Một cảng container ở Tokyo. Ảnh chụp ngày 19/12/2012.
REUTERS/Yuriko Nakao
Trong cuộc xâm chiếm biển đảo của Việt Nam, trước làn sóng phản đối
của người dân Việt yêu nước, đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra lập luận,
và được Hà Nội chấp thuận, là « không để tranh chấp tác hại đến đại cục
».
Tuy nhiên đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản quản lý mà Trung Quốc đang thòm thèm thì thái độ của Bắc Kinh lại khác hẳn. Do không đủ sức mạnh quân sự để đánh chiếm, ban lãnh đạo Trung Nam Hải dùng chiến thuật trả đũa ngầm trên các lãnh vực khác.
AFP cho rằng Tokyo nghi ngờ Bắc Kinh đang thi hành kế hiểm. Theo luật thương mại quốc tế thì khi một công ty muốn mua một tập đoàn có « chân rết » đầu tư ở nhiều nước thì phải có sự chấp thuận của tất cả quốc gia liên hệ.
Hiện nay, công ty quảng cáo Dentsu hàng đầu của Nhật mua lại nhóm quảng cáo Anh Aegis có cơ sở hoạt động tại 8 nước với số tiền 5,2 tỉ đôla. Bảy nước đã cấp giấy phép cho Dentsu từ nhiều tuần nay, trừ nước thứ tám là Trung Quốc. Theo phía Nhật Bản thì « thủ tục » vẫn còn nằm ở Bộ Ngoại thương Trung Quốc.
Cùng lý do, cùng biện pháp trừng phạt, từ tháng 5 đến nay, công ty kinh doanh ngũ cốc của Nhật Marubeni ngồi đợi đèn xanh của chính phủ Bắc Kinh để mua lại công ty Mỹ Gavilon với giá 3,6 tỉ đôla, nhưng hơn nửa năm đã trôi qua vẫn chưa có động tĩnh từ phía Trung Quốc.
Bên cạnh hai hồ sơ này, vừa có thêm hai thương vụ khác bị đình hoãn từ thứ Năm 20/12/2012.
Vụ thứ nhất là tập đoàn BTP Daiwa House của Nhật thông báo « dời vô hạn định » dự án mua lại công ty Fujita cũng của Nhật tại Trung Quốc vì « thủ tục pháp lý tại Trung Quốc » .
Vụ thứ hai là đại tập đoàn Sony , sáng nay cho biết phải chờ đến tháng 4/2013 mới có thể tiến hành kế hoạch hợp tác với Olympus để lập tổ hợp sản xuất dụng cụ quang học y khoa tại Hoa lục, cũng chỉ vì thủ tục chậm trễ tại Trung Quốc.
Theo giải thích của báo chí Nhật thì khó khăn của trường hợp cuối cùng này phát xuất từ các cơ quan cạnh tranh của Trung Quốc, và cả từ một số nước Đông Âu.
Giới kinh tế cũng nghĩ rằng thủ tục hành chính tại Trung Quốc bao giờ cũng nhiêu khê hơn ở các quốc gia khác, nhưng không ít doanh nhân xứ Phù tang cho rằng Bắc Kinh dùng biện pháp kéo dài thời gian để trả đũa vụ Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Trong năm 2012 này, trái với thái độ dè dặt lo sợ dân chúng tụ tập, chính quyền Trung Quốc bật đèn xanh cho nhiều cuộc biểu tình bạo động chống Nhật, tấn công đập phá các cửa hàng, xe hơi Nhật Bản tại Trung Quốc. Bắc Kinh còn ra luật hạn chế xuất khẩu kim loại hiếm để phá hoại ngầm công nghiệp điện tử của Nhật Bản.
Từ nhiều tháng nay , tình hình quần đảo Senkaku/Điếu Ngư luôn căng thẳng. Cứ vài hôm là Trung Quốc đưa tàu hải giám xâm nhập lãnh hải của Nhật, và tuần trước đưa cả máy bay tuần tra bay ngang, khiến không quân Nhật huy động chiến đấu cơ F15 ra cảnh báo.
Sự kiện đảng Cộng sản Trung Quốc với tân lãnh đạo Tập Cận Bình chủ trương phát huy sức mạnh « cường quốc hải dương » không phải là tín hiệu biển Hoa Đông lặng sóng. Trước mắt, sự kiện cử tri Nhật, trong cuộc bầu cử ngày 16/12/2012 đã đưa phe hữu với « diều hâu Shinzo Abe » lên cầm quyền cũng không chắc tạo thuận lợi cho thương mại song phương.
Tuy nhiên đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản quản lý mà Trung Quốc đang thòm thèm thì thái độ của Bắc Kinh lại khác hẳn. Do không đủ sức mạnh quân sự để đánh chiếm, ban lãnh đạo Trung Nam Hải dùng chiến thuật trả đũa ngầm trên các lãnh vực khác.
AFP cho rằng Tokyo nghi ngờ Bắc Kinh đang thi hành kế hiểm. Theo luật thương mại quốc tế thì khi một công ty muốn mua một tập đoàn có « chân rết » đầu tư ở nhiều nước thì phải có sự chấp thuận của tất cả quốc gia liên hệ.
Hiện nay, công ty quảng cáo Dentsu hàng đầu của Nhật mua lại nhóm quảng cáo Anh Aegis có cơ sở hoạt động tại 8 nước với số tiền 5,2 tỉ đôla. Bảy nước đã cấp giấy phép cho Dentsu từ nhiều tuần nay, trừ nước thứ tám là Trung Quốc. Theo phía Nhật Bản thì « thủ tục » vẫn còn nằm ở Bộ Ngoại thương Trung Quốc.
Cùng lý do, cùng biện pháp trừng phạt, từ tháng 5 đến nay, công ty kinh doanh ngũ cốc của Nhật Marubeni ngồi đợi đèn xanh của chính phủ Bắc Kinh để mua lại công ty Mỹ Gavilon với giá 3,6 tỉ đôla, nhưng hơn nửa năm đã trôi qua vẫn chưa có động tĩnh từ phía Trung Quốc.
Bên cạnh hai hồ sơ này, vừa có thêm hai thương vụ khác bị đình hoãn từ thứ Năm 20/12/2012.
Vụ thứ nhất là tập đoàn BTP Daiwa House của Nhật thông báo « dời vô hạn định » dự án mua lại công ty Fujita cũng của Nhật tại Trung Quốc vì « thủ tục pháp lý tại Trung Quốc » .
Vụ thứ hai là đại tập đoàn Sony , sáng nay cho biết phải chờ đến tháng 4/2013 mới có thể tiến hành kế hoạch hợp tác với Olympus để lập tổ hợp sản xuất dụng cụ quang học y khoa tại Hoa lục, cũng chỉ vì thủ tục chậm trễ tại Trung Quốc.
Theo giải thích của báo chí Nhật thì khó khăn của trường hợp cuối cùng này phát xuất từ các cơ quan cạnh tranh của Trung Quốc, và cả từ một số nước Đông Âu.
Giới kinh tế cũng nghĩ rằng thủ tục hành chính tại Trung Quốc bao giờ cũng nhiêu khê hơn ở các quốc gia khác, nhưng không ít doanh nhân xứ Phù tang cho rằng Bắc Kinh dùng biện pháp kéo dài thời gian để trả đũa vụ Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Trong năm 2012 này, trái với thái độ dè dặt lo sợ dân chúng tụ tập, chính quyền Trung Quốc bật đèn xanh cho nhiều cuộc biểu tình bạo động chống Nhật, tấn công đập phá các cửa hàng, xe hơi Nhật Bản tại Trung Quốc. Bắc Kinh còn ra luật hạn chế xuất khẩu kim loại hiếm để phá hoại ngầm công nghiệp điện tử của Nhật Bản.
Từ nhiều tháng nay , tình hình quần đảo Senkaku/Điếu Ngư luôn căng thẳng. Cứ vài hôm là Trung Quốc đưa tàu hải giám xâm nhập lãnh hải của Nhật, và tuần trước đưa cả máy bay tuần tra bay ngang, khiến không quân Nhật huy động chiến đấu cơ F15 ra cảnh báo.
Sự kiện đảng Cộng sản Trung Quốc với tân lãnh đạo Tập Cận Bình chủ trương phát huy sức mạnh « cường quốc hải dương » không phải là tín hiệu biển Hoa Đông lặng sóng. Trước mắt, sự kiện cử tri Nhật, trong cuộc bầu cử ngày 16/12/2012 đã đưa phe hữu với « diều hâu Shinzo Abe » lên cầm quyền cũng không chắc tạo thuận lợi cho thương mại song phương.
0 comments:
Post a Comment