x
Trung
tâm Nghiên cứu Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, xét về tổng
quy mô nợ công trên GDP, tỷ lệ của Việt Nam cuối năm 2014 ở mức trên
60%, cao nhất khi so sánh với các nước đang phát triển trong khu vực
(Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia). Nợ công Việt Nam hiện nay
lên tới hơn 2, 7 triệu tỷ đồng. Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra con số
110 tỷ USD; Nếu dựa trên con số này và mức dân số cuối năm 2014 là 90,7
triệu người, bình quân mỗi người dân Việt Nam gánh 1.212 USD (26, 6
triệu/người) nợ công (VnExpress.net).
Quán tính, khi mắc nợ thì ai cũng tiết kiệm tránh chi tiêu hoang phí tần
tiện làm ăn để lo trả nợ cho bớt gánh nặng tiền lãi, và vì vậy cho dù
là không vướng bận nợ nần chăng nữa thì một nông dân hay doanh nhân cũng
không ai dám bỏ hoang ruộng đồng, xí nghiệp của mình một mùa, một năm
thôi chứ đừng nói là đến 5 năm.
Vậy mà một nhà máy hiện đại trị giá hơn 100 triệu USD vừa xây xong cho
ra mẻ sản phẩm đầu tiên rồi bỏ xó hoang phí tới 5 năm liền. Đó là Nhà
máy Cán Thép tấm khổ rộng đầu tiên và lớn nhất Việt Nam được đầu tư gần
3.000 tỷ đồng tại “Cái Lân”, TP/Cát Bà, Tỉnh Quảng Ninh.
Nhà máy cán nóng thép tấm Cái Lân Vinashin, được triển khai xây dựng tại
Khu Công nghiệp Cái Lân, TP Cát Bà, trên diện tích 15 ha có tổng mức
đầu tư khoảng 2.900 tỷ đồng với các thiết bị như: lò nung (công suất 8
tấn/giờ), máy cán, máy nắn, sàn nguội, máy cắt chiều dài (tùy theo yêu
cầu của khách hàng) và hệ thống các xưởng bảo dưỡng, trục căn, tỳ. Để
bảo đảo cung ứng nguồn điện năng, kèm theo nhà máy Thép này là nhà máy
phát điện diesel công suất 39MW ký hợp đồng EPC (chìa khóa trao tay) trị
giá 36 triệu USD (800 tỷ - bị nhà thầu Trung cộng lừa gạt). Toàn bộ dây
chuyền thiết bị của Đức, nhập khẩu từ Trung cộng, trên cơ sở công nghệ
Đức, khi đi vào hoạt động sẽ có công suất 1 triệu tấn thành phẩm/năm,
sản xuất ra các tấm thép có độ dày từ 5mm đến 50mm, rộng từ 1, 6 m đến 3
m; dài từ 6m đến 18m đạt tiêu chuẩn đăng kiểm trong nước và quốc tế
dành cho ngành đóng tàu như: DNV (Na Uy), Lloy'ds (Đức), NK (Nhật Bản),
ABS (Mỹ), BV (Pháp) và VR (Việt Nam). Đây cũng là nhà máy cán nóng thép
tấm lớn nhất Đông Á.
Ngày 2/6/2010, Nhà máy Cái Lân Vinashin đã ra lò sản phẩm thép tấm đóng
tàu khổ rộng, đây là lần đầu tiên, Việt Nam sản xuất thành công sản phẩm
chủ lực cho ngành đóng tàu. So với giá thép nhập khẩu thì giá sản phẩm
thép đóng tàu trong nước sẽ rẻ hơn, như vậy có thể tiết kiệm được nhiều
triệu USD mỗi năm (Nguồn: Đảng Cộng sản Việt Nam).
Mẻ thép tấm (khổ lớn) đầu tiên nhưng cũng là... mẻ thép cuối cùng
(Công nhân nhà máy vận hành thiết bị xử lý thép thành phẩm).
Tuy nhiên vận hành vừa nóng lò cán thép thì ngày 4.8.2010, “trái tim”
nhà máy bị “sốc” nặng không do lỗi kỹ thuật mà do con người, khi cơ quan
an ninh điều tra đã thực hiện quyết định khởi tố, tiến hành bắt tạm
giam ông Phạm Thanh Bình, chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn công
nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) vì tội tham ô và thiếu trách nhiệm
gây hậu quả nghiêm trọng.
PTT/Nguyễn Sinh Hùng và Vũ Đức Đam (phía sau bên phải)
Chỉ 10 ngày, sau cú “sốc” của Vianashin, ngày 14/08/2010 Phó Thủ tướng
Thường trực Nguyễn Sinh Hùng (CT/Quốc Hội hiện nay) đến kiểm tra nhà máy
Cán Thép Cái Lân. Cùng đi có cả ông Vũ Đức Đam, Bí thư Tỉnh ủy Quảng
Ninh (Phó thủ tướng hiện nay). Ông Nguyễn Sinh Hùng và Vũ Đức Đam khẳng
định Chính ohủ và đảng bộ TP Cát Bà Hạ Long tỉnh Quảng Ninh sẽ làm hết
trách nhiệm, tạo điều kiện cho Nhà máy Cán Thép Cái Lân hoạt động.(*)
Dư luận, báo chí và cán bộ nhân viên nhà máy cán thép Cái Lân (tại thời
điểm ấy) cứ nghĩ rằng trong cơ thể trẻ trung mới toanh trái tim nhà máy
chỉ bị “sốc” phản vệ nhất thời thôi, nó sẽ đều nhịp đập trở lại sau khi
“Bác Sĩ” Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng và “y sĩ” Vũ Đức Đam, Bí thư
Tỉnh ủy đã khám bệnh biết rõ Nhà máy Cán Thép Cái Lân hoàn toàn khỏe
mạnh.
Nhưng không phải vậy. Nó tắt thở ngừng đập luôn, từ đó đến nay là 5 năm.
5 năm. Đúng như vậy. Kể từ Quốc hội Việt Nam khóa XIII nhiệm kỳ
2011-2016 (được bầu vào ngày 22 tháng 5 năm 2011). Kỳ họp đầu tiên được
tổ chức vào tháng 7 năm 2011, ông Nguyễn Sinh Hùng “lên chức” ngồi vào
ghế mới CT/QH và Vũ Đức Đam “lên chức” Bộ trưởng Chủ nhiệm VP/Chính Phủ
thì gần như Nhà máy Cán Thép Cái Lân cũng trôi vào cái chết “lâm sàng”
nhưng không ai khai tử, dù nó không có bệnh tật gì cả và 493 đại biểu QH
vừa bầu xong cũng không ai biết, ngay cả tại địa phương Quảng Ninh có
07 ĐB/QH trong đó PTT/Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh là một, cũng
không thấy luôn, dù Nhà máy Cán Thép đồ sộ nằm liền kề TP/Biển Hạ Long
(!?) - 5 năm với 10 kỳ họp Quốc Hội trôi qua không thấy Đại Biểu của dân
nào chất vấn Chính Phủ hay cụ thể là ông CT/QH Nguyễn Sinh Hùng (người
biết rõ) về khối tài sản mồ hôi nước mắt của dân đang từ từ rỉ sét này?.
Nhà máy có công suất 500 nghìn tấn/năm,
bằng dây chuyền công nghệ của Đức,
do các cán bộ, kỹ sư trong nước lắp đặt và vận hành.
Các chuyên gia đã hoàn thiện lắp đặt hơn 16 nghìn tấn thiết bị,
đấu nối và chạy liên động toàn bộ dây chuyền công nghệ nhà máy.
Nhà máy đã chạy thử, cho ra mẻ thép tấm đầu tiên đạt tiêu chuẩn,
sau đó bị bỏ hoang hàng trăm tấn sản phẩm đầu tiên
sau khi ra lò vẫn nằm ngổn ngang hoen rỉ trong khuôn viên.
5 năm trùm mền với cây cỏ
Hiện tại là một nhà máy bỏ hoang thiết bị phơi mưa nắng
Thiếu bảo trì- vào giai đoạn hoen rỉ
Không một bóng công nhân, cỏ lau vây kín cao gấp hai đầu người, hoang
tàn, sắt thép hoen rỉ, cáu bẩn, nhà máy phát điện diesel tại KCN Cái Lân
(TP. Hạ Long) hơn 35 triệu USD cũng cùng chung số phận sau hơn 5 năm bị
bỏ mặc. Trong khu vực nhà máy rộng hàng chục hecta, không một máy móc,
động cơ nào hoạt động và cũng chẳng có một bóng dáng công nhân. Toàn bộ
giàn máy các loại trong một nhà xưởng rộng mênh mông bị phủ bụi và hoen
rỉ, đó là cảm nhận của phóng viên báo chí vào tham quan.
Khái quát sự việc và ngắm nhìn những hình ảnh này, chúng ta, hàng chục
triệu những người dân một nắng hai sương hàng ngày phải bớt đi hột cơm,
con cá, để đóng thuế sẽ suy nghĩ sao đây?
Dù “quả đấm thép” Vinashin có vỡ vụn như đất sét thì còn đó VNSTEEL
(Công ty thép Miền Nam) công suất luyện thép 500.000 -700.000 tấn/năm
gồm các loại Thép tròn, Thép vằn, Thép góc, Thép cuộn, Thép lá tấm nhỏ
(VNSTEEL không có dây chuyền sản phẩm thép tấm dày 50mm, rộng 3 m; dài
6m đến 18m dành cho ngành đóng tàu biển như nhà máy Cái Lân).
Và hàng chục công ty nhà máy sản xuất thép quốc doanh và liên doanh, thì
vì sao và lý do gì sau khi quả đấm thép Vinashin “tan chảy” Chính Phủ
không quyết định giao ngay (hoặc buộc phải tiếp quản) nhà máy Cái Lân
cho VNSTEEL (Công ty thép Miền Nam) tại thời điểm đó (2010-2011)? Hay
giao cho bất kỳ nhà máy thép nào (đang hoạt động) mà lại để nó tàn tạ
sau 5 năm nằm bất động như hiện nay?
Chúng ta, những người dân đóng thuế có quyền hỏi: Nếu là tài sản của cá
nhân quí vị (các thành viên ĐB Quốc Hội) có ai can đảm duy trì hiện
trạng này? Nhà máy cán thép: Trị giá 2.900 tỷ và nhà máy phát điện
diesel công suất 39MW trị giá 36 triệu USD (800 tỷ) vị chi gần 4 ngàn
tỷ, trong tổng nợ công, tiền lãi phải trả cho 4 ngàn tỷ này trong 5 năm
hết là bao nhiêu? Chắc không hề ít, người ta không biết.
Nhưng ai cũng biết những người chịu trách nhiệm hay buộc phải có trách
nhiệm với nó (Nhà máy cán thép Cái Lân) như sau đây, đang có tham vọng
tại chức và leo lên cao hơn. Đó là bộ sậu hiện nay: Nguyễn Sinh Hùng
(CT/QH) Vũ Đức Đam (P. Thủ Tướng) Phạm Bình Minh (P. thủ tướng-ĐB/QH
tỉnh Quảng Ninh) và đích thân ông Thủ Tướng CP Nguyễn Tấn Dũng.
Có điều cần suy nghĩ. Gần 500 Đại Biểu/Quốc Hội mà hàng ngày hạt cơm
nhân dân vẫn dính kẻ răng, hàng tháng suốt 5 năm liền họ rất tỉnh táo
không quên tháng nào để ngửa tay nhận (lương lậu, bổng lộc, quyền lợi)
từ ngân sách (túi tiền của dân) chi trả, nhưng họ “ngủ quên” với một
đống mồ hôi nước mắt nhân dân đang phơi mưa nắng và hình như đó cũng là
lời đáp cho câu hỏi: Tại sao chúng ta vẫn cứ phải đóng thuế nhưng nợ
hàng năm bình quân đầu người cứ tăng lên hơn thiên hạ (Malaysia, Thái
Lan, Philippines, Indonesia).
_________________________________________
0 comments:
Post a Comment