Lữ Giang
Trong bài “Ba mươi Tháng Tư và Phật giáo VN”
phổ biến trên BBC ngày 19.4.2015, ông Võ Văn Ái cho rằng từ 1975 đến
nay, Phật Giáo là tổ chức đấu tranh rất kiên cường với Cộng Sản. Sở dĩ
Phật Giáo bị đàn áp "Chỉ vì lập trường của Giáo hội không chấp nhận
làm công cụ cho bất cứ một thế lực chính trị nào, và Giáo hội chỉ yêu
cầu để Phật giáo được sinh hoạt độc lập trong khuôn khổ tôn giáo và pháp
luật” (trích lời Hòa Thượng Huyền Quang). Ông dọa Đảng CSVN: “Người xưa nói, chở thuyền là nước, lật thuyền cũng là nước. Nước là nhân dân” (tức Phật Giáo).
Những luận điệu này hoàn toàn sai với lịch sử. Trong bài “Bằng chứng tự thú”
phổ biến trên các diễn đàn và websites ngày 9.3.2010, khi trả lời Thông
Tư số 07/VHĐ/VT ngày 7.1.2010 của Hòa Thượng Quảng Độ cho rằng Phật
Giáo đang bị vu khống, chúng tôi đã đưa đầy đủ các tài liệu dẫn chứng
rằng trong tiến trình lịch sử chiến tranh Việt Nam, Phật Giáo đấu tranh
không những chỉ thân cộng mà còn yểm trợ CSVN một cách tích cực, bị cả
Mỹ lẫn CSVN biến thành công cụ, xài xong rồi bỏ. Giáo Hội Ấn Quang đã bị
bể tan thành nhiều mãnh. Từ đó đến nay, Hòa Thượng Quảng Độ không hề
đưa ra một lời cải chính nào.
Chúng
tôi đã thưa với Thưa Hoà Thượng rằng chẳng cần gì phải đi tìm các tài
liệu trong hồ sơ giải mật của Hoa Kỳ để xác định GHPGVNTN và hàng giáo
phẩm GHPGVNTN có dính líu đến Cộng Sản hay không. Chỉ cần đọc các tài
liệu do chính các sử gia Phật Giáo công bố như bộ “Việt Nam Phật Giáo Sử Luận” và “Hoa Sen Trong Biển Lửa” của Thiền Sư Nhât Hạnh, cuốn “Bảo Trước Cổng Chùa” của
Hoà Thượng Mãn Giác, Bạch Thư của Hoà Thượng Thích Tâm Châu, hoạt động
của một số tăng ni trong Giáo Hội, các tài liệu do chính GHPGVNTN công
bố, những lời tuyên bố của các nhà lãnh đạo giáo hội như Hoà Thượng Trí
Thủ, Hoà Thượng Huyền Quang hay của nhà cầm quyền CSVN, v.v., chúng ta
cũng có thể xác định rằng trong chiến tranh Việt Nam, GHPGVNTN không
những chỉ “dính líu” mà còn yểm trợ tích cực cho Đảng CSVN. Một số thành
phần của GHPGVNTN chỉ bắt đầu chống lại Đảng CSVN sau khi âm mưu kết
hợp với Phật Giáo miền Bác để tiến tới lãnh đạo toàn thể Phật Giáo Việt
Nam, bị Đảng CSVN lật tẩy và gọi đó là “Phật giáo phản động”
(tiết lộ của Hòa Thượng Huyền Quang). Còn ba nhân vật cao chấp nhất của
Viện Hóa Đạo GHPGVNTN đã đem Giáo Hội này sát nhập vào Giáo HộI Phật
Giáo Nhà Nước.
Có thể nói trước hay sau 30.4.1975, đa số "Phật Giáo đấu tranh"
đều đi theo Cộng Sản, chỉ có một số nhỏ chống lại và đã bị bể ra từng
mãnh do tranh giành quyền bính, một số chủ trương quay trở lại với chính
quyền CSVN dưới hình thức "trá hàng" hay "về nguồn".
Chúng tôi xin tóm lược lại dưới đây một số đoạn chính nói về những diễn biến này. Nếu cần, chúng tôi sẽ trích dẫn thêm:
BỊ XÂM NHẬP NGAY TỪ ĐẦU
Tài liệu cho thấy rằng Phật Giáo đã dính líu với Đảng CSVN kể từ khi Mặt Trận Việt Minh mới thành lập. Năm 1932, Bác sĩ Lê Đình Thám
đứng ra lập Hội An Nam Phật Học. Năm 1934, ông cùng với Thượng Tọa
Thích Mật Khế lập Trường An Nam Phật Học ở Huế để đào tạo các tăng sĩ và
đưa Hoà Thượng Thích Trí Độ từ Bình Định ra làm Giám Đốc trường này.
Năm 1945, khi Việt Minh cướp chính quyền, Hoà Thượng Trí Độđược Việt Minh cử làm Chủ Tịch Trung Ương Hội Phật Giáo Cứu Quốc, một
tổ chức vận động Phật Giáo của Việt Minh. Dùng ảnh hưởng của mình, ông
đã lôi kéo các tăng sĩ tốt nghiệp ở Trường An Nam Phật Học và các đệ tử
của ông đi theo Việt Minh. Trong danh sách các tăng sĩ đi theo Việt
Minh, chúng ta thấy Thích Mật Thể giữ chức Chủ Tịch Ủy Ban Phật Giáo Cứu
Quốc ở Thừa Thiên, Thích Thiện Minh ở Quảng Trị, Thích Trí Quang ở
Quảng Bình, Thích Huyền Quang ở Liên Khu 5 (gồm các tỉnh Nam, Ngãi,
Bình, Phú), Thích Pháp Dõng ở Gia Định, Thích Pháp Tràng ở Mỹ Tho, Thích
Pháp Long ở Vĩnh Long, Thích Huệ Quang ở Trà Vinh, v.v…
Bác sĩ Lê Đình Thám
tham gia Ủy Ban Phật Giáo Cứu Quốc của Việt Minh tại Huế. Năm 1946, khi
Pháp chiếm Huế, ông về Quảng Nam và được Việt Minh cử làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Miền Nam Trung Bộ ở Liên Khu V.
Điều này cho thấy hai nhân vật cao cấp lãnh đạo Hội An Nam Phật Học và
Trường An Nam Phật Học đều là cán bộ cao cấp của Cộng Sản.
Năm 1954, sau hiệp định Genève, Thượng Toạ Thích Trí Quangđang làm Hội trưởng Hội VN Phật Học ở Huế, đã lợi dụng cương vị này cùng với một số trí thức Phật Giáo lập Ủy Ban Việt Nam Bảo Vệ Hòa Bình.
Nhiệm vụ của Ủy Ban là yểm trợ Việt Minh đòi hỏi hiệp thương để tiến
tới bầu cử thống nhất hai miền trong thời hạn 2 năm. Thích Trí Quang và
nhóm này đã được ông Ngô Đình Cẩn chiêu hồi và xử dụng.
LÀM CÔNG CỤ CỦA MỸ
1.- Tạo biến cố lật đổ Thổng Thống Diệm
Vụ
“tự thiêu” của Hòa Thượng Quảng Đức đã được đưa ra ánh sáng. Một tài
liệu được công bố năm 2000 cho biết sau biến cố trước đài phát thanh Huế
tối 8.5.1963 khiến 8 em bị tử thương, CIA quyết định dùng biến cố Phật
Giáo để lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
William Kohlmann, một nhân viên tình báo Mỹ đang làm việc ở Anh quen biết với Trần Quang Thuận
đã được điều động qua Sài Gòn để hướng dẫn Trần Quang Thuận và Đại Đức
Thích Đức Nghiệp làm vụ này. Bill Kohlmann kể lại khi mua xăng về đã
được khuyến cáo là phải đổ thêm Diesel vào cho cháy chậm lại. Ký giả
Malcolm Browne của AP, một nhân viên CIA khác, có nhiệm vụ báo tin cho
các ký giả đến đúng lúc để quay phim, chụp hình và gởi đi khắp thế giới.
“Ngọn đuốc của CIA”
này đã làm chấn động thế giới. Tưởng đây là cách tranh đấu hay nhất, 30
vụ tự thiêu tiếp theo đã được Phật Giáo thực hiện, nhưng không có CIA
nhúng tay vào nên trở thành tiếng kêu trong sa mạc!
Tài
liệu của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết sau vụ tự thiêu của Hòa Thượng
Quảng Đức, Tướng Trần Thiện Khiêm, một điệp viên của CIA, đã xúi các
Tướng Lãnh vào gặp ông Diệm yêu cầu ban hành tình trạng khẩn cấp và xét
chùa để ổn định tình hình. Ông Diệm đã trúng kế CIA. Ngày 24.8.1963 Bộ
Ngoại Giao Hoa Kỳ ra lệnh đảo chánh lật đổ ông Diệm.
[FRUS, 1961 – 1963, Volume III, tr. 616. Document 275]
2.- Phát động phong trào ngụy hòa để giúp Mỹ rút quân.
Vào
tháng 5/1966, khi Đại Đức Thích Nhất Hạnh đang ở Pháp thì được một nhóm
phản chiến của Mỹ mời qua Hoa Kỳ để “góp một bài tay” cho phong trào
phản chiến đang dấy lên ở Mỹ.
Hôm 2.6.1966, Dân biểu John Dow (1905 – 2003) thuộc tiểu bang New York, mới được bầu năm 1965, được mô tả là “Foe of Vietnam War”
(Kẻ thù của Chiến tranh Việt Nam), đã đưa Thiền Sư Nhất Hạnh ra trước
Hạ Viện Mỹ để đọc một bản tuyên cáo viết sẵn đề ngày 1.6.1966.
Từ
lời giới thiệu của Dân biểu John Dow đến bản tuyên cáo đều là những lời
nói phét (chúng tôi đã công bố nhiều lần), nhưng nhóm phản chiến cần
những lời nói phét đó để đánh lừa dân chúng Mỹ.
Phải công nhận Thiền Sư Nhất Hạnh là một điệp viên văn hóa và tôn giáo lì lợm, “dám nói và dám làm theo đơn đặt hàng” không biết ngượng mồm, bất chấp dư luận, bất chấp sự thật và bất chấp đạo lý.
CÔNG CỤ CỦA CỘNG SẢN
Ngoài
việc yểm trợ cho chiến dịch ngụy hoà do cơ quan tình báo Mỹ phát động
để rút quân ra khỏi Việt Nam, GHPGVNTN đã yểm trợ cho Cộng Sản chiếm
miền Nam.
1.- Yểm trợ đòi hỏi của MTGPMN
Ngày 3.6.1966, Thiền sư Nhất Hạnh đã công bố chủ trương 5 điểm của GHPGVNTN như sau:
- Chính phủ Nguyễn Cao Kỳ từ chức.
- Quân đội Mỹ rút lui.
- Ngưng oanh tạc Bắc Việt.
- Mỹ phải giúp lập chính thể dân chủ và tái thiết miền Nam không điều kiện.
Năm điểm đòi hỏi này giống hệt 5 điểm đòi hỏi của MTGPMN.
2.- Xuyên tạc lịch sử để yểm trợ MTGPMN
Năm 1967, Đại Đức Nhất hạnh cho xuất bản cuốn "Vietnam, Lotus in a Sea of Fire, a Buddhist Proposal for Peace"
(Việt Nam, Hoa sen trong biển lửa, môt đề nghị hòa bình của Phật giáo),
nói về cuộc tranh đấu của Phật Giáo từ 1963-1966 và những chết chóc
tang thương do Hoa Kỳ và quân đội VNCH gây ra. Ông lên án Ngô Đình Diệm
đàn áp Phật Giáo, Nguyễn Cao Kỳ độc tài quân phiệt và ca tụng Hồ Chí
Minh là anh hùng dân tộc. Ông tuyên bố MTGPMN do những người quốc gia
chống chế độ Ngô Đình Diệm lập ra chứ không phải do Hà Nội, nhưng vì Mỹ
đã đổ quân và vũ khí vào VN, nên họ "nghiêng theo khối CS, và càng ngày càng trở thành công cụ của khối CS".
Năm 1968, khi hòa đàm Paris bắt đầu họp, ông được cử làm phát ngôn viên chính thức của GHPGVNTN (Ấn Quang) ở hải ngoại.
3.- Tuyên ngôn 6 điểm của Phái đoàn GHPGVNTN (Ấn Quang)
Tháng
10/1970, một phái đoàn PGVN do Thượng Tọa Thích Thiện Minh cầm đầu qua
Nhật Bản dự Hội Nghị Thế Giới về Tôn Giáo và Hòa Bình họp tại Tokyo từ
16 đền 22.10.1970. Phái đoàn gồm có các Thượng Tọa Thích Thiện Minh,
Thích Huyền Quang, Thích Mình Tâm, Đại Đức Thích Nhất Hạnh (phát ngôn
viên) và 2 cư sĩ Ngô Văn Giáo và Vĩnh Bữu. Tại hội nghị này, phái đoàn
đã đưa ra đề nghị 6 điểm của PGVN như sau:
(1)
Các phe lâm chiến phải bắt đầu xuống thang ngay lập tức để đạt đến một
cuộc ngưng bắn toàn diện vào lúc 18 giờ chiều 30 Tết Tân Hợi (tức
26.1.1971).
(2)
LHQ sẽ chỉ định một nhóm quốc gia trung lập để họp thành Ủy Hội Kiểm
Soát Ngưng Bắn gồm cả đại diện của Quân đội VNCH và Chính phủ Cách mạng
Lâm thời Miền Nam VN.
(3)
Chính phủ VNCH phải phóng thích các tù nhân chính trị, sinh viên, trí
thức, tu sĩ và tất cả những người đã bị tạm giam vì tranh đấu cho hòa
bình và chủ quyền của dân tộc.
(4)
Chính phủ Hoa Kỳ phải chấm dứt tình trạng thối nát, độc tài và bất lực ở
miền Nam VN bằng cách để cho người Việt tự do chọn đại diện đa số dân
chúng có bản chất hòa giải dân tộc, không liên kết và có đủ khả năng để:
-
Thương thuyết với chính phủ Hoa Kỳ về thời biểu triệt thoái mau chóng
toàn thể quân lực Hoa Kỳ ở VN và những liên hệ ngoại giao, văn hóa và
kinh tế giữa Hoa Kỳ và VN.
-
Thương thuyết với Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam VN về những thể
thức tổng tuyển cử để bầu lên một chính phủ đại diện cho mọi khuynh
hướng chính trị ở Nam VN, một cuộc bầu cử hoàn toàn tự do dưới sự giám
sát quốc tế, trong đó mọi người VN thuộc bất cứ khuynh hướng chính trị
nào đều có thể tham dự.
(5)
Các chính phủ Hoa Kỳ, Sô-viết, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và các quốc
gia liên hệ khác cộng tác với nhau để chấm dứt đau khổ của người dân
Việt bằng cách ủng hộ đề nghị này do chính người Việt đề ra.
(6)
Các phe lâm chiến tại VN, nhân dân ưa chuộng hòa bình trên thế giới,
các giáo hội tôn giáo và các nhà nhân bản cấp thời hành động để thúc đẩy
các quốc gia có trách nhiệm về chiến tranh VN chấm dứt cuộc chiến tranh
tại VN, Kampuchea và Lào.
Từ văn từ đến nội dung, bản tuyên bố viết giống hệt các bản tuyên bố của MTGPMN.
Trước
một hội nghị quốc tế về tôn giáo và hòa bình, thay vì trình bày một
cách lịch sự đề nghị của PGVN, phái đoàn đã đưa ra một mệnh lệnh theo
“kiểu ông cố nội”, ra lệnh cho mọi người liên hệ phải thi hành, vì thế
GHPGVNTN (Ấn Quang) đã làm mất cảm tình đối với hầu hết các quốc gia
trên thế giới. Phái đoàn Đan Mạch đã vặn hỏi tại sao PGVN chỉ đòi quân
đội Mỹ rút mà không đòi tất cả các quân đội ngoại nhập phải rút, trong
đó có cả quân đội CS Bắc Việt, phái đoàn PGVN không trả lời được.
4.- Lập các tổ chức ngụy hoà
Sau
Đại hội Phật Giáo kỳ 3 của GHPGVNTN (Ấn Quang) tổ chức tại Saigon ngày
20.8.1968, luật sư Trần Ngọc Liễng dưới sự chỉ đạo của Thượng Tọa Thích
Thiện Minh, tuyên bố thành lập Lực Lượng Quốc Gia Tiến Bộ. Ngày
15.11.1969, LS Liễng đưa ra một tuyên bố khẳng định mục đích của Lực
Lượng là đòi các lực lượng ngoại nhập (Mỹ và đồng minh) phải rút khỏi
miền Nam, thành lập chính phủ hòa giải dân tộc. Các báo ở Saigon hỏi ông
tại sao không nói gì về phía Cộng Sản, ông không trả lời.
Ngày
27.1.1973 Hiệp Định Paris được ký kết. Điều 12 của Hiệp Định này dự
liệu thành lập tại miền Nam Việt Nam một Hội Đồng Quốc Gia Hòa Giải và
Hòa Hợp Dân Tộc sau khi ngưng bắn. Hội Đồng này gồm ba thành phần: VNCH,
MTGPMN và các thành phần ở giữa. Thừa lệnh của Hội Đồng Viện Hóa Đạo,
ngày 31.1.1973, Thượng Tọa Thích Thiện Minh đã phổ biến một thông bạch
tuyên bố thành lập Lực Lượng Hòa Giải Dân Tộc và cử Luật sư Vũ Văn Mẫu
làm Chủ Tịch. Lực lượng này bao gồm “các thành phần ở giữa” để đứng về phía MTGPMN trong Hội Đồng. Thông bạch đòi hỏi phải“nghiêm chỉnh thực thi ngưng bắn” và
tiến tới lập chính phủ hòa hợp hòa giải. Thông bạch này đã bị các đảng
phái quốc gia và báo chí công kích mạnh nên Lực Lượng không hoạt động
được.
Tháng 2/1974, nhóm luật sư Trần Ngoc Liễng lại lập “Tổ chức nhân dân đòi thi hành hiệp định Paris”,
xác định mình là lực lượng thứ ba, mục tiêu chính là đòi thi hành hiệp
định Paris, Mỹ rút quân, thành lập Chính phủ hoà giải dân tộc.
XUẤT ĐẦU LỘ DIỆN
Trong cuốn Bạch Thư công bố ngày 31.12.1993, Hòa Thượng Thích Tâm Châu đã viết:
“Ngày
30.4.1975 là ngày cáo chung của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Những bộ mặt
thân Cộng Sản đã lộ rõ nguyên hình, không ai mà không rõ:
- Khi quân Cộng Sản từ rừng về Saigon, đã có gần 500 Tăng, Ni của phe tranh đấu Ấn Quang ra đón chào.
- Ngày 19.5.1975, phe tranh đấu Ấn Quang đã tổ chức sinh nhật Hồ Chí Minh tại chùa Ấn Quang.
-
Hiệp Thương Chính Trị thống nhất hai miền Nam Bắc của Cộng Sản, một
Thượng Tọa của phe Ấn Quang đã làm một bài tham luận, nịnh Cộng Sản, kể
công của Ấn Quang và đã kích Nha Tuyên Úy Phật Giáo cùng Giáo Hội Thích
Tâm Châu”.
Trong cuốn “Bảo qua cổng chùa”,
Hòa Thượng Thích Mãn Giác cho biết sau khi Việt Cộng mới chiếm được
miền Nam Việt Nam, Hội Đồng Viện Hóa Đạo của GHPGVNTN (Ấn Quang) đã họp
và quyết định tham gia tổ chức “mừng giải phóng” với nhà cầm quyền, đồng thời tổ chức mừng sinh nhật Hồ Chí Minh tại chùa Ấn Quang. Hòa Thượng viết:
“Lần
đầu tiên trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam, Giáo Hội đã tổ chức một buỗi
lễ hết sức long trọng để mừng sinh nhật của một cá nhân. Ngay trong
thời kỳ phong kiến quân chủ, Giáo Hội cũng không làm như vậy. Mỗi chùa
riêng tư có lễ chúc tụng Vua, nhưng không phải làm tập thể Giáo Hội. Tại
sao Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã làm như vậy? Vì kính
ngưỡng Hồ Chủ Tịch? Vì muốn chứng tỏ thiện chí hợp tác?”
Bản
Thông Cáo số 66-VHD/VP/TC ngày 8.5.1975 của Viện Hóa Đạo (Ấn Quang) về
tổ chức đón mừng hòa bình và kỷ niệm ngày 19 tháng 5, đã tuyên bố:
“Sau
bao năm tranh đấu, nguyện vọng của Giáo Hội và toàn dân là Hòa Bình,
Độc Lập và Thống Nhất đất nước. Cơ duyên ấy nay đã đến.”
Hòa Thượng Mãn Giác cho biết:
“Tin
tưởng vào những hứa hẹn về hòa hợp hòa giải dân tộc của Chính Phủ Cách
Mạng Lâm Thời, sau ngày giải phóng, Phật Tử Việt Nam đã tận tình hợp tác
với Chính Phủ Cách Mạng. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không
được mời tham dự buổi lễ Mừng Chiến Thắng do chính phủ tổ chức ngày 15
tháng 5, 1975, nhưng Giáo Hội, với thiện chí sẵn có vẫn hợp tác trong
nhiệm vụ đoàn kết dân tộc và tái thiết xứ sở, đã động viên trên 900 Tăng
Ni trong thành phố Hồ Chí Minh để tham dự cuộc meeting trên. Ban tổ
chức không chịu nhường chỗ đứng cho phái đoàn Phật Giáo tại khán đài,
nhưng Giáo Hội vẫn kiên chí tham gia trong buổi lễ. Ngày 19 tháng 5,
1975 hơn 20.000 Phật tử đã tề tựu tại chùa Ấn Quang để làm lễ sinh nhật
Hồ Chủ Tịch. Đây là một số lượng đáng kể vì ngoài chính phủ ra, không có
đoàn thể nhân dân nào có thể huy động số người tham dự buổi lễ đông đảo
như vậy.”
TỰ THÚ NHẬN HỢP TÁC VỚI CỘNG SẢN
Trong cuộc meeting “mừng giải phóng” ngày 15.5.1975, Hòa Thượng Mãn Giác đã đọc một bài diễn văn rất thống thiết, trong đó có những đoạn sau đây:
“Trong những năm dài sống dưới ách nô lệ thực dân mới, Phật Giáo chỉ nuôi một ước vọng sâu kín: độc lập và thống nhất...
“Ngày
nay, ước vọng đó đã hiện thực. Hiện thực ấy ngày càng rõ nét trong đời
sống dân tộc, làm vang vọng lời xác quyết của Hồ Chủ Tịch “Nước Việt Nam
là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song
chân lý ấy không bao giờ thay đổi”... Bác Hồ kính yêu đã thay lời tổ
tiên nói lên...”
“Cuộc đấu tranh của Phật Giáo cho nền thống nhất tổ quốc cùng là một với cuộc đấu tranh vì CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ..."
Sau
đó, chính Hòa Thượng Trí Thủ, Viện Trưởng Viện Hoá Đạo Ấn Quang, Hoà
Thượng Trí Tịnh, Viện Phó và Thượng Toạ Minh Châu, nguyên Tổng Thư Ký, đem GHPGVNTN (Ấn Quang) sát nhập thành Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước.
Trong lễ ra mắt Giáo Hội này hôm 7.11.1981 tại Hà Nội, Hoà Thượng Trí
Thủ đã nhân danh Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự của Giáo Hội đọc một bức thư
gởi Chủ Tịch Hội Đồng Nhà Nước Trường Chinh, trong đó có đoạn như sau:
“Suốt
ba mươi năm chống Pháp, chống Mỹ, nhiều chùa là cơ sở của cách mạng,
nhiều tăng ni tạm thời rời bỏ Thiền môn, hăng hái tòng quân đánh giặc
cứu nước. Bác Hồ dạy: “Không gì quý hơn độc lập tự do!”, toàn thể tăng
ni và Phật tử Việt Nam ghi lòng tạc dạ lời dạy đó của Bác, nhận thức rõ
lý tưởng giải thoát của người tu hành không thể tách rời sự nghiệp giải
phóng dân tộc, do Hồ Chủ Tịch và Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo.”
Những hoạt động của các chùa và tăng sĩ Phật Giáo ở Huế cho Việt Cộng mà Liên Thành ghi lại trong cuốn “Biến động miền Trung”
chỉ mới là một phần nhỏ. Năm 1974, khi tôi trở về Đà Nẵng để quan sát
tình hình, nhất là tin Việt Cộng sắp chiếm Thường Đức, một nhân viên an
ninh đã cho tôi biết trong 10 chùa ở Đà Nẵng, có đến 8 chùa hoạt động
cho Việt Cộng. Nếu Hoà Thượng chịu khó đọc lại các hồi ký viết về Đà
Nẵng ngày 29.3.1975, ngày Đà Nẵng bị mất, Hoà Thượng sẽ thấy các tổ chức
Phật Giáo và chùa chiền ở Đà Nẵng đã hành xử như họ là cơ quan đại diện
của Cộng Sản tiếp thu thành phố!
Trong cuộc gặp gỡ Hòa Thượng Huyền Quang tại Hà Hội chiều 2.4.2003, Thủ Tướng Phan Văn Khải xác nhận:
“Phật giáo Việt Nam đã từng góp công sức của mình vào sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.”
Khi Cộng Sản chiếm miền Nam, các tăng sĩ lãnh đạo đấu tranh của GHPGVNTN (Ấn Quang) đã coi sáng kiến của mình là tuyệt vời, là “đỉnh cao của trí tuệ loài người”, nhưng những hậu quả sau đó thật là thê thảm cho cả đất nước lẫn Phật Giáo!
Về “mission” của Võ Văn Ái và Thiền sư Nhất Hạnh, chúng tôi sẽ trình bày sau.
Để kết luận, chúng tôi xin nhắc lại lời khuyến cáo của Thiền sư Dhammananda:
“Khi
tôn giáo bị sử dụng để gia tăng thế lực chính trị thì tôn giáo sẽ phải
hy sinh các lý tưởng đạo đức cao quý và trở nên mất gốc, nhượng bộ cho
các thế lực chính trị trong thế gian.”
Ngày 19.4.2015
Lữ Giang
Ba mươi Tháng Tư và Phật giáo VN, Võ Văn Ái
BBC ngày 19.4.2015
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2015/04/150419_30april_phat_giao_vietnam
Chính quyền VN đã thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhằm thay thế
Giáo hội Phật giáo VN thống nhất tồn tại từ trước 1975 ở miền Nam, theo
tác giả.
Cho đến hôm nay, đầu tôi vẫn còn vang dội đài hiệu của đài Truyền
hình Pháp TF1, thông báo tin tức Bộ đội Bắc Việt từng bước tiến chiếm
Sài Gòn.
Lúc ấy tôi vừa trở lại Paris sau chuyến thuyết trình dài qua nhiều nước Âu - Mỹ trình bày quan điểm Hoà bình của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN).
Là chi bộ hải ngoại của Giáo hội, chúng tôi đại diện Viện Hoá Đạo ở nước ngoài để thông tin và bày tỏ lập trường của Giáo hội trong cuộc chiến tranh huynh đệ thừa sai.
Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam bằng quân sự là điều kinh sợ. Chúng tôi không thấy quy định bạo lực nào trong Hiệp định Paris năm 1973.
Một miền Nam trung lập, với chính phủ ba thành phần, và chủ trương hoà hợp, hoà giải dân tộc tan tành theo mây khói dưới xích chiến xa ủi sập Dinh Độc lập ở Sài Gòn.
Ước mộng trở về quê hương của tôi thành giấc mộng hờ, khi tôi nghe tin tức trong nước dồn dập đưa ra những chuyện chẳng lành, như chế độ tập trung cải tạo, kinh tế mới… Từ tháng 8 tháng 9-1975 trở đi, nhiều tượng Phật lộ thiên, hay trong các chùa viện ở các tỉnh Quảng Ngãi, Pleiku, Sóc Trăng, Phan Thiết, v.v… bị đập phá.
Ngày 2-11-1975, dưới băng rôn “Thà chết vinh hơn sống nhục”, 12 Tăng Ni ở
Thiền viện Dược Sư, Cần Thơ, tự thiêu tập thể phản đối chính quyền Cách
Mạng với 7 yêu sách đòi hỏi nhân quyền, tự do tôn giáo, chấm dứt đàn áp
GHPGVNTN.
Cuộc biểu dương phản đối trên đây mở đầu cuộc đối kháng chính sách đàn áp tôn giáo và tiêu diệt Phật giáo của Hà Nội, mà Giáo hội kiên trì tới 40 năm sau. Chủ trương đã được ông Trần Xuân Bách thiết kế thông qua Chỉ thị số 20 của Đảng và được ông Lê Duẩn ký từ năm 1960, khiến Phật giáo miền Bắc tiêu vong. Nay đem áp dụng tại Miền Nam.
Chưa có triều đại nào trong lịch sử Việt Nam, mà khối lượng chư Tăng, Phật tử bị tù đày, vào trại Cải tạo hay quản chế tại gia đông đảo như dưới triều đại Hồ Chí Minh.
Giới Tăng lữ bị bắt hoàn tục, hay đưa sang chiến trường Kampuchia. Hàng giáo phẩm Viện Hoá Đạo bị bắt, như các Hoà thượng Huyền Quang, Quảng Độ, Thiện Minh... Do áp lực quốc tế, hai ngài Huyền Quang, Quảng Độ bị xử 2 năm tù cuối năm 1977. Cố Hoà thượng Thích Thiện Minh bị tra tấn đến chết ở Trại thẩm vấn X4, đường Nguyễn Trãi, Sài Gòn.
Sau đợt khủng bố, đàn áp thẳng tay trong vòng 5 năm, vẫn không thể tiêu diệt Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, mà mạng lưới tổ chức của Giáo hội lan rộng từ thành thị đến nông thôn, với khối lượng đông đảo Phật tử hậu thuẫn. Ông Xuân Thuỷ, Bí thư Trung ương Đảng kiêm Trưởng ban Dân vận, giao cho ông Đỗ Trung Hiếu nhiệm vụ thống nhất Phật giáo. Ông nhận định rằng :
«Quan trọng là Đảng không bao giờ lãnh đạo được Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, mà ngược lại Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trở thành một tổ chức tôn giáo rộng lớn có đông đảo quần chúng, là một tổ chức có áp lực chính trị thường trực với Đảng và chính phủ Việt Nam”.
Đây là đầu mối cho “Hội Phật giáo Việt Nam” ra đời tại chùa Quán Sứ, Hà Nội ngày 4-11-1981, mà chủ yếu tập họp các hội Phật giáo yêu nước của Đảng, chứ không là một giáo hội của Tăng Ni, Phật tử hình thành. Hội là công cụ chính trị cho Đảng, làm công tác tuyên truyền đối ngoại cho chế độ.
«Cuộc thống nhất Phật giáo lần này, bên ngoài do các Hòa thượng gánh vác, nhưng bên trong bàn tay Đảng Cộng sản Việt Nam xuyên suốt quá trình thống nhất để nắm và biến Phật giáo Việt Nam trở thành một tổ chức bù nhìn của Đảng. (…) Nội dung hoạt động là do cúng bái chùa chiền, không có hoạt động gì liên quan tới quần chúng và xã hội. Hội Phật Giáo Việt Nam ở trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, tuân thủ luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam».
Liền sau cuộc thống nhất nói trên, hai Hoà thượng Huyền Quang, Quảng Độ bị giải về quê quán lưu đày ở tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Thái Bình đầu năm 1982 do Quyết định của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chứ không qua toà án xét xử.
Một nhân chứng đáng tin cậy về giai đoạn khủng bố Phật giáo này là Đức cố Đệ Tam Tăng Thống Thích Đôn Hậu. Năm Mậu thân, 1968, ngài bị cưỡng bức gánh lên rừng, rồi đưa ra Hà Nội như con tin của nhà nước, và được sử dụng như con bài tuyên truyền đối ngoại.
Ngài trở lại miền Nam với chức vụ đại biểu Quốc hội, Uỷ viên Mặt trận Tổ quốc. Thế nhưng ngài đã viết đơn từ nhiệm mọi chức vụ, lại còn tố cáo chế độ đàn áp Phật giáo và thảm sát Hoà thượng Thích Thiện Minh. Trong băng thu âm, mà tạp chí Quê Mẹ phát hành tại Paris đăng tải, Ngài phơi bày cái gọi là “cách mạng giải phóng” miền Nam như sau:
“Tình đoàn kết, thương yêu, kính trọng trước kia, chỉ được 10 ngày! Sau 10 ngày đó: tình đoàn kết xưa nay bây giờ rã hết! Lòng yêu thương đổi thành ghét cay ghét đắng! Sự kính trọng bây giờ người dân trở lại khinh đáo để!”
Lý do nào mà Phật tử Việt Nam chống đối nhà cầm quyền Cộng sản? Bản
Thông bạch của Hoà thượng Huyền Quang phát hành năm 1994 cho biết :
“Phật giáo chúng ta đang trong cơn Pháp nạn II. Nhà nước Việt Nam đã đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chúng ta kể từ sau ngày 30-4-1975
"Chỉ vì lập trường của Giáo hội không chấp nhận làm công cụ cho bất cứ một thế lực chính trị nào, và Giáo hội chỉ yêu cầu để Phật giáo được sinh hoạt độc lập trong khuôn khổ tôn giáo và pháp luật”.
Không muốn làm công cụ cho chế độ, vì lịch sử Hai Nghìn năm Phật giáo, đạo Phật luôn đồng hành cùng dân tộc, vui buồn theo vận nước, sát cánh cùng nhân dân chống xâm lăng, bảo vệ chủ quyền.
Nhiều Sư Bà, Nữ tướng Phật tử đã tham gia với Hai Bà Trưng trong cuộc kháng chiến vệ quốc đầu tiên của nước ta và nhiều bậc sư sãi, thiền sư khác cũng đã đóng góp cho các triều đại Việt Nam trong các thời đại dựng nước và giữ nước.
Cũng vì thế, mà Đức Đương kim Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ, sống trong cảnh quản chế, vẫn không ngừng lên tiếng đưa ra Giải pháp dân chủ hoá Việt Nam từ tháng 2/2001 để cứu nguy tình thế.
Ngài đã tố cáo nạn Bô-xít Tây nguyên như tung đội thứ Năm của Bắc Kinh, tố cáo sự xâm lấn biển đảo của Trung quốc, mà biến cố dàn khoan Hải Dương 981 xảy ra năm ngoái là một trong các minh chứng.
Hiện Giáo hội có 20 Ban Đại diện trong các tỉnh thành. Nhưng mọi sinh hoạt văn hoá, giáo dục, tín ngưỡng đều bị sách nhiễu và cấm đoán.
Vậy tương lai của Giáo hội sẽ ra sao? Vẫn là tương lai của Phật giáo nói chung trên thế giới, đạo Phật tiếp tục truyền thừa và phát huy rực rỡ, hiện đang phát triển mạnh tại các nước Âu Mỹ sau gần ba nghìn năm khai đạo.
Trong khi ấy, các chế độ gian ác, độc tài đến đâu cũng chỉ có một thời.
Tương lai Phật giáo Việt Nam tuỳ thuộc một là Đảng Cộng sản chấp nhận tiến trình dân chủ hoá để hình thành thể chế dân chủ đa nguyên, hoặc một biến cố do nhân dân tự đứng lên thực hiện dân chủ.
Người xưa nói, chở thuyền là nước, lật thuyền cũng là nước. Nước là nhân dân.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả, phát ngôn nhân Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Bài được gửi tới BBC sau khi BBC mời độc giả tham gia viết bài vở, đóng góp tư liệu, chia sẻ thông tin, cảm nghĩ về sự kiện 30/04/1975.
Ba mươi Tháng Tư và Phật giáo VN
Võ Văn Ái Gửi cho BBC từ Paris, Pháp
-
19 tháng 4 2015
Lúc ấy tôi vừa trở lại Paris sau chuyến thuyết trình dài qua nhiều nước Âu - Mỹ trình bày quan điểm Hoà bình của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN).
Là chi bộ hải ngoại của Giáo hội, chúng tôi đại diện Viện Hoá Đạo ở nước ngoài để thông tin và bày tỏ lập trường của Giáo hội trong cuộc chiến tranh huynh đệ thừa sai.
Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam bằng quân sự là điều kinh sợ. Chúng tôi không thấy quy định bạo lực nào trong Hiệp định Paris năm 1973.
Một miền Nam trung lập, với chính phủ ba thành phần, và chủ trương hoà hợp, hoà giải dân tộc tan tành theo mây khói dưới xích chiến xa ủi sập Dinh Độc lập ở Sài Gòn.
Ước mộng trở về quê hương của tôi thành giấc mộng hờ, khi tôi nghe tin tức trong nước dồn dập đưa ra những chuyện chẳng lành, như chế độ tập trung cải tạo, kinh tế mới… Từ tháng 8 tháng 9-1975 trở đi, nhiều tượng Phật lộ thiên, hay trong các chùa viện ở các tỉnh Quảng Ngãi, Pleiku, Sóc Trăng, Phan Thiết, v.v… bị đập phá.
'Chết vinh, sống nhục'
Chưa có triều đại nào trong lịch sử Việt Nam, mà khối lượng chư Tăng, Phật tử bị tù đày, vào trại Cải tạo hay quản chế tại gia đông đảo như dưới triều đại Hồ Chí MinhÔng Võ Văn Ái
Cuộc biểu dương phản đối trên đây mở đầu cuộc đối kháng chính sách đàn áp tôn giáo và tiêu diệt Phật giáo của Hà Nội, mà Giáo hội kiên trì tới 40 năm sau. Chủ trương đã được ông Trần Xuân Bách thiết kế thông qua Chỉ thị số 20 của Đảng và được ông Lê Duẩn ký từ năm 1960, khiến Phật giáo miền Bắc tiêu vong. Nay đem áp dụng tại Miền Nam.
Chưa có triều đại nào trong lịch sử Việt Nam, mà khối lượng chư Tăng, Phật tử bị tù đày, vào trại Cải tạo hay quản chế tại gia đông đảo như dưới triều đại Hồ Chí Minh.
Giới Tăng lữ bị bắt hoàn tục, hay đưa sang chiến trường Kampuchia. Hàng giáo phẩm Viện Hoá Đạo bị bắt, như các Hoà thượng Huyền Quang, Quảng Độ, Thiện Minh... Do áp lực quốc tế, hai ngài Huyền Quang, Quảng Độ bị xử 2 năm tù cuối năm 1977. Cố Hoà thượng Thích Thiện Minh bị tra tấn đến chết ở Trại thẩm vấn X4, đường Nguyễn Trãi, Sài Gòn.
Sau đợt khủng bố, đàn áp thẳng tay trong vòng 5 năm, vẫn không thể tiêu diệt Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, mà mạng lưới tổ chức của Giáo hội lan rộng từ thành thị đến nông thôn, với khối lượng đông đảo Phật tử hậu thuẫn. Ông Xuân Thuỷ, Bí thư Trung ương Đảng kiêm Trưởng ban Dân vận, giao cho ông Đỗ Trung Hiếu nhiệm vụ thống nhất Phật giáo. Ông nhận định rằng :
«Quan trọng là Đảng không bao giờ lãnh đạo được Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, mà ngược lại Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trở thành một tổ chức tôn giáo rộng lớn có đông đảo quần chúng, là một tổ chức có áp lực chính trị thường trực với Đảng và chính phủ Việt Nam”.
Đây là đầu mối cho “Hội Phật giáo Việt Nam” ra đời tại chùa Quán Sứ, Hà Nội ngày 4-11-1981, mà chủ yếu tập họp các hội Phật giáo yêu nước của Đảng, chứ không là một giáo hội của Tăng Ni, Phật tử hình thành. Hội là công cụ chính trị cho Đảng, làm công tác tuyên truyền đối ngoại cho chế độ.
'Tổ chức bù nhìn'
Hòa thượng Thích Quảng Độ, Tăng Thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, tiếp tục bị quản chế tới nay, theo tác giả. Ông Đỗ Trung Hiếu, kiến trúc sư của tổ chức Phật giáo nhà nước này, đã phản tỉnh 13 năm sau, khi ông hồi ký công trình Đảng tóm thu Phật giáo. Trong tập sách “Thống Nhất Phật giáo”, ông Hiếu tiết lộ :«Cuộc thống nhất Phật giáo lần này, bên ngoài do các Hòa thượng gánh vác, nhưng bên trong bàn tay Đảng Cộng sản Việt Nam xuyên suốt quá trình thống nhất để nắm và biến Phật giáo Việt Nam trở thành một tổ chức bù nhìn của Đảng. (…) Nội dung hoạt động là do cúng bái chùa chiền, không có hoạt động gì liên quan tới quần chúng và xã hội. Hội Phật Giáo Việt Nam ở trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, tuân thủ luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam».
Liền sau cuộc thống nhất nói trên, hai Hoà thượng Huyền Quang, Quảng Độ bị giải về quê quán lưu đày ở tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Thái Bình đầu năm 1982 do Quyết định của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chứ không qua toà án xét xử.
Một nhân chứng đáng tin cậy về giai đoạn khủng bố Phật giáo này là Đức cố Đệ Tam Tăng Thống Thích Đôn Hậu. Năm Mậu thân, 1968, ngài bị cưỡng bức gánh lên rừng, rồi đưa ra Hà Nội như con tin của nhà nước, và được sử dụng như con bài tuyên truyền đối ngoại.
Ngài trở lại miền Nam với chức vụ đại biểu Quốc hội, Uỷ viên Mặt trận Tổ quốc. Thế nhưng ngài đã viết đơn từ nhiệm mọi chức vụ, lại còn tố cáo chế độ đàn áp Phật giáo và thảm sát Hoà thượng Thích Thiện Minh. Trong băng thu âm, mà tạp chí Quê Mẹ phát hành tại Paris đăng tải, Ngài phơi bày cái gọi là “cách mạng giải phóng” miền Nam như sau:
“Tình đoàn kết, thương yêu, kính trọng trước kia, chỉ được 10 ngày! Sau 10 ngày đó: tình đoàn kết xưa nay bây giờ rã hết! Lòng yêu thương đổi thành ghét cay ghét đắng! Sự kính trọng bây giờ người dân trở lại khinh đáo để!”
Lý do chống đối
Hiện nay, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất chỉ tồn tại trong thực tế, chứ Nhà nước không công nhận. Tuy nhiên Giáo hội vẫn tiếp tục cuộc vận động đòi hỏi phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý, và tranh đấu cho tự do tôn giáo, nhân quyền, dân chủ.Ông Võ Văn Ái
“Phật giáo chúng ta đang trong cơn Pháp nạn II. Nhà nước Việt Nam đã đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chúng ta kể từ sau ngày 30-4-1975
"Chỉ vì lập trường của Giáo hội không chấp nhận làm công cụ cho bất cứ một thế lực chính trị nào, và Giáo hội chỉ yêu cầu để Phật giáo được sinh hoạt độc lập trong khuôn khổ tôn giáo và pháp luật”.
Không muốn làm công cụ cho chế độ, vì lịch sử Hai Nghìn năm Phật giáo, đạo Phật luôn đồng hành cùng dân tộc, vui buồn theo vận nước, sát cánh cùng nhân dân chống xâm lăng, bảo vệ chủ quyền.
Nhiều Sư Bà, Nữ tướng Phật tử đã tham gia với Hai Bà Trưng trong cuộc kháng chiến vệ quốc đầu tiên của nước ta và nhiều bậc sư sãi, thiền sư khác cũng đã đóng góp cho các triều đại Việt Nam trong các thời đại dựng nước và giữ nước.
Cũng vì thế, mà Đức Đương kim Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ, sống trong cảnh quản chế, vẫn không ngừng lên tiếng đưa ra Giải pháp dân chủ hoá Việt Nam từ tháng 2/2001 để cứu nguy tình thế.
Ngài đã tố cáo nạn Bô-xít Tây nguyên như tung đội thứ Năm của Bắc Kinh, tố cáo sự xâm lấn biển đảo của Trung quốc, mà biến cố dàn khoan Hải Dương 981 xảy ra năm ngoái là một trong các minh chứng.
Tiếp tục phát triển
Nhiều hoạt động thiện nguyện đang được cộng đồng Phật giáo Việt Nam ở trong nước tiến hành hỗ trợ người dân. Hiện nay, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất chỉ tồn tại trong thực tế, chứ Nhà nước không công nhận. Tuy nhiên Giáo hội vẫn tiếp tục cuộc vận động đòi hỏi phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý, và tranh đấu cho tự do tôn giáo, nhân quyền, dân chủ.Hiện Giáo hội có 20 Ban Đại diện trong các tỉnh thành. Nhưng mọi sinh hoạt văn hoá, giáo dục, tín ngưỡng đều bị sách nhiễu và cấm đoán.
Vậy tương lai của Giáo hội sẽ ra sao? Vẫn là tương lai của Phật giáo nói chung trên thế giới, đạo Phật tiếp tục truyền thừa và phát huy rực rỡ, hiện đang phát triển mạnh tại các nước Âu Mỹ sau gần ba nghìn năm khai đạo.
Trong khi ấy, các chế độ gian ác, độc tài đến đâu cũng chỉ có một thời.
Tương lai Phật giáo Việt Nam tuỳ thuộc một là Đảng Cộng sản chấp nhận tiến trình dân chủ hoá để hình thành thể chế dân chủ đa nguyên, hoặc một biến cố do nhân dân tự đứng lên thực hiện dân chủ.
Người xưa nói, chở thuyền là nước, lật thuyền cũng là nước. Nước là nhân dân.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả, phát ngôn nhân Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Bài được gửi tới BBC sau khi BBC mời độc giả tham gia viết bài vở, đóng góp tư liệu, chia sẻ thông tin, cảm nghĩ về sự kiện 30/04/1975.
0 comments:
Post a Comment