Vịnh Hạ Long
Nhân Tuấn Trương
Đầu năm 2014, sau một vòng chu du ăn tết ở VN, tôi có viết vài dòng và đưa vài tấm hình lên facebook để báo động việc người ta đang phá hoại quần thể Hạ Long. Những ngọn núi đá vôi trên đất liền (cấu thành quần thể Hạ Long) đang bị vạt đi. Người ta đục phá chúng để lấy đá. Hạ Long được UNESCO xếp vào « di sản thế giới », là một thắng cảnh độc đáo có một không hai, là một kỳ quan của thế giới. Bây giờ không biết việc phá hoại này có ngưng lại hay chưa ? Trong nước có ai lên tiếng báo động hay không ?
Đầu năm 2014, sau một vòng chu du ăn tết ở VN, tôi có viết vài dòng và đưa vài tấm hình lên facebook để báo động việc người ta đang phá hoại quần thể Hạ Long. Những ngọn núi đá vôi trên đất liền (cấu thành quần thể Hạ Long) đang bị vạt đi. Người ta đục phá chúng để lấy đá. Hạ Long được UNESCO xếp vào « di sản thế giới », là một thắng cảnh độc đáo có một không hai, là một kỳ quan của thế giới. Bây giờ không biết việc phá hoại này có ngưng lại hay chưa ? Trong nước có ai lên tiếng báo động hay không ?
Ở
Hà Nội, chặt cây cổ thụ (quí hiếm), sau đó trông thế vào các loại cây
khác, vài trăm năm sau chúng cũng trở thành… cổ thụ. Nhưng khi vạt núi
đi, như thể vẩy rồng đã lóc ra, người ta vô phương tái tạo lại. Hạ long
là « rồng đi xuống » biển. Quần thể này rất lớn, bao gồm phần trên bờ và
phần dưới biển.
Phần
dưới biển người ta tận lực khai thác du lịch. Người ta « phàm hóa »
động Tiên Cung, xây dựng những cảnh trí đầu voi đuôi chuột… hy vọng hốt
khách du lịch thập phương. Nhưng cũng thành công. Du khách ở đây đông
đúc (đến độ tạp nham). 99% du khách là người Hoa. Du khách thực sự có
tiền lần hồi xa lánh.
Phần
trên bờ thì người ta tận lực khai thác… đá vôi. Lý ra, khu vực này, nếu
có chút tầm nhìn, thì cũng có thể xây dựng thành một khu du lịch cạnh
tranh với vùng Phuket của Thái Lan.
Bây
giờ thì đến sông Đồng Nai. Với cái đà « phát triển » mạnh ai nấy « phát
» kiểu này, e rằng sông Đồng Nai sẽ bị bức tử. Dân Sài Gòn chết sớm vì
uống nước tại đây.
Người ta vẫn tiếp tục lấp sông Đồng Nai - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Trước
hết là vấn đề an ninh chiến lược. Đố ai mà biết được vị trí hầm chứa
nước cung cấp cho Paris, hay các thành phố lớn khác trên thế giới, là ở
đâu ?. Đó thuộc phạm vi an ninh quốc phòng.
Ở
VN thì khác. Ta biết được dân Sài Gòn uống nước sông Đồng Nai. Muốn sát
hại cái giống dân (ngu dốt) này, một cách dài lâu, thì mỗi ngày chỉ cần
bỏ xuống đó một liều lượng độc dược (phóng xạ) nào đó. Muốn giết liền
thì cũng chỉ cần tăng liều lượng độc dược đó lên.
Đánh
thắng VN không khó. Thử tưởng tượng vài triệu dân Sài Gòn đồng loạt bị
bịnh. Chỉ đối phó với việc « trị bịnh » cho dân Sài Gòn, nhà nước VN sẽ
bó tay trước các việc (cấp bách) an ninh, quốc phòng khác.
Còn
việc phát triển thành phố, sông Đồng Nai, cũng như sông Hồng, sông Sài
Gòn… Đáng lẽ nhà nước phải có kế hoạch chung để bảo vệ sông hồ, nguồn
nước… nhứt là những con sông chảy qua thành phố, đô thị. Lẽ ra các con
sông này phải được kè bờ, mục đích để chống sạt lở và xả nước lũ đầu
nguồn (vào mùa mưa).
Tình
trạng của sông Hồng, sông Đồng Nai (và nhiều con sông khác), tôi không
hiểu ai đã cấp phép cho dân cất nhà san sát bờ sông. Sông Hồng, lẽ ra
không được cất nhà trên bờ đê (cũng như hai bên bờ sông). Khi lũ lụt xảy
ra, ai chịu trách nhiệm ? Sông Đồng Nai cũng vậy !
Lý
ra, những con sông lớn (sông Hồng, Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Hàn,
sông Hương… cũng như các chi nhánh sông Cửu Long…) phải để một khoảng
cách an ninh (vài chục mét) cách nhà cửa. Nhà nước phải cấm tuyệt đối
việc xây cất kế bờ sông (ngoại trừ những trường hợp đặc biệt). Thông
thường, người ta « kè bờ », trong thành phố thì bằng bê tông, tạo thành
một con đường cho đi bộ và xe đạp. Ngoài thành phố thì làm thành những
con đê, hay những đường tráng nhựa. Lưỡng tiện đôi bề : sông ngòi được
bảo vệ, còn người dân thì có được cơ sở hạ tầng.
Việc cho phép xây cất bừa bãi dọc theo bờ sông, vừa mất mỹ quan do tình trạng hỗn loạn, vừa đe dọa an ninh chung.
Bây
giờ lại có việc « lấn sông » Đồng Nai để xây cất. Theo báo chí thì dự
án lấn sông này sẽ xây một « trung tâm » chi đó. Vấn đề là, thứ nhứt, bờ
sông (cũng như bờ biển) thuộc công chúng, không thể giao đặc quyền bất
kỳ cho tư nhân nào. Thứ hai, việc này tạo tiền lệ, người này lấn được
thì người khác lấn được, nguy cơ sông bị ngẽn dòng mà việc này tạo lụt
lội. Toàn thể dân cư trong khu vực bị ảnh hưởng.
Làm sao ta có thể chấp nhận một phương hướng phát triển đô thị vô trách nhiệm như vậy ?
Hôm
trước tôi có nói ông Lý Quang Diệu nói sai. Ông này cho rằng VN sẽ khá
hơn khi thành phần lãnh đạo sơ cứng giáo điều chết đi. Tôi nói rằng ông
sai vì lớp lãnh đạo mới cũng không ít dốt hơn lớp lãnh đạo tiền bối. Thử
nhìn bản đồ Google hai bờ sông Hồng, sông Đồng Nai… thì ta sẽ thấy ngay
cái dốt của lớp lãnh đạo mới lên.
Họ
không có một kế hoạch, một dự án, một chính sách… nào để phát triển
thành phố hết cả. Mối bận tâm của họ là làm sao sử dụng « quĩ đất » một
cách có hiệu quả nhứt : đó là làm sao để đầy túi bản thân và phe nhóm. Đất nước có ra sao thì kệ mẹ nó. Nhân Tuấn Trương
0 comments:
Post a Comment