Theo Đại sứ quán Mỹ tại Manila cho biết là chiếc tiềm thủy đĩnh chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Bremerton – thuộc lớp Los Angeles – sẽ ghé vịnh Subic, còn chiếc USS Gridley, một tàu khu trục hạm lớp Arleigh Burke – sẽ thả neo tại cảng Cebu.
Trong một bản thông báo, được nhật báo The Philippines Star hôm nay
trích dẫn, sứ quán Mỹ xác định rằng hai chuyến ghé cảng kể trên là những
hoạt động thường kỳ, nêu bật « các mối liên kết vững mạnh về mặt lịch
sử, cộng đồng và quân sự » giữa Hoa Kỳ và Philippines. Mục tiêu chuyến
ghé cảng chỉ là để được tiếp liệu, và cho các thủy thủ đoàn cơ hội để
nghỉ ngơi và thư giãn.
Tuy nhiên, các nhà quan sát đã gắn liền việc chiến hạm Mỹ ghé cảng Philippines với sự kiện là hôm 27/12 vừa qua, Trung Quốc đã loan báo quyết định đưa chiếc Hải Tuần 21, chiếc tàu tuần tra thuộc loại hiện đại của họ, được trang bị bãi đáp trực thăng, xuống hoạt động tại Biển Đông. tiến hành tuần tra trên biển tại Biển Tây Philippines.
Quyết định của Bắc Kinh đã lập tức bị Bộ Ngoại giao Philippines phản đối dữ dội, xem đấy là một hành vi xâm phạm chủ quyền Philippines. Ngoài ra, vào hôm qua, Trung tướng Juancho Sabban, Tư lệnh quân khu miền Tây, đã loan báo việc tăng cường tuần tra trên không phận vùng Biển Đông mà Manila tuyên bố chủ quyền.
Đặt bản doanh tại Palawan, Bộ Tư lệnh quân khu miền Tây có thẩm quyền trên một khu vực rộng lớn của Biển Đông mà Philippines tuyên bố chủ quyền, trong đó có vùng quần đảo Trường Sa mà Manila đặt tên là Nhóm đảo Kalayaan (KIG).
Tuyên bố với nhật báo The Philippine Star, tướng Sabban khẳng định : « Chúng tôi cũng đã sẵn sàng thực thi luật pháp Philippines và quốc tế ».
Trọng Nghĩa
Tuy nhiên, các nhà quan sát đã gắn liền việc chiến hạm Mỹ ghé cảng Philippines với sự kiện là hôm 27/12 vừa qua, Trung Quốc đã loan báo quyết định đưa chiếc Hải Tuần 21, chiếc tàu tuần tra thuộc loại hiện đại của họ, được trang bị bãi đáp trực thăng, xuống hoạt động tại Biển Đông. tiến hành tuần tra trên biển tại Biển Tây Philippines.
Quyết định của Bắc Kinh đã lập tức bị Bộ Ngoại giao Philippines phản đối dữ dội, xem đấy là một hành vi xâm phạm chủ quyền Philippines. Ngoài ra, vào hôm qua, Trung tướng Juancho Sabban, Tư lệnh quân khu miền Tây, đã loan báo việc tăng cường tuần tra trên không phận vùng Biển Đông mà Manila tuyên bố chủ quyền.
Đặt bản doanh tại Palawan, Bộ Tư lệnh quân khu miền Tây có thẩm quyền trên một khu vực rộng lớn của Biển Đông mà Philippines tuyên bố chủ quyền, trong đó có vùng quần đảo Trường Sa mà Manila đặt tên là Nhóm đảo Kalayaan (KIG).
Tuyên bố với nhật báo The Philippine Star, tướng Sabban khẳng định : « Chúng tôi cũng đã sẵn sàng thực thi luật pháp Philippines và quốc tế ».
Trọng Nghĩa
0 comments:
Post a Comment