Đánh dấu 70 năm ngày thành lập lực lượng quân đội Việt Nam, tổng bí
thư Nguyễn Phú Trọng đã chấp bút một bài viết có tiêu đề: “Đảng lãnh đạo là nhân tố quyết định mọi thắng lợi và sự trưởng thành, phát triển của quân đội nhân dân Việt Nam” đăng trên báo đảng CSVN – cơ quan ngôn luận của trung ương đảng CSVN.
Bài viết dài lê thê, nhiều nội dung sáo rỗng chỉ nhằm mục đích khẳng
định quyền lực độc tôn của đảng cộng sản khi tự cho mình quyền lãnh đạo
'tuyệt đối' đối với lực lượng quân đội.
Trong vai trò là bí thư quân uỷ trung ương, TBT Nguyễn Phú Trọng cũng
nhấn mạnh quyền lãnh đạo tối cao của đảng cộng sản đối với với quân đội
là “không thể phân chia cho bất kỳ một cá nhân nào, một lực lượng chính
trị nào khác”.
“Phải đẩy mạnh đấu tranh, làm thất bại âm mưu và hoạt động "diễn biến
hoà bình" nói chung và "phi chính trị hoá" quân đội nói riêng của các
thế lực thù địch. Thực chất, "phi chính trị hoá" quân đội là thủ đoạn
cực kỳ nham hiểm của thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng nước ta,
tách rời quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, làm
cho quân đội không còn là công cụ bạo lực sắc bén, lực lượng chính trị tin cậy của Đảng và Nhà nước”
“Mỗi quân nhân đề cao tinh thần cảnh giác, chủ động, nhạy bén, sắc
sảo và kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn "phi chính
trị hoá" quân đội của các thế lực thù địch; tỉnh táo, kịp thời xử lý
các tình huống phức tạp diễn ra trong hoạt động thực tiễn theo đúng quan
điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không để
kẻ địch lợi dụng”, TBT Nguyễn Phú Trọng viết.
Từ khi thành lập từ năm 1944 đến nay, lực lượng quân đội nhân dân Việt
Nam liên tục duy trì chế độ 2 người chỉ huy, quyền lực chủ yếu tập trung
vào vai trò của các chính uỷ, chính trị viên trong đơn vị quân đội.
Quyền lực bao trùm của đảng CS đã khiến quân đội Việt Nam ngày càng trở
thành một bộ máy cồng kềnh, kém hiệu quả. Hậu quả là hiện nay, lực lượng
quân đội bị biến thành một tổ chức thâu tóm quyền lực, tham nhũng tràn
lan...
Nghiêm trọng hơn, chủ trương bán nước của đảng CSVN cũng đã khiến lực
lượng quân đội Việt Nam ngày càng trở nên nhu nhược trước hành động xâm
lược của Trung Cộng. Trong trận hải chiến Gạc Ma năm 1988, 64 người
lính hải quân Việt Nam đã trở thành bia đỡ đạn cho lính Trung Cộng chỉ
sau một trận chiến ngắn. Nguyên nhân chỉ vì lệnh 'không được nổ súng'
của ủy viên bộ chính trị Lê Đức Anh, khi ấy đang giữ chức bộ trưởng bộ
quốc phòng.
Gần đây, xuất hiện nhiều ý kiến kêu gọi hạn chế quyền lực của đảng CS
trong đội nhằm mục đích biến lực lượng vũ trang VN trở nên chuyên nghiệp
và gia tăng sức chiến đấu. Dù vậy, những ý kiến này đã nhanh chóng bị
đảng cộng sản phản ứng dữ dội thông qua những bài 'bút chiến' một chiều
đăng trên các tờ báo đảng.
Trên thực tế, việc loại bỏ quyền lực của đảng CS trong quân đội luôn là
một yêu cầu cần thiết và nhận được nhiều sự hưởng ứng, đặc biệt trong
thời điểm mà đảng CS ngày càng lộ rõ bộ mặt bán nước cho Trung Cộng. Do
đó, giới chóp bu CS đã hoảng sợ và vu cáo xu hướng là 'thủ đoạn nham
hiểm của các thế lực thù địch'.
Ngay trong bài viết đánh dấu 70 năm ngày thành lập quân đội, TBT Nguyễn
Phú Trọng đã phải liên tục nhắc đi nhắc lại về sự 'lãnh đạo tuyệt đối'
của đảng CS trong quân đội. Dù vậy, những lời kêu gào của ông Trọng đã
quá lạc lõng và ngày càng lỗi thời, không biết có còn được ai lắng nghe?
0 comments:
Post a Comment