mình.
Bố mẹ cần các thể chế hiểu rằng các vấn đề này đều liên quan đến nhau. Đó chính là triết lý của trường học kiểu mới mà mẹ con đang tạo dựng nên.
Bằng việc hợp tác với các trường học, trung tâm y tế, hội phụ huynh và chính quyền địa phương, và bằng việc đảm bảo tất cả trẻ em đều được ăn uống và quan tâm ngay từ nhỏ, bố mẹ có thể bắt đầu hóa giải sự bất bình đẳng. Chỉ khi đó bố mẹ mới bắt đầu mang lại một cơ hội bình đẳng cho mọi người.
Sẽ cần rất nhiều năm để hoàn thiện mô hình này. Nhưng đó là một ví dụ khác về sự liên quan giữa việc thúc đẩy tiềm năng con người và đẩy mạnh bình đẳng. Nếu bố mẹ muốn làm cả hai việc đó, thì đầu tiên bố mẹ phải xây dựng được các cộng đồng đoàn kết và khỏe mạnh.
Ngày hôm nay, mẹ con và bố cam kết sẽ dành cả cuộc đời để góp một phần nhỏ vào việc giải quyết những vấn đề trên. Bố sẽ tiếp tục cương vị CEO của Facebook trong nhiều năm tới, nhưng những vấn đề này quá quan trọng đến mức khhoong thể đợi cho đến khi con hoặc bố mẹ trưởng thành hơn. Bằng việc bắt đầu từ lúc còn trẻ, bố mẹ hy vọng thấy những lợi ích trong suốt cuộc đời.
Vì con đã bắt đầu thế hệ tiếp theo của gia đình Chan – Zuckerberg, bố mẹ cũng bắt đầu dự án Chan Zuckerberg Initiative hòa cùng với mọi người trên thế giới để thúc đẩy tiềm năng con người và đẩy mạnh sự bình đẳng cho tất cả trẻ em. Lĩnh vực đầu tiên bố mẹ hướng tới chính là cá nhân hóa việc học, điều trị bệnh, kết nối mọi người và xây dựng các cộng đồng vững mạnh.
Bố mẹ sẽ cho đi 99% số cổ phiếu bố mẹ có ở Facebook – ước tính khoảng 45 tỉ USD – trong suốt cuộc đời bố mẹ để hoàn thành sứ mệnh này. Bố mẹ biết đây chỉ là một chút đóng góp nhỏ bé so với những nguồn lực và tài năng của những người khác. Nhưng bố mẹ muốn làm điều bố mẹ có thể, để sát cánh với những người khác.
Chúng ta sẽ chia sẻ thông tin này chi tiết hơn vào tháng sau khi đã ổn định cuộc sống mới. Bố mẹ hiểu con và rất nhiều người khác sẽ có nhiều câu hỏi về việc tại sao bố mẹ làm điều đó và làm như thế nào.
Vì khi chúng ta được lên chức bố mẹ và bước sang trang mới của cuộc đời, bố mẹ muốn chia sẻ sự cảm kích sâu sắc này đến những người đã việc này trở thành hiện thực.
Bố mẹ chỉ có thể làm điều này khi bố mẹ có một cộng đồng toàn cầu cực kỳ vững chắc hậu thuẫn. Việc xây dựng nên Facebook đã tạo ra rất nhiều nguồn lực nhằm cải thiện thế hệ sau. Mỗi thành viên của Facebook đều đang đóng một vai trò nhất định trong công cuộc này.
Bố mẹ chỉ có thể đạt được điều này bằng cách đứng trên vai những người khổng lồ -- những cố vấn, đối tác và những người tuyệt vời đã đóng góp trong lĩnh vực này.
Và bố mẹ cũng chỉ có thể tập trung vào mục tiêu phục vụ cộng đồng vì bố mẹ được sống trong tình yêu thương gia đình, sự ủng hộ của bạn bè và các đồng nghiệp tuyệt vời. Bố mẹ hy vọng rồi đây con cũng sẽ có những mối quan hệ sâu sắc và đầy cảm hứng như vậy.
Max, bố mẹ yêu con rất nhiều và bố mẹ nhận thấy rõ trách nhiệm phải để lại cho con và các trẻ em khác một thế giới tốt đẹp hơn. Bố mẹ mong con sẽ có một cuộc sống chan chứa tình yêu thương, niềm hy vọng và niềm hạnh phúc con mang đến cho bố mẹ. Bố mẹ rất mong được chiêm ngưỡng những điều con mang đến cho thế giới này.
Yêu con,
Mẹ và Bố của con
https://www.danluan.org/tin-tuc/20151202/thu-vo-chong-mark-zuckerberg-gui-cho-con
0 comments:
Post a Comment