Mai Vân_RFI
Bầu cử tổng thống Hàn Quốc hôm nay 19/12/2012 lẽ dĩ nhiên rất được
báo chí Pháp theo dõi. Tuy nhiên, nhìn về Châu Á, tình hình căng thẳng
vì tranh chấp chủ quyền các đảo cũng được quan tâm. La Croix chú ý đến
quan hệ Trung – Nhật và nêu câu hỏi : Liệu có nguy cơ leo thang (thành
xung đột) giữa Trung Quốc và Nhật bản hay không ?
Tờ báo phỏng vấn chuyên gia về Pháp về Châu Á François Godement, Giáo
sư Học viện chính trị Sciences-Po, và câu trả lời của ông là có rất
nhiều nguy cơ khi mà cánh hữu ở Nhật vừa thắng cử, và trong thời gian
vận động tranh cử đã tỏ ra rất cứng rắn đối với Trung Quốc.
Giáo sư Godement nhận thấy quả là có nguy cơ hai bên đi đến một cuộc
đọ sức, vì trong tương lai chinh phủ Trung Quốc có lẽ sẽ tiếp tục thâm
nhập vào vùng biển chung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku mà Nhật hiện
đang kiểm soát. Chiến thuật này nhằm khẳng định dần dần tính chính đáng
của đòi hỏi của Bắc Kinh chiếu theo luật quốc tế.
Nhật Bản sẽ chấp nhận tình trạng đó cho đến bao giờ ? Hiện khó thể dự
đoán được, nhưng gười ta có thể e ngại những sự cố chết người. Hơn nữa,
hai chính quyền như đang đọ sức.
Tại Bắc Kinh, nhân vật số 1 Tập Cận Bình đã cho thấy rõ khuynh hướng
dân tộc chủ nghiã của ông trong một bài phát biểu gần đây, trên chủ đề
sự tái sinh của đất nước. Nói cách khác, chính Trung Quốc đã đóng vai
trò trọng tài trong cuộc bầu cử quốc hội Nhật vừa qua, giúp cho cánh hữu
dân tộc chủ nghiã Nhật Bản đại thắng. Chính quyền cánh tả với cảnh oliu
(hoà bình) đã mất uy tín đối với cử tri.
Trên các trang đầu báo chí tại Nhật Bản trong những ngày vừa qua toàn
là những bài dành cho những sự cố chung quanh các đảo tranh chấp. Trong
bối cảnh đó, dư luận Nhật – hơn 80% – đánh giá Trung Qúôc là một mối đe
dọa. Họ có cảm nhận là đang bị bao vây. Nhật là quốc gia duy nhất trong
vùng giảm chi tiêu quân sự. Chính phủ mới ở Nhật có lẽ sẽ lao vào cuộc
chạy đua vũ trang như Trung Quốc hay Ấn Độ và tất cả các quốc gia Đông
Nam Á.
Theo giáo sư Godement, để hiểu nguy cơ tranh chấp, không nên chỉ tập
trung vào số phận các hòn đảo trên. Trung Quốc đang ở trong một logic
đòi hỏi chủ quyền bao quát hơn là mặt tiền Thái Bình Dương của họ : Bắc
Kinh còn nhắm đến những vùng khác sát gần Philippines, Việt Nam , Hàn
Quốc và Nga. Trung Quốc đang tìm cách đảo lộn thế cân bằng hiện nay.
Với những khả năng mới của mình, Trung Quốc nhắm vào vùng biển có
tiềm năng dầu khí to lớn và cũng cho phép hải quân của họ có tầm hoạt
động mở rộng ra bên ngoài.
Theo ông Godement, không nên quên một điều khác nữa là là chủ nghĩa
dân tộc còn có thể được dùng làm chất men để lôi kéo người dân đi theo
đảng cầm quyền và là yếu tố tạo nên tính chính đáng cho đảng Cộng sản
Trung Quốc trong những năm tới đây.
0 comments:
Post a Comment