Monday, April 20, 2015

Nói dối như Vẹm: 'Không có ngược đãi sau 30/4'


BBC - 18 tháng 4 2015


Phó giáo sư VC Vũ Quang Hiển
Sau chiến tranh chấm dứt ngày 30/4/1975, ở Việt Nam không có ngược đãi đối với mọi người, trong đó với các lực lượng cựu quân, cán, chính của chính quyền Sài Gòn, theo ý kiến một sử gia từ Hà Nội.
Trao đổi với BBC về 30/4 và hậu cuộc chiến Việt Nam trong một tư liệu từ trước, Phó Giáo sư Vũ Quang Hiển từ Đại học Quốc gia Hà Nội nói:
"Tôi nghĩ rằng sau chiến tranh, Việt Nam không có ngược đãi đối với mọi người. Bởi vì chính sách lúc ấy của nhà nước Việt Nam là chính sách hòa hợp dân tộc.
"Chính sách này đã công bố công khai ngay từ thời chiến tranh, chứ không phải sau hậu chiến mới có chính sách đó.
"Thế còn việc tập trung học tập hay cải tạo, tôi nghĩ đấy là để học cho nó rõ chính sách của nhà nước Việt Nam thời bấy giờ.
"Chứ không có nghĩa là một chế độ tù đầy."
Sử gia này nói tiếp về các trại cải tạo sau 1975.
"Nếu nói là tù đầy, thì tôi nghĩ đó là một sự xuyên tạc.
"Hơn nữa cũng cần lưu ý là có thể là ở những lớp học như vậy, đời sống không được tốt, tức về mặt đời sống kinh tế không được tốt.
"Và có thể có một số anh em nào đó hiểu nhầm là mình bị khổ sở này khác.
"Nhưng tôi xin nói là tất cả những điều mà ở Sài Gòn tuyên truyền trước ngày 30/4/1975 là cộng sản Việt Nam vào Sài Gòn sẽ diễn ra một cuộc tắm máu. Điều đó rõ ràng đã không xảy ra.
"Hai là đã không có nhà tù nào để giam cầm tất cả anh em sỹ quan binh sỹ quân đội Sài Gòn, cũng như (nhân viên) chính quyền Sài Gòn trước đây, trong nhà tù để mà đánh đập, để mà tra tấn, thì hoàn toàn không có.
"Tức là những tuyên truyền vu cáo về miền Bắc xâm lược miền Nam và dẫn đến những sự tàn sát đẫm máu, thì rõ ràng điều đó không có ở Việt Nam," Phó Giáo sư Vũ Quang Hiển nói với BBC.
Qua bốn thập niên, khoảng hai thế hệ người dân Việt Nam ra đời, việc hòa giải, hòa hợp nội bộ dân tộc đã 'cơ bản được giải tỏa', theo ý kiến của sử gia trong nước.
Trong một tư liệu phỏng vấn, Phó Giáo sư Vũ Quang Hiển từ Hà Nội nói với BBC về các gia đình từng là viên chức, binh sỹ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa và quan hệ của các gia đình này với phần còn lại của cộng đồng, xã hội ở Việt Nam.
Sử gia nói:
"Nếu chúng ta tính mỗi thế hệ khoảng 20-25 năm, thì hơn một thế hệ, hai thế hệ đã ra đời sau chiến tranh đến bây giờ rồi.
"Thì những gia đình đó, con cái của họ, con em của họ vẫn có công ăn, việc làm bình thường, được học hành một cách bình thường.
"Và người ta có thể gả vợ, gả chồng cho nhau.
"Thì tôi nghĩ sự hòa hợp ấy về cơ bản đã được giải tỏa.
"Thế còn những lấn cấn đâu đó thì tôi nghĩ có thể có, nhưng nó mang tính chất cá nhân, hy hữu, nhiều hơn là mang tính chất hận thù trong nội bộ dân tộc đang được khoét sâu.
"Và tôi nghĩ đấy là một vết thương chiến tranh cần phải được làm lành," Phó Giáo sư Vũ Quang Hiển nói với BBC.
Mở đầu phần II cuộc phỏng vấn gồm hai phần này, sử gia từ Đại học Quốc gia Hà Nội bình luận tiếp về việc có hay không các thống kê về các vụ được cho là 'thảm sát' ở Huế trong cuộc Tấn công Tết Mậu thân 1968 của quân đội Bắc Việt ở thành phố miền Trung Việt Nam./.

*****



 

0 comments:

Powered By Blogger