Nguyễn Quang Duy
Tháng
4 năm 1975 như mọi gia đình miền Nam chúng tôi vô cùng lo sợ, cha tôi
chạy tới các tòa Đại Sứ Pháp, Úc, Mỹ, Tân tây Lan, Gia Nã Đại, tìm mọi
cách rời Việt Nam.
Mỗi đêm chúng tôi nằm nghe tin tức từ BBC, VOA, những ngày cuối tháng còn nghe được cả đài “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam”.
Chiều
ngày 29-4 gia đình tôi chạy ra bến Bạch Đằng. Khi thấy các tầu đã rời
bến, mẹ tôi rơi nước mắt đây là lần duy nhất tôi chứng kiến bà khóc.
Cộng sản luôn là nỗi ám ảnh trong tiềm thức của bà.
Năm
1953 chạy trốn cộng sản bà nhét ba người chị của tôi dưới sàn ghe, giả
làm người đi buôn để đến vùng quốc gia. Bà từng chứng kiến cảnh bà ngọai
tôi bị đấu tố đến chết, ông nội tôi phải tự tử trong tù.
Tối
29-4, tôi nằm nghe tiếng súng và tiếng pháo mỗi lúc một gần hơn. Đến
sáng 30 bắt đầu nghe phát thanh phát lệnh đầu hàng. Mẹ tôi lấy lá cờ
vàng cuộn thật nhỏ và dấu dưới đáy rương quần áo.
Những
người lính cộng hòa đầy trách nhiệm đã giúp chuyển giao Sài Gòn trong
vòng trật tự. Một đòan quân đi đầu là một sĩ quan dù với chừng 20 quân
nhân đủ các binh chủng tiếp tục tuần hành quanh khu phố. Đòan quân biến
mất khi những người cộng sản xuất hiện.
Mọi việc đến quá nhanh, nhanh hơn mọi suy tính của cha tôi, không chịu nổi áp lực của thay đổi ông mất sau đó ít lâu.
Sau
lần ra Bắc thăm nuôi một người bà con bị tù cải tạo, mẹ tôi quyết định
bằng mọi giá chúng tôi phải rời Việt Nam. Nhiều lần bà nói với chúng tôi
: “Thà chết trên biển hơn là sống với cộng sản”.
Tháng
4 với chúng tôi luôn là tháng bận rộn nếu không tổ chức tưởng niệm,
không tổ chức biểu tình thì cũng có những sinh họat nhắc nhở nhau ngày
cộng sản chiếm Sài Gòn và tình hình nhân quyền trong nước mỗi lúc một
tồi hơn.
Tháng
4 năm 2015, hằng trăm ngàn công nhân đã đứng lên đòi quyền lợi. Nhà cầm
quyền cộng sản nhanh chóng hứa hẹn thay đổi luật. Các cuộc đình công
chìm xuống.
Còn
ở Tuy Phong - Bình Thuận cuộc biểu tình ôn hòa chống tình trạng ô nhiễm
môi trường đã biến thành bạo động. Người dân tấn công rượt đuổi cảnh
sát lưu động. Phó thủ tướng cộng sản Hoàng Trung Hải phải ra lệnh nhà
máy nhiệt điện Vĩnh Tân chấm dứt thải bụi than.
Ở
Hà Nội dấy lên một phong trào phản đối nhà cầm quyền cắt bỏ cây xanh
ảnh hưởng đến môi trường. Những cuộc biểu tình tuần hành quanh Hồ Hoàn
Kiếm liên tục xảy ra.
Chủ
Nhật 12-4- 2015, Nguyễn Viết Dũng (Dũng Phi Hổ) cùng 4 bốn người bạn và
hàng trăm cư dân Hà Nội sau cuộc tuần hành đã bị bắt vì mặc một áo
thung với huy hiệu gần giống với huy hiệu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Bốn
người bạn đã được thả, gia đình Nguyễn Viết Dũng nhận giấy báo từ công
an buộc tội anh "gây rối trật tự công cộng" theo Điều 245 của Bộ luật
hình sự.
Nguyễn
Viết Dũng sinh ra và lớn lên dưới thể chế Cộng sản nhưng khi biết đến
thể chế Cộng Hòa tại miền Nam là một thể chế tự do, nhân bản đã trở nên
yêu quý và ngưỡng mộ Việt Nam Cộng Hòa.
Ngày
15-4, chúng tôi đã vào Quốc hội Tiểu bang Victoria gặp 2 dân biểu bà
Inga PeuLich, Bộ trưởng đa văn hóa đối lập và ông Bernie Finn Thư ký đối
lập để cập nhật tình hình nhân quyền. Chúng tôi đã trình bày trường hợp
Dũng như một vi phạm nhân quyền mới nhất.
Đến
chủ nhật 25-4 nhà cầm quyền Hà Nội đã xuống tay đàn áp cuộc đồng hành
ôn hòa bảo vệ cây xanh của cư dân Hà Nội. Công an đã bạo hành người tham
dự, nhiều người bị bắt nhưng sau đó được thả ra.
Tối
nay 25-4-2015 tôi theo đòan biểu tình từ Melbourne đi Canberra trên xe
và trong cuộc biểu tình chúng tôi thu thập chữ ký cho Vận Động Nhân
Quyền 2015 và Vận Động cho Nguyễn Viết Dũng.
Chiều 30-4 chúng tôi lại sửa sọan cho Đêm Thắp Nến “Nhân Quyền Có Hay Chưa?” trước Quốc Hội Tiểu Bang Victoria.
Tháng
5 cũng bận rộn như tháng 4 chúng tôi lại tiếp tục xin chữ ký, ngọai
vận…. Chúng tôi nói với nhau rằng WE ARE ONE nhưng WE ARE BUSY.
Bận
rộn nhưng biết rõ việc mình làm sẽ sớm mang lại tự do cho người Việt,
vì thế tôi luôn luôn vui vẻ tiếp tục con đường yểm trợ quốc nội đứng lên
giành lại tự do.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi, 30-4-2015
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi, 30-4-2015
0 comments:
Post a Comment