Phạm Hồng Sơn
Trong
cuộc tuần hành vì cây xanh sáng Chủ nhật 12/4 vừa qua tại Hà Nội có một
sự kiện rất đáng chú ý và đã gây tranh cãi. Đó là sự xuất hiện của một
nhóm 4, 5 thanh niên nam trẻ với tên gọi nhóm “Quân lực Việt Nam Cộng
Hòa” (tên này tạm gọi, chưa chắc đã đúng) trên không gian mạng.
Căn cứ vào những hình ảnh và phản ánh quan trọng đã có trên mạng, nhóm “Quân lực VNCH” hôm đó là những người tuần hành ôn hòa, có phần hơi nghiêm nghị, và như những người tuần hành ôn hòa khác họ cũng bày tỏ một thông điệp rõ ràng với những khẩu hiệu trên tay vì cây xanh. Điểm khác biệt quan trọng nhất của họ đối với những người khác là họ cùng mặc áo thun đen với logo trên ngực trái hình chim ưng (ó) cách điệu khá nhỏ màu vàng và sau lưng là hai dòng chữ tiếng Anh có nghĩa: “Nhân dân không nên sợ hãi chính quyền”, “Chính quyền cần phải sợ nhân dân”. Nhưng gần như ngay tức khắc đã có những ý kiến bày tỏ “không liên quan”, phản đối sự tham dự của nhóm “Quân lực VNCH”, điển hình là bài viết của nhà báo Đoan Trang.
Đọc
kỹ bài viết của nhà báo, nhà hoạt động Đoan Trang tôi thấy luận điểm
chính của bài viết (không hoan nghênh nhóm “Quân lực VNCH”) không được
đặt trên những cơ sở về pháp luật, về tinh thần dân chủ đa nguyên và cả
về công tác tổ chức.
Nhà báo Đoan Trang viết: “Các bạn “Quân lực VNCH” nên ghi nhận là công an đã không bắt các bạn ngay trong lúc tuần hành...”
Thật nguy hiểm cho tinh thần pháp luật và an ninh của đời sống con
người, nếu một công dân không hề có hành vi (thái độ và hành động) vi
phạm pháp luật lại phải ghi nhận, chắc nhà báo Đoan Trang viết với ý
phải cảm ơn (như phiên bản ban đầu),
rằng mình đã không bị nhà chức trách bắt giữ. Phải chăng vì quá chú tâm
tới sự kiện cây xanh hay hoạt động của mình, nhà báo Đoan Trang đã quên
mất những nhân quyền cơ bản (của người khác)?
Về
phương diện tổ chức, kể cả là có tổ chức thật bài bản và qui củ, khi
nhà tổ chức chưa đưa ra qui định hay khuyến cáo về trang phục, thông
điệp thì không thể trách cứ người tham gia về những vấn đề đó, ngoại trừ
các vấn đề gần như đã được đồng thuận phải tránh như kích động bạo lực,
bạo lực, bất nhã. Nhưng kể cả trong trường hợp nhà tổ chức muốn qui
định thì cũng không thể kiểm soát được tính đa dạng vô biên trong cách
bày tỏ của con người.
Nhà báo Đoan Trang khuyến cáo: “...các
bạn có thể tự tổ chức một sự kiện khác cho riêng các bạn, vào thời
gian, địa điểm khác, với nhân sự khác, và không góp mặt trong sự kiện mà
tại đó bạn không được đón nhận.” Câu này cho tôi một cảm nhận
dường như nhiều người trong chúng ta chưa nhận thấy không gian bày tỏ
trên đất nước chúng ta đã quá chật hẹp suốt hơn nửa thế kỷ qua vì một
thể chế chính trị lạc hậu nên đôi khi lại vô tình chặn bớt không gian
bày tỏ của người khác. Một không gian công cộng, trừ trường hợp có qui
định đặc biệt, vẫn là một không gian công cộng dù là nơi đang xảy ra
tuần hành hay biểu tình. Chúng ta có thể độc quyền về thông điệp tuần
hành nhưng không nên và không thể độc quyền về không gian bày tỏ công
cộng và quyền bày tỏ, trừ khi chúng ta nắm quyền lực độc tài.
Nhà báo Đoan Trang cho rằng nhà chức trách “có thể lấy cớ cờ 'vàng xuất hiện'”
để dẹp tuần hành, theo tôi đây là một suy diễn không vững và không thực
tế. Theo tôi, nếu cần dẹp bất kỳ cuộc tuần hành nào, nhà chức trách
hiện nay không nhất thiết phải dựa vào những lý do như thế. Chúng ta
chẳng phải đã chứng kiến nhiều lần cả “cờ đỏ” lẫn “Bác Hồ” đều bị lực
lượng chức năng quăng xuống đất để dồn phá người biểu tình? Hơn nữa, nếu
điều đó xảy ra lỗi vẫn hoàn toàn thuộc về một chính quyền chưa biết tôn
trọng quyền dân. Và tại sao chúng ta không nghĩ ngược lại, đó chính là
cơ hội giúp khơi lên một dư luận quan tâm tới tinh thần pháp luật và
tinh thần hòa giải dân tộc và hóa giải xung đột giữa hai chế độ Việt Nam
(Cộng sản và Cộng hòa)?
Cuối
bài viết nhà báo Đoan Trang cho rằng những bạn trẻ “Quân lực VNCH” đã
“đi quá xa”(sic) rất có thể làm ảnh hưởng không tốt hoặc gây nguy hại
tới những người có “tinh thần cộng đồng và trách nhiệm xã hội”. Nhưng
tôi lại nghĩ hoàn toàn khác
Qua
những gì đã trình bày, mấu chốt của sự cố đã xảy ra nằm ở chỗ những
thanh niên ôn hòa, nghiêm nghị trong cuộc tuần hành vì cây xanh đó đã
dám thể hiện những biểu tượng, yếu tố liên quan tới “Việt Nam Cộng Hòa”
một cách ôn hòa.
“Việt
Nam Cộng Hòa” là gì? Đứng về mặt cảm nhận xã hội nói chung, chúng ta
phải thừa nhận đây là một cụm từ còn có tính “húy kỵ” vì “Việt Nam Cộng
Hòa” đã là một chính thể đối lập, đối kháng với chính thể hiện nay và
vẫn bị chính thể hiện nay kỳ thị, coi là “ngụy”, “tay sai”, “bán nước”.
Tuy
nhiên, về mặt bản chất, “Việt Nam Cộng Hòa” có thực là một chính thể
“tay sai”, “bán nước”, “ngụy”? Căn cứ vào các cứ liệu lịch sử, chúng ta
có thể khẳng định tất cả các từ chỉ thị trong dấu “ ” này đều là bóp méo
sự thật. Nhìn vào những gì đã thể hiện trên thực tế chỉ trong khoảng 10
năm trở lại đây trong quan hệ giữa chính thể “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam” (tiếp nối của “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”) với Trung Hoa Cộng
Sản, chúng ta có thể tự tin khẳng định “Việt Nam Cộng Hòa” là một chính
thể đã không làm phương hại tới chủ quyền lãnh thổ, quốc gia trong quan
hệ với nước ngoài như hai chính thể Việt Nam vừa nói. “Việt Nam Cộng
Hòa” cũng là chính thể được thiết lập thông qua các thiết chế dân chủ,
mặc dù còn nhiều khiếm khuyết, nhưng tính chất dân chủ cao hơn hẳn hai
chính thể vừa đối chiếu. Đặc biệt “Việt Nam Cộng Hòa” đã tôn trọng nhiều
quyền tự do chính trị, tự do dân sự của người dân. Ở “Việt Nam Cộng
Hòa” cách đây hơn 40 năm, người dân đã có quyền ra báo tư nhân, quyền
thành lập đảng chính trị đối lập, quyền xuống đường biểu tình, v.v. -
tất cả những quyền này đều thiếu vắng ngay trong chính thể hiện nay:
“Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.
Như vậy “Việt Nam Cộng Hòa” so với chính thể Việt Nam hiện tại rõ ràng là một biểu tượng của văn minh, dân chủ, nhân bản.
Nhìn
như thế ắt hẳn chúng ta phải cảm thấy chia sẻ, thương cảm và ngậm ngùi
cho “Việt Nam Cộng Hòa”, cũng như cho tất cả mọi người Việt Nam, kể cả
các đảng viên Cộng sản, bởi một chính thể nhân bản hơn, dân chủ hơn và
có trách nhiệm hơn đối với lãnh thổ quốc gia đã không thể tồn tại. Nhìn
như thế, dù chúng ta có thể sợ vì vẫn coi là một “húy kỵ”, chúng ta
không thể nào hắt hủi, ghẻ lạnh với “Việt Nam Cộng Hòa”.
Nhưng
không chỉ không ghẻ lạnh và không hắt hủi, nhóm thanh niên “Quân lực
Việt Nam Cộng Hòa” trong cuộc tuần hành hôm 12/4 vừa qua còn biểu tỏ sự
liên đới một cách công khai nhưng điềm đạm và rất chừng mực. Đặc biệt,
các thanh niên đó còn ở độ tuổi trên dưới 30, tức được sinh ra cách khá
xa “Việt Nam Cộng Hòa” và hình như tất cả đều sinh trưởng tại miền Bắc.
Tôi
cho rằng đó là một hiện tượng rất đáng chú ý trong giới trẻ, những
người thường bị coi là thiếu ý thức xã hội hay ít quan tâm tới chính
trị. Theo tôi, rất có thể những thanh niên đó đã thấu hiểu sự thật lịch
sử và có ý thức rõ trong việc mạo hiểm tôn vinh những giá trị cao đẹp đã
mất đang bị coi là “húy kỵ”. Những khuôn mặt nghiêm nghị, trầm tư, tự
tin khi tuần hành của các bạn đó có thể là biểu hiện của tự nhận thức rõ
sự nghiêm trọng trong những việc họ đang làm. Hoặc họ là những người
trẻ sáng tạo và táo bạo trong việc thức tỉnh dân chúng về một vấn đề
quan trọng của lịch sử đang bị che giấu và rất liên quan tới nền tảng
tiến bộ của xã hội: Thể chế chính trị.
Nhưng
dù sự thật thế nào, việc dám xiển dương “Việt Nam Cộng Hòa” ngay giữa
thủ đô Hà Nội trong những ngày tháng Tư này bằng một thái độ công khai,
ôn hòa, chững chạc như thế cũng là một sáng tạo dũng cảm đàng hoàng của
tuổi trẻ rất cần được ghi nhận.
Tôi
tin những thanh niên đó chắc cũng đã phải dự tính nhiều người hiện nay
sẽ không đồng tình với họ. Nhưng chắc họ cũng sẽ thông cảm với những
người đó vì đa phần là do thói quen cố hữu cứ ôm lấy những “húy kỵ” lẽ
ra đã phải bỏ hoặc chưa tự tìm hiểu thêm lịch sử mà thôi. Chắc họ cũng
phải nghĩ và tự động viên bản thân rằng: Có cái tiến bộ hay thúc đẩy
tiến bộ nào không có tính “khác” và “trước” so với số đông?
Nhìn
kỹ hơn chúng ta sẽ thấy vấn đề lại có tính trớ trêu nực cười cho xã hội
ta, khi một Ủy viên Bộ Chính trị, một ông Thủ tướng cộng sản gộc (có
thể sẽ thành Tổng bí thư) đã công khai làm thông gia với “Việt Nam Cộng
Hòa” từ lâu rồi mà người dân lại vẫn e sợ, húy kỵ “Việt Nam Cộng Hòa”.
Khi cả hệ thống chính trị “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” đang vận
động để được mua các loại vũ khí tối tân của Hoa Kỳ - đồng minh cũ của
“Việt Nam Cộng Hòa” - mà người dân lại vẫn phát hoảng khi nghe tới “Quân
lực Việt Nam Cộng Hòa”. Có lẽ, một trong những hệ lụy nặng nhất từ một
chế độ toàn trị không phải là sợ hãi hay độc đoán mà chính là sự chai lỳ
về tư duy. Và chẳng phải xã hội ta đã tiến lên được nhiều bước là do đã
nỗ lực phá đi được những húy kỵ như “khoán ruộng”, “sản xuất tư nhân”,
“buôn bán tư nhân”, “nghe đài địch”, “chơi với tư bản”, v.v.?
Nhưng
lại vẫn còn một giả thuyết khác, trong giới trẻ và xã hội hiện nay đã
có nhiều người nhận thức đúng về “Việt Nam Cộng Hòa” nhưng vẫn ngại chưa
dám bày tỏ như nhóm “Quân lực VNCH”.
Nhìn cả hai mặt như thế chúng ta sẽ càng thấy rõ hơn ý nghĩa xã hội của nhóm “Quân lực VNCH”.
Nếu
tôi không nhầm, hầu hết tất cả những người đã dấn thân vào các hoạt
động cho cộng đồng nhưng ngược với ý muốn của chính quyền đều đã ít nhất
một lần phải nghe người khác “khuyên răn” với những lý luận tương tự,
“quá nhanh”, “quá xa”, “quá mạnh”, “gây mất an ninh”, “mất ổn định”,
“phá hoại hạnh phúc, tương lai” của người này, người kia.
Do đó nhà báo Đoan Trang cáo buộc nhóm “Quân lực VNCH” “đã đi quá xa” là không thỏa đáng. Và cho rằng họ có nguy
Chúng ta đã quá thấu vì những thảm cảnh do độc tài gây ra. Nhưng dân chủ không phải không có những phiền toái.
Vì
dân chủ tôn trọng ý kiến khác biệt nên mọi cá nhân, hội nhóm, đảng phái
luôn phải vất vả, xoay trở để cạnh tranh, đối phó với các cá nhân, hội
nhóm, đảng phái khác đang tồn tại hoặc liên tục được sinh ra. Chính vì
thế mọi xã hội dân chủ đều không có tính “bình yên”, “ổn định” như trong
chính thể độc tài. Mỗi cá nhân, hội nhóm, đảng phái dù là (đang) xuất
sắc nhất cũng tự biết rằng vị thế của mình chỉ là tạm thời và phút chốc
có thể trở thành tầm thường - một điều không dễ chịu đối với mọi con
người. Nhưng đổi lại con người trong chính thể dân chủ giữ được tư duy
độc lập đồng thời không ngừng được hoàn thiện, bồi đắp thêm những giá
trị, hiểu biết, do chính bản thân ngộ qua, hay học được, kết hợp được từ
những cá nhân, hội đoàn khác. Và, quan trọng hơn, cùng một vấn đề luôn
luôn có hơn một giải pháp, ý tưởng để lựa chọn hay dự phòng, đưa đến hệ
quả tránh cho toàn xã hội, cộng đồng không bị “Xuống Hố Cả Nút”.
Kẻ cầm quyền cũng được hưởng lợi: được sống một cuộc đời thật và cầm
quyền với sự an tâm do chính đáng. Vì vậy, những lãnh đạo dân chủ dù
cũng không thích phải cạnh tranh, họ luôn bảo vệ tính đa nguyên, chống
sự độc tôn của cá nhân, hội đoàn, đảng phái.
Trong bản luận về chính quyền (federalist) số 10 rất nổi tiếng của James Madison viết năm 1787, ông kết luận: “Chúng
ta buộc phải thừa nhận rằng những NGUYÊN NHÂN GỐC RỄ của nạn bè đảng,
hội nhóm là không thể loại bỏ, và cách chữa duy nhất chỉ nằm trong việc
kiểm soát các TÁC ĐỘNG của chúng mà thôi.”[i]
Trước đó Madison đã chứng minh muốn dẹp được sự khác biệt, bất trắc,
lộn xộn nhiều khi biến thành cãi vả, ẩu đả, bạo lực của các hội nhóm, ý
kiến khác biệt thì chỉ bằng cách triệt hạ hết tự do của xã hội - điều
Madison không bao giờ chấp nhận.
Nhìn
trên những căn bản như thế chúng ta sẽ thấy sự xuất hiện của “Quân lực
VNCH”, hoặc các nhóm hội đặc biệt khác, là điều tất yếu và là một vốn
quí cho xã hội. Và sự bất đồng giữa “ban tổ chức” cuộc tuần hành vì cây
xanh (là một hội nhóm) với nhóm “Quân lực VNCH” cũng là điều thường
tình.
Vậy
vấn đề quan trọng cần xét là mục đích của hai bên và ứng xử của hai bên
trong sự bất đồng đó. Về mục đích, như đã phân tích, qua thể hiện, cả
hai bên đều có những mục đích (chung, riêng) đều theo hướng mang lại
tiến bộ cho xã hội. Nhưng, như đã thấy, mục đích xiển dương “Việt Nam
Cộng Hòa” của nhóm “Quân lực VNCH”, dù tốt cho xã hội, chưa (hoặc không)
tương thích với “ban tổ chức” và hệ quả là “ban tổ chức” đã lên tiếng
phản đối, bác bỏ và khẳng định độc quyền về tuần hành. Theo tôi cách ứng
xử này của “ban tổ chức” không phải là lựa chọn tối ưu. Nếu chỉ nhằm
đáp ứng một nhu cầu cần phải chứng tỏ “ban tổ chức” không hề liên quan
với “Quân lực VNCH”, có rất nhiều cách khác đẹp hơn cách đã làm để đạt
được mục đích này.
Nhưng
chúng ta cũng có thể lý giải thái độ đó của “ban tổ chức” theo tâm lý
học hình sự (criminal psychology). Theo thuyết này, trong hoàn cảnh bị
đe dọa, người thiếu kinh nghiệm thường có phản ứng tức khắc bằng thái độ
(hành động) thể hiện sự lìa xa với những đối tượng (vấn đề) mà người đó
nghĩ có thể làm cho tình trạng nguy hiểm hơn. Sự “lìa xa” đó có nhiều
mức độ từ thờ ơ, từ chối, bác bỏ đến ruồng rẫy, đả phá. Tuy nhiên phản
ứng “lìa xa” đó không thể qua mắt được các điều tra viên hạng trung
bình, đó là dấu hiệu khả tín của “cái tôi đang hoảng”, theo kiến thức
thuộc loại cơ sở vừa nêu của hình sự học.
Sau
khi đăng hai phần của bài viết này, tôi đã nhận được nhiều ý kiến phản
hồi trong đó có một luận điểm cho rằng “ban tổ chức” phải có thái độ như
thế là “nhằm mục đích tập dượt cho những người chưa quen,
những người vẫn còn sợ việc xuống đường. Làm cho họ quen đã, xuống đường
nhiều đã, rồi...”
Theo
tôi, và phải nói thẳng, luận điểm này hoặc là ngụy biện để che chắn cho
một kế hoạch nào đó hoặc là ngộ nhận, sai hoàn toàn về quan điểm vận
động tiến bộ. Thứ nhất, vì chúng ta không thể cải thiện một xã hội độc
tài bằng cách tập cho người dân xuống đường với tiho xã nh thần độc
quyền, độc tài. Điều đó chỉ có thể làm thay đổi hình thức độc tài và gây
rạn nứt thêm chội,
không thể giúp xã hội nghiêng được sang dân chủ tự do. Chúng ta nên nhớ
lại, trong các xã hội độc tài toàn trị, không phải không có các thiết
chế có những cái tên như “quốc hội” (nghị viện), “tòa án”, “thẩm phán”,
“mít-tinh”, “biểu tình”, “công đoàn”, “bỏ phiếu”, “báo chí” v.v. và cả
“đa đảng chính trị” nữa. Tất cả những thứ đó hầu hết đều có, nhưng chỉ
có điều: do một nhóm người điều khiển hoặc chỉ một số người được thực
hiện mà thôi! Thứ hai, lập luận đó rất dễ rơi vào bẫy của nhà độc tài
khi họ muốn loại sự tham gia của những cá nhân, hội đoàn không có lợi
cho quyền lực độc tài của họ trong khi cho phép nhiều cá nhân, hội đoàn
tham gia nhưng vô hại đối với họ. Thủ pháp này có thể gọi là đa nguyên
nửa vời. Tựu chung luận điểm đó và giải pháp đó chỉ có lợi cho độc tài.
Rõ
ràng, xã hội dân sự Việt Nam trong những năm qua đang sôi động, phát
triển. Ý thức tự lập của người dân đã có nhiều dấu hiện cải thiện. Trong
môi trường đó, tinh thần đó, dù còn nhiều khiếm khuyết và đầy thách
thức, nhiều nhà hoạt động trẻ nhiệt thành, có tri thức đã xuất hiện và
đóng góp rất nhiều, bằng những cách thức mới khác hẳn, cho tiến bộ xã
hội. Nhiều người có kiến thức và tài năng thật xuất sắc, cá nhân tôi hết
sức khâm phục và ngưỡng mộ. Và trên bước đường hoạt động còn đầy chông
gai đó chắc chắc họ không thể tránh được những sai sót, thậm chí lỗi
lầm, như mọi con người khác. Và tôi tin họ sẽ ngày càng xuất sắc hơn qua
những sai sót có thể đó. Nhưng tôi cũng tin rằng trong xã hội vẫn còn
nhiều trí tuệ và tài năng xuất sắc nữa và có thể xuất sắc hơn hết thảy
mọi nhà hoạt động xuất sắc đã từng xuất hiện. Nhưng vì một lý do nào đó
những người đó vẫn chưa xuất hiện. Chúng ta hãy cùng lưu tâm bảo vệ, tạo
cơ hội cho những con người như thế được lên tiếng và thể hiện.
[i] “The
inference to which we are brought is, that the CAUSES of faction cannot
be removed, and that relief is only to be sought in the means of
controlling its EFFECTS.”
0 comments:
Post a Comment