Cuộc khủng hoảng khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu
(euro) và tình hình khó khăn ở Trung Đông là những sự kiện ảnh hưởng lên
tình hình thế giới trong năm 2012 – Nhà bình luận chính của Thời báo
Tài chính quốc tế “Financial Times”, Gideon Rachman, viết.
Mặc dù các cuộc thảo luận về chính trị thế giới trong năm 2012 được
chú tâm hơn hẳn đến cái gọi là “sự chuyển dịch về châu Á”, khu vực mà
các trung tâm chính trị và kinh tế của thế giới di chuyển đến, cũng là
nơi làm thay đổi chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, nhưng đứng đầu danh
sách các sự kiện quan trọng nhất của năm nên được chú ý đến các động
thái chính trị xung quanh cuộc khủng hoảng trong khu vực đồng euro và
những thay đổi ở Trung Đông – Rachman viết.
Trong năm 2012, lục địa thường được gọi là “châu Âu cũ” dường như
nắm số phận của nền kinh tế thế giới “trong đôi tay run rẩy”. Những lo
ngại về cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro ở mức độ “nghiêm trọng” trở
thành chủ đề thường trực trong các cuộc tranh luận chính trị – Nhà
báo”FT” nhận định.
Vào mùa hè, các chính trị gia quan trọng nhất châu Âu và các nhà
tài chính đã ở trong trạng thái gần như hoảng loạn. Người đã làm xịt
ngòi nổ của quả bom nguyên tử là sếp của Ngân hàng Trung ương châu Âu
(ECB) Mario Draghi, người đã hứa sẽ làm “tất cả mọi thứ trong quyền hạn”
đối với Ngân hàng do ông lãnh đạo để cứu đồng euro. ECB đã cam kết mua
trên quy mô lớn trái phiếu của những quốc gia đang vật lộn với vấn đề nợ
công – Gideon Rachman nhắc lại.
Nếu khu vực đồng tiền chung châu Âu một lần nữa rơi vào vòng xoáy
của cuộc khủng hoảng, thì tuyên bố của sếp của Ngân hàng Trung ương châu
Âu (ECB) Mario Draghi đi vào lịch sử như là những quy chế không đáng kể
– Nhà bình luận Anh quốc cảnh báo. Tuy nhiên, ông cho rằng, ít nhất
hiện thời, sự can thiệp của Mario Draghi xứng đáng được đưa nó vào danh
sách một trong những sự kiện quan trọng nhất của năm 2012.
Cuộc chiến ở Syria và chiến thắng của Huynh đệ (Brotherhood) Hồi
giáo ở Ai Cập, – theo Rachman – là hai sự kiện chiếm vị trí thứ hai và
thứ ba trong bảng xếp hạng. – “Những sự kiện này chứng minh rằng, tình
hình ở Trung Đông vẫn tiếp tục làm tiêu hao thời gian và sức lực của các
nhà lãnh đạo thế giới, và cũng là nguồn gốc nghiêm trọng của sự bất ổn –
Nhà bình luận lập luận.
Cuộc chiến ở Syria đã nuốt lửng hơn 40 ngàn nạn nhân. Tuy nhiên,
Hoa Kỳ dường như vào thời gian này được xác định như là nỗ lực để không
bị cuốn vào một cuộc xung đột tiếp theo trong một khu vực khó khăn – Ghi
chú điểm này, nhà bình luận nói thêm rằng, không thể dự đoán được tình
hình sẽ phát triển như thế nào ở Syria. Lựa chọn Morsi Mohammed, một ứng
cử viên của Huynh đệ Hồi giáo, làm Tổng thống Ai Cập, cho thấy “đầu mối
viễn kiến quan trọng nhất về xu hướng chính trị của khu vực” – Ông
viết.
Chiến thắng của Morsi và đại diện mạnh mẽ của lực lượng Hồi giáo
cực đoan Salafi trong quốc hội Ai Cập là bằng chứng của quyền lực chính
trị ngày càng tăng của Hồi giáo – Nhà bình luận “FT” giải thích. “Thực
tế là Mursi đã thúc đẩy đưa ra trưng cầu dân ý bản hiến pháp mới gây
tranh cãi, cho thấy rằng khuynh huơng tự do của Ai Cập (và của cả vùng Ả
Rập) vào năm tới sẽ đi theo chiều ngược lại” – Ông tiếp tục lập luận.
Năm 2012 cũng là một năm của các cuộc bầu cử quan trọng và những
thay đổi chính trị ở bốn trong năm nền kinh tế lớn nhất thế giới: bầu cử
tổng thống tại Hoa Kỳ và Pháp. Tại Nhật Bản, đảng Dân chủ Tự do trở lại
cầm quyền với Thủ tướng Shinzo Abe. Ở Trung Quốc đã chọn Tổng Bí thư
của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Nếu nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc, Tập CậnBình, được tìm thấy như
là một nhà lãnh đạo sẽ dẫn tới một sự chuyển hoá sâu sắc cho Trung Nam
Hải, thì việc đưa ông ta vào vị trí Tổng Bí thư của Trung Cộng chắc chắn
sẽ là 1 trong các điểm nổi bật nhất của năm 2012 – Rachman nhận định
như thế, nhưng cảnh báo rằng còn quá sớm để cường điệu điều này.
Không có vẻ có khả năng là Francois Hollande, người chiến thắng
cuộc bầu cử tổng thống ở Pháp, sẽ là một nhân vật chính trị dẫn tới
những thay đổi lớn – Nhà báo dự đoán. Còn với Nhật Bản, “chưa có nhà
lãnh đạo chính trị nào thành công trong 20 năm qua để đưa đất nước ra
khỏi tình trạng bất ổn kinh tế”.
Barack Obama tái đắc cử Tổng thống của Hoa Kỳ có nghĩa là sự tiếp
tục trong chính sách của Hoa Kỳ, nhưng cả thế giới “sẽ cảm thấy rất
khác”, nếu như người nhậm chức tổng thống là đối thủ của Obama từ đảng
Cộng hòa, Mitt Romney.
Thay đổi thứ năm quan trọng nhất trong bảng xếp hạng của Gideon
Rachmana là một sự kiện mới, đó là sự hung hăng của Trung Quốc “trong
quan hệ với thế giới bên ngoài”. Sự việc Bắc Kinh và Tokyo bị lôi kéo
vào tranh chấp chủ quyền lãnh thổ của quần đảo không người Senkaku (Điếu
Ngư trong tiếng Trung Quốc,) trên Biển Nam Trung Hoa, là “một dấu hiệu
đáng lo ngại cho tương lai”, hơn thế, Hoa Kỳ đã tỏ thái độ rõ ràng rằng,
Hoa Kỳ sẽ đứng về phía Tokyo trong một cuộc xung đột tranh chấp đảo có
thể xảy ra, theo hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật.
“Nhiều sự kiện không nằm trong danh sách” của nhà báo nhưng cũng sẽ
có một tác động lớn về lịch sử của năm 2012 – Ông lưu ý và tính đến cơn
bão Sandy và vụ thảm sát tại trường tiểu học ở Newtown ở Hoa Kỳ, đã
giết chết 26 người, trong đó có 20 trẻ em.
Vụ thảm sat bi thảm tại trường tiểu học Sandy Hook có thể gây ra
các cuộc tranh luận hồi sinh về kiểm soát vũ khí ở Hoa Kỳ – Ông dự đoán.
Còn cơbão Sandy đổ bộ vào bờ biển phía đông của Hoa Kỳ đã buộc các
chính trị gia đưa ra các cuộc tranh luận về biến đổi khí hậu, tại thời
điểm khi mà chủ đề này đã gần như bị bỏ rơi.
Bản Việt ngữ © Lê Diễn Đức – RFA Blog
—————————————————
* Dịch từ tiếng Ba Lan, bài đăng trên tuần báo quốc tế Newsweek, ấn bản tiếng Ba Lan, ngày 18/12/2012, tại link: http://swiat.newsweek.pl/kryzys-strefy-euro–rewolucja-w-egipcie–napiecia-w-azji—czyli-najwazniejsze-wydarzenia-a-d–2012,99668,1,1.html
0 comments:
Post a Comment