Saturday, December 22, 2012

Thương Lái TQ Phá Hoại VN: Mua Lá Sắn, Tuôn Gà Thải Vào


Thương lái TQ cũng tìm mua cây chạc quẹch ở núi rừng VN… HANOI — Độc chiêu… Đàn anh Trung Quốc liên tục ra độc chiêu Việt Nam: cho thương lái sang VN thu mua cây chạc quẹch trong rừng, gom ngọn và lá sắn (cây khoai mì), và xả ào ạt gà thải  vào để làm dân VN ngộ độc…
thuong-lai-trung-quocMột điểm thu mua cây chạc quẹch ở thị trấn Phố Châu, H.Hương Sơn .
Bản tin báo Thanh Niên hôm 20-12-2012 ghi nhận tình hình “Đổ xô vào rừng săn cây chạc quẹch.”
Bản tin nói, thời gian gần đây, người dân ở các huyện miền núi Hà Tĩnh như Hương Khê, Vũ Quang, đặc biệt là Hương Sơn đang kéo nhau vào rừng tìm cây chạc quẹch đem bán cho thương lái Trung Quốc.
Chạc quẹch là cách gọi của người địa phương, còn theo “Dược điển Việt Nam”, loại cây này có tên khoa học là Caulis Spatholobi Suberecti. Đây là loại cây dây leo, có thân to và dài, có khả năng giữ độ ẩm và tạo lớp phủ trên bề mặt thực bì của rừng.
Bản tin cũng ghi rằng vào thời gian trước, thương lái thu mua với giá 2.000đ/kg, nhưng vài tháng trở lại đây, giá đã tăng lên 3.000đ/kg vì loại cây này đang dần khan hiếm, tuy nhiên cũng có người may mắn tìm được cây lớn, giá bán cả triệu đồng. Theo những người dân ở đây, rừng ở các xã Sơn Kim, Sơn Hồng (H.Hương Sơn) rất nhiều loại cây này nhưng đến nay đã cạn kiệt. “Giờ chúng tôi phải vào rừng sâu bên huyện Thanh Chương của Nghệ An mới tìm được”. Chị Trần Thị Thủy, một người dân ở xã Sơn Giang (H.Hương Sơn) cho biết.
Trong khi đó, báo Nông Thôn Ngày Nay ghi nhận về tình hình “Thương lái ẩn danh mua gom… lá sắn.”
Bản tin nói, mặc dù việc mua bán ngọn và lá sắn đang diễn ra khá “nhộn nhịp”, nhưng nông dân không hề biết nguồn gốc của những thương lái này ở đâu đến và họ mua ngọn, lá sắn để làm gì?
Thời gian gần đây, nhiều nhà vườn ở Hậu Giang đua nhau trồng cây sắn (khoai mì) để lấy ngọn và lá bán cho thương lái. Theo các chuyên gia nông nghiệp, việc này chưa bao giờ xảy ra nên nông dân cần cảnh giác.
Bản tin nói, mặc dù việc mua bán ngọn và lá sắn đang diễn ra khá “nhộn nhịp”, nhưng bà con nông dân ở đây không hề biết nguồn gốc của những thương lái này ở đâu đến và họ mua ngọn, lá sắn để làm gì? Sau thời gian đầu “được giá”, đến giờ giá ngọn, lá sắn đã giảm xuống chỉ còn 1.000 đồng/kg, nhưng cũng chẳng có mấy thương lái đến mua. Một nông dân tên Tuấn ở xã Đông Phước A nói: “Trước kia, khi ít người trồng sản lượng ít, thương lái tìm đến tận nhà để đặt cọc mua với giá cao, nay cung vượt cầu, tụi tui chờ hoài mà không thấy họ đến mua. Càng để lâu cây khoai mì càng già, nếu không bán được, chỉ còn nước mà chặt bỏ…”
Trao đổi với NTNN về hiện tượng trên, ông Trần Văn Đức – cán bộ khuyến nông xã Đông Phước A thừa nhận, đúng là phong trào trồng sắn bán lá và ngọn đã xuất hiện tại địa phương vài năm trở lại đây. “Địa phương đã khuyến cáo bà con không nên tăng diện tích khi sản lượng quá nhiều, không tiêu thụ kịp sẽ rơi vào cảnh rớt giá. Do đây là phong trào tự phát, người dân thấy bán có lợi nhuận, nên đổ xô trồng làm cho địa phương rất khó quản lý” – ông Đức cho biết thêm…
Đặc biệt, bbáo Nông Thôn Ngày Nay ghi lời một chuyên gia nói, “…khi thu hoạch lá non, quá trình quang hợp của sắn sẽ giảm dẫn đến hậu quả là sắn không xuống củ được hoặc nếu xuống củ thì năng suất sẽ giảm nhiều. Được biết, trong quy hoạch phát triển các vùng trồng sắn, khu vực đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có Hậu Giang không phải được quy hoạch trồng sắn, bởi trồng sắn quá mức sẽ gây xói mòn, rửa trôi đất.”
Trong khi đó, báo Dân Việt hôm 20-12-2012 báo nguy về hiện tượng “Gà thải – giết sản xuất, diệt giống nòi.”
Bản tin cho biết:
“Cái thứ có thể giết chết sản xuất chăn nuôi trong nước và đe dọa sức khỏe của giống nòi đó chính là gà thải nhập lậu từ Trung Quốc.
Người dân Việt Nam đang hại nhau vì chút lợi ích vật chất. Gà thải nhập lậu từ Trung Quốc giá quá rẻ, nhiều người hám rẻ nên mua về ăn. Những người buôn bán phất lên vì những con gà thải này nên tìm mọi cách tuồn hàng về nước. Chuyện này đã xảy ra, có nhiều chỉ đạo ngăn chặn, nhưng hiệu quả còn thấp.
Gà thải nhập lậu về nhiều thì nông dân chăn nuôi gà gặp khó khăn. Giá của gà chăn nuôi cao gấp nhiều lần, cho nên bị áp lực cạnh tranh gay gắt. Chơi với loại hàng thải thì hàng thật làm sao so được về giá cả. Cho nên, việc nhập lậu gà thải từ Trung Quốc chính là đã giết chết sản xuất trong nước.
Tuy nhiên, điều đáng sợ hơn là chất độc trong những con gà thải này sẽ hủy hoại sức khỏe của người tiêu dùng. Các nhà khoa học đã chứng minh rạch ròi điều đó, không có gì phải nghi ngờ, bàn cãi. Dân ta đã đi làm cái việc làm giàu cho thương nhân Trung Quốc bằng cách đầu độc sức khỏe đồng bào mình. Không mấy ai ý thức được điều vô cùng nguy hiểm này.
Không chỉ gà thải mà còn phủ tạng động vật nhập lậu từ Trung Quốc cũng tràn lan. Người ta đã sử dụng hóa chất để giữ cho các loại này tươi lâu, có thể đưa từ Trung Quốc sang Việt Nam, vào tận TP.SG mà vẫn chưa bị hư hỏng. Ăn những thứ này vào chẳng khác gì uống thuốc độc. Nhưng khổ nỗi là người mua không biết, chỉ có người bán biết.”

0 comments:

Powered By Blogger