Saturday, April 25, 2015

Tôi không chết đâu

Sau đây là truyện ngắn "Tôi Không Chết Đâu" ("I Did Not Die") (Cao-Đắc 2014, 200-244) trong tuyển tập truyện ngắn "Lửa cháy trong mưa," (Cao-Đắc Tuấn. 2014. Lửa Cháy Trong Mưa. Hellgate Press, Oregon, U.S.A.) "Tôi Không Chết Đâu" là truyện về những ngày cuối cùng dẫn đến ngày 30 tháng 4, 9175 tại miền Nam Việt Nam.


Sân bay Đà Nẵng, cuối tháng 3 năm 1975 

Âm thanh chiếc máy bay trực thăng bay trên không đánh thức Toàn và hầu hết những người đang ngủ trên sân cỏ quanh phi đạo. Vẫn còn quá sớm vào buổi sáng. Mặt trời mới bắt đầu trồi lên trên chân trời Biển Đông, tỏa các tia màu cam vào bầu trời xanh nhạt. 

Toàn ngồi dậy, dụi mắt, và nhìn đồng hồ. 6:15 sáng. Anh chỉ ngủ được ba tiếng. 

Hoài, trung sĩ đại đội anh, nói, "Đại úy, máy bay trực thăng sẽ nhặt một số người."

Hàng chục người xung quanh họ đứng lên và nhìn theo hướng chiếc máy bay trực thăng. Nó đang lượn trên đầu xa cuối phi đạo, gần một lều nhỏ, nơi có vẻ một gia đình đang chờ. Chiếc trực thăng trông giống như chiếc Huey nhưng thân sơn trắng và đuôi màu xanh cho biết đó là một chiếc trực thăng dân sự, một cảnh tượng ngày càng quen thuộc ở các thành phố ven biển gần đây. Thực ra, dân sự hay quân sự cũng chẳng quan trọng. Sự kiện một chiếc trực thăng sắp đáp xuống đủ để nâng cao niềm hy vọng của tất cả mọi người. 

Đám đông bừng sống dậy một cách nhanh chóng. Đàn ông và phụ nữ nhặt đồ đạc họ, một số phụ nữ ẵm con trong tay hoặc trong giỏ đeo trên lưng. Nhiều người, đa số là lính Quân Lực VNCH, chạy xe gắn máy, đậu trên bãi cỏ. Một số nhảy vào xe jeep và xe tải. Họ rồ ga động cơ và tăng tốc về phía chiếc trực thăng, khuôn mặt rạng rỡ với niềm hy vọng và háo hức. Ai cũng muốn là người đầu tiên chạy tới chiếc trực thăng. 

"Đi," Toàn hét lên với Hoài. 

Họ nhảy vào chiếc xe jeep của họ, đậu ở lề đường. Hoài khởi động máy và sắp lái đi thì một thiếu nữ ẵm một em bé khoảng hai tuổi chạy về phía họ. 

"Các anh cho em đi ké được không?" cô thiếu nữ hỏi. 

"Nhảy vào đi. Lẹ lên!" Hoài hét lên. 

Cô lập tức leo lên ghế sau và đặt con bên cạnh cô. Chiếc Jeep gầm lên lao về phía trước. 

Toàn quay lại và mỉm cười với cô và em bé. Cô mỉm cười đáp lại. Quả là một trao đổi nụ cười kỳ lạ đưới hoàn cảnh bi đát như vậy. 

"Cô tên gì?" Toàn hỏi. 

"Mai," người thiếu nữ nói cộc lốc. 

"Chồng cô đâu rồi?" 

"Chồng em ở Huế. Ảnh bảo em chạy ra khỏi Đà Nẵng càng sớm càng tốt. Ảnh sẽ gặp em sau." 

"Anh ấy làm gì ở Huế?" 

Mai nhìn phù hiệu ba hoa vàng trên vai và tên của Toàn. "Đại úy Toàn, ảnh là Thiếu tá Thủy Quân Lục Chiến." 

Toàn gật đầu. Thiếu tá TQLC. Anh ta phải là một tiểu đoàn trưởng. Có lẽ anh ta đang chiến đấu chống lại kẻ thù, cùng với lính anh, rất có thể cho đến viên đạn cuối cùng. Tội nghiệp anh ta! Huế chắc là đã bị tràn ngập. Đám cộng sản đã ở đầy các tỉnh phía Bắc bằng xe tăng và đại bác. Mai có lẽ không biết tình hình thê thảm như thế nào. 

Toàn cảm thấy thương hại cho cô ta và đứa con, nhưng vào thời điểm này anh chẳng thực sự quan tâm. Nếu chồng cô đã không lo cho họ trước đó, anh không thấy lý do gì để lo lắng về họ. Anh đã cho Liên, vợ anh, và Kiệt, con trai họ, vào Sài Gòn ngay sau khi anh biết tin về sự xụp đổ của Tây Nguyên. Anh không muốn lo lắng về vợ con trong lúc đánh nhau. Sau đó, lệnh di tản thảm họa đến. Anh, như nhiều sĩ quan và binh lính trong sư đoàn anh, nghĩ Tư lệnh Sài Gòn đã bán đứng đất nước cho cộng sản. Cung cấp cạn kiệt về đạn dược, thiết bị, nhiên liệu, và các bộ phận thay thế càng làm tăng thêm nỗi lo lắng. Cuộc di tản đã hỏng ngay từ đầu vì liên kết hậu cần kém cỏi, cộng thêm với biển người tị nạn với những ký ức sống động về kiểu giết dân dã man của cộng sản trong vụ thảm sát Huế năm 1968 và Đại Lộ Kinh Hoàng ở Quảng Trị năm 1972. Binh sĩ bỏ rơi các nhánh quân rút lui để trở về với gia đình khi đoàn quân di chuyển dọc theo bờ biển. Trong vòng vài ngày, đại đội anh tan rã. Cho tới khi họ đến Đà Nẵng, tất cả mọi người đã biến mất, chỉ còn lại Hoài và anh là hai người cuối cùng trong đại đội. 

Anh bây giờ chỉ có một mục tiêu duy nhất: gặp lại Liên và Kiệt ở Sài Gòn. Để đám chính trị gia và các tướng lãnh lo về việc phân chia đất nước. 

Một tiếng nổ súng cối vang dội từ xa. Nó có thể đến từ thành phố, ít nhất là cách đó vài cây số, nhưng âm thanh đủ để gây hoảng loạn cho đoàn xe. Một chiếc xe gắn máy chở một người đàn ông và một phụ nữ đâm xầm vào mặt bên của một chiếc xe jeep. Người phụ nữ bay ra khỏi ghế sau và ngã xuống đất. Chiếc xe Jeep chao đi, lao vào một xe gắn máy khác, và ba chiếc xe vướng vào nhau, trượt trên phi đạo. 

"Đụ mẹ!" Hoài hét lên. Anh thắng gấp trong khi bẻ xe jeep né người phụ nữ té ngã đang bò trên tay chân và khóc như điên dại. 

Tai nạn đó không làm đoàn xe dừng lại. Thực ra, nó còn thúc đẩy quyết tâm họ chạy tới chiếc trực thăng nhanh hơn. Xe gắn máy chạy vèo qua. Không ai thèm dừng lại cho người phụ nữ và mấy ông, ba người đang leo qua chiếc xe jeep lật ngược, máu nhỏ giọt trên mặt họ. 

Ở cuối phi đạo, chiếc máy bay trực thăng, Air America Bell 205, đáp xuống. Hai người đàn ông, hai phụ nữ và ba đứa bé chạy từ chiếc lều nhỏ về phía trực thăng, mỗi người mang theo một túi nhỏ. Một người Mỹ to con, mặc quần áo dân sự, đẩy trượt cửa sau mở toang ra và vẫy họ. Sau đó, anh ta quay đầu lại, sửng sốt khi thấy đoàn xe gắn máy và xe jeep đang tiến gần. Anh vội vã xô mọi người vào trong khoang máy bay ngay sau khi họ leo lên. 

Viên phi công ló đầu ra buồng lái. "Trời đất, John. Đám đó đến từ đâu vậy?" 

John, anh Mỹ to con và là thợ cơ khí, hét lên: "Ông có muốn cho tụi nó lên không?" 

"Năm tối đa." Viên phi công dừng lại. "Có lẽ mười." 

"Được rồi." 

Một chiếc xe tải dẫn đầu đoàn xe dừng lại và bốn anh lính, bốn thanh niên trong binh phục xanh lá cây không phù hiệu, M-16 súng trường trong tay, nhảy ra và lao về phía trực thăng. 

John vẫy tay. "Nhanh lên!" 

Khi bốn người lính gần tới cửa khoang máy bay, hàng chục người trong quần áo dân sự và quân sự trên xe gắn máy hội tụ quanh chiếc trực thăng. Bốn anh lính từ xe tải vội vàng leo vào trong khoang, trong khi những người từ xe gắn máy hét lên, "Chờ tụi tôi." 

Họ nhảy ra khỏi xe gắn máy và lao đến chiếc trực thăng. Hỗn loạn xảy ra ngay lập tức. Họ xô kéo, đẩy qua đẩy lại, thúc nhau, cố leo vào. John cố kéo cửa đóng lại, nhưng nó bị chặn nửa chừng bởi một khẩu M-16 nắm bởi một người lính da xẫm đang leo lên. John cúi người ở lối vào, ngăn chặn hắn, nhưng người lính da xẫm đẩy anh trở lại. 

Nổi nóng, John rút khẩu súng lục và hét lên, "Hết chỗ rồi. Đi ra!" 

Chẳng ai ngán khẩu súng lục. Thực ra, họ có thể bắn John với vũ khí họ, nhưng họ biết hay hơn chuyện đó. John là một người trong nhóm giải cứu họ. Họ chỉ không thèm để ý đến khẩu súng lục và đẩy lấy lối vào. John cầm khẩu súng bên tay phải và ép nó, cùng với tay trái, vào ngực người lính da xẫm, đẩy ngược hắn với tất cả sức mạnh anh. Người lính vật lộn để chui qua, mặt méo mó vì đau đớn. Thân hình thấp và mảnh khảnh của hắn chẳng sánh nổi với anh cơ khí đồ sộ, nhưng một chục người lính cương quyết tràn đầy phía sau hắn bên ngoài trực thăng, thân hình họ ép vào nhau, đẩy hắn ta tới trước. 

"Chúng tôi không thể lấy tất cả các anh!" John hét lên. 

Đã quá muộn. Chỉ bằng số lượng, đám người chẳng bao lâu chế ngự anh. Ngay sau khi người lính da xẫm lách qua, phần còn lại phun như cơn nước lũ phá vỡ qua một con đập, xô đẩy John sang một bên. Họ tràn ngập vào khoang máy bay, một phòng nhỏ được thiết kế để chứa tối đa 12 hành khách. Đám người lấp đầy khoang một cách nhanh chóng và ép chặt vào nhau, dùng tất cả chỗ trống có sẵn, chẳng màng gì đến nét kinh hoàng trên mặt phụ nữ và trẻ em. 

John hét lên với viên phi công, "Đi! Đi! " 

Anh chẳng cần phải hối thúc. Viên phi công đã bắt đầu cuộc bốc lên. Tiếng kêu "Phập! Phập!" từ cánh quạt trực thăng trở nên đều đều. Cánh quạt phía đuôi quay tít lên. John kéo cánh cửa kẹt nửa đường để đóng lại, nhưng vẫn còn có một vài người đang cố leo lên. 

Hoài dừng xe jeep sau chiếc xe tải và phóng người tới chiếc trực thăng. Toàn vọt theo sau anh ta, bỏ mặc Mai và em bé. Họ nhào vào bốn binh sĩ đang vật lộn với John. Mai, với em bé trong tay cô, leo ra xe jeep và chạy phía sau Toàn, nhưng cô biết không tài nào mà cô vượt qua được sáu người đàn ông đang tràn ngập cửa vào khoang máy bay. Cô đứng trên mặt đất, tuyệt vọng nhìn. Những sợi tóc dài bay quanh khuôn mặt nhợt nhạt của cô, chiếc áo bà ba rộng và quần lụa đen bay phần phật trong cơn gió thổi xuống từ cánh quạt. 

John hung hăng đấm đá mọi người. "Lùi lại! Trực thăng quá nặng rồi." Nhưng chẳng có ai nghe anh. 

Từ đầu kia phi đạo, một nhóm lính VNCH, trên xe gắn máy, xe jeep và xe tải, đổ xô đến trực thăng. Một số vung vẩy súng trường. 

John hét lên với viên phi công. "Tụi nó đến thêm nữa. Vọt lẹ!" 

Người phi công quay nút ga theo chiều kim đồng hồ trên thanh điều khiển. Ông cần tăng thêm sức máy cho chiếc trực thăng. 

Toàn ép chân anh xuống càng trực thăng để có điểm tựa vững chắc trong trường hợp chiếc trực thăng bốc lên. Anh nghiêng mình về phía trước đè lên cạnh sàn khoang. Hoài cố gắng đẩy mình vào bên trong nhưng bị John đẩy lùi lại. Anh thợ cơ khí Mỹ tung một cú đá vào mặt Toàn, nhưng trượt. Toàn hạ thấp mình, tay ghìm chặt trên sàn khoang, nhưng người lính bên phải anh nắm lấy cổ anh và ép trọng lượng hắn lên anh. Anh lấy vai hất hắn ra nhưng hắn cứ bám vào người anh. Một người lính khác chui qua Toàn và người lính kia, nhưng mặt hắn bị đầu gối John húc vào. John đẩy, xô, đấm trái và phải, nhất định không để cho ai leo lên. Kẹp giữa Hoài bên trái và hai binh sĩ bên phải, Toàn không thể di chuyển lên, anh vươn tay ra phía trước, cố chụp lấy một thanh sắt dựng ̣đứng trên sàn khoang nhưng John cứ hất tay anh ra. Toàn nhìn những người bên trong khoang, tìm kiếm một khuôn mặt thông cảm hoặc một cử chỉ thân thiện, nhưng chẳng có ai trong đám người, đang nhìn cuộc vật lộn với sự thờ ơ đáng kể, cử động để giúp anh. 

"Cho mẹ con tôi vào với," Mai hét lên. 

John ngước nhìn cô với sự ngạc nhiên trên mặt, rồi vươn tay ra với lấy cô. Cô vội vàng chụp tay anh. 

Toàn cảm thấy khuỷu tay Mai đè trên lưng anh. Cô đang nắm tay John, nhưng có vẻ đang tuột dần. Tay trái cô đang ẵm con. John chuyển về bên trái, cố có được một nắm vững trên sàn để kéo người thiếu nữ tới trước, nhưng người lính bên Toàn chụp lấy vai anh. John quay sang một bên, hất tay người lính bằng vai. Tay trái anh vẫn vươn ra tới Mai, nhưng anh ta giơ tay phải lên. Toàn thấy cặp mắt John phồng lên và bàn tay khổng lồ của anh ta với khẩu súng lục bay vào mặt anh. Anh cúi xuống và khẩu súng đập vào mặt người lính bên cạnh Toàn. Anh chàng gào lên trong đau đớn, máu nhỏ giọt trên trán, nhưng hắn bướng bỉnh bám vào. John đứng dậy, cúi lưng xuống để tránh đụng vào trần khoang, trong khi vẫn nắm chặt tay Mai, nhưng anh cũng tuột dần. 

Hai chiếc càng trực thăng di chuyển chút đỉnh. Cánh quạt tạo ra tiếng "Phập!Phập!" đều đều, nhưng con chim thép vẫn ở cùng một vị trí. Không rõ liệu chiếc trực thăng có thể cất cánh với tải trọng nặng như vậy, nhưng có một điều chắc chắn. Nó phải bay đi sớm vì đám đông lính VNCH trên xe gắn máy đang tới gần. Một vài người lính bắn vài phát M-16 lên không. 

Toàn biết anh phải hành động nhanh chóng. Chiếc trực thăng sẽ cất cánh bất cứ giây phút nào. Mai đang bám vào lưng anh. Anh cảm thấy hơi thở nặng của cô trên gáy anh. Anh đẩy cô ra bằng khuỷu tay và cảm thấy tay cô trượt xuống tay John. John khụy xuống trên đầu gối. Những giọt mồ hôi nhỏ giọt trên trán. Mặt anh ta bừng đỏ khi các mạch máu nổi bật lên cổ anh. Anh buông khẩu súng đẫm máu trên sàn và vươn tay kia ra, cố giữ cánh tay Mai, nhưng Hoài dùng vai đẩy tay anh ta đi. 

Mai đeo lơ lửng sau Toàn. Cô đẩy đứa bé vào khoang lên đầu Toàn. Đứa bé quằn quại, tay điên cuồng chụp tóc Toàn. Rồi nó chợt dừng lại. Nó nhận ra một cái gì đó quen thuộc. Nó gõ ngón tay lên tóc lởm chởm ngắn như thể nó đang chơi với đồ chơi yêu thích của nó. Khuôn mặt sợ hãi nó ngay lập tức trở thành khuôn mặt hạnh phúc. Cặp mắt nó sáng lên và nó nở một nụ cười ngây thơ. 

"Ba," đứa bé kêu lên rộn rã. 

Toàn cứng người lại. 

Tiếng kêu của đứa bé nghe y như tiếng nói đầu tiên của Kiệt. Tiếng nói ngắn với phát âm mạnh chữ "B" nghe như "P," nhưng không hẳn nặng như tiếng "P." 

Đứa bé chơi với tóc Toàn và xoa đầu anh trong khi lập đi lập lại. "Ba! Ba!" 

Toàn nhũn người. Cơn điên cuồng tan biến. 

Mình đang làm gì đây? Sao mình không cho Mai và con leo vào? 

Anh hoảng kinh về hành động không thể nói được của anh. Làm sao mà anh, Đại úy Sư đoàn bộ binh ưu tú nhất trong QLVNCH, người đã nhận được một trong những huy chương cao quý nhất cho sự oai hùng và lòng dũng cảm trong trận Tết Mậu Thân, lại có thể ích kỷ và hèn nhát như thế này? Sự xấu hổ đánh anh như một tia sét từ trên trời, đốt cháy cơ thể anh và bùng nổ trong óc anh. 

Trong tích tắc, anh biết chính xác anh phải làm gì. Anh đưa tay ra sau, mò mẫm cho đứa bé. Anh nắm chặt đứa bé dưới nách nó, đẩy nó về phía trước và để cho sinh vật tí hon đó trượt trên đầu anh. Đứa bé bật khóc điên dại. 

"Kéo nó vào," Toàn hét lên. 

John ngay lập tức nắm lấy đứa bé và đưa cho một người lính VNCH trong khoang. Toàn ép mình vươn ra khỏi cửa vào khoang. Hai tay anh nắm eo Mai và đẩy cô lên. Cô bước trên sàn khoang và John nhanh chóng đẩy cô vào trong. Cô giật đứa bé từ người lính VNCH và ôm chặt nó trong tay cô như thể cô sợ làm rớt nó. Đứa bé ngừng khóc và nhìn mặt mẹ. Nụ cười trên khuôn mặt cô mang lại cho nó niềm vui tức khắc. Nó mỉm cười và bi bô một loạt tiếng khó hiểu. 

Hoài và bốn người lính khác lợi dụng lúc phân tán để leo lên qua lối vào nửa đóng, nhưng họ không thể vào bên trong vì không còn chỗ. Họ loạng choạng ở rìa của sàn khoang, xô đẩy nhau. John nhìn Toàn, mắt cầu xin giúp đỡ. 

Toàn bước lùi lại, móc khẩu súng lục ra, và chỉa vào đám lính đang giành giựt nhau. 

"Bước xuống, nếu không tao bắn!" Anh hét lên. 

Đám lính dừng xô đẩy. Họ quay đầu lại, nhìn Toàn, và do dự. Ai cũng mang súng; mỗi người mang một khẩu súng trường hoặc súng lục và lựu đạn treo xung quanh vòng eo họ, nhưng cái phù hiệu hoa vàng trên vai Toàn, khuôn mặt nghiêm trọng của anh, và khẩu súng lục đe dọa tạo ra một sự nể nang thực sự, mang lại kỷ luật mà họ đánh mất trong cuộc chạy trốn điên cuồng của họ. 

Hoài miễn cưỡng bước xuống từ rìa của sàn khoang, tiếp theo là bốn người kia. 

John kéo cửa đóng lại, gật đầu với Toàn, chỉa ngón tay cái lên, và chào anh. Toàn mỉm cười với khuôn mặt sung sướng của Mai và con qua cửa sổ nhỏ trên cửa, và anh vẫy tay chào họ. 

Chiếc trực thăng lắc lư dữ dội. Cánh quạt nó quay cuồng mờ hoàn toàn, tống ra luồng gió rất lớn xuống xung quanh. Tiếng "Phập! Phập!" trở nên dữ dội hơn với tiếng rít thỉnh thoảng. Tiếng động trở thành không thể chịu đựng được và chiếc trực thăng tiếp tục lắc lư như thể sắp bùng nổ. Toàn và đám lính vội chạy ra khỏi nó, không biết chuyện gì sẽ xảy ra. 

Chiếc trực thăng bắt đầu trượt về phía trước trên hai càng như một con vịt lướt trên mặt nước. Tiếng "Phập Phập" từ cánh quạt, tiếng rít thỉnh thoảng từ động cơ, và âm thanh nghiền của hai càng từ từ di chuyển trên phi đạo trải nhựa khấp khểnh, làm mọi người nổi da gà. Khi Toàn và đám lính nhìn chiếc trực thăng trượt với sự kinh ngạc, đám đông xe gắn máy đám lính VNCH đang phóng ngược chiều tới gần. Họ rẽ xe gắn máy sang hai bên phi đạo để tránh tông thẳng vào chiếc trực thăng. Họ dừng lại và nhìn chằm chằm vào chiếc máy bay đang trượt với nét mặt ngơ ngác. Không phải là máy bay trực thăng cất cánh thẳng đứng hay sao? Khi chiếc trực thăng màu trắng và màu xanh đã trượt xa hơn, họ chợt nhận ra nó sắp bốc lên. Đám đông quay xe gắn máy lại và phóng theo sau nó. Họ vẫy súng và hét lên trong vô vọng để nói viên phi công dừng lại, nhưng chiếc trực thăng tiếp tục trượt nhanh hơn và nhanh hơn. Ngay sau đó, con chim chúi mũi xuống một chút, lấy đủ lực kéo, và leo lên không. Đám lính theo đuổi dừng xe gắn máy và nhìn theo chiếc trực thăng bay lên với thất vọng rõ ràng. Một anh lính giận dữ bắn lên không và hét lên lời chửi thề. 

Toàn nhìn chiếc trực thăng bay đi cho đến khi nó trở thành một chấm nhỏ trên bầu trời. Anh thả ra tiếng thở dài nhẹ nhõm và quay lại, bắt gặp ánh mắt tội lỗi của Hoài. Hai người không nói một lời với nhau và quay trở lại chiếc xe jeep họ. 

Một loạt tiếng nổ súng cối gần sân bay ầm ầm rung chuyển mặt đất. Đám lính VNCH nhốn nháo lên, la hét ầm ĩ, và phóng ra mọi hướng. 

Toàn ghê tởm nhìn đám lính trốn chạy. Anh đốt một điếu thuốc và đưa Hoài gói thuốc nhàu nát. 

Một nơi nào đó ở Virginia, đầu tháng 4 năm 1975

Hôm nay là một ngày rực rỡ ít thấy. Cả nửa công viên đông người. Trẻ em chơi trên bãi cỏ dưới mắt canh chừng của cha mẹ. Các bà mẹ đẩy xe chở con dọc theo con đường trải nhựa lượn quanh chu vi công viên. Những cặp tình nhân hay vợ chồng nắm tay nhau đi bộ nhàn nhã, tận hưởng ánh nắng mặt trời và bầu không khí khô mát.

Ngồi trên một chiếc ghế dài, một ông già đeo kính đang đọc báo, đắm chìm trong cái hoạt động yên tĩnh đó. Ông mặc một chiếc áo khoác dài đen, thắt cà vạt xanh, áo sơ mi trắng, và quần đen. Cùng với mái tóc trắng và khuôn mặt nhăn nheo, ông có nét đặc biệt của một giáo sư trường đại học cỡ nổi tiếng nhất ở Mỹ.

Một người đàn ông trung niên với một bộ râu mép dày và mái tóc rậm rạp, mặc quần jean phai mờ, bước tới ông già.

"Chỗ này có ai ngồi chưa?" Người đàn ông có râu hỏi.

Ông già lắc đầu, không nhìn lên. "Không."

Ông già ngồi dịch sang cạnh của băng ghế. Ông có râu ngồi xuống và đặt một bao giấy nâu ăn trưa giữa hai người. Ông lấy ra một khăn giấy trong bao và trải nó lên đùi mình. Sau đó ông lấy ra một miếng bánh mì thịt bò băm với phô mai, một túi khoai tây chiên, và một lon sô đa nước ngọt.

"Ông không phiền tôi ăn chứ?" Ông hỏi, liếc qua ông già.

"Không, không chút nào hết," ông già trả lời, mắt vẫn dán lên tờ báo.

Người đàn ông có râu ăn trong im lặng, thỉnh thoảng hớp lon sô đa và theo dõi đám trẻ em đang chơi. Chẳng bao lâu, ông ăn hết miếng bánh mì và khoai tây chiên. Ông lau miệng với miếng khăn giấy, rồi bỏ miếng khăn bẩn trở lại vào bao giấy.

"Ông trả bao nhiêu tiền cho khúc bánh mì?" ông già hỏi.

"Một đồng chín mươi bẩy xu."

"Cũng rẻ cho một bữa ăn trưa."

Ông già đọc xong tờ báo. Ông xếp lại và đưa cho ông có râu. "Anh muốn đọc không? Có một bài viết hay lắm về kỹ thuật vi tính."

Ông có râu mỉm cười. "Không, cảm ơn ông."

Một sự im lặng ngắn.

"Tôi rất vui mừng vì chúng ta rốt cục gặp nhau tận mặt," ông già nói.

"Tôi cũng vậy, Xếp."

"Anh trông trẻ hơn tôi nghĩ."

"Cảm ơn ông. Tôi thực ra cũng già rồi. Tôi chỉ trẻ hơn ông có mười sáu tuổi thôi."

Ông già phá lên cười. "Tôi cá là anh biết tôi có bao nhiêu cô bồ."

"Chắc cũng đâu đó."

"Nhưng chắc anh không biết tên thật tôi."

"Đúng vậy. Tôi tôn trọng tổ chức ông và có một giới hạn không muốn vượt qua."

"Thực ra, người đứng đầu tổ chức chúng tôi luôn luôn được gọi là 'Xếp'. Chúng tôi không cần tên."

"Tổ chức chúng tôi cũng tương tự. Chúng tôi đặt tên người theo thứ tự ABC. Ông biết tên của tôi. Frank Gallagher."

"Tất nhiên. Cái quy tắc ABC ngớ ngẩn. Khi tôi làm việc với Charles Dickens Edwards, hắn không nói cho tôi biết về chuyện đó. Tôi phải tự tìm ra."

"Vâng, Charles Edwards. Một người đàng hoàng. Tiếc là ông ta đã về hưu. Còn ông cũng sắp về hưu chứ?"

"Có lẽ trong vài năm. Nhưng chúng tôi đã bắt đầu tìm người thay thế tôi, người Xếp kế tiếp."

"Tôi hy vọng ông sẽ tìm được người tài giỏi như ông."

Mặt Xếp trở nên nghiêm trọng. "Anh tính sao với tên gián điệp nằm vùng đó?"

"Chẳng tính gì cả."

"Hắn vẫn còn có giá trị với anh chứ?"

"Tôi không biết. Trong lúc này, chúng tôi dẹp hắn sang một bên trong một thời gian. Người liên lạc của chúng tôi tại Hà Nội có giá trị hơn nhiều so với hắn. Chúng tôi cứ để cho hắn tận hưởng chuyện lỗi lầm ngu xuẩn đó."

"Sớm hay muộn, hắn sẽ bị mất tín nhiệm."

"Tôi cũng chưa chắc, sẽ mất cả mấy chục năm tài liệu mới được giải mật. Cho tới đó thì mọi chuyện chẳng còn đáng bàn cãi nữa."

Xếp lắc đầu. "Thật là khó tin."

"Vâng, không thể hiểu được."

"Làm sao Hà Nội có thể ngây thơ đến thế được? Tin rằng Tổng thống Hoa Kỳ có thể bị thuyết phục bởi một đại biểu quốc hội Việt Nam?"

"Những người này bất tài trong việc ngoại giao và đối ngoại. Họ sống trong thế giới nhỏ bé của họ và không biết gì khác hơn lối suy nghĩ riêng của họ."

"Người liên lạc của anh ở Hà Nội có thể làm được gì không?"

"Không, không có gì hắn có thể làm được. Chuyện đó quá nguy hiểm. Khi hắn đọc báo cáo về những lời láo khoét của tên đại biểu quốc hội, hắn tức điên lên, nhưng hắn không thể chỉ trích cái báo cáo đó. Chẳng qua là vì chính hắn là người đã từng đề cao tên gián điệp đại biểu quốc hội đó."

"Tôi đoán chúng ta sẽ phải làm hết sức mình."

"Hoạt động ông tại tòa Bạch Ốc vẵn còn nguyên vẹn chứ?"

"Ừ, hoạt động toàn bộ. Tin hay không tin, tòa Bạch Ốc không tinh vi cho lắm về chuyện giữ gìn sổ sách. Họ vẫn còn xài máy đánh chữ cũ kỹ."

"Ông có biết gì thêm về những gì đằng sau câu của Ford 'xúc tiến viện trợ quân sự'?"

"Ford chỉ ráng nói ra vẻ quyết đoán."

"Quyết đoán là ít. Thiệu mừng húm. Ông ta thậm chí còn ăn mừng sau khi nghe câu đó. Người của ông ta bảo đảm với ông rằng Mỹ không xúc tiến chuyện gì nếu chuyện đó không đang diễn tiến. Đó là lý do tại sao ông ta vẫn còn lì chưa chịu từ chức."

"Và tên gián điệp đảo ngược sự thật, dành công cho chẳng làm gì cả, ngồi miệng câm như hến trong suốt buổi họp."

"Tôi đã nói với ông rồi, đó là định mệnh. Tôi chưa từng bao giờ thấy một chuyện như vậy."

"Tội nghiệp Thiệu. Chẳng bao lâu ông ta sẽ biết sự thật về 'xúc tiến viện trợ quân sự.'"

"Khi nào thì họ sẽ bỏ phiếu?"

"Trong hai tuần hoặc lâu hơn."

"Tệ quá. Nếu tên điệp viên báo cáo sự thật, kể cả câu của Ford về 'xúc tiến nhanh sự trợ giúp quân sự,' Hà Nội sẽ phải suy nghĩ đắn đo. Chúng tôi chặn những tín điệp gởi cho Văn Tiến Dũng và họ đang duy trì chiến thuật thận trọng. Sau đó, ngay sau khi nhận được báo cáo của tên điệp viên, bùm, mọi chuyện thay đổi 180 độ. Từ 'thận trọng' trở thành 'tấn công mãnh liệt không ngừng đến tận trung tâm Sài gòn.' "

"Anh có nghĩ rằng nếu có được sự chậm trễ, mọi sự sẽ khác đi không?"

"Có chứ, hẳn nhiên là vậy. Ba tuần là quá đủ cho miền Nam xoay ngược thế cờ."

"Nếu quả thật như vậy, thì theo tôi biết, trong lịch sử nhân loại, đây là lần đầu tiên số phận của một quốc gia, và hàng triệu người dân, được quyết định bởi 3 sai lầm: câu nói sai của một vị tổng thống, báo cáo láo khoét của một tên điệp viên, và sự ngu xuẩn của đám lãnh đạo đảng."

"Đúng vậy."

"Cộng thêm ba sai lầm nữa: Hiệp ước Hòa bình Paris, Watergate, và lệnh di tản chiến thuật của Thiệu."

"Quá nhiều chuyện sai lầm."

"Các sử gia sẽ giơ tay lên ngán ngẩm."

"Các sử gia sẽ không bao giờ biết."

"Mấy anh chàng ở Langley có biết gì về chuyện này không?"

"Không. Như ông và tổ chức ông, chúng tôi là một lực lượng vô hình. Chúng tôi có quỹ riêng, và nhân viên riêng. Chúng tôi không làm việc cho chính phủ. Chúng tôi không chia sẻ thông tin với những người ở Langley."

Xếp gật gù và mỉm cười. Một cặp vợ chồng đi ngang qua và hai người rơi vào im lặng.

"Anh cho tôi biết sự đánh giá trung thực về tình hình," Xếp nói.

"Về khía cạnh gì?"

"Quân sự. Phe ta có thể đánh lại được không?"

"Trong ngắn hạn, có. Dài hạn, tôi chịu thua."

"Cơ hội tốt thế nào?"

"Với sự giúp đỡ của chúng ta, hơn chín mươi phần trăm."

"Giúp đỡ gì?"

"Dụng cụ, nhiên liệu, đạn dược. Chỉ cần thay thế và tái cung cấp vật liệu."

"Không có quân đội? Không có thêm không lực?"

"Không có quân đội. Không có thêm không lực. Chỉ cần thay thế và tái cung cấp vật liệu."

"Điều gì khiến anh nghĩ rằng Nam Việt Nam có thể đánh lại đám cộng sản?" Xếp hỏi.

Frank đứng lên, bước đi với bao ăn trưa và ném nó vào thùng rác. Anh trở lại băng, ngồi bắt tréo chân.

"Tôi hít thở không khí nóng nẩy và ẩm ướt ở đó," anh nói. "Tôi nói tiếng họ như người bản xứ, thông thạo cả ba giọng địa phương. Tôi coi kịch, cải lương, cười với kiểu nói giỡn nhạt phèo. Tôi mặc quần áo nông dân, ngủ trên giường tre. Tôi ăn cơm, phở, cá hấp với bánh tráng và mắm tôm, nước sốt khắm khưởi nhất trên trái đất. Ngoài màu da trắng, tôi là Việt chính gốc. Tôi biết như thế nào là người Việt."

"Thì đã sao? Bắc Việt tin rằng họ có thể thắng cuộc chiến. Nam Việt cũng tin như vậy. Anh theo phe nào?"

"Chẳng phe nào cả."

"Vậy nói cho tôi biết một cách dễ hiểu, sao anh nghĩ rằng Nam Việt có thể đánh lại khi hơn một nửa đất của họ bây giờ trong tay cộng sản?"

"Ông sẽ không hiểu câu trả lời của tôi nếu ông cứ tiếp tục nói đến họ như hai dân riêng biệt, hai chủng tộc khác biệt. Ông phải hiểu rằng họ cùng một dân tộc, có cùng cơ cấu di truyền, cùng đặc điểm căn bản, cùng nền văn hóa và lịch sử. Họ chỉ khác nhau trong ý thức hệ. Lấy đi sự khác biệt về ý thức hệ, và họ giống hệt nhau."

"Nhưng chính sự khác biệt trong ý thức hệ khiến họ khác nhau."

"Đúng, nhưng tôi đang nói về cốt lõi họ. Họ có cùng một lõi. Họ chiến đấu như nhau. Giống như cuộc nội chiến của chúng ta. Ông có nghĩ rằng Yankees đánh hay hơn Rebels không?"

"OK, tôi hiểu chuyện đó. Nhưng mình không nói về cốt lõi ở đây. Mình đang nói về thực tế của hai lực lượng chiến đấu. Các tướng và ngay cả vài cố vấn ta vẫn thường nói rằng lính Bắc Việt kiên trì, kỷ luật, và quyết tâm trong khi lính và sĩ quan Nam Việt Nam, kể cả một số tướng lãnh họ, là hèn nhát, tham nhũng, và không đủ tài năng."

"Ông bị đầu độc quá nhiều bởi phong trào phản chiến. Các ông tướng chúng ta phải nghĩ ra cách bào chữa cho sự thất bại của họ. Còn gì hay hơn là đổ lỗi cho đồng minh mình và ca ngợi kẻ thù?"

"Điều đó có vẻ là một lời buộc tội không công bằng."

"Được rồi. Để tôi hỏi ông một câu. Ông có nghĩ rằng đám Nazi là kiên trì, kỷ luật, và quyết tâm?"

"Tất nhiên là không. Chúng là những kẻ cuồng tín."

"Đó là câu trả lời cho câu hỏi ông. Giống như Đức quốc xã, người Cộng sản tuyên truyền. Họ tẩy não dân họ và biến dân họ thành những người đầu óc hạn hẹp chỉ tin vào một điều đơn giản, và không có gì khác. Quân chính quy Bắc Việt không phải là kiên trì, quyết tâm và kỷ luật. Chúng chỉ là một đám lính cuồng tín không biết gì khác hơn là mù quáng theo lệnh Đảng."

"Còn miền Nam thì sao?"

"Dân miền Nam đang bắt đầu học hỏi và quý tự do dân chủ. Trong giai đoạn học hỏi, đương nhiên là có những sai lầm. Đúng, có nhiều thành phần trong quân lực miền Nam, kể cả cấp chỉ huy và tướng lãnh, là hèn nhát, tham nhũng và không đủ tài năng, nhưng đó không phải là bức tranh toàn diện. Cũng giống như nói rằng tất cả lính Mỹ đều là kẻ giết người chỉ dựa trên vụ thảm sát Mỹ Lai."

"Tôi không phải là lý thuyết gia. Tôi chỉ cần câu tổng kết. Có đáng đô la Mỹ để cứu miền Nam Việt Nam khỏi ách cộng sản?"

"Nếu ông nói thẳng như vậy, thì tôi cũng cho ông một câu trả lời thẳng thừng: Đáng."

"Anh biết mình có một Quốc hội rất thù địch."

"Biết chứ. Không những là thù địch, mà còn mạnh mẽ."

"Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không có hỗ trợ Quốc hội?"

Frank dừng lại. "Câu trả lời này có thể làm ông ngạc nhiên, nhưng tôi nghĩ nếu chúng ta không thể cứu miền Nam Việt Nam thoát khỏi cộng sản bây giờ, chuyện đó vẫn không sao. Thật ra, chuyện đó còn hay hơn cho Việt Nam là một quốc gia trong dài hạn."

Xếp gỡ kính đeo mắt, lấy khăn tay trong túi, và lau tròng kính. Ông đeo kính lại. "Anh đang nói Việt Nam sẽ phát triển thịnh vượng là một nước cộng sản?"

"Không, tất nhiên là không."

"Vậy sao hay hơn?"

"Vì dân Việt Nam sẽ lật đổ chính phủ cộng sản. Miền Bắc một mình không thể lật đổ, nhưng với sự giúp đỡ của miền Nam, cùng nhau họ sẽ có thể làm được chuyện đó. Như bất cứ chế độ độc tài nào khác, các chính phủ cộng sản rồi sẽ dần dần xụp đổ. Tôi tiên đoán khối Xô Viết xụp đổ đầu tiên, những nước nhỏ hơn như Việt Nam kế tiếp, và cuối cùng là Trung Quốc."

"Thật là là một lý thuyết thú vị."

"Tôi cũng chẳng phải là lý thuyết gia. Nhưng tôi hiểu người Việt Nam. Họ sẽ không chịu đựng chính phủ áp bức. Sớm hay muộn, họ sẽ lật đổ chính phủ. Họ đã làm điều đó với Trung Quốc sau một ngàn năm thống trị, với Pháp sau tám mươi năm. Nếu miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản, dân Việt Nam sẽ chịu cực khổ một thời gian, nhưng họ sẽ có dịp biết bộ mặt thật của cộng sản, và họ sẽ vùng lên. Hai mươi năm, năm mươi năm, một trăm năm. Họ sẽ vùng lên."

"Tôi không quan tâm đến lịch sử Việt Nam. Cái mà tôi muốn biết bây giờ là liệu tôi có nên thúc đẩy cứu miền Nam Việt Nam ngay tại thời điểm này."

"Ông cứ làm hết sức đi. Chuyện đó đáng làm. Nhưng nếu ông thất bại, cũng không sao. Trong cả hai đường, lợi tức đầu tư của tổ chức ông sẽ như nhau, một ngắn hạn và một dài hạn."

"Tôi muốn tin rằng miền Nam Việt Nam có thể chiến đấu chống lại Bắc Việt."

"Ông sẽ thấy chuyện đó chẳng lâu đâu. Thật ra, chuyện đó đang xảy ra ngay bây giờ."

"Ở đâu?"

"Xuân Lộc."

Xuân Lộc, ngày 9 tháng tư, năm 1975

Theo truyền thuyết dân gian Việt Nam, cách đây hơn hai ngàn năm, trong vương quốc Văn Lang của tổ tiên Việt Nam, Thục Phán, một lãnh tụ các bộ lạc, đánh bại vua Hùng cuối cùng của triều đại Hồng Bàng khoảng 257 trước Công nguyên. Ông tự xưng An Dương Vương và thay đổi tên nước Văn Lang của triều đại Hồng Bàng thành Âu Lạc, và thiết lập thủ đô ở Phong Khê, nơi ông cố xây thành Cổ Loa, một thành trì xoắn ốc nằm khoảng 20 km về phía đông bắc Hà Nội ngày nay, để bảo vệ đất nước khỏi ngoại xâm. Việc xây thành Cổ Loa bị trì hoãn nhiều năm vì thiết kế phức tạp.

Một ngày, An Dương Vương đi chơi thuyền trên hồ, tự hỏi làm sao ông có thể hoàn tất việc xây thành. Một con rùa vàng rất lớn nổi lên và đưa cho ông một móng thần. Nhờ móng đó, thành Cổ Loa cuối cùng được hoàn thành. Tin rằng cái móng tượng trưng cho một sức mạnh siêu nhiên từ Trời, An Dương Vương sai Cao Lỗ, viên quan chuyên về vũ khí, chế một nỏ thần dùng móng thần. Cái nỏ trở thành một vũ khí mãnh liệt, có thể bắn hàng ngàn mũi tên cùng một lúc, giết chết hàng ngàn quân địch trong một phát bắn. Với nỏ thần, An Dương Vương bảo vệ Âu Lạc thoát khỏi cuộc xâm lược của Triệu Đà, vua nước láng giềng. Không thể khuất phục Âu Lạc, Triệu Đà nghĩ ra một âm mưu đen tối. Ông thương lượng thành công một thỏa ước hòa bình với An Dương Vương và dàn xếp cuộc hôn nhân giữa con trai ông là Trọng Thủy và công chúa Mỵ Châu, con gái duy nhất của An Dương Vương. Trọng Thủy được ủy thác nhiệm vụ do thám vũ khí bí mật của An Dương Vương. Qua Mỵ Châu, Trọng Thủy khám phá chiếc nỏ thần. Chàng đánh cắp chiếc nỏ thần và thay thế nó bằng một nỏ bình thường trông giống y hệt như nỏ thần. Trọng Thủy đưa nỏ thần đánh cắp cho cha mình. Triệu Đà, có được vũ khí bí mật, mở cuộc tấn công Âu Lạc với chiếc nỏ thần. Bị đánh bại, An Dương Vương bỏ chạy khỏi chiến trường, mang Mỵ Châu với ông trên yên ngựa.

Ông cưỡi ngựa tới sông và gặp lại con rùa vàng khổng lồ. "Chuyện gì xảy ra cho nỏ thần của ta?" ông hỏi con rùa.

Con rùa trả lời, "Kẻ thù ngồi ngay sau ngài!"

Nhận ra con gái đã phản bội mình, An Dương Vương tuốt kiếm và giết chết nàng. Ông sau đó lao xuống nước và cưỡi rùa đi. Trọng Thủy, theo đuổi vua chạy trốn và vợ, đến bên bờ sông và thấy xác vợ. Chàng tự tử để được ở bên nàng muôn đời. Sau khi đánh bại An Dương Vương, Triệu Đà xáp nhập lãnh thổ xứ Âu Lạc mới chinh phục vào lãnh thổ ông và lập ra nước Nam Việt. Sau đó, ông tự xưng là hoàng đế mới của triều đại nhà Triệu.

Câu chuyện này đã được kể trong nhiều thế kỷ và trở thành một phần câu chuyện dân gian Việt Nam phong phú về thời cổ đại. Chiếc nỏ thần An Dương Vương đã trở thành một biểu tượng của sức mạnh bất khả chiến bại.

Biểu tượng đó được quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) dùng là phù hiệu cho một trong những sư đoàn bộ binh. Cùng với màu xanh dương nhạt tiêu biểu bầu trời và màu xanh đậm tiêu biểu đất, nét vẽ nghệ thuật của chiếc nỏ thần An Dương Vương và mũi tên được dùng là phù hiệu Sư đoàn bộ binh 18 Quân Đội VNCH, sư đoàn có nhiệm vụ phòng thủ Xuân Lộc, một thị trấn nhỏ nằm khoảng 60 km đông bắc Sài Gòn ở Quân khu III, khỏi một cuộc tấn công lớn của quân đội Bắc Việt. Nỏ thần An Dương Vương sẽ có dịp thử sức mạnh bất khả chiến bại của nó chống lại kẻ thù. Tuy nhiên, sáu ngàn người phòng thủ Xuân Lộc không bao giờ tưởng tượng họ sắp phải chạm trán một lực lượng kẻ thù ghê gớm gồm bốn mươi ngàn lính trang bị và được hỗ trợ đầy đủ trong một cuộc tấn công lớn nhất chưa từng tổ chức bởi Bắc Việt trong lịch sử chiến tranh Việt Nam.

Sáng ngày 9 tháng 4 năm 1975 có vẻ là một ngày bình thường.

Mặt trời vừa mọc. Tại trung tâm thành phố Xuân Lộc, mấy đám đông dân, đàn ông lẫn đàn bà, trong áo bà ba, nón lá, mang sọt tre chứa đầy hàng hóa mọi cỡ đến chợ, sẵn sàng cho một ngày rao bán. Giáo dân đổ xô đến Giáo hội Công giáo thành phố cho một thánh lễ sáng sớm. Mặc dù biết là sắp có một trận đánh lớn, những người dân Xuân Lộc, chai đá với chiến tranh, làm việc bình thường. Đó là một ngày bình thường, giống như bất kỳ ngày nào khác.

Loạt nổ bắt đầu vào đúng 05:40 sáng sớm.

Tiếng nổ ầm ầm rung chuyển mặt đất, âm thanh điếc tai. Sự tiêu hủy xảy ra tức khắc. Những khối tường bên trong nhà thờ đổ ngã. Cửa sổ vỡ tan. Cây cối xụp đổ. Bụi bay mờ mịt. Người ta ngã gục. Tiếng la hét đau đớn xuyên qua không khí đầy khói thuốc. Đàn ông và đàn bà mặt đầy máu loạng choạng trên đường phố.

Đợt tấn công đầu tiên vào Xuân Lộc lấy mạng hàng chục thường dân. Trong số các quả đạn đầu tiên rơi vào Xuân Lộc, một quả rớt vào nhà Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo, chỉ huy trưởng Sư Đoàn 18. Nhà ông được dùng làm một trong ba vị trí chỉ huy. Quả đạn rơi qua mái nhà và nổ tung trong phòng ngủ. May mắn thay, không ai ở nhà. Tướng Đảo đang ở Long Bình khoảng 90 km về phía tây Xuân Lộc, để thảo luận các vấn đề hậu cần khác nhau với trưởng phòng hậu cần của Quân Đoàn III. Ngay sau khi nhận được tin tấn công, Đảo bay trở lại chiến trường bằng trực thăng.

Trong khi Đảo phối hợp qua radio với các chỉ huy trưởng trên đường trở lại Xuân Lộc, đạn pháo không ngừng rơi như mưa trên đường phố, tòa nhà, trường học, chợ, nhà ở, và các doanh trại chính phủ, để chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn nhất chưa từng được tổ chức trong lịch sử chiến tranh Việt Nam.

Trung tâm thành phố Xuân Lộc đã nhận được hơn ba ngàn đạn pháo trong vòng một giờ, trung bình năm mươi trái mỗi phút. Nhà cửa và các cấu trúc xụp đổ. Hàng đống cành cây gẫy nát, tường đổ, và khối gạch rải rác khắp nơi. Quân cộng sản không ngờ rằng những người phòng thủ Xuân Lộc đã di chuyển ra khỏi trung tâm thành phố và thiết lập một đường phòng thủ vững chắc ở ngoại ô thành phố. Ba ngàn đạn pháo tàn phá thành phố, giết chết dân thường và phá hủy nhà và các cao ốc, nhưng không mảy may đụng đến phần lớn binh sĩ VNCH.

Vài trăm mét phía nam nơi đang bị tàn phá, sau những bức tường bao cát và hàng rào dây thép gai, tại cứ điểm 181 gần sân bay phi đội quan sát Cessna L-19, ba trăm lính còn lại của Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân núp trong lô cốt, chiến hào, hầm hố. Họ đến hai ngày trước đó sau một sứ mạng khiếp đảm xuyên rừng và núi. Kiệt sức và hao tổn quân số, họ tưởng sẽ được nghỉ ngơi tại Xuân Lộc trước khi trở về Biên Hòa. Thay vì vậy, họ được chỉ định ngăn chặn sự tiến quân địch tới các trụ sở hành chính tỉnh Long Khánh. Không bao giờ họ nghĩ họ là mục tiêu đầu tiên trong đợt tấn công kẻ thù sáng hôm đó.

Biệt Động Quân (BĐQ) là một lực lượng đặc biệt của Quân Lực VNCH. Được đào tạo bởi các lực lượng đặc biệt Mỹ và sự hỗ trợ của các cố vấn Mỹ, các đơn vị BĐQ Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong những trận đánh cần binh lính hữu hiệu và lưu động. Tiểu đoàn 82 khởi đầu từ Plei Me trên vùng cao nguyên, một phần của Quân Khu II. Trong sứ mạng cuối cùng, tiểu đoàn hỗ trợ trung đoàn BĐQ 24 liên kết với các đơn vị bạn ở Phan Thiết, và vì họ ở gần Long Khánh lúc đó, họ được bay đến Xuân Lộc.

Hạ sĩ Định tham gia tiểu đoàn 82 hơn một năm. Có tiếng là dũng cảm trong chiến trận, Định được chỉ định là một trong các đội ba người với nhiệm vụ tiêu diệt xe tăng địch. Anh được huấn luyện một cách nhanh chóng, trong vòng chưa đầy mười phút, để phá hủy xe tăng và anh mong mỏi áp dụng nó vào các mục tiêu thực sự. Sáng hôm đó, anh bị đánh thức giữa âm thanh đạn pháo kích xé tai. Anh chỉ kịp kéo đồ nghề và chạy đến lô cốt gần nhất.

"Đủ mẻ," Định hét lên. "Mấy thằng khốn nạn thức sớm thiệt."

Kỳ, đồng đội anh, cười. "Mày ngủ lại đi, tụi nó đang bắn vô trung tâm thành phố."

"Làm sao tao ngủ được với mấy tiếng nổ này?"

Như thể kẻ thù nghe được lời anh than phiền, lúc 6:40 sáng, hai vệt mỏng pháo sáng màu đỏ lấp lánh trên bầu trời sáng sớm. Cuộc pháo kích bất ngờ dừng lại.

Những người tại cứ điểm 181 nhìn nhau. Đã từng trải qua những cuộc tấn công tương tự trước đó, họ biết điều gì sẽ xảy ra. Quân địch sắp bắt đầu mở cuộc tấn công biển người.

Các chỉ huy trưởng đơn vị la hét vào radio để có được những tin mới nhất về chuyển động đối phương. Những người lính mặc đồng phục ngụy trang màu xanh lá cây và màu sắc loang lỗ nâu và đen, nổi bật bởi phù hiệu trên vai vẽ một con beo đen nhe răng trên nền vàng, chạy qua lại, chiếm vị trí bắn.

Định, Kỳ, và hàng chục người lính sắp sửa di chuyển ra lô cốt khi Thiếu úy Hùng, đại đội trưởng, sải bước về phía họ, la lớn, "Thiếu úy Nam trung đoàn 43 vừa gọi điện cho tôi cho biết là tụi cộng sản đang tấn công vị trí họ với PT -76 và T-54. Một toán quân khác sẽ đến đây ngay. Các anh trải ra đường uýnh tụi nó."

Đám lính hét lên phấn khởi và phóng vào vị trí họ.

Định chỉ vào một cụm cây xoài ở phía bên bãi đất. "Tụi mình đến đó đi."

Kỳ và Phan, đồng đội anh, gật đầu và cả ba rảo bước tới vị trí họ. Thiếu úy Hùng hét lên từ sau. "Đừng bắn phí đạn. Mình không còn nhiều đâu."

Định, Kỳ và Phan ngồi xổm phía sau một cây.

"Ổng nói gì vậy?" Phan hỏi, mặt anh chàng ngơ ngác.

"Đủ mẻ," Định hét lên vào tai anh,"mày điếc rồi hả? "

Kỳ cười. "Nó mất cái nhét tai rồi."

"Thiếu úy nói mình phải tiết kiệm đạn," Định nói, dí miệng sát vào tai Phan. "Tụi Mỹ không để lại nhiều."

Phan gật đầu. "Có gì mới? Đủ mẻ Mỹ. "

"Đủ mẻ Nixon. Đủ mẻ Kissinger."

"Đủ mẻ bác Hồ. Đủ mẻ đảng bác."

"Đủ mẻ Thiệu. Đủ mẻ Kỳ. "

Kỳ phản đối. "Ê, đừng đụng đến tao."

Một loạt âm thanh nặng nề từ xa rung mặt đất và làm ngừng cuộc nói chuyện. Họ nhìn nhau. Họ đã nghe những âm thanh trước đó. Đó là âm thanh các lớp thép nặng nghiến lên mặt đất và ầm ầm qua các bụi cây thấp. Tiếng động trở nên rõ ràng và đặc thù hơn.

Ngay sau đó, chúng hiện ra.

Định, Kỳ và Phan há hốc miệng khi thấy các khối thép đồ sộ đang ló ra ở đầu bên kia bãi đất rộng lớn đầy dây kẽm gai.

"Đủ mẻ," Kỳ kêu lên. "Đám cua thép tới rồi."

Trong tiếng lóng quân đội miền Nam Việt Nam, "cua" là một từ để chỉ xe tăng.

Những người lính Tiểu Đoàn 82 BĐQ sắp phải đối diện những chiếc xe tăng T-54 và xe tăng lội nước PT-76 chết người. Kèm hai bên xe tăng và ngay đằng sau chúng là hàng trăm quân chính quy Bắc Việt hăm hở của hai tiểu đoàn trong trung đoàn 209 sư đoàn 7. Mấy chiếc xe tăng PT-76 và T-54 dẫn đầu lăn một cách tự tin trên bãi đất giữa trời, súng dài chỉa thẳng vào cứ điểm 181.

Định giơ khẩu M-72 LAW (Light Anti-Tank Weapon - vũ khí nhẹ chống xe tăng) bằng cả hai tay, nắm lấy miếng giữ kính nhắm ở cuối và kéo mạnh cái ống hẳn ra sau. Hai kính nhắm bật lên, một ở trước và một ở giữa. Anh kéo miếng an toàn trên ống. Một tiếng kêu nhỏ cho anh biết hỏa tiễn đã được trang bị và sẵn sàng bắn.

"Có ai sau lưng tao không?" Anh hỏi, nhớ là khi được bắn, khẩu M-72 sẽ tạo ra một vùng lửa lớn có thể kéo dài 40 mét về phía sau, đủ để gây trọng thương cho bất cứ ai đứng trong phạm vi lửa.

"Mày định rang con cua từ chỗ này hả?" Kỳ hỏi.

"Tao không rượt tụi nó ở ngoài đó đâu."

"Đủ mẻ, nếu mày chờ tụi nó tới gần hơn, thì tụi mình đã tiêu tùng hết rồi."

Định do dự. Anh nhìn hàng xe tăng và đám lính BV đang tiến tới. Chúng vẫn còn cách vài trăm mét. Tầm bắn hiệu quả của khẩu M-72 là khoảng 200 mét, nhưng để bảo đảm một cú trúng, tầm bắn năm mươi mét hữu hiệu hơn. Nhìn vào đám lính BV kèm hai bên sườn xe tăng, anh nhận ra Kỳ nói đúng. Nếu xe tăng đến trong tầm bắn khẩu M-72, quân địch sẽ quá gần với cứ điểm và sẽ là rất khó nhắm vào các xe tăng cho một cú bắn trúng ngay chóc. Đó là vì anh chỉ có thể nhắm vào bên cạnh hoặc phía sau xe tăng, nơi lớp giáp mỏng nhất. Mấy BĐQ đồng đội nói với anh là vị trí tốt nhất để bắn vào T-54 hoặc PT-76 là phía sau gần chỗ thoát khói động cơ. Với một chiếc xe tăng di chuyển tới trước, để có thể để nhắm vào vị trí này, anh sẽ phải tới gần chiếc xe tăng từ phía bên, đối diện hàng chục lính Bắc Việt kèm hai bên.

"Được rồi, mình sẽ chạy tới tụi nó," Định nói.

Anh nâng chiếc M-72 với hai bàn tay và đặt ống trên vai, thầm cám ơn kích thước nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ hơn ba kí lô. Anh nhíu mắt, nhìn qua miếng kính nhắm phía sau và di chuyển ống để canh một trong những chiếc xe tăng với đường gạch đỏ trên kính nhắm phía trước. Tất cả mọi thứ có vẻ sẵn sàng. Anh chỉ cần bấm cò, một nút cao su màu đen trên đầu ống, và hỏa tiễn sẽ bay vọt ra. Anh cảm thấy chất kích động trong cơ thể tăng lên.

Mắt anh dán chặt vào các khối thép đe dọa di chuyển chậm chạp về phía họ. Cách xa hơn về phía cứ điểm, những người lính tiểu đoàn 82 BĐQ nhắm súng vào kẻ thù đang tới gần, chờ tới lúc thích hợp. Các nón lính với phù hiệu con báo đen nhe răng, mũ nâu đi lên xuống các hố cá nhân, hào và đằng sau những bao cát.

Quân BV tiến tới với tốc độ gia tăng. Các chiếc xe tăng vọt lên. Bãi đất giữa trời tràn ngập với lính trong ka ki xanh và nón bấc chạy bộ bên cạnh và phía sau xe tăng.

Loạt đạn điếc tai đầu tiên từ các khẩu pháo 100 ly của mấy chiếc T-54 phá vỡ vài miếng ở lô cốt và xé qua bức tường bao cát. Lính BĐQ VNCH lúi cúi trong chiến hào, một số chạy kiếm chỗ núp, la hét inh ỏi, nhưng không ai bắn trả. Quân BV dừng lại giây lát, hoang mang. Chúng đã đi qua hàng rào dây thép gai đầu tiên mà không có phản ứng từ kẻ thù. Nhưng sau một lúc ngừng ngắn ngủi, chúng lấy lại tự tin. Dưới lệnh quát to của viên chỉ huy, những thanh thiếu niên trẻ của trung đoàn 209 hét lên đồng loạt và mạnh dạn lao tới trước như một đàn chó dại. Hàng chục người nhảy qua hàng rào kẽm gai, phóng tới đám BĐQ VNCH, và bắn AK-47 như những kẻ điên cuồng.

Chúng là những người chết đầu tiên.

Từ các hố cá nhân, hào, bao cát, bụi cây, lính BĐQ VNCH ria đạn M-16 vào họ như một cơn cuồng phong mưa. Xác thanh thiếu niên BV rớt trên hàng rào kẽm gai, súng AK-47 văng ra, những cặp mắt mở to trừng trừng trong cái chết đột ngột.

Những người lính tiểu đoàn 82 BĐQ đồng loạt hét lên, "Biệt Động Quân, Sát! Biệt Động Quân, Sát!"

Bấy giờ, quân BV mới biết chúng đã lao vào ai.

Trận chiến nhanh chóng trở thành một cảnh đẫm máu. Xe tăng lăn tới, nghiền nát tất cả mọi thứ trên đường, ngay cả xác những chiến hữu chúng đã ngã gục. Tháp pháo trên xe tăng quay sang trái rồi sang phải, với súng D-10T 100 ly đe dọa tìm kiếm mục tiêu. Các súng máy 7,62 ly và ngay cả súng chống máy bay 12,5 ly khạc đạn không thương tiếc vào BĐQ VNCH. Khuyến khích bởi xe tăng, đoàn quân BV lan ra và tràn ngập bãi đất, bắn súng AK-47 không ngừng.

Hai bên trao đổi đạn và lựu đạn một cách tàn bạo. Tiếng la hét đau đớn và tiếng tru thảm thiết của tử thần trộn với tiếng nổ lựu đạn và đạn pháo đại bác.

Ngồi sau bụi cây và cụm cây xoài ở phía bên bãi đất, Định và các đồng đội được che khuất khỏi tầm nhìn của đối phương. Hàng xe tăng bây giờ cách họ khoảng 200 mét. Họ đã thực tập chiêu phá hủy xe tăng hôm trước, nhưng bây giờ họ phải đối diện các mục tiêu thật với quân đội kẻ thù cuồng tín.

Định biết anh phải hành động nhanh chóng. Nhưng anh chưa tìm thấy một mục tiêu.

"Con cua mình đây rồi," Kỳ nói, chỉ vào một chiếc T-54 đang bị vướng trong cuộn dây kẽm gai. Tên lái xe tăng đang cố gắng di chuyển chiếc xe bọc thép ra khỏi vòng dây kẽm gai. Một chiếc PT-76 đang đứng khoảng năm mươi mét phía sau. Súng máy nó ̣đang nhả ra cơn bão đạn vào các hầm trú.

Định nhìn vào chiếc xe tăng và xem xét tình hình. Chuyện này hơi chút mạo hiểm vì quân địch đang vây quanh xe tăng. Nhưng anh biết anh không thể chờ đợi.

"Tụi bay sẵn sàng chưa?" Định hỏi.

"Rồi," Kỳ và Phan nói.

"Đi."

Định giữ khẩu M-72 trên vai và nhảy ra khỏi sau cây. Anh phóng tới chiếc T-54. Một đám lính BV đang gập người xuống phía sau chiếc xe tăng, né tránh đạn bay từ các chiến hào. Chúng không để ý đến ba người lính VNCH đang chạy về phía chúng. Kỳ chạy tới chiếc PT-76, ném quả lựu đạn lân tinh M-15, lăn trên mặt đất, và bắn một tràng đạn tự động vào tháp pháo. Khói trắng lan ra nhanh chóng, ngập không khí. Cụm khói ra hiệu cho lính BĐQ không bắn vào vị trí để tránh bắn trúng họ và đồng thời làm mờ mắt lính địch để phá hủy sức nhìn chúng.

Phan chạy sang bên phải, trút hết đạn trong chiếc M-16 vào đám lính BV đằng sau chiếc T-54.

Định cắn môi. Đã đến lúc. Mục tiêu của anh bây giờ chỉ độ hai trăm mét. Anh thấy đám lính BV quanh chiếc xe tăng la hét và phân tán sang mọi hướng, một số ngã quỵ. Một số quay đầu và giật mình khi thấy ba người lính VNCH đang chạy về phía chúng.

Định dừng lại, quỳ xuống, nhắm, và nhấn nút.

Chiếc hỏa tiễn bay ra khỏi ống và đụng ngay chóc vào phía sau chiếc xe tăng. Một âm thanh bùng nổ xé toang không khí. Chiếc T-54 nẩy lên. Khói đen phun thành một quả bóng khổng lồ. Hai tiếng nổ nhỏ hơn theo sau. Lửa bốc ra trên thân xe tăng và tháp pháo.

"Đụ con đĩ mẹ!" Định hét lên khoái chí. Phát đầu tiên của anh trúng ngay phóc.

Anh nghe tiếng cổ vũ của đám BĐQ từ các hầm hố cùng với tiếng la hét. "Biệt Động Quân, Sát! Biệt Động Quân, Sát!"


Không xa quá cứ điểm 181, vài trăm mét về phía bắc và đông bắc, các vị trí phòng thủ của 1/43 (Tiểu đoàn 1/ Trung đoàn 43), 3/43 của Sư Đoàn 18 và hai đại đội Địa Phương Quân đã tránh loạt đạn pháo ác độc nhưng bây giờ họ phải đương đầu với cuộc tấn công lớn của trung đoàn 165, sư đoàn 7 BV.

Tin rằng ba ngàn đạn pháo kích đã phá tan những người phòng thủ Xuân Lộc, tám xe tăng và hơn hai ngàn năm trăm quân BV vượt qua bãi đất dốc trống giữa trời với một quyết tâm táo bạo đi qua những bãi mìn và lao thẳng vào các chiến hào VNCH.

Đây là lần đầu tiên binh nhất Dũng thấy nhiều xe tăng trong trận chiến như vậy. Nhìn từ xa, xe tăng không trông đến nỗi đáng sợ, nhưng anh biết chúng có thể gây thiệt hại tàn phá cho bất cứ ngăn chận nào. Các vỏ bọc thép dày hình thành một pháo đài ghê gớm chuyển động, che chở những lính rảo bước phía sau. Hai khẩu súng máy và súng chống máy bay có một sức mạnh kết hợp của hàng chục AK-47. Chiếc đại bác 100 ly có thể lật đổ nhà gạch, phá vỡ lô cốt, và xụp đổ hào. Anh không muốn phải đối diện những chiếc xe tăng đó với súng trường mình. Nhưng anh có một vũ khí mạnh hơn rất nhiều có thể tiêu diệt chúng. Đó là hỏa tiễn trên không có cánh thăng bằng gấp lại được (FFAR - Folding-Fin Aerial Rocket) cỡ 2,75-inch.

Được dùng là một hỏa tiễn không hướng dẫn không-đối-đất, FFAR đã được phần lớn dùng bởi Mỹ trên máy bay trực thăng. Với đủ loại đầu đạn nổ cao và hiệu quả hơn ba ngàn mét, FFAR có thể được dùng như một vũ khí chống xe tăng rất hữu hiệu. Nó có thể, tất nhiên, được dùng để giết quân thù hay tiêu hủy các cơ cấu bọc thép. Khi Mỹ rời khỏi miền Nam Việt Nam, họ để lại một kho khổng lồ dự trữ FFAR. Nhưng các FFARs không có lợi ích nhiều cho quân đội Việt Nam trong trận chiến. Điều đó thay đổi sau khi một tai nạn đã cho quân Nam Việt Nam một cách dùng FFAR hiệu quả là một hỏa tiễn đất-đối-đất. Trong lúc kiểm tra điện chạm trong một hỏa tiễn, một kỹ thuật viên dùng một máy đo điện thế để đo điện thế trên mạch điện. Không hiểu sao, dụng cụ đo chạy pin khởi động chiếc hỏa tiễn. Chiếc hỏa tiễn bay xuyên qua thân hình một kỹ thuật viên đứng gần đó, giết chết anh ta ngay lập tức, trước khi nó đâm vào một hầm trên đường bay của nó. May thay, đầu đạn không phát nổ. Từ vụ đó, quân Nam Việt Nam khám phá một cách đơn giản để bắn hỏa tiễn mà không cần máy bay trực thăng hoặc máy phóng hỏa tiễn đắt tiền. Hỏa tiễn sẽ được gắn trên đế hai chân và nối vào một cơ chế phát động chạy bằng pin. Một người điều khiển có thể định vị trí chiếc hỏa tiễn gắn trên đế hai chân theo hướng của đường bay đến mục tiêu và bắn hỏa tiễn bằng cách bật cơ chế phát động. Thủ thuật đơn giản đã được thử nghiệm thành công tuyệt vời.

Dũng và cả chục binh sĩ của 1/43 và 3/43 được chỉ định phóng các FFAR tiêu diệt xe tăng địch bằng cách dùng các cơ chế phát động tạm thời. Thiếu úy Nam, đại đội trưởng, ra lệnh họ thực hiện công việc.

"Các anh bây giờ có vinh dự rang mấy con cua đó để ăn mừng chiến thắng," Nam nói.

"Đừng lo, Thiếu úy," Dũng nói, vỗ lên vai mình chỗ phù hiệu nỏ Sư Đoàn 18 được may vào đồng phục anh. "Mấy hỏa tiễn này là mũi tên bất khả chiến bại của nỏ thần An Dương Vương."

Mọi người cười rộ lên.

Dũng bây giờ nhìn xe tăng, tự hỏi mũi tên của anh có sẽ làm được chuyện hoang đường đó. Trong khi anh đang khảo sát đối phương tiến gần, một cảnh tượng ngoạn mục hiện ra trước mắt anh. Một chiếc T-54 dẫn đầu, trong sự háo hức đến gần vị trí quân VNCH, cán lên một quả mìn trên bãi mìn. Tiếng mìn nổ làm giật mình đám lính BV xung quanh. Họ nhảy xuống đất né đạn, chỉ để bị mìn tung lên thêm nữa. Dây xích bên trái xe tăng bị phá hủy, làm tê liệt nó. Chiếc xe tăng bây giờ đứng một mình trên bãi đất, tháp pháo xoay quanh, đại pháo 100 ly của nó bắn vài phát vô dụng cách xa mục tiêu. Quân BV tiếp tục tiến tới, để lại chiếc xe tăng tê liệt và toán điều khiển ở phía sau.

Nhưng chúng không tiến xa.

Cuộc phản pháo của pháo binh VNCH bắt đầu công phá. Từ núi Thị ở vài cây số phía tây, mười khẩu pháo 105 ly và 155 ly của tiểu đoàn pháo binh, bảo vệ bởi tiểu đoàn 2/43, bắn vào bãi đất giữa trời giờ đã tràn ngập với lính trung đoàn 165, quân đội Bắc Việt. Với đạn hạn chế, hỏa lực pháo binh VNCH không tấn công kẻ thù dữ dội như pháo kích quân BV hồi sáng sớm, nhưng cũng đủ tạm ngừng cuộc tiến quân, và gây ra một số thiệt hại nặng nề lên đám lính. Nhưng sau khi dừng, bảy chiếc T-54 tiếp tục leo xuống dốc và lăn tới trước. Giữa đạn pháo nổ, đám lính BV đội mũ bấc chạy theo bên xe tăng. Họ điên cuồng quyết tâm đè bẹp những người phòng thủ Xuân Lộc bằng mọi giá.

Dũng và các chiến hữu anh kinh ngạc về sự bướng bỉnh của đối phương.

"Đụ mẹ," Binh nhất Học hét lên. "Sao chúng cứng đầu quá vậy?"

"Tụi nó không cứng đầu," Dũng trả lời. "Tụi nó ngu xuẩn."

"Tụi nó chưa bị lãnh đủ mấy mũi tên của nỏ An Dương Vương."

"Đụ mẹ, còn tên lửa của rồng bay thì sao?"

Những con rồng bay, máy bay Không Quân Nam Việt Nam, bắt đầu tấn công. Tiếng gầm động cơ máy bay có thể được nghe từ xa. Dũng nhìn lên trời. Trong bầu trời xám buổi sáng sớm, hình dạng hai chiếc Tiger II F-5E không thể nhầm lẫn. Những con chim sắt đang bay cao trên bầu trời, rồi lao xuống độ thấp về phía đám lính BV đang tiến và bắn hỏa tiễn và phi đạn không-đối-đất xuống đất. Khi chúng bay cong lên, chúng thả bom trên mặt đất đầy khói thuốc. Chùm khói đen tối và lửa bốc ra ở chân trời trên nền núi Chứa Chan. Đám lính BV nhào xuống kiếm chỗ núp, nhưng chúng chẳng thấy chỗ núp nào trên bãi đất giữa trời. Hàng chục xác người nằm bẹp trên mặt đất. Các súng chống-máy bay cỡ 12,5 ly trên xe tăng vội vàng chỉa lên bầu trời, bắn vô ích phía sau mấy chiếc F-5E, bây giờ đã bay đi mất hút.

Xem cảnh thả bom từ hào rãnh, Dũng và đồng đội reo hò ầm ĩ. Nhưng kẻ thù vẫn tiếp tục tiến tới, với tốc độ thậm chí còn nhanh hơn, vội vàng để đạt tới mục tiêu. Các xe tăng đang chạy với tốc độ gần như tối đa, và đoàn lính trải ra trên khắp bãi đất, phóng tới những người phòng thủ Xuân Lộc với tiếng la hét. "Xung phong! Xung phong!"

Các khẩu pháo 100 ly trên mấy chiếc T-54 bắt đầu cuộc tấn công. Tràng pháo kích đầu tiên lỡ mục tiêu, nhưng khi chúng tiến gần, sức tàn phá của chúng thật là ghê gớm. Tiếng nổ ầm ầm rung chuyển mặt đất, lung lay hầm và lô cốt. Tiểu đoàn 1/43 bị thương vong đầu tiên. Hai người bị trúng đạn. Nhân viên y tế lập tức mang họ đi.

Các xe tăng bây giờ đang ở trong tầm bắn hỏa tiễn FFAR.

"Đụ mẹ," Dũng la lên. "Tụi mình rang mấy con cua chơi."

Anh nhảy ra khỏi chiến hào và đẩy chiếc hỏa tiễn thon, dài một mét rưỡi, màu trắng với đầu màu xanh dương, hướng về mấy hàng chiếc T-54. Bốn cánh thăng bằng ở cuối thân hỏa tiễn bật ra bốn hướng quanh thân chính. Chiếc hỏa tiễn mang đầu đạn chống xe thiết giáp mạnh mẽ.

"Đẩy nó sang bên trái một chút," Học hét lên.

Dũng gật đầu và xê dịch cái đế hai chân sang bên trái, nhắm vào hàng xe tăng. Anh chăm chú nhìn những chiếc xe tăng, chọn một mục tiêu, một chiếc T-54 bao quanh bởi một đám lính BV. Anh tính là nếu chiếc hỏa tiễn bắn hụt chiếc xe tăng, ít nhất nó sẽ gây thiệt hại cho lính địch. Anh biết hỏa tiễn không chính xác và chẳng có lợi gì mà nhắm vào một vị trí chính xác trên mục tiêu. Chuyện đó không cần thiết. Sức mạnh bùng nổ của hỏa tiễn đủ mạnh để xuyên qua lớp sắt thép không cần biết nó đụng vào chỗ nào. Với nhiệt độ tác động ở hai ngàn độ, nó sẽ làm tan chảy bất cứ cái gì nó đụng vào. Đám lái và điều khiển xe sẽ bị chiên trong chỗ chật chội của chúng.

"Né ra hết," Dũng hét với các đồng đội. "Tao sắp bắn nỏ thần An Dương Vương."

Đám lính trải ra. Dũng nhìn chiếc xe tăng mục tiêu lần chót. Rồi anh nhấn một nút trên cơ chế tác động, một mạch điện đơn giản tác động chạy bằng pin.

Chiếc hỏa tiễn bay ra, phun một cột khói màu trắng mỏng phía sau. Dũng nín thở, nhìn chiếc hỏa tiễn quay vòng vòng và bay trên một đường bay thẳng. Ở tốc độ tối đa 600 mét một giây, chiếc hỏa tiễn sẽ đụng mục tiêu chưa đầy hai tích tắc.

"Một, hai." Học đếm.

Trúng phóc. Chiếc xe tăng dừng lại và sự bùng nổ tức thời. Lửa phọt ra trên thân chiếc T-54 xấu số. Trong màn khói cam và đen, nắp cửa trên xe tăng bật mở và một tên đội nón lính leo ra, nhưng ngã gục nửa chừng.

"Đụ mẹ!" Dũng la lên.

Dũng, Học và những người lính của đạo quân An Dương Vương nhảy lên nhảy xuống reo hò tự bộc phát. Chiếc nỏ thần đã tạo phép thuật với kiểu thế kỷ 20.

Thêm vào tiếng reo hò, trên bầu trời, mấy chiếc Dragonfly A-37 và Tiger II F-5E gầm thét với tiếng bùng nổ như sấm, bắn hỏa tiễn, phi đạn và bom xuống đất. Một chiếc T-54 khác bị phá hủy bởi một phi đạn bắn từ một con rồng bay. Sau đó, những mũi tên của nỏ An Dương Vương bay ra, rơi không thương tiếc trên xe tăng và quân đội Bắc Việt.

Đám lính trung đoàn 165 quân đội BV đứng trong sự sợ hãi với chiến hữu chúng ngã gục và các xe tăng cháy. Chúng đi chậm lại và nhìn nhau trong hoang mang, chờ lệnh rút lui.

Tới lúc đó, ngày đầu tiên trận Xuân Lộc đạt tới đỉnh. Các cuộc tấn công phía đông Xuân Lộc đã bị chặn lại bởi Tiểu đoàn 82 BĐQ và Tiểu đoàn 1/43 và 3/43 của Sư đoàn 18. Về phía tây, các cuộc tấn công quân đội Bắc Việt ở tình trạng không khá hơn. Trong nhiều giờ, thành phố Xuân Lộc bị đạn, đạn pháo, và lựu đạn tàn phá. Lửa, khói, và nổ ở khắp nơi.

Sau nhiều giờ, vào buổi chiều ngày đầu tiên, trận đánh đã bớt xuống. Đạn bắn hầu như chấm dứt. Quân BV dừng lại liếm vết thương. Tướng Hoàng Cầm, chỉ huy trưởng Quân đoàn 4 Bắc Việt có nhiệm vụ tấn công Xuân Lộc, kinh ngạc về sức phòng thủ bướng bỉnh của Sư Đoàn 18. Tướng Lê Minh Đảo thở dài nhẹ nhõm. Sự phòng thủ sắp đặt cẩn thận của ông đã thành công.

Mỗi bên đếm số thương vong. Quân BV bị hơn 700 thương vong, quân đội miền Nam 50.

Vào ngày đầu trận chiến, nỏ thần An Dương Vương đã chứng tỏ tên tuổi nó sau hai ngàn năm. 


DAO, Sài Gòn, ngày 14 tháng tư, năm 1975

Tọa lạc tại sân bay Tân Sơn Nhất, Văn phòng Tùy viên Quốc phòng (DAO - Defense Attaché Office) Sài Gòn được tổ chức bởi các Tư lệnh phối hợp, Tư lệnh Thái Bình Dương, và Chỉ Huy Binh Viện Hoa Kỳ, Việt Nam (MACV), và đã được hoạt động vào ngày 28 tháng 1 năm 1973, thay thế MACV sau khi MACV tan rã sáu mươi ngày sau ngày ký kết Hiệp định Hòa bình Paris. Nhiệm vụ của DAO rõ ràng, ít nhất là trên giấy tờ. Nhiệm vụ căn bản là quản lý các vấn đề quân sự Mỹ tại Việt Nam sau khi lệnh ngừng bắn. Nhiệm vụ bổ sung gồm giám sát các hành vi vi phạm lệnh ngừng bắn và thu thập và tạo ra các thông tin tình báo mà các quyết định cao cấp có thể dựa vào.

Sáng ngày 14 tháng 4, năm 1975, năm ngày sau khi bắt đầu cuộc chiến tại Xuân Lộc, một cuộc trò chuyện mã hoá bí mật vô tuyến diễn ra giữa một sĩ quan DAO trong sân bay Tân Sơn Nhất và một viên chức Mỹ từ một địa điểm không rõ.

"Hôm qua, Trà quyết định rút quân khỏi Xuân Lộc và chuyển hướng tiến thẳng tới Sài Gòn."

"Thông tin này có tin cậy không?"

"Vâng, gián điệp chúng tôi có thông tin trước tiên hết. Kế hoạch rút quân đã được thảo ra ba ngày trước."

"Quân Lực VNCH có biết không?"

"Chưa."

"Chúng ta không thể để bọn cộng sản chiếm Sài Gòn sớm như vậy."

"Tại sao?"

"Việc di tản chưa hoàn tất. Phe ta đang dùng Xuân Lộc để trì hoãn sự tiến quân của chúng. Đâu ai ngờ Xuân Lộc gây thiệt hại lớn lao cho tụi cộng sản đến độ chúng phải quyết định từ bỏ nó."

"Làm sao phe ta ngăn chặn chúng?"

"Sư đoàn 18 phải rút khỏi Xuân Lộc về Sài Gòn để thiết lập một tuyến phòng thủ trước khi cộng sản đến đó."

"Sớm muộn gì họ sẽ phải xem xét chuyện đó."

"Họ sẽ bị ăn tươi nuốt sống bởi bốn sư đoàn Bắc Việt một khi họ rời khỏi Xuân Lộc."

"Không, nếu họ có kế hoạch cẩn thận."

"Chúng ta phải gửi một tin nhắn cho Hà Nội. Đã đến lúc mình xài đến CBX-11. Chúng ta có bao nhiêu CBX-11?"

"Chúng ta có sáu trong kho, nhưng chúng ta có thể vận chuyển nhiều hơn trong vòng một hoặc hai ngày. Ông muốn dùng cả sáu?"

"Không, chúng ta đi từng chặng một. Thả một trái trước xem tụi nó có nghe mình không. Nếu không, chúng ta có thể dùng tất cả và nhiều hơn nữa nếu cần thiết. Cho đám VNCH biết về bom này để họ có thể bắt đầu yêu cầu. Đây là cuộc chiến của họ."

"Nếu họ muốn dùng cả sáu cùng một lúc thì sao? Tôi tin chắc là Tướng họ rất mừng về chuyện này. "

"Nói với họ là anh không có đủ ngòi."

"Khi nào ông muốn dùng nó?"

"Khoan đã, chúng ta hãy bắt đầu với Daisy Cutters trước. Nếu nó không làm chậm chúng lại, mình sẽ xài CBX-11. "

"OK, khi nào ông muốn dùng Daisy Cutters?"

"Càng sớm càng tốt, ngay cả hôm nay."

"OK. Chúng tôi sẽ tiến hành chuyện đó." 

Xuân Lộc, ngày 19 tháng 4, năm 1975

Lương đói bụng. Bây giờ nó muốn một bát cơm với muối mè, nhưng nó đã xài hết khẩu phần nó và chẳng còn gì để lại. Nó ngồi trên mặt đất với các đồng đội, mũ lính bỏ ra, AK-47 trên ̣đùi, tất cả đều kiệt sức. Tinh thần chiến đấu của chúng đã tan biến với lượng thực phẩm. Chúng im lặng, và thỉnh thoảng trao đổi một vài câu.

Mười sáu tuổi, trông nó cũng đúng tuổi. Khuôn mặt tròn và làn da trơn tru cho nó nét giống con gái. Bộ đồng phục kaki màu xanh lá cây nhầu và rộng, quần dài thắt chặt cao trên thắt lưng bởi một đai nylon màu đỏ, và đôi dép cao su chỉ làm nó trông giống như một nhân vật trong vở kịch trong trường hơn là một người lính. Nó thực sự không quan tâm, mặc dù trong thâm tâm nó muốn có thể mặc một bộ quần áo oai phong với phù hiệu rực rỡ, như quân địch. Nhưng đồng phục kẻ thù và thiết bị chỉ cho biểu diễn, các cán bộ chính trị trong đại đội nó đã nói. Chính phủ ngụy phí tiền vào việc trang trí binh sĩ chúng nhưng chúng không thể mua được lòng can đảm và chí quyết tâm.

Nó đã tham gia vào trận chiến chỉ một vài tháng. Sư đoàn nó mới được hình thành trong ba năm và hầu hết các tân binh ở tuổi thiếu niên. Nhiều người chiến đấu không quá một năm, nhưng hàng chục lính trong trung đoàn nó là những người lính kỳ cựu, những người sống sót sau những trận chiến trước đó. Những chiến binh kỳ cựu chai đá với chiến trường đã dạy đám lính trẻ cách đánh nhau, cách tấn công kẻ thù. Nó và các đồng đội mới được tuyển dụng được cho vinh dự dẫn đầu quân đội ở vị trí tiên phong, là làn sóng đầu tiên cuộc tấn công. Nó được chỉ cách chạy trong một kiểu xiên xẹo để tránh đạn kẻ thù, và cách dùng xác chết đồng đội làm bia đỡ đạn.

Nó không hiểu nhiều về chiến tranh, nhưng nó biết đó là nhiệm vụ nó tham gia các lực lượng vũ trang chiến đấu chống lại đế quốc Mỹ và giải phóng người dân miền Nam ra khỏi chế độ ngụy. Nó tin tưởng Bác Hồ và sự khôn ngoan của Đảng. Nó không cần phải học những bài học tuyên truyền nhàm chán trong quá trình đào tạo để biết là Bác Hồ là một nhân vật đáng kính của dân. Nó đã được giảng dạy trong trường tiểu học là Bác Hồ, cha của Đảng, đã hy sinh cả đời mình cho độc lập và tự do cho Việt Nam. Nó thương yêu Bác Hồ thắm thiết. Nó không suy nghĩ hai lần về việc gia nhập quân đội. Nó muốn theo bước chân các chiến hữu cao cấp đã chết cho cuộc chiến anh hùng chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Nó đã không ngại đi bộ qua những con đường nguy hiểm, ẩn núp trong bụi cây tránh máy bay địch, qua sông rạch, leo núi, mang theo túi xách nặng, hoặc chen chúc trong xe tải Molotova chạy quanh co qua đường mòn Hồ Chí Minh. Nó đã đi hàng ngàn cây số để chiến đấu cho mục tiêu cao quý, giải phóng nhân dân miền Nam Việt Nam ra khỏi chính phủ ngụy áp bức và đế quốc Mỹ. Tim nó đau nhức cho người dân miền Nam Việt Nam. Những người nông dân, các bà mẹ, người cha, và trẻ em. Họ đã bị cướp bóc bởi lính chính phủ ngụy và Mỹ trong nhiều năm và bây giờ đã đến lúc họ được giải phóng.

Nó đã được nói là người Mỹ đã rút khỏi Việt Nam và chính phủ ngụy sẽ xụp đổ nay mai. Sư đoàn nó sẽ là một trong những đơn vị đầu tiên vào Sài Gòn và tiếp thu thủ đô chính phủ ngụy. Tin chiến thắng đến ngày này qua ngày khác. Những tên lính hèn nhát của chính phủ ngụy Việt Nam Cộng Hòa đã rút lui ra khỏi các tỉnh lớn đồng loạt, từ bỏ những thành phố mà không có giao tranh. Các đồng đội nó và các cán bộ chính trị vui mừng với chiến thắng sắp xảy ra. Với năng lực nhiệt tình, nó và đồng đội tiến tới theo hướng Sài Gòn. Xuân Lộc là một mục tiêu dễ dàng. Đó là những gì cán bộ chính trị nó đã nói.

Nhưng trận chiến thật là khủng khiếp. Hàng trăm đồng đội nó chết vì đạn pháo kích, bom và đạn. Trong đợt này qua đợt khác, nó và đồng đội nó tấn công các vị trí kẻ thù, chỉ bị đẩy lui trở lại bằng hỏa lực bướng bỉnh của kẻ thù. Tệ hơn nữa, nhiều xe tăng bất khả chiến bại T-54 và PT-76 bị phá hủy bởi hỏa tiễn đối phương. 

Trung đoàn nó đã phải di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác, và được chỉ định rút khỏi Xuân Lộc. Bây giờ, có tin đồn kẻ thù cũng bỏ rơi Xuân Lộc. Ông đại đội trưởng nó đã mơ hồ và lẫn lộn khi được hỏi chuyện gì sẽ xảy ra. Chúng ta sẽ từ bỏ Xuân Lộc hoặc chiếm nó? Chúng ta sẽ theo đuổi kẻ thù? Họ không cho một câu trả lời rõ ràng.

Nó mệt mỏi và đói. Nó chỉ cần một bữa ăn ngon và một giấc ngủ ngon. Nó mơ đến căn nhà tranh trong ngôi làng gần Thái Bình, nơi nó ngủ trên giường tre hoặc trên mặt đất đồng cỏ yên tĩnh dưới bóng mát cây bên bãi đồng lúa. Nó nghĩ đến mẹ và cha nó. Ngay lúc này, mẹ nó chắc đang chuẩn bị bữa ăn tối, trong khi cha nó bận rộn với những con heo trong chuồng heo. 

Nó nhìn con đường. Xe tải của đoàn xe xếp hàng trên con đường trải nhựa lỗ chỗ với các lỗ hổng tạo bởi đạn pháo và bom. Đồng đội mệt mỏi của nó bao quanh những chiếc xe tải. Một số ngồi trong bóng mát và hút thuốc, tránh cơn nóng tàn bạo. Xa hơn dưới đường, khoảng một cây số, ở phía bên phải là một cấu trúc tạm thời được dùng là chỉ huy trung đoàn. Trung đoàn trưởng và nhân viên ông họp để quyết định các hoạt động kế tiếp.

Nó duỗi chân ra, dựa người vào cây, và nhìn lên bầu trời. Mặt trời lên cao. Những đám mây trắng trôi qua. Thật là nóng. Nó nhắm mắt lại và ao ước bơi lội trong sông.

Khi nó sắp ngủ gục, âm thanh động cơ máy bay đánh thức nó tức khắc.

Nó mở mắt ra và theo bản năng nắm lấy cây AK-47. Đồng đội nó la lớn. "Máy bay. Máy bay."

Mọi người quanh nó kiếm chỗ núp. Hiện không có nhiều chỗ núp xung quanh, nhưng nhiều người tìm được hào rãnh rải rác và nhảy vào. Nó nhìn lên bầu trời và thấy một chiếc máy bay bay cao từ phía tây. Trên mặt đường, đồng đội nó chạy ra mọi hướng. Họ đã được huấn luyện phân tán càng nhiều càng tốt để giảm thương vong trong trường hợp bom thả xuống.

"Súng phòng không đâu rồi?"Ai đó hét lên.

"Ở phía sau."

Nó hoảng sợ. Nó đã thấy sức mạnh tàn phá của bom và hỏa tiễn. Nó đứng dậy thật nhanh và chạy về một rãnh gần đó. Tùng và Huy, hai đồng đội trong đại đội nó đang vẫy gọi nó. "Nhảy, lẹ lên." Khi nó nhảy qua một tảng đá, nó suýt trượt chân, nhưng cũng ráng nhảy vào rãnh, ép mình vào bên cạnh Tùng. Chúng nó lom khom người xuống và nhìn lên bầu trời.

Các đồng đội nó đã di chuyển khẩu súng phòng không và chuẩn bị súng bắn vào chiếc máy bay đang bay tới; đó là một phi cơ phản lực cánh quạt bốn động cơ như một trong những chiếc máy bay đã tung ra các viên đạn không ngừng mấy trận trước. Nhưng chiếc này đang bay ở độ cao khá cao. Có lẽ đó là một máy bay trinh sát. Tuy nhiên, toán phòng không bắt đầu bắn vào chiếc máy bay. Âm thanh đạn bắn cho nó cảm giác an toàn. Sớm muộn gì chúng ta sẽ bắn rớt nó.

Chiếc máy bay đang bay tới nhanh chóng, vẫn còn cao trên bầu trời. Đạn bắn phòng không dường như không có tác dụng gì cả. Có thể chiếc máy bay đang bay ra khỏi tầm bắn súng phòng không. Tuy nhiên, bạn đồng đội nó vẫn tiếp tục bắn.

Chiếc máy bay tiếp tục bay, đi qua vị trí chúng. Toán phòng không ngừng bắn và nhìn nhau. Mọi người đều thở dài nhẹ nhõm. Đó có thể là một phi cơ trinh sát. Không có bom. Nhưng không ai di chuyển ra khỏi chiến hào. Họ muốn chờ đến khi chiếc máy bay ra khỏi tầm nhìn.

Chiếc máy bay bây giờ đang trên vị trí bộ chỉ huy trung đoàn. Nó nghe tiếng súng phòng không về phía đó bắn không dừng. Chiếc máy bay lượn một chút rồi hạ xuống. Sau đó, một thùng lớn rơi ra khỏi chiếc máy bay. Nó không giống như một quả bom. Thùng và một cái gì đó giống như cái dù mở ra. Có lẽ chiếc máy bay đang thả vật liệu và nó nhầm tưởng vị trí bộ chỉ huy với vị trí quân đội chính phủ ngụy.

Nó chớp mắt.

Chuyện gì xảy ra tiếp là hình ảnh ghê gớm của địa ngục trần gian trên địa cầu.

Một cơn nổ màu cam từ cái thùng bắt đầu nhỏ và lập tức khạc ra hàng chục pháo sáng chói mắt trong mọi hướng. Đám pháo sáng xáp nhập vào thành một đám mây khổng lồ lan rộng ra theo chiều ngang đến vài trăm mét và biến thành một cánh hoa vĩ đại. Hàng chục tia trắng và cam rực rỡ phun ra khỏi cánh hoa khổng lồ như lông nhím dữ dội bắn ra từ con nhím. Đám khói tạo thành những quả bóng muôn màu lăn và chạy đuổi lẫn nhau trong những đường cong đi xuống. Bầu trời run lên với cuộc trình diễn đèn đóm ngoạn mục và ác hiểm. Những tiếng nổ inh tai rung chuyển trái đất với cơn bùng nổ như sấm xé tai trong một loạt bộc phát từng đợt. Sự tàn phá xảy ra tức khắc. Ở bộ chỉ huy, mọi thứ tan nát. Cây cối đổ, xe tải bẹp dúm, nhà cửa xụp đổ, đại bác bị tẻ ra, thân người bay. Bầu khí quyển co giãn và bốc lửa xèo xèo. Những luồng khí nóng bỏng phọt ra khắp nơi.

Sức ép không khí to lớn đè nặng lên ngực Lương. Một cảm giác nóng lan rộng ra khắp cơ thể nó. Nó bị ném vào một cơn lốc của những hạt sáng chói và hơi nóng cháy da. Da nó bốc hơi. Tóc nó bay ra khỏi da đầu. Mặt nó xoắn lại. Màng nhĩ nó rách toạc. Cặp mắt nó bật ra khỏi hốc mắt. Đó là một cơn ác mộng trong địa ngục.

Nó không biết chuyện đó kéo dài bao lâu, nhưng nó đi vào và ra khỏi tình trạng hôn mê ngắn kỳ lạ nhiều lần. Nó nghe tiếng kêu la và rên rỉ, tiếng bước chân loạng choạng, và đủ loại âm thanh lạ lùng. Bụi bặm bay xung quanh.

Dần dần nó hồi phục. Sức nóng ác hiểm làm cay mắt nó. Không khí ngột ngạt với một mùi không thể chịu đựng của một hỗn hợp dầu và rượu. Tai nó ù lên với giai điệu vô tận và xa xôi của tiếng ồn ào cao tần và lên xuống. Những bắp thịt nó bị căng thẳng như thể nó đã chạy hàng trăm cây số. Mồ hôi ướt đẫm đồng phục nó.

Nó không biết thế nào, nhưng cuối cùng nó trèo ra khỏi rãnh, cùng với Tùng và Huy, và nhìn cảnh tượng kỳ lạ xung quanh chúng trong kinh hoàng. Trên mặt đường, các xe tải bị ném lên tứ tung như đồ chơi. Cây cối bị uốn cong trong cùng một hướng, như thể bị một khối khổng lồ vô hình ép xuống. Từ xa, chúng có thể thấy vùng quanh bộ chỉ huy trung đoàn bị san bằng. Cây cối biến mất. Nhà ở và các tòa nhà biến mất. Những đám khói khổng lồ tỏa ra, đen kịt cả bầu trời.

Chúng dựa vào nhau, bước đi chậm chạp. Các đồng đội chúng đang leo ra hào rãnh, mặt sơn đầy bụi bẩn. Chúng nhìn lẫn nhau, choáng váng.

"Bộ chỉ huy trung đoàn bị xóa sạch," một đồng đội nó nói khi chạy lại từ bộ chỉ huy.

"Trung đoàn trưởng với nhân viên có sao không?" Một đồng đội hỏi.

"Tiêu hết, tất cả mọi thứ biến mất, bị xóa tan hoàn toàn," người đồng đội trả lời, mặt nhợt nhạt, toát mồ hôi.

Lương kinh hoàng. Trời! Chuyện gì xảy ra? Tại sao các chỉ huy trưởng nói chúng ta chiến thắng? Chúng ta rất gần tới Sài Gòn. Chúng ta sắp sửa tiếp thu thủ đô chính quyền ngụy. Tại sao chúng ta chết?

"Máy bay ném bom của chúng có quay trở lại không?" Lương hỏi.

"Tôi không biết," người đồng đội nói và chạy đi.

Lương run rẩy. Nỏ nhìn Tùng và Huy; cả hai không nói một lời, nhưng cái nhìn sợ hãi trên mặt chúng lung lay nó.

Nó sờ mặt, cảm thấy lớp bụi bặm sần sùi. Những khuôn mặt đau khổ đẫm máu của các đồng đội ngắc ngoải lóe lên trong óc nó. Những thân hình co giật, những tiếng gào mê sảng, những tiếng hét cuồng loạn, những đôi mắt mở rộng nhìn trừng trừng lên bầu trời.

"Tao muốn về nhà," nó nói với đồng đội nó, nước mắt lăn dài trên mặt.

Quả bom CBX-11 không những tiêu diệt toàn bộ chỉ huy một trung đoàn của sư đoàn 341, mà còn phá tan tinh thần binh sĩ họ. Sức mạnh tàn phá của chất nổ nhiên liệu không khí đã giết chết tức khắc 250 binh lính Bắc Việt và làm bị thương hàng trăm người khác. Y như B-52 thả bom lại lần nữa.

Sự thả bom tạm thời dừng lại bước tiến quân BV, nhưng lúc đó đã quá trễ để ngăn chận sự xụp đổ miền Nam Việt Nam.

Mười một ngày sau, xe tăng T-54 của quân BV lăn trên đường phố Sài Gòn. Một chiếc xe tăng dẫn đầu tông xập cửa sắt nặng nề của Dinh Độc Lập vào 12:15 trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Cần Thơ, ngày 30 tháng 4, năm 1975

Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, bốn mươi hai tuổi, ngồi lặng lẽ phía sau bàn làm việc trong văn phòng ông, mắt ông dán vào tường. Bản thông báo truyền thanh ngắn gọn của Tổng thống Dương Văn Minh vang lên trong óc ông:

"Tôi, đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi Quân lực Việt Nam Cộng hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn."

Trước đó, vào 10:24 sáng, ông đã nghe thông báo của Minh qua đài phát thanh kêu gọi tất cả các bên ngừng chiến để chuẩn bị cho việc chuyển giao quyền lực cho Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam, hoặc Việt Cộng (VC). Ông đã tan nát sau cái thông báo buổi sáng đó. Mặc dù không phải là một ngạc nhiên, cái thực tế về sự xụp đổ miền Nam Việt Nam bắt đầu thấm. Bây giờ, bốn giờ sau đó, lệnh đầu hàng vô điều kiện của Minh đã đẩy cảm giác đó tới điểm thấp nhất.

Thế là hết rồi.

Trước tin phát thanh sáng của Minh, ông đã dự đoán điều gì sẽ xảy ra. Nhưng ông cũng không đến nỗi đau khổ khủng khiếp. Thật ra, ông lại còn nhiệt tình. Ông và chỉ huy cấp trên ông, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Khu (QK) IV, đã thảo ra một kế hoạch phản công chống lại quân cộng sản. Mã hóa Nối Tay, kế hoạch bí mật sẽ cung cấp cho một cuộc tái chuyển quân quy củ cho tất cả các đơn vị chiến đấu dưới sự chỉ huy của họ vào rừng và vùng đồng bằng trong QK IV. Từ đó, họ sẽ thiết lập một trung tâm chỉ huy để tổ chức lại quân đội và chiến đấu chống lại cộng quân. Với ít nhất mười ngàn lính, họ sẽ có thể duy trì một cuộc nổi dậy kéo dài và dần dần xây dựng sức mạnh. Kế hoạch này đã được vẽ với bản đồ chi tiết và các tuyến đường rút lui, và nhân viên giao trách nhiệm cho vận chuyển đạn dược và vật liệu. Tất cả chỉ huy ở cấp đại đội trưởng đã được thông báo về kế hoạch. Họ chỉ cần nhận được những chỉ thị chi tiết cuối cùng về vị trí và các tuyến đường rút lui.

Kế hoạch sẽ là một thành công hoàn hảo nếu viên Đại Tá có trách nhiệm phối hợp tất cả các đơn vị đã thực hiện nhiệm vụ của mình. Vào phút chót, Hưng khám phá ra viên Đại tá đã rời bỏ đơn vị với gia đình vội vàng chạy trốn khỏi miền Nam Việt Nam với các sĩ quan khác. Một đại úy giao cho nhiệm vụ này cũng đã bỏ đi.

Kế hoạch bị tiêu tan. Các chỉ huy trưởng không nhận được chỉ thị và bản đồ. Viên đại tá mang theo nguyên bộ kế hoạch hậu cần. Không nhận được lệnh, các chỉ huy trưởng nhầm lẫn, tưởng là kế hoạch đã bị hủy bỏ. Thông tin qua đài phát thanh của Minh ra lệnh ngừng bắn càng làm vấn đề thêm rắc rối. Cho tới khi ông liên lạc các chỉ huy trưởng, họ đã cho binh sĩ về.

Nam và ông nổi điên lên sau khi phát hiện sự thất bại kế hoạch. Họ an ủi nhau và hy vọng một phép lạ sẽ cứu miền Nam Việt Nam. Hy vọng đó đã bị tan vỡ bởi bản thông tin phát thanh ngừng bắn của Minh. Và bây giờ, không còn gì cho Nam Việt Nam sau lệnh đầu hàng vô điều kiện của Minh.

Rõ ràng là bây giờ ông chỉ còn một lựa chọn.

Mấy ngày trước đó, viên liên lạc Mỹ của họ kêu gọi Nam và ông di tản với người Mỹ và các sĩ quan Nam Việt Nam qua sông Cửu Long ra biển, nhưng Nam và ông đã thẳng thừng từ chối.

"Chúng tôi không thể bỏ rơi lính chúng tôi," ông nói với viên liên lạc. "Chúng tôi là tướng chỉ huy họ. Chúng tôi sẽ ở lại và chiến đấu cùng với họ cho đến khi chết."

Sau nhiều lời kêu gọi lập đi lập lại, người liên lạc Mỹ phải bỏ và miễn cưỡng rời mà không có họ.

Bây giờ, chiến sĩ ông đã bỏ vũ khí theo lệnh người chỉ huy tối cao, Tổng thống và Tướng Minh. Nam và ông không còn lính chiến đấu.

Thật ra, vẫn không quá muộn để rời khỏi miền Nam Việt Nam. QK IV vẫn yên tĩnh và không bị ảnh hưởng bởi sự xụp đổ của QK I, II và III và Sài Gòn. Mức độ VC rất thấp và lính BV không thâm nhập vào vùng. Tuy nhiên, rời khỏi miền Nam Việt Nam chưa bao giờ là một lựa chọn cho ông.

Ông nhìn ra ngoài cửa sổ. Bên ngoài trời đã tối. Buổi tối đã rơi xuống Cần Thơ. Một ngày phẳng lặng đáng kể sau sự xụp đổ chính thức của Sài Gòn.

Ông nuốt ực. Sao mà chuyện lại có thể đến nông nỗi này? Làm sao mà QK I, II, và III xụp đổ trong vòng vài tuần, gần như không có một cuộc giao tranh, ngoại trừ trận kiêu hùng Xuân Lộc?

Ông nghĩ ngày ông tại An Lộc vào năm 1972, trận dữ dội nhất trong binh nghiệp ông. Trong gần hai tháng, dưới đạn pháo kích liên tục của đối phương, thị trấn nhỏ An Lộc đã đẩy lui cuộc tấn công lớn của quân BV. Trong cuộc bao vây, có nhiều lần tuyệt vọng ông nghĩ mạng ông chấm dứt, nhưng không bao giờ ông nghĩ đến chuyện rời bỏ lính ông hoặc đầu hàng kẻ thù. Ở trong quân đội hai mươi năm, bây giờ là tư lệnh phó toàn bộ QK IV, bao gồm cả vùng đồng bằng sông Cửu Long, đời ông đã liên tục dành cho chiến đấu chống cộng. Làm sao ông có thể rời bỏ lính ông? Làm sao ông có thể đầu hàng kẻ thù vô điều kiện? Tuy nhiên, là một chỉ huy quân sự, ông biết quy luật nghiêm ngặt trong quân đội: theo lệnh người chỉ huy cấp trên. Tổng thống Dương Văn Minh là người chỉ huy tối cao quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Ông đã ra lệnh cho tất cả các đơn vị chiến đấu đầu hàng.

Chẳng qua chỉ vì lệnh di tản chiến thuật ngu ngốc của Thiệu. Vị cựu Tổng thống miền Nam Việt Nam tuyên bố từ chức trên truyền hình vào ngày 21 tháng 4 với lời hứa ở lại chiến đấu như một người lính, chỉ để chạy trốn khỏi đất nước một vài ngày sau bài diễn văn từ chức của ông. Đáng thương thay cho Thiệu. Ông ta khóc như một đứa bé trên truyền hình, thừa nhận rằng ông đã bị Mỹ lừa. 

Ông mỉm cười khinh bỉ khi nghĩ đến người Mỹ. Họ không thể tin cậy được. Bất kể Nixon và Kissinger có tô điểm bao nhiêu những thành tựu của họ với Hiệp định Hòa bình Paris, Mỹ là thủ phạm chính cho sự xụp đổ miền Nam Việt Nam. Hòa bình trong danh dự. Thật là một trò cười! Đơn phương rút quân trong một cuộc chiến là một hành động thừa nhận thua trận, không phải là hòa bình. Bỏ rơi đồng minh ngay trong cuộc chiến là một ô nhục, không phải là danh dự. Để đồng minh chiến đấu với đạn dược và vật liệu suy giảm chống lại kẻ thù có viện trợ leo thang từ hai siêu cường quân sự là một hành động độc ác. Tuy nhiên, Mỹ đã không bao giờ đối xử miền Nam Việt Nam là đồng minh họ. Tướng Mỹ luôn luôn coi quân đội miền Nam Việt Nam như là một phần thêm của lực lượng họ, và phải phụ thuộc vào họ. Đối với họ, những người bé nhỏ không biết chiến đấu. Tệ hơn nữa, nhiều sĩ quan Mỹ tin rằng quân Nam Việt Nam không có tinh thần chiến đấu. Người Mỹ biết gì về các vấn đề hậu cần của di chuyển quân, cái nhược điểm của một vành đai phòng thủ quá mở rộng, vấn đề khó khăn bảo vệ thường dân khỏi các cuộc tấn công của đối phương, và những lo lắng về gia đình riêng của họ? Người Mỹ chỉ tin người Mỹ. Quốc hội Mỹ lắng nghe Tướng họ trong khi bị ảnh hưởng bởi các phương tiện truyền thông đầy mánh khoé, xâm nhập bởi đám phản chiến hèn nhát, và sợ hãi thành viên bầu cử ngu dốt và thông tin sai lạc. Họ chẳng thèm lo gì cho đồng minh Nam Việt Nam của họ.

Nhưng vào lúc này, mọi chuyện đã trở thành không cần thiết nữa.

Ông nhìn đăm đăm vào những chữ Danh Dự - Tổ quốc - Trách Nhiệm dưới con đại bàng đang nắm hai thanh kiếm trong móng vuốt trên biểu ngữ phục vụ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, treo trên tường. Những chữ đó đã ăn sâu trong tâm trí ông quá lâu đến nỗi những chữ ấy đã trở thành một phần cuộc sống ông. Ông đã tuyên bố sẽ thực hiện theo các chữ đó từ ngày ông bước vào cuộc sống quân ngũ. Nhưng bây giờ, ông không thể giữ cả ba. Tổ quốc ông đã bị mất cho kẻ thù. Trách nhiệm ông đã bị tước và lấy đi theo lệnh đầu hàng vô điều kiện của Minh. Ông bây giờ chỉ còn có danh dự.

Danh Dự. Cái danh dự thật sự.

Nhiều người không hiểu rõ ý nghĩa của từ này. Một số thậm chí gọi hành động một người giữ danh dự là hành động ngu xuẩn. Những người khác lạm dụng nó. Như hòa bình với danh dự của Nixon.

Một tiếng gõ cửa gián đoạn ý nghĩ ông.

"Vào đi," ông nói.

Hoàng, vợ ông, bước vào.

"Mọi chuyện ra sao rồi, anh?" cô hỏi.

Ông dừng lại và tự hỏi ông có nên nói với cô những gì đã xảy ra. Đâu có lợi gì? Nhưng cô là vợ ông và cô cần biết. Hơn nữa, có một sự thay đổi trong kế hoạch của ông với cô và các con. Ông phải nói với cô. Ông phải thuyết phục cô.

Với sự bình tĩnh tự chủ, ông bắt đầu nói với cô về kế hoạch không thành công và tình hình hiện tại. Cô lắng nghe chăm chú, như mọi khi. Khi ông nói xong, Hoàng ứa nước mắt nhìn ông. Họ đã nói về dự tính họ, các chuyện bất ngờ, và việc chết cùng với các con họ. Để giữ danh dự.

Ông hít một hơi dài, và mắt ông sáng lên. "Em phải sống để chăm sóc các con."

"Tại sao?" cô hỏi, ngạc nhiên. "Sao anh đổi ý?"

Ông thở dài chịu đựng. "Con mình vô tội. Anh không thể để tụi nó chết."

Cô bật khóc. "Anh biết mình không thể để các con mình sống dưới cộng sản. Như vậy giống như tụi nó bị tra tấn. Hãy để mấy đứa chết với em một cách thanh bình, trong giấc ngủ. Các con và em sẽ chết cùng với nhau."

"Không," ông nói, giọng rắn rỏi. "Cha mẹ không thể giết chết con cái. Anh van xin em. Chịu nhục để sống. Ở lại trong cương vị anh và dậy dỗ chúng nên người. Coi chừng sự giàu có, vinh quang và danh vọng. Đó là những điều có thể làm mờ lương tâm con người. Hãy nhớ rằng, quê hương chúng ta là quan trọng nhất. Ráng hạ mình và chịu đựng sự nhục nhã để nuôi dạy các con chúng ta và ghi sâu trong các con ý chí khôi phục lại danh dự cho quê hương chúng ta."

Cô nức nở. "Nếu anh không muốn các con chết, sao anh không chạy trốn như những người khác?"

Ông quắc mắt lên với cô. "Em là vợ anh. Sao em có thể hỏi anh một câu hỏi như vậy?"

Cô run rẩy. "Tha thứ cho em. Đó là vì em yêu anh rất nhiều."

Ông nhìn cô đăm đăm. Trong khoảnh khắc, cảm xúc khống chế ông.

"Nghe này," ông nói. "Những người khác có thể chạy trốn, nhưng anh không thể được. Anh phục vụ với hàng ngàn binh sĩ, sống với họ qua những giây phút sống chết. Làm sao anh có thể bỏ rơi họ? Anh sẽ không đầu hàng. Bọn Việt cộng đang đến. Anh biết khi anh đối diện chúng, anh sẽ không tự chủ và sẽ bắn chúng. Nhưng chuyện đó sẽ gây ra đổ máu và dân và lính sẽ càng chết nhiều hơn."

"Em biết, nhưng em nên làm gì?"

Ông xiết chặt tay cô. "Mình hiểu rõ nhau. Anh biết em có thể chất mảnh mai nhưng ý chí em như sắt đá. Chịu đựng mọi sỉ nhục. Cải trang, thay đổi chính mình. Anh tin ở em. Vì anh, vì các con chúng ta, vì quê hương chúng ta. Em có thể làm chuyện đó. Xin nghe lời anh. Anh van em. Anh van em."

Nước mắt rơi xuống trên mặt cô. "Vâng, em sẽ làm chuyện đó."

"Hứa với anh. Hứa với anh."

"Vâng, em hứa."

Ông mỉm cười.


8:45 tối, ngày 30 tháng 4 năm 1975, Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, 42 tuổi, người hùng An Lộc, tự bắn mình trong phòng khóa sau khi nói lời từ biệt với gia đình và các sĩ quan ông, để lại vợ và hai con, lứa tuổi năm và hai.

Chưa đầy một ngày sau đó, cấp trên ông, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, 47 tuổi, tự bắn vào lúc 7:30 sáng, ngày 1 tháng 5 năm 1975.

Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng và Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam không phải là hai sĩ quan duy nhất đã tự tử.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 và 1 tháng 5 năm 1975, một số sĩ quan quân sự và cảnh sát quốc gia của nước Việt Nam Cộng Hòa thà chết còn hơn nhìn thấy lá cờ cộng sản bay trên miền Nam Việt Nam. Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, 41 tuổi, Tư Lệnh Sư Đoàn 5 bộ binh tự bắn vào lúc 11:00 sáng tại Lai Khê. Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, 49 tuổi, Tư lệnh Sư đoàn 7 bộ binh tự tử bằng thuốc độc tại trung tâm Đồng Tâm. Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, 46 tuổi, Tư lệnh QK II, tự tử bằng thuốc độc tại nhà ông ở Sài Gòn. Trung tá Đặng Sĩ Vinh, cảnh sát quốc gia, bắn ông, vợ ông, và bảy đứa con của họ tại 2:00 chiều tại nhà ông ở Sài Gòn. Trung tá Nguyễn Văn Long, Cảnh sát Quốc gia, tự bắn trước tượng Thủy Quân Lục Chiến lúc 11:00 sáng tại Sài Gòn. Trung úy Không quân Nguyễn Thanh Quan tự bắn vào lúc 3:15 chiều tại nhà anh. Thượng sĩ Nguyễn Ngọc Ánh, 21 tuổi, tự bắn lúc 10:25 sáng ngày 01 tháng 5, 1975 tại sân bay Mộc Hóa, tỉnh Kiến Tường. Binh nhất Hồ Chí Tâm, Tiểu đoàn 490 Địa phương quân, tự bắn bằng M-16 tại Đầm Cún, Cà Mau.

Danh sách tiếp tục. Trung tá Vũ Đình Duy, Trung tá Nguyễn Văn Hoàn, Trung tá Nguyễn Đình Chi, Trung tá Hà Ngọc Lương, Trung tá Phạm Đức Lợi, Trung tá Nguyễn Xuân Trân, Trung tá Phạm Thế Phiệt, Thiếu tá Không quân Nguyễn Gia Tập, Thiếu tá Lương Bông, Thiếu tá Mã Thành Liên, Thiếu tá Nguyễn Văn Phúc, Thiếu tá Hải quân Lê Anh Tuấn, Thiếu tá Đỗ văn Phát, Thiếu Tá Trần Thế Anh, Đại úy Vũ Khắc Cần, Đại úy Tạ Hữu Di, Đại úy Nguyễn Văn Hữu, Đại úy Nguyễn Hòa Dương, Trung úy Đặng Trần Vinh, Trung úy Nghiêm Viết Thảo, Trung úy Nguyễn Văn Cảnh, Thiếu úy Nguyễn Phụng, Thiếu úy dù Hoàng Văn Thái và bảy người đồng đội, Chuẩn úy Đỗ Công Chính, Thượng sĩ Phạm Xuân Thanh, Thượng sĩ Bùi Quang Bộ, Trung sĩ Quân Cảnh Trần Minh, Luật sư Trần Chánh Thành.

Một số không rõ sĩ quan, chiến sĩ, quan chức chính phủ, và công dân Việt Nam Cộng Hòa tự tử sau sự xụp đổ của miền Nam Việt Nam vào ngày 30 Tháng Tư, 1975.


Cần Thơ, ngày 14 tháng 8, năm 1975 

Chúng không bịt mắt người tù vì chúng muốn ông phải đối mặt với dân chúng và khẩu súng sẽ lấy mạng ông. Cùng với các tù nhân khác, ông bị Toà án nhân dân kết án tử hình. Cuộc hành quyết ông được tổ chức tại sân vận động Cần Thơ và mở cho công chúng. Kẻ thù ông không chỉ muốn ông chết. Chúng muốn hạ nhục ông công khai và chúng muốn dùng cái chết ông để cảnh cáo người khác. Khán giả, những người đàn ông và phụ nữ, đến nhìn ông lần chót. Tội ông được tả một cách mơ hồ, nhưng dính líu đến sự chiến đấu ngoan cố của ông khi lệnh đầu hàng được công bố. Ông và lính ông chiến đấu cho đến khi họ dùng viên đạn cuối cùng, một ngày sau khi Sài Gòn xụp đổ. Không giống như những người khác, ông không tự tử do đức tin Công giáo của ông. 

Ông mặc bộ áo màu đen. Tay bị trói sau lưng và vào một cột gỗ cao. Ông trông bình tĩnh và đầy tư cách. 

"Anh muốn nói gì trước khi chết không?" Tên chỉ huy toán hành quyết hỏi. 

Người tù nhìn trừng trừng vào tên chỉ huy toán hành quyết. "Tôi không đầu hàng. Tôi chỉ muốn mặc quân phục tôi và chào lá cờ Việt Nam Cộng Hòa." 

"Chuyện đó không có được," tên toán trưởng hét vào mặt ông. Mặt hắn đỏ lên. 

Người tù mỉm cười. Ông đã đoán trước phản ứng kẻ bắt ông. Ông nhìn khán giả, nhìn những ông và phụ nữ với khuôn mặt căng thẳng. Một số cúi đầu và chắp tay cầu nguyện. Một số lau nước mắt. Tim ông thắt lại khi ông nhận ra những khuôn mặt quen thuộc của những người dân trong tỉnh ông. Ông nghĩ về cuộc đời binh nghiệp ông hơn hai mươi năm, về các chiến hữu ngã gục, những lần thoát chết trong đường tơ kẽ tóc trên chiến trường, và trận chiến cuối cùng. Gia đình ông. Tổ quốc ông. 

Mặt ông đanh lại. 

"Việt Nam Cộng Hòa muôn năm! Đả đảo Cộng Sản," người tù hét lên. 

Mắt tên toán trưởng mở rộng trong kinh ngạc. "Bắn nó," hắn hét lên. 

Các khán giả há miệng. Một số nhắm mắt. 

Tên hành quyết, mặc bộ áo đen với khăn quàng cổ ca rô đen trắng, chỉa khẩu súng vào thái dương người tù rồi bóp cò. 

Đại tá Hồ Ngọc Cẩn, tỉnh trưởng tỉnh Chương Thiện bị xử tử bởi Cộng sản vào ngày 14 tháng 8, 1975. Sĩ quan cấp dưới của ông, gồm có Thiếu tá Trịnh Tấn Tiếp, Quận Trưởng quận Kiến Thiện, Trung Tá Võ Văn Đường, cảnh sát trưởng Chương Thiện, và Đại úy Phạm Văn Bé, chỉ huy trưởng đại đội trinh sát, cũng bị hành quyết sau khi bị bắt. Phụ tá của Đại Tá Cẩn, Trung Sĩ Vũ Tiến Quang, đã bị hành quyết vào ngày 1 tháng Năm năm 1975 ngay sau khi ông và Đại Tá Cẩn bị bắt làm tù binh. Hàng trăm chiến sĩ khác của Việt Nam Cộng Hòa đã không đầu hàng và đánh cộng sản cho đến viên đạn cuối cùng. Nhiều người bị xử tử tại chỗ sau khi bị bắt. Đó là trường hợp của Thiếu tá Trần Đình Tự, 32 tuổi, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 38 BĐQ, và lính ông, những người bị xử tử một cách tàn nhẫn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. 


Tin cuộc hành quyết lan rộng cả thành phố. 

Bầu trời đầy mây sau cơn mưa nhẹ. Mặt trời đã xuống. Buổi tối bắt đầu rơi vào Cần Thơ. 

Người thiếu nữ trẻ mặc toàn màu trắng. Lúc đầu, mọi người không chú ý đến cô. Họ đi ngang qua cô, liếc nhìn cô, rồi bỏ đi. Nhưng khi cô lấy ra một bó nhang, thắp nhang, và quỳ xuống trong một tư thế cầu nguyện, người ta bắt đầu tụ tập quanh cô. 

Cô nhắm mắt lại, lễ lạy ba lần và đặt cây nhang đang cháy trong bình nhang. 

Cô đứng lên và bước đi, bỏ qua tia nhìn tò mò của những người xung quanh và người qua đường. 

Có người thông báo sự việc lạ lùng đó với cảnh sát nhân dân. Ngay sau đó, hai nhân viên an ninh đến. 

Trên vỉa hè, hương đã đốt cháy nửa chừng. Một mảnh giấy gấp lại bị mắc kẹt bên dưới bình nhang. Một trong hai nhân viên an ninh rút tờ giấy. Anh mở ra. 

Trên tờ giấy, những dòng sau đây được viết gọn gàng: 

Cho những người lính đã ngã gục, những người nam nữ Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu cho tự do và dân chủ. 

Anh hùng tử, khí hùng bất tử

Xin đừng đứng khóc bên mộ tôi. 
Vì tôi không ngủ, đã đi rồi. 
Tôi là ngàn gió bay thoang thoảng, 
Là kim cương trên tuyết sáng ngời. 
Tôi là thái dương trên hạt chín. 
Là giọt mưa thu đọng nhẹ nhàng. 
Khi người thức giấc mai bịn rịn, 
tôi như cơn lốc bốc huy hoàng 
của đàn chim bay quanh lặng lẽ. 
Tôi là sao đêm ánh dịu màu. 
Đừng đứng bên mộ tôi rơi lệ. 
Tôi không ở đó; tôi không chết đâu. 

Do not stand at my grave and weep, 
I am not there; I do not sleep. 
I am a thousand winds that blow, 
I am the diamond glints on snow, 
I am the sun on ripened grain, 
I am the gentle autumn rain. 
When you awaken in the morning’s hush 
I am the swift uplifting rush 
Of quiet birds in circling flight. 
I am the soft starlight at night. 
Do not stand at my grave and cry, 
I am not there; I did not die. 

Mary Elizabeth Frye, 1932 

*

GHI CHÚ LỊCH SỬ VÀ SỰ KIỆN

Sự xụp đổ miền Nam Việt Nam vào tháng Tư năm 1975 được báo cáo và mô tả rộng rãi (Veith 2012; Todd 1990; Isaacs 1984, 342-487; Willbanks 2008, 223 - 276; Karnow 1997, 678-684; Sorley 1999, 372-386; Lam 2009, 334-398; Ha 2008, 189-259; Duiker 1996, 329 - 350). Không đếm xỉa gì đến Hiệp Ước Hòa Bình Paris 1973, Bắc Việt tiếp tục gửi quân xuống miền Nam. "Chuyện cũng rõ ràng là quân Cộng sản, ngay sau khi ký Hiệp Ước Hòa Bình Paris, lẹ làng và bí mật di chuyển ̣để vi phạm Hiệp Ước" (Veith 2012, 498). "Một trăm ngàn lính mới tiến xuống miền Nam trong năm 1973, và tám mươi ngàn lính khác đi tới các chiến trường trong nửa năm đầu năm 1974” (sđd, 69).

Cuộc di tản tại Đà Nẵng và vai trò của Air America:

Air America đóng một vai trò quan trọng trong việc di tản nhân viên quân sự và dân sự, nhân viên chính quyền trong tháng ba và tháng tư năm 1975, tại Nam Việt Nam (Burke 1989; Cates 2012, 116-125). Là những người hùng không được biết đến, nhiều nhân viên Air America thi hành một cách đáng ngưỡng mộ dưới những điều kiện nguy hiểm và không có sự hợp tác của những người có quyền tại Sài Gòn (Burke 1989).

Tình trạng tại Đà Nẵng vào cuối tháng Ba năm 1975 hỗn loạn một cách kinh hoàng. Chẳng hạn như, chiếc Boeing 727 của World Airway, thiết kế để chuyên chở 133 hành khách, cuối cùng có 358 người vào ngày 29 tháng Ba năm 1975 (Engelmann 1997, 7). Đa số những hành khách này là lính; trong đó chỉ có 11 phụ nữ và trẻ em (sđd., 6). 

Khi một chiếc trực thăng không thể cất cánh bằng cách bay lên lơ lửng, vì quá nặng, nó có thể bay lên bằng cách gọi là cất cánh chạy (Cantrell; Mason 2005, 198-199).


Câu chuyện về Đinh Văn Đệ:

Những biến cố diễn ra trong khoảng từ cuối tháng 3 và đầu tháng 4 năm 1975 có vẻ cho thấy có một sự thay đổi đột ngột trong chiến lược tấn công Bắc Việt từ một phương pháp thận trọng cho tới tấn công mãnh liệt không ngừng đến tận trung tâm Sài gòn (Todd 1990, 248). Vào lúc đó, máy bay chiến đấu và máy bay thả bom B-52 có ở các căn cứ Mỹ ở Thái Lan và Phi Luật Tân và chỉ huy quân đội Bắc Việt không chắc là máy bay Mỹ sẽ can thiệp (Todd 1990, 248; Bui 1999, 82). Thời điểm cho sự thay đổi đột ngột trùng với thời điểm báo cáo của Đinh Văn Đệ, một gián điệp Cộng sản nằm vùng và là Dân biểu miền Nam Việt Nam, liên quan đến phản ứng Tổng thống Ford về yêu cầu viện trợ của Nam Việt Nam (Veith 2012, 7, 224-225, 518-519 n28). Ngày 25 tháng 3 năm 1975, một đại biểu Quốc hội gồm sáu thành viên Nam Việt Nam dẫn đầu bởi Trần Kim Phượng, Đại sứ Nam Việt Nam tại Hoa Kỳ, gặp Tổng thống Gerald Ford trình bày lời yêu cầu viện trợ của Thiệu. Là Dân biểu, Đinh Văn Đệ là một thành viên của đoàn. Trong phiên họp kéo dài 20 phút, sau khi nghe Phượng trình bày, Tổng thống Ford nói, "Chúng tôi sẽ xúc tiến hỗ trợ quân sự và kinh tế và chúng tôi sẽ cố gắng để có được Quốc hội cho những khoản tiền bổ sung." Ngôn ngữ có vẻ hơi lệch từ các điểm nói được Kissinger chuẩn bị trước và phóng đại mức độ quyết tâm về quân viện Mỹ (The White House 1992, March 25, 1975, giải mật). Đệ không nói một lời nào trong cả cuộc họp (sđd.; Veith 2012, 518-519 n28) Tuy nhiên, sau buổi họp, Đệ báo cáo với Bộ Chính trị tại Hà Nội rằng chính ông ta đã khéo léo thuyết phục Ford quyết định không can thiệp vào Việt Nam. Khi kể lại sự kiện này trong một cuộc phỏng vấn năm 2007, Đệ nói ông ta là người thuyết trình với Tổng thống Ford. Theo ông ta, ông ta quyết định nói về quân sự và không diễn giải theo hướng "ngoại giao," tình "hữu nghị," "chiến hữu," "đồng minh" mà Tổng thống Thiệu hay đề cập đến trước đó. Đệ nói ông ta dùng những thông tin mà báo chí đã đăng tải, cộng với một số phát biểu của các quan chức, tướng lĩnh ngụy, cùng những số liệu về lực lượng, vũ khí, và dựng lên một bức tranh mà không kèm theo một lời bình luận nào. Đệ nói lúc kết thúc bài thuyết trình, ông ta đã thể hiện mình và những người trong phái đoàn, đều là những người hết sức yêu nước, rất sợ mất nước. Theo Đệ, ông ta và các đoàn viên đề nghị Tổng thống và Quốc hội Mỹ phải có quyết định ngay tức thì. Đệ quan sát Tổng thống Ford và biết Ford không nghĩ đến chuyện đưa quân Mỹ trở lại miền Nam. Khi bắt tay Ford, Đệ nắm chắc Mỹ sẽ không trở lại. Ngay sau buổi thuyết trình đó, Đệ bắn tin về Bộ Chính Trị Bắc Việt rằng Mỹ sẽ không đưa quân trở lại miền Nam (Mạnh 2007). 

Câu chuyện của Đệ không những là một lời nói dối trắng trợn mà còn là chuyện ăn nói lung tung lường gạt. Chuyện bịa đặt của ông ta về cuộc họp thật là hài hước, ngớ ngẩn, và không thể tin được. Làm sao mà sự trình bày của ông ta về tình hình ở Nam Việt Nam trong một cuộc họp 20 phút, giả sử ông ta thực sự là người trình bày, có thể thuyết phục Tổng Thống Ford quyết định không đưa quân Mỹ trở lại Việt Nam là một bí ẩn. Tuy nhiên, Bộ Chính trị Bắc Việt tin lời Đệ và quyết định thay đổi chiến lược và phát động một cuộc tấn công toàn diện vào miền Nam.

Trần Bạch Đằng, một quan chức cao cấp trong Mặt trận Giải phóng Quốc gia, lập lại lời Đệ về cuộc họp với Tổng thống Ford và khẳng định vai trò Đệ phản ảnh sự thay đổi trong chiến lược tấn công Bắc Việt vào tháng Tư năm 1975:

Sau khi Phước Long xụp đổ, Tổng thống Thiệu của Nam Việt Nam gửi một phái đoàn quốc hội tới Mỹ để yêu cầu thêm đạn dược và vật liệu. Phái đoàn được dẫn đầu bởi ông Đinh Văn Đệ, Chủ tịch ủy ban quân sự tại Quốc hội. Ông ta hỏi Tổng thống Ford với $300 triệu quân viện và trình bày hình ảnh miền Nam Việt Nam, và khi Tổng thống Ford lắng nghe những gì ông ta nói, Ford biết là ông không thể làm gì để ngăn chặn sự thua bại ở miền Nam. Khi đoàn trở lại Việt Nam, ông ta [Đệ] chuẩn bị một báo cáo và gửi tới lực lượng cách mạng ở Hà Nội để cho họ biết những gì xảy ra ... [Đệ] trình bày bài nói của ông ta trong một cách mà chính phủ Mỹ nói không, rằng viện trợ là không tốt. Khi chúng tôi có báo cáo của [Đệ] chúng tôi biết không có cách nào mà chính phủ Mỹ sẽ can thiệp một lần nữa vào Việt Nam (Engelmann 1997, 306. Nhấn mạnh thêm.)

Mặt khác, có vẻ là Bộ Chính Trị đã quyết định cuộc tấn công lẹ làng trước ngày 26 tháng 3 năm 1975, thời điểm sớm nhất mà Đệ có thể gửi báo cáo sau cuộc họp. Tuy nhiên, cho dù báo cáo của Đệ không có ảnh hưởng trực tiếp trên quyết định của Bộ Chính Trị chuyển chiến thuật sang cuộc tấn công toàn diện, báo cáo đó ắt phải tăng thêm niềm tự tin của Bộ Chính Trị vào một chiến thắng toàn diện.

Phù hiệu của Sư Đoàn 18 Bộ Binh và nỏ thần An Dương Vương:

Phù hiệu của Sư Đoàn 18 Bộ binh gồm một nền xanh dương nhạt và xanh dương đậm (SĐBB18 2013). Màu xanh dương nhạt tượng trưng cho bầu trời và màu xanh đậm tượng trưng cho đất. Trên nền là nỏ thần của An Dương Vương. 

Hình 1: Phù hiệu của Sư Đoàn 18 QLVNCH

Việc An Dương Vương thành lập nước Âu Lạc là một sự kiện lịch sử, cũng như việc Triệu Đà (hoặc Zhao Tuo) chinh phục Âu Lạc (ĐVSKTT, I: 132; Taylor 1983, 19-20; Trương 2010, 20 -23; Đào 2002, 54-55; Buttinger 1958, 70), nhưng câu chuyện về nỏ thần là một câu chuyện dân gian (Taylor 1983, 19-22; LNCQ, Chương 13, "Câu chuyện con rùa vàng"; Trương 2010, 21-22).

Trận Xuân Lộc: 
Ghi chú về trận Xuân Lộc đã được đăng trên trang mạng Dân Lảm Báo:
Cao-Đắc, Tuấn. 2015. Trận Xuân Lộc. 15-4-2015. http://danlambaovn.blogspot.com/2015/04/tran-xuan-loc.html (truy cập 24-4-2015).

Những Ngày Cuối Cùng Của Miền Nam Việt Nam:

Mặc dù mất QK I và II và thiếu đạn dược, những người lính miền Nam Việt Nam và các chỉ huy trưởng của họ đã chiến đấu cho đến phút cuối. Bill Laurie (2006) mô tả tình hình như một ít trận dũng cảm "Alamo" với trận Xuân Lộc oai hùng, sự hiện diện và vai trò hầu như không được biết đến của Lữ đoàn 1 Nhảy dù, quân VNCH sư đoàn 7 đánh bại một nỗ lực quân Bắc Việt định cắt Quốc Lộ 4, nỗ lực của Thiếu úy Thanh và Thiếu úy Tran Van Hien bay một máy bay chiến đấu AC-119K để cung cấp hỏa lực cho các đơn vị cuối cùng tham dự đánh nhau tại Sài Gòn, và sự chiến đấu hào hùng của Thiếu tá Truong Phung và Đại úy Phuc bay hai chiếc A-1H Skyraiders kèm theo chiếc AC-119K. Tất cả chiến đấu đến giây phút cuối cùng cho tới khi hết nhiên liệu và đạn dược. Vào cuối cuộc chiến, "[n]hững chiến sĩ QLVNCH, biết rằng không còn hy vọng và không còn đồng minh, vẫn chiến đấu dũng cảm cho lý tưởng đã mất của họ" (Siemon-Netto 2013, 70). 

Các Tướng Lãnh Và Sĩ Quan Quân Lực VNCH Trong Những Ngày Cuối Cùng Của Miền Nam Việt Nam:

Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng được coi là chống Mỹ (Andradé 2001, 351). Tuy nhiên, bình luận này có vẻ hướng về phương pháp đánh trận của ông, và không nhất thiết là thái độ ông đối với quân Mỹ. Parker, một nhân viên CIA, mô tả ông là người nồng nhiệt và thân thiện (Parker 2000, 246, 250). Mối liên hệ giữa Hưng và cố vấn Mỹ của ông, Đại tá Miller, trong cuộc tấn công mùa hè năm 1972, ban đầu thì tốt đẹp nhưng trở nên tệ hơn khi cuộc chiến kéo dài. Năm 1971, khi Hưng là tư lệnh Sư Đoàn 5, Miller báo cáo rằng Hưng cho thấy một tài lãnh đạo xuất sắc, tích cực, có tổ chức, và cứng rắn (Andradé 2001, 351). Nhưng trong trận An Lộc vào năm 1972, Miller bực tức bởi sự thiếu kiểm soát và do dự của Hưng (Andradé 2001, 399; Lam 2009, 53). So với Đại tá Trần Văn Nhựt, tỉnh trưởng Bình Long, trong trận An Lộc, Hưng có vẻ yếu kém và thiếu quyết đoán (Andradé 2001, 454). Đại tá Ulmer, người thay thế Miller, có cái nhìn khác. Theo ông, Hưng dường như mệt mỏi và thận trọng, mất bình tĩnh vài lần, nhưng ông rõ ràng nắm quyền chỉ huy và không bao giờ vấp (Andradé 2001, 430-431). Lời phê của Miller về Hưng cũng bị các nguồn khác bác bỏ (Lam 2009, 209-210).

Về kế hoạch "Nối Tay" của hai tướng Hưng và Nam trong tháng 4 năm 1975 tái điều động quân ở QK IV chống lại cộng sản, không rõ việc này có phải là một kế hoạch thực tế. Theo như Parker (2000, 281), Hưng nói với ông vào ngày 15 tháng 4 năm 1975 rằng miền Nam Việt Nam không thể bảo vệ vùng đồng bằng vì họ không có các nguồn cung cấp đúng và cảm thấy họ đã bị bỏ rơi. Nếu kế hoạch "Nối Tay" là kế hoạch nghiêm trọng của Hưng, ta chỉ có thể phỏng đoán rằng ông đã không nói với Parker sự thật vì ông muốn giữ bí mật.

Đại tá Hồ Ngọc Cẩn được biết là "người lính trong năm" của Quân Lực VNCH cho chí khí anh hùng của ông trong các trận đánh. Parker nhận xét rằng ông là lính của lính, dũng cảm và liêm khiết (sđd., 250; tên ông Cẩn đánh vần sai là Cảnh). Chuẩn Tướng Hưng và Đại Tá Cẩn được coi là những người ái quốc của miền Nam Việt Nam (sđd., 248).

Các vụ tự tử của các Tướng Lê Văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, và các sĩ quan cảnh sát quốc gia và Quân Lực VNCH và sự hành quyết của Đại tá Hồ Ngọc Cẩn được báo cáo trong nhiều bài đăng trên Internet, trang web (xem, thí dụ như, Vnafmamn), và một số sách (Parker 2000, 327-328; Butler 1985, 507; Lam 2009, 238-241; Veith 2012, 495-496; Võ 2004, 18-21; Duong 2008, 220). Đặc biệt, bà góa phụ của Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Phạm Thị Kim Hoàng, kể lại ngày cuối cùng của chồng mình rất chi tiết (Phạm 2003; Parker 2000, 327-328). Câu chuyện Đại tá Hồ Ngọc Cẩn và một tấm ảnh của cuộc hành quyết ông (trong bộ áo đen bị một tên VC mặc áo đen và khăn ca rô quàng cổ chỉa khẩu súng lục vào thái dương ông) được đăng trên các trang web khác nhau (QLVNCH 2012). Một bản tin trên mạng đăng năm 2013 bởi Công Lý, một cơ quan tin tức của chính phủ CHXHCNVN của "tòa án nhân dân tối cao," kể lại phiên tòa và cuộc xử tử Đại tá Hồ Ngọc Cẩn xảy ra vào tháng 7 năm 1975 (Công Lý 2013). Theo bản tin đó, "tội ác" Đại tá Cẩn là sự ngoan cố của ông "tử thủ đến cùng" bất kể lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh.

Một trang Web cung cấp danh sách các tướng và sĩ quan Quân Lực VNCH tự tử vào ngày 30 tháng 4 và ngày 1 tháng 5 năm 1975 (Tranhung 2010).

Bài Thơ "Xin Đừng Đứng Khóc Bên Mộ Tôi":

Mary Elizabeth Frye (1905-2004) được xác định trong năm 1998 là tác giả của bài thơ, "Do not stand at my grave and weep" ("Xin đừng đứng khóc bên mộ tôi") (Wikipedia-Frye 2013). Bà viết bài thơ vào năm 1932 nhưng không xuất bản, hoặc giữ quyền tác giả, và bài thơ được gán cho một tác giả vô danh trong hơn sáu mươi năm (xem, thí dụ, Parker 2000, 329). Bài thơ nói với người đọc / khán giả qua tiếng nói của một người đã qua đời, gợi lên hình ảnh tinh thần (Wikipedia-Frye 2013). Bản dịch bài thơ tiếng Việt của tôi không dịch bài thơ từng chữ một vì tôi muốn diễn tả bài thơ theo kiểu thơ Việt Nam bằng cách dùng kiểu hỗn hợp của bài thơ 4-câu theo vần điệu tiêu chuẩn và xen kẽ. Bản dịch tiếng Việt của tôi diễn tả cùng một ý nghĩa như trong bài thơ nguyên tác tiếng Anh.


Tài Liệu Tham Khảo:

Andradé, Dale. 2001. America’s Last Vietnam Battle, Halting Hanoi’s 1972 Easter Offensive, University Press of Kansas, Kansas, U.S.A.

Bui Tin. 1999. Following Ho Chi Minh, Memoirs of a North Vietnamese Colonel, Translated and adapted by Judy Stowe and Do Van, University of Hawaii Press, Honolulu, U.S.A.

Butler, David. 1985. The Fall of Saigon: Scenes from the Sudden End of a Long War, Dell Publishing, New York, U.S.A.

Buttinger, Joseph. 1958. The Smaller Dragon, A Political History of Vietnam, Frederick A. Praeger, Inc., New York, U.S.A.

Cates, Allen. 2012. Honor Denied - The Truth About Air America and the CIA. iUniverse, Indiana, U.S.A.

Duiker, William J. 1996. The Communist Road to Power in Vietnam, Second Edition, Westview Press, Colorado, U.S.A.

Duong, Van Nguyen. 2008. The Tragedy of the Vietnam War - A South Vietnamese Officer’s Analysis. McFarland & Company, Inc., North Carolina, U.S.A.

Đào Duy Anh. 2002. Lịch sử Việt Nam - Từ Nguồn Gốc đến Thế Kỷ XIX (History of Vietnam: From Its Origins to the 19th Century), Văn Hóa Thông Tin, Hồ Chí Minh City, Vietnam.

ĐVSKTT. Ngô Sĩ Liên. 2004. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (ĐVSKTT), “Nội các quan bản" edition (1697). Dựa trên Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên; Vũ Quỳnh, Phạm Công Trứ, and Lê Hy bổ sung. Dịch và ghi chú bởi Ngô Đức Thọ (Quyển I), Hoàng Văn Lâu (Quyển II & III) (1697), Quyển I, II, and III, Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, Việt Nam. 

Engelmann, Larry. 1997. Tears Before the Rain: An Oral History of the Fall of South Vietnam, Da Capo Press, New York, U.S.A.

Ha Mai Viet. 2008. Steel and Blood: South Vietnamese Armor and the War for Southeast Asia, Naval Institute Press, Maryland, U.S.A.

Isaacs, Arnold R. 1984. Without Honor: Defeat in Vietnam & Cambodia, Vintage Books, New York, U.S.A.

Karnow, Stanley. 1997. Vietnam; A History, Second Edition, Penguin Books, New York, U.S.A. 

Lam Quang Thi. 2009. Hell in An Loc: The 1972 Easter Invasion and the Battle that Saved South Vietnam, University of North Texas Press, Texas, U.S.A. 

LNCQ. Trần Thế Pháp, Lĩnh Nam Chích Quái (LNCQ). Tác giả không chắc chắn.

Mason, Robert. 2005. Chickenhawk. Penguin Books, New York, U.S.A.

Parker, James E., Jr. 2000. Last Man Out, A Personal Account of the Vietnam War, Ballantine Book, New York, U.S.A.

Siemon-Netto, Uwe. 2013. Đức, A Reporter’s Love for the Wounded People of Vietnam. CreateSpace Independent Publishing Platform, U.S.A.

Sorley, Lewis. 1999. A Better War, Hartcourt, Inc. Florida, U.S.A.

Taylor, Keith Weller. 1983. The Birth of Vietnam, University of California Press, California, U.S.A. 

Todd, Oliver. 1990. Cruel April: The Fall of Saigon, translated from the French by Stephen Becker, W.W. Norton and Company, New York, U.S.A.

Trương Bửu Lâm. 2010. A Story of Việt Nam, Outskirts Press, Inc., Colorado, U.S.A.

Veith, George J. 2012. Black April - The Fall of South Vietnam, 1973-1975. Encounter Books, New York, U.S.A.

Vo, Nghia M.. 2004. The Bamboo Gulag: Political Imprisonment in Communist Vietnam, McFarland & Co Inc, North Carolina, U.S.A.

Willbanks, James H. 2008. Abandoning Vietnam: How America Left and South Vietnam Lost Its War, University Press of Kansas, Kansas, U.S.A.

Nguồn Internet:

Cần lưu ý rằng nguồn Internet có thể không vĩnh viễn. Một blog có thể gỡ bỏ bởi tác giả, một bài báo có thể bị xóa, hoặc một Website có thể bị đóng cửa.

Burke, Marius, Jr. 1989. Part 1 – Danang Evacuation

Cantrell, Paul. Running Takeoff

Công Lý. 2013. Phiên tòa đầu tiên ở Cần Thơ sau ngày giải phóng (The first court trial in Cần Thơ after liberation). Đăng 1-9-2013. 

Laurie, Bill. 2006. The Republic of Vietnam Armed Forces 1968-1975
http://vnafmamn.com/ARVN_68-75.html (truy cập 29-9-2013).

Mạnh Việt. 2007. Gặp người “Việt cộng” từng đối diện Tổng thống Mỹ tại Lầu Năm góc. 14-2-2007. 

Phạm Thị Kim Hoàng. Không rõ năm. Hồi ký của bà Lê Văn Hưng (Memoir of Madame Lê Văn Hưng). 

Phạm Thị Kim Hoàng. 2003. The Final Day of My Husband's Life, Tran Thi My Ngoc và Larry Engelmann dịch. 19-10-2003, 

QLVNCH. 2012. Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn Là Biểu tượng cho Danh dự và Uy dũng của QLVNCH (Colonel Hồ Ngọc Cẩn represents the honor and valor of ARVN). Đăng 10-1-2012. 

SĐBB18. 2013. Sư đoàn 18 Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa (The 18th Infantry Division of the Republic of Vietnam Armed Forces)

Tranhung. 2010. Danh sách chiến sĩ VNCH tự sát ngày 30/04/1975 (List of ARVN soldiers who committed suicide on April 30, 1975). Đăng 15-4-2010. 

The White House. 1992. Memorandum of Conversation, Tuesday 11:00AM, March 25, 1975 (20 minutes). Declassified 9/25/92. 

Wikipedia-Frye. 2013. Do not stand at my grave and weep. Thay đổi chót vào 16-9-2013. 

0 comments:

Powered By Blogger