Ngày 1/4/2015, hàng vạn công nhân Pou Yuen tiếp tục đình công phản
đối luật bảo hiểu xã hội vừa được quốc hội CS thông qua. Cuộc biểu tình
ôn hòa đã bước sang ngày thứ 7 liên tiếp và lan sang nhiều công ty khác
tại Bình Dương, Long An…
Đáp lại, nhà cầm quyền CSVN đã huy động lực lượng lên đến hàng ngàn
người, gồm cảnh sát cơ động, côn an, dân phòng, quân đội… kéo đến vây
hãm. Lợi dụng buổi trưa vắng người, CA bất ngờ kéo đến đàn áp và bắt bớ
nhiều công nhân. Dù vậy, sức mạnh của số đông công nhân đã khiến những
kẻ đàn áp phải bỏ chạy tán loạn.
Phá rào, giải vây đồng đội
Theo nhóm phóng viên Lao Động Việt có mặt tại hiện trường, đông đảo công
nhân khi hay chuyện đã lập tức phá hàng rào sắt, đồng loạt xông vào
giải cứu đồng đội.
Video do Lao Động Việt cho thấy hình ảnh lực lượng dân phòng đã phải bỏ chạy tán loạn vì bị bị công nhân rượt đuổi.
Trước khi thế mạnh mẽ và đoàn kết của công nhân, lực lượng đàn áp dù đã phải chạy tán loạn nhưng vẫn bắc loa đe dọa: “Đề nghị bà con giải tán, bằng không chúng tôi sẽ dùng biện pháp mạnh”.
Trong video xuất hiện nhiều tiếng la uất ức:
“Tui đóng bao nhiêu phải trả lại bấy nhiêu, chứ đợi đến 55 chắc gì tôi còn sống?”
“Công an phải bảo vệ công nhân chớ, sao trấn áp tụi tui?”
Được biết, nhiều máy rút tiền ATM đã bị khóa trong thời gian đình công.
Đây là thủ đoạn của nhà cầm quyền CSVN nhằm đánh vào đồng lương còm cõi
của công nhân.
Khi nào đến lượt Nguyễn Tấn Dũng?
Trước làn sóng biểu tình, đình công ngày càng lan rộng, chiều ngày 1/4,
văn phòng thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã buộc phải phát đi thông báo
chấp nhận yêu cầu của công nhân. Theo đó, ông Dũng và các quan chức cam
kết sẽ kiến nghị quốc hội CSVN sửa đổi điều 60 bộ luật bảo hiểm xã hội,
cho phép công nhân được nhận tiền một lần.
Tuyên bố trên nhằm mục đích ‘xoa dịu’ công nhân, nhưng đã khiến chế độ
CSVN rơi vào tình thế bế tắc vì quỹ bảo hiểm xã hội và lương hưu đã sắp
cạn kiệt.
Nếu Nguyễn Tấn Dũng sửa điều luật 60 thì sẽ dẫn đến hậu quả là vỡ quỹ
bảo hiểm xã hội, hàng triệu cán bộ cộng sản bị mất lương hưu. Điều này
đồng nghĩa với thời điểm cáo chung của chế độ CSVN.
Ngược lại, nếu Nguyễn Tấn Dũng cố tình ‘quỵt nợ’ bằng trò hứa lèo như
trước đây, thì chắc chắn ông thủ tướng sẽ bị hàng triệu công nhân cả
nước ‘tính sổ’.
Được biết, sáng ngày 2/4/2015, các cuộc đình công đã lan sang các tỉnh
như Tiền Giang, Tây Ninh. Còn tại Sài Gòn, một số công nhân Pou Yuen vẫn
bỏ việc, trong khi nhiều người khác đã quay trở lại công ty.
Có thể thấy, thủ đoạn câu giờ đã khiến chế độ CSVN lung lay đến tận gốc. Nguyễn Tấn Dũng và các quan chức CS còn thời hạn 8 tháng trước khi luật bảo hiểm xã hội chính thức có hiệu lực vào đầu năm 2016.
Có thể thấy, thủ đoạn câu giờ đã khiến chế độ CSVN lung lay đến tận gốc. Nguyễn Tấn Dũng và các quan chức CS còn thời hạn 8 tháng trước khi luật bảo hiểm xã hội chính thức có hiệu lực vào đầu năm 2016.
Bạn đọc Danlambao
0 comments:
Post a Comment