VN 'bắt blogger thay vì chặn Internet'
Chia sẻ Ba blogger nổi tiếng trong nước bị bắt giữ trong năm nay: Ông Nguyễn Hữu Vinh (trái), ông Hồng Lê Thọ (giữa) và ông Nguyễn Quang Lập (phải)
BBC - 17/12/2014
Chính quyền Việt Nam không muốn thắt chặt kiểm soát Internet như Trung Quốc, nhưng chọn cách bắt giữ những tiếng nói trái chiều để bảo vệ quyền lực.
Chính quyền Việt Nam không muốn thắt chặt kiểm soát Internet như Trung Quốc, nhưng chọn cách bắt giữ những tiếng nói trái chiều để bảo vệ quyền lực.
Nhận định trên được cây bút Ralph Jennings đưa ra trong bài viết ngày 16/12 đăng trên tạp chí Forbes.
Bài viết của Jennings mở đầu bằng việc so sánh việc sử dụng internet ở TP.HCM với Trung Quốc với "đường cao tốc" và "rừng rậm".
"Gmail hoạt động ngay tức thì ... Và tôi có thể lên Facebook thoải mái", ông mô tả.
"Việt
Nam, dù cũng bị cai trị bởi chính quyền cộng sản độc tài như Trung
Quốc, lại không muốn chặn các trang web một cách có hệ thống".
"Nước này muốn phát triển internet để thúc đẩy các hoạt động kinh doanh qua mạng ... vốn là chất xúc tác cho đầu tư nước ngoài".
Khác
với Trung Quốc, nước bị chỉ trích vì chặn Facebook, Twitter và các dịch
vụ xã hội khác, internet tại Việt Nam có phần ít bị kiểm soát hơn, tác
giả nhận định.
Bài
viết dẫn lời ông Chris Freund, một đối tác của Mekong Capital tại
TP.HCM, cho rằng mạng internet tại Việt Nam "khá thoáng và dễ truy cập".
"Chính
quyền muốn người dân kết nối với nhau và hợp tác làm ăn, sau nhiều năm
hứng chịu tâm lý bất mãn từ các nhà đầu tư nước ngoài ...", ông Freund
nói.
Bài
viết cho rằng thay vì thắt chặt kiểm soát internet, Việt Nam lại sử
dụng Bộ Luật hình sự để bắt giữ các blogger đăng tải những thông tin
trái chiều.
"Việt
Nam đã từng thử chặn Facebook nhiều lần, nhưng hiện đã nới lỏng đi,"
ông Murray Hiebert, một nghiên cứu gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến
lược và Quốc tế, được dẫn lời nhận định.
"Việt Nam có vẻ như đang nhắm vào các blogger nổi tiếng, được nhiều người theo dõi, hơn là nhắm vào internet."
"Trên
thực tế, chính quyền đã có nhiều nỗ lực nhằm mở rộng mạng lưới internet
và tăng lượng người sử dụng internet tại nền kinh tế đang phát triển".
Bài
viết ghi nhận việc tội 'Lợi dụng quyền Tự do Dân chủ' theo Điều 258 Bộ
Luật Hình sự đã được sử dụng để bắt giữ hai blogger trong năm nay và dự
đoán các vụ bắt giữ có thể gia tăng trước thềm các kỳ họp quan trọng vào
năm sau nhằm "bảo đảm cho các lãnh đạo tại Hà Nội có được sự ủng hộ
tuyệt đối từ công luận".
Các
blogger Nguyễn Hữu Vinh, tức Ba Sàm, và Hồng Lê Thọ, tức Nguời Lót
Gạch, đã bị bắt giữ lần lượt vào hồi tháng 5 và tháng 11 năm nay do các
cáo buộc vi phạm theo điều luật này, thông cáo của Bộ Công an Việt Nam
cho biết.
Nhà
văn và blogger Nguyễn Quang Lập, tức Bọ Lập, chủ trang Quê Choa, cũng
bị bắt hồi đầu tháng 12. Nguyên nhân bắt giữ vẫn chưa được phía công an
tuyên bố chính thức.
"Dù
có hay không các phe phái khác nhau trong bộ phận lãnh đạo tại Việt
Nam, thì tất cả bọn họ đều muốn cùng một điều: Đàn áp những blogger bất
đồng chính kiến", Giáo sư Carl Thayer, từ Học viện Quốc phòng Úc được
dẫn lời nói.
'Không tiến bộ về Internet'
Trong
phúc trình hồi đầu tháng 12, tổ chức Freedom House cũng nhận định Việt
Nam "không có đủ nguồn lực để kiểm duyệt thông tin trên mạng như ở Trung
Quốc".
Tuy nhiên, "chính quyền cũng vẫn thiết lập một hệ thống kiểm duyệt hiệu quả", báo cáo viết.
"Việc
kiểm duyệt được thực hiện thông qua các nhà cung cấp dịch vụ Internet
(ISP) ... Các đường dẫn đến các trang web cụ thể bị chặn và đưa vào danh
sách đen".
"Các
mục tiêu bị chặn chủ yếu là các trang bị cho là có nội dung đe dọa
quyền lực chính trị của Đảng Cộng sản, trong đó có các trang bất đồng
chính kiến, các trang về nhân quyền, dân chủ hoặc có bài viết chỉ trích
phản ứng của chính quyền trước xung đột ở biên giới và trên biển giữa
Trung Quốc và Việt Nam".
Bản phúc trình cũng ghi nhận việc trang BBC tiếng Việt không thể truy cập được ở trong nước.
Việt
Nam "không có chút tiến bộ nào về Internet, bất chấp việc gia nhập Hội
đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc" hồi cuối năm 2013, báo cáo có đoạn.
Tuy
nhiên chính sự kiểm duyệt này đã khiến cho các 'báo lề dân' trở thành
nguồn tin quan trọng đối với nhiều người Việt Nam, Freedom House nhận
định.
"Người
dân giờ đây nhận thức được sự tồn tại song song giữa báo chí chính
thống và một nền báo chí khác chỉ hoạt động trên mạng".
"Các
trang web như Anh Ba Sàm, Quê Choa hay Bauxite Việt Nam thường phản ứng
rất nhanh trước các sự kiện chính trị xã hội và có tầm ảnh hưởng lớn
trong việc huy động các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội và
TP.HCM".
************
CPJ: VN đứng thứ 5 về bỏ tù nhà báo
Tổ chức Bảo vệ Ký giả (CPJ) xếp Việt Nam vào thứ năm trong danh sách
các nước cầm tù nhiều nhà báo nhất năm 2014, với 16 người hiện đang bị
giam giữ.
Đứng đầu danh sách vẫn là Trung Quốc, với 44 người.
Tổng
cộng trong cả năm 2014, trên thế giới có 220 nhà báo bị bỏ tù, tăng
chín người so với năm trước đó. Đây là con số nhiều thứ hai trong tất cả
các năm, kể từ khi CPJ bắt đầu thống kê về các nhà báo bị bỏ tù năm
1990.
Mười
quốc gia có số nhà báo ngồi tù nhiều nhất là Trung Quốc, Iran, Eritrea,
Ethiopia, Việt Nam, Syria, Ai Cập, Miến Điện, Azerbaijan, và Thổ Nhĩ
Kỳ.
Trong
số 16 nhà báo và cây bút bị cầm tù ở Việt Nam, CPJ nhắc đến các trường
hợp nhiều người biết đến như ông Trần Huỳnh Duy Thức, bà Tạ Phong Tần,
ông Lê Quốc Quân, nhà báo Hoàng Khương, ông Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba
Sàm), ông Trương Duy Nhất và nhà báo Võ Thanh Tùng.
CPJ không đề cập tên ông Nguyễn Quang Lập, có thể vì danh sách được chốt hạ trước khi ông Lập bị bắt.
2014
là năm thứ ba liên tiếp con số nhà báo bị cầm tù trên thế giới vượt qua
ngưỡng 200 người, cho thấy một xu hướng đáng quan ngại, theo CPJ.
Tại
Trung Quốc, số nhà báo bị bắt tăng mạnh so với 32 người năm 2013 và CPJ
nhận xét đây là chỉ dấu về "áp lực mà Chủ tịch Tập Cận Bình đang
đặt lên báo chí, giới luật sư, bất đồng chính kiến và học giả buộc họ
phải tuân theo lập trường của chính phủ".
"Không
chỉ bỏ tù nhà báo Trung Quốc, Bắc Kinh cũng đưa ra các quy định mới
ngặt nghèo về những gì có thể đưa tin và từ chối thị thực cho báo chí
nước ngoài."
CPJ
nói các chủ đề liên quan người thiểu số ở Trung Quốc tiếp tục bị cho là
nhạy cảm. Gần một nửa số người bị tù là các cây bút Tây Tạng hoặc
Uighur.
29 nhà báo bị nhà cầm quyền Trung Quốc bỏ tù vì tội danh chống nhà nước.
0 comments:
Post a Comment