Nguyễn Đình Ấm - 05/04/2015
VN
đang đứng trước một nghịch lý: Số người giàu tăng nhanh nhất thế giới,
nhiều quan chức giàu sụ, sống xa hoa cũng cỡ “nhất thế giới” nhưng nền
kinh tế quốc gia thì nợ công, nợ xấu chồng chất, nhà nước phải đi “vay
để trả nợ” 3 tháng một tỷ đô, mỗi sinh linh VN gánh gần 1.000 đô nợ...
Khi
một nhà đã lâm cảnh “làm một, ăn hai” thì chuyện đem bán những của cải
cơ bản của gia đình như ruộng vườn, nhà cửa, tăng giá điện liên tục,
tăng phí nọ, kia lên hai, ba lần một đợt… cũng là chuyện dễ hiểu. Đó là
chưa kể có thể có những toan tính để gia tăng tốc độ giàu cho ai đó như
các cuộc bán chác ở Nga sau khi Liên Xô tan rã...
Cuối
năm ngoái bộ GTVT nêu việc bán đường cao tốc, vừa rồi là bán sân bay
nói là để lấy tiền làm đường mới, xây sân bay mới. Thế nhưng, việc bán
những cơ sở hạ tầng của một quốc gia như VN là không đơn giản.
Nếu
bán đường cao tốc, sân bay để “lấy tiền làm công trình mới” thì tức là
biến các công trình “phục vụ kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng” (là
điều kiện để người dân phải hy sinh tư liệu xản xuất cho nhà nước) thành
công trình thương mại. Đã là công trình thương mại, như vậy chức năng
ANQP còn không? Đặc biệt, đã là công trình thương mại thì việc phân chia
lợi nhuận cho những người góp vốn xây dựng phải công bằng, tức phải
chia lợi nhuận cho những người hiến đất, mất đất… như một bài báo trước
tôi đã phản ánh ý nguyện của nhân dân.
Với sân bay thì tình hình còn phức tạp hơn nhiều.
Thứ
nhất, muốn bán sân bay thì người mua phải thấy có lợi, tức khả năng
thương mại của sân bay mà khả năng này lại phụ thuộc lưu lượng hành
khách thông qua. Chỉ có nhiều hành khách thông qua thì sân bay mới thu
dịch vụ nhà ga, lệ phí hạ, cất cánh, thuê mặt bằng… Xét trên tiêu chí
này thì hiện tại VN chỉ có thể bán với giá chấp nhận được các sân bay
Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng là ba sân bay có lãi, số ít sân bay có
triển vọng như Cam Ranh, Phú Quốc cũng phải chờ tương lai, tất cả các
sân bay còn lại, càng lỗ. Hôm trước VTV nói Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng
nói các sân bay VN đều lãi là không đúng. Ngoài ba sân bay trên, các
sân bay gọi là “quốc tế” nhộn nhịp nhất như Cam Ranh cũng chỉ có 1,5
triệu lượt khách/năm (2014), Phú Quốc 1 triệu, Phù Cát (Bình Định)
427.000, Cát Bi 930.000, Cần Thơ thảm hại nhất: Hơn 200.000 lượt khách
trong khi vốn đầu tư cực lớn…
Do
nước ta còn nghèo, mức sống dân còn rất thấp, ít người đi máy bay nên
hệ thống sân bay VN chủ yếu “phục vụ chính trị, kinh tế-xã hội ANQP”
không đặt vấn đề kinh doanh lên hàng đầu. Chính vì nguyên nhân này nên
từ những năm 1990-2012 ngành HKVN phải tổ chức các sân bay VN thành ba
“cụm” cảng hàng không miền Nam, Trung, Bắc. Ngoài vấn để quản lý, chỉ
huy, sân bay Nội Bài có lãi “nuôi” bộ máy các sân bay nhỏ từ Điện Biên
Phủ đến Vinh (Nghệ An). Sân bay TSN “nuôi các sân bay từ Bình Định vào
Phú Quốc, Côn Đảo, sân bay Đà Nẵng cùng TSN, Nội Bài “nuôi” các sân bay
nhỏ ở miền trung như Phú Bài, Pleiku, Buôn Mê Thuột, Liên Khương… (Những
năm Đà Nẵng vẫn bị lỗ). Từ khi thành lập Tổng công ty cảng HKVN (2012)
thì toàn bộ các sân bay VN mới hạch toán chung, ba sân bay có lãi “nuôi”
các sân bay lỗ.
Như
vậy nay nếu bán khả năng thương mại như Bộ trưởng Thăng nói thì ai
“nuôi” các sân bay lỗ (vì tiền bán được đã đem xây sân bay Long Thành
chẳng hạn) hay là lại lấy tiền ngân sách thì việc bán có ý nghĩa gì?
Ngược lại, nếu bán các sân bay lỗ thì chỉ với giá kiểu “bán lúa non”
hoặc bán “ANQP”. Mặc dù một sân bay bán cho tư nhân sẽ được quản lý, sử
dụng hiệu quả hơn so với DN nhà nước nhưng do mức sống của dân còn rất
thấp chưa phải lúc đặt kinh doanh hạ tầng sân bay lên hàng đầu. Nếu vì
mục đích thương mại thì hiện ở VN chỉ Nội Bài, TSN, Đà Nẵng tồn tại. Hơn
nữa, cái khác là ở các nước phát triển rất ít hoặc không có chuyện sân
bay quân sự chung với sân bay dân dụng, không có sân bay gọi là “phục vụ
chính trị, kinh tế, xã hội, ANQP” như VN. Như vậy khi sân bay bị bán
cho tư nhân, nước ngoài thì hoạt động quân sự sẽ như thế nào, giá cả sẽ
ra sao? Định giá một sân bay khi đồng tiền VN mất giá liên tục, tài sản
gốc hình thành từ nhiều chục năm qua được tính giá kiểu bao cấp cộng với
tiêu cực, tham nhũng trong việc đánh giá, đấu thầu… là rất khó. Riêng
cái giá của ANQP là bao nhiêu? Đặc biệt, sau khi bán có diễn ra cảnh như
khu du lịch Bà Nà (Đà Nẵng) người dân đến đây bắt buộc phải sử dụng các
dịch vụ (cáp treo) “cắt cổ”?
Hiện
nay một phần lãnh thổ, biển, đảo nước ta đang bị ngoại bang chiếm đóng,
giặc ngoại xâm chắc chắn sẽ xâm lược thêm… thì việc bán cho tư nhân,
nước ngoài những cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng ANQP có nên không?
Vừa
rồi bộ trưởng Thăng nói thẳng bán sân bay Phú Quốc để lấy vốn xây Long
Thành. Bán một sân bay có triển vọng thương mại cao lại ở vị trí an ninh
đặc biệt như Phú Quốc lại càng không thể bán dù ông khẳng định không
bán sân bay cho nước ngoài, không “buông ANQP” nhưng có luật nào bảo
đảm?
Bài học cho TQ thuê đất, biển… ở những “tử huyệt” ANQP trong thời gian qua vẫn ngày càng nóng.
N.Đ.A.
Tác giả gửi BVN
0 comments:
Post a Comment