Kính thưa Các Bạn,
Câu chuyện do Huy Đức viết về ngày 30/4/75 tại Dinh Dộc Lập Saigon
trong “Bên Thắng Cuộc” quá đơn giản, quá lịch sự cho những người thắng
trận vào dinh Độc Lập.
Đây mới là sự thật do những
nhân chứng có mặt hôm đó trong dinh trình bày, viết thành bản văn, (Đại
tá Dương Hiếu Nghĩa, Cựu Dân Biểu Nguyễn Văn Binh ) tỏ những người lính
“tiếp thu” rất hung hản, mọi rợ, thiếu giáo dục, kể cả một ông Trung Tá
Bùi Văn Tùng, chính ủy Lữ Đoàn Xe Tăng 203.
Tác giả Huy Đức có biết chuyện này không hay chỉ viết theo văn bản tường thuật của báo chí Hà Nội.
Xin quý Vị bình tâm đọc kỹ. Nếu cần vào “Hồi Ký Dang Dở” của Dương Hiếu Nghĩa.
Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này khi đọc xong tập I: “Giải Phóng” của ” Bên Thắng Cuộc”
Xin thành thật cám ơn.Huy Phương
Những người thua trận
(Trích)
Ðọc đến đây, thấy vừa buồn vừa nhục
Ngày nay chúng ta đã rõ Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa và thân phận của người lính miền Nam đã bị đối xử như thế nào. Về người chết thì ngay khi Cộng Sản vào Saigon, ngày 3 tháng 5, Nghĩa Trang Quân Ðội Hạnh Thông Tây, Gò Vấp đã bị bọn Cộng Sản Bắc Việt dùng xe ủi đất san bằng hết ngay chiều ngày hôm đó. Về người sống thua trận, thì cũng trong “Hồi Ký Dang Dở,” Ông Dương Hiếu Nghĩa cho biết: “Ngay tại tỉnh Vĩnh Long, các ông cai tổng Nguyễn Văn Dần, Nguyễn Văn Xôm, Nguyễn văn Thêm đều bị họ kết án là ‘có tội với nhân dân’ mà không thông qua một tòa án nào, và bị hành quyết ngay khi bị bắt, bằng vũ khí thô sơ như búa, mã tấu… Riêng ngôi mộ của Trung Úy Dù Nguyễn Văn Ngọc ở xã Long Hồ, dù đã chết từ hơn một năm trước, vẫn bị họ đào mả lên, đưa cả quan tài ra giữa chợ Ngã Tư Long Hồ để cho phá nát bằng cốt mìn.”
Ở đây chúng ta không nói đến nguyên nhân của chiến tranh Việt Nam và cuộc nội chiến tại Mỹ, cũng không thể so sánh nếp sống và tư cách của tướng lãnh Mỹ với tác phong “rừng rú” của “bộ đội cụ Hồ” trong hai câu chuyện kể trên. Chỉ xin mượn lời nhà văn Dương Thu Hương để kết luận cho bài này:
“…Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ!”
Ðọc lịch sử, nhiều khi muốn khóc.
(Ngưng Trích)
(Những Người Thua Trận, Tạp ghi Huy Phương đã phát hành)
Trước hết chúng ta nhìn lại cuộc
đầu hàng miền Nam ngày 30 tháng 4, 1975 tại Dinh Ðộc Lập, Sài Gòn. Theo
David Butler, tác giả cuốn The Fall of Saigon (1984), ghi lại tường
thuật của phóng viên Neil Davis, một người Úc biết tiếng Việt làm việc
cho đài truyền hình NBC của Mỹ, có mặt trong dinh lúc bấy giờ, thì khi
xe tăng đã vào sân cỏ, hai bộ đội trẻ là Pham Huy Do và Pham Huy Nghe
(ghi tên không có dấu tiếng Việt theo như trong sách), tay ôm súng, chạy
vào trong dinh, sau khi kéo cờ Mặt Trận trên nóc, Nghe đi tìm Tổng
Thống Dương Văn Minh, vừa chạy vừa quát to: “Ai là Dương Văn Minh? Dương
Văn Minh hãy bước ra và quì xuống.” Vừa lúc thì Do dẫn vào bốn chính
ủy, một người tự giới thiệu là Trung Tá Bùi Văn Tùng, chỉ huy đoàn chiến
xa vào Dinh Ðộc Lập.
Sau này tài liệu của Cộng Sản ghi
chép thì Bùi Văn Tùng có nói với Tổng Thống Dương Văn Minh là: “Ông
không còn gì để bàn giao…” Nhưng sự thật, theo “Hồi Ký Dang Dở..” của
cựu Ðại Tá Dương Hiếu Nghĩa ghi lại lời kể của Cựu Dân Biểu Nguyễn Văn
Binh (nguyên Quận trưởng Gò Vấp) có mặt trong Dinh Ðộc Lập vào giờ ấy,
thì:
“Thấy vị sĩ quan nầy đeo đầy sao
vàng trên cầu vai nền đỏ, vì không biết cấp bậc của quân đội Miền Bắc,
nên ông Minh tưởng rằng mình đang đứng trước một tướng lãnh cao cấp:
“Thưa quan sáu, tôi đã chờ ông từ ban sáng để trao quyền cho ông.”
Sĩ quan nầy dùng danh từ “mầy tao” xẵng giọng hách dịch và đanh đá lên tiếng:
“Mầy dám nói là trao quyền hả?
Mầy chỉ là một kẻ cướp quyền và một bù nhìn. Mầy làm gì có ‘quyền’ nào
để giao cho tao? Chúng tao lấy được quyền đó bằng khẩu súng nầy đây.
Ngoài ra tao xác nhận với mầy là tao không phải là tướng mà chỉ là một
trung tá ủy viên chính trị của một đơn vị chiến xa. Kể từ bây giờ tao
cấm mầy không được ngồi xuống!”
Cũng với thái độ ấy, y nói với ông Nguyễn Văn Hảo, khi ông này ngỏ ý muốn trao “món quà” 16 tấn vàng cho Bắc Việt:
“Ðó không phải là quà mà là chiến lợi phẩm của chúng tao, tao phải tịch thu, mầy hãy trao ngay cho tao đi!”Ðọc đến đây, thấy vừa buồn vừa nhục
Ngày nay chúng ta đã rõ Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa và thân phận của người lính miền Nam đã bị đối xử như thế nào. Về người chết thì ngay khi Cộng Sản vào Saigon, ngày 3 tháng 5, Nghĩa Trang Quân Ðội Hạnh Thông Tây, Gò Vấp đã bị bọn Cộng Sản Bắc Việt dùng xe ủi đất san bằng hết ngay chiều ngày hôm đó. Về người sống thua trận, thì cũng trong “Hồi Ký Dang Dở,” Ông Dương Hiếu Nghĩa cho biết: “Ngay tại tỉnh Vĩnh Long, các ông cai tổng Nguyễn Văn Dần, Nguyễn Văn Xôm, Nguyễn văn Thêm đều bị họ kết án là ‘có tội với nhân dân’ mà không thông qua một tòa án nào, và bị hành quyết ngay khi bị bắt, bằng vũ khí thô sơ như búa, mã tấu… Riêng ngôi mộ của Trung Úy Dù Nguyễn Văn Ngọc ở xã Long Hồ, dù đã chết từ hơn một năm trước, vẫn bị họ đào mả lên, đưa cả quan tài ra giữa chợ Ngã Tư Long Hồ để cho phá nát bằng cốt mìn.”
Ở đây chúng ta không nói đến nguyên nhân của chiến tranh Việt Nam và cuộc nội chiến tại Mỹ, cũng không thể so sánh nếp sống và tư cách của tướng lãnh Mỹ với tác phong “rừng rú” của “bộ đội cụ Hồ” trong hai câu chuyện kể trên. Chỉ xin mượn lời nhà văn Dương Thu Hương để kết luận cho bài này:
“…Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ!”
Ðọc lịch sử, nhiều khi muốn khóc.
(Ngưng Trích)
(Những Người Thua Trận, Tạp ghi Huy Phương đã phát hành)
0 comments:
Post a Comment