Một khu nhà gần Damas bị không quân chế độ Assad phá hủy. Ảnh chụp ngày 30/11/2012.
REUTERS/Kenan Al-Derani/Shaam News Network
Tú Anh_RFI
Tổng thống Mỹ Barack Obama đe dọa Tổng thống Syria Bachar Al Assad sẽ
không tránh được « hậu quả » nếu dùng vũ khí hóa học sát hại thường
dân. Tây phương có thông tin chế độ Damas đã pha trộn hơi độc Sarin, vũ
khí tối hậu để đối phó với lực lượng nổi dậy trong thế cùng lực kiệt.
Liên Hiệp Quốc thông báo tạm ngưng hoạt động tại Syria.
Vào ngày hôm qua 03/12/202, phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney bày tỏ quan ngại chính quyền Syria « trong tình thế bị vây hãm sẽ sử dụng vũ khí hóa học để sát hại người dân Syria ».
Tiếp theo đó, đài truyền hình CNN và hãng thông tấn Pháp AFP được một
viên chức Mỹ xin giấu tên xác nhận có thông tin Damas đang pha trộn các
thành tố hóa học được tích trữ riêng rẽ thành khí độc Sarin, không màu,
không mùi vị, gây tê liệt thần kinh.
Theo chuyên gia Leonard Spector thuộc Viện nghiên cứu chống phổ biến vũ khí hóa học Monterey, Hoa Kỳ, thì Syria tích trữ « hàng trăm tấn hóa chất đủ loại ». Chuyên gia Pháp Olivier Lepick nhận định Syria còn tồn trữ loại khí độc gây tê liệt thần kinh VX, mạnh gấp 10 lần Sarin. Một công ước quốc tế ban hành năm 1997 cấm sử dụng Sarin sau vụ giáo phái Aum tại Nhật thả khí trong đường xe điện ngầm ở Nagano, đầu độc 6.000 hành khách trong đó có 13 người thiệt mạng . Cho đến nay, Syria không ký vào công ước này.
Đang viếng thăm Cộng hòa Tiệp, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cảnh báo bằng lời lẽ nghiêm khắc: « Hoa Kỳ không cần phải nói là sẽ phản ứng như thế nào nếu Damas vượt làn ranh đỏ ».
Berlin, qua tuyên bố của Ngoại trưởng Guido Westerwelle cảnh báo chế độ Damas coi chừng hậu quả và tốt nhất là nên chuyển giao quyền lực. Trong khi đó, Ngoại trưởng vương quốc Jordanie, Nasser Judeh, láng giềng của Syria nhận định là nếu Syria sử dụng vũ khí hóa học thì « quốc tế sẽ phải can thiệp quân sự ». Đây cũng là tuyên bố của Tổng thư ký Liên minh NATP Anders Fogh Rasmussen tại Bruxelles vào trưa nay ngay trước phiên họp cấp ngoại trưởng của NATO biểu quyết cung cấp hệ thống chống tên lửa cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Chính phủ Syria cam kết « không dùng hơi độc giết dân » nhưng từ 20 tháng qua, Tổng thống Al Assad vẫn xem phong trào phản kháng là « khủng bố » và do « thế lực thù địch giựt dây ».Đích thân Tổng thống Mỹ Barack Obama đã trực tiếp gây sức ép, đe dọa Tổng thống Syria Bachar Al Assad « nếu phạm sai lầm bi thảm, ông sẽ phải trả lời về những hậu quả của hành động không thể chấp nhận được này ».
Không rõ có phải vì lo ngại Damas sử dụng vũ khí hóa học hay không, Liên Hiệp Quốc trong ngày hôm qua thông báo quyết định ngưng hoạt động tại Syria trong khi Liên Hiệp Châu Âu di tản đại bộ phận nhân viên với lý do « an ninh suy thoái ». Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu cho thấy tương lai của lãnh đạo Syria không sáng sủa.
« Từ internet đến tên lửa tầm nhiệt »
Trên mặt trận quân sự, giao tranh xảy ra ngay thủ đô Damas. Quân đội chính phủ mất vùng lãnh thổ phía bắc giáp giới Thổ Nhĩ Kỳ và mất luôn thế thượng phong của không quân. Trong vòng không đầy một tuần, hai máy bay oanh tạc và một trực thăng võ trang bị tên lửa tầm nhiệt bắn rơi. Hai mươi tháng trước đây, đối lập còn đấu tranh bằng tay không,điện thoại di động và interrnet.
Trên mặt trận ngoại giao, Syria có lẽ đã linh cảm không còn được hậu thuẫn chặt chẽ như mong đợi. Đích thân Tổng thống Nga Vladimie Putin đến Ankara để « thuyết phục » Thổ Nhĩ Kỳ bỏ ý định yêu cầu NATO trang bị hệ thống tên lửa chống tên lửa Patriot đối phó với Syria. Từng làm mưa làm gió tại Hội đồng Bảo an, bảo vệ Damas phủ quyết các nghị quyết của Tây phương và Ả Rập, tại Ankara, lãnh đạo Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ từ chối thẳng thừng. Đối với các nước trong khu vực, điều duy nhất mà Maxcơva có thể đóng góp là bỏ rơi nhà độc tài Bachar Al Assad.
Theo nhận định của Tổng thư ký Liên đoàn Ả Rập Nabil Al Arabi, thì « chế độ Syria sẽ sụp đổ bất cứ lúc nào » và Liên minh đối lập quyết tâm « tiến công ». Cũng theo phân tích của lãnh đạo Liên đoàn Ả Rập thì trong hai đồng minh còn lại của Damas thì Bắc Kinh « đã chứng tỏ lập trường của họ bắt đầu mềm dẻo hơn » còn Teheran, tuy « giáo điều nhưng khả năng không đáng kể ».
Ngày hôm qua 03/12/2012, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Syria, Jihad Makdisi từ chức. Nhân vật nổi tiếng có lập trường kiên quyết bảo vệ chế độ Al Assad đã bay sang Luân Đôn qua ngả Liban.
Theo chuyên gia Leonard Spector thuộc Viện nghiên cứu chống phổ biến vũ khí hóa học Monterey, Hoa Kỳ, thì Syria tích trữ « hàng trăm tấn hóa chất đủ loại ». Chuyên gia Pháp Olivier Lepick nhận định Syria còn tồn trữ loại khí độc gây tê liệt thần kinh VX, mạnh gấp 10 lần Sarin. Một công ước quốc tế ban hành năm 1997 cấm sử dụng Sarin sau vụ giáo phái Aum tại Nhật thả khí trong đường xe điện ngầm ở Nagano, đầu độc 6.000 hành khách trong đó có 13 người thiệt mạng . Cho đến nay, Syria không ký vào công ước này.
Đang viếng thăm Cộng hòa Tiệp, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cảnh báo bằng lời lẽ nghiêm khắc: « Hoa Kỳ không cần phải nói là sẽ phản ứng như thế nào nếu Damas vượt làn ranh đỏ ».
Berlin, qua tuyên bố của Ngoại trưởng Guido Westerwelle cảnh báo chế độ Damas coi chừng hậu quả và tốt nhất là nên chuyển giao quyền lực. Trong khi đó, Ngoại trưởng vương quốc Jordanie, Nasser Judeh, láng giềng của Syria nhận định là nếu Syria sử dụng vũ khí hóa học thì « quốc tế sẽ phải can thiệp quân sự ». Đây cũng là tuyên bố của Tổng thư ký Liên minh NATP Anders Fogh Rasmussen tại Bruxelles vào trưa nay ngay trước phiên họp cấp ngoại trưởng của NATO biểu quyết cung cấp hệ thống chống tên lửa cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Chính phủ Syria cam kết « không dùng hơi độc giết dân » nhưng từ 20 tháng qua, Tổng thống Al Assad vẫn xem phong trào phản kháng là « khủng bố » và do « thế lực thù địch giựt dây ».Đích thân Tổng thống Mỹ Barack Obama đã trực tiếp gây sức ép, đe dọa Tổng thống Syria Bachar Al Assad « nếu phạm sai lầm bi thảm, ông sẽ phải trả lời về những hậu quả của hành động không thể chấp nhận được này ».
Không rõ có phải vì lo ngại Damas sử dụng vũ khí hóa học hay không, Liên Hiệp Quốc trong ngày hôm qua thông báo quyết định ngưng hoạt động tại Syria trong khi Liên Hiệp Châu Âu di tản đại bộ phận nhân viên với lý do « an ninh suy thoái ». Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu cho thấy tương lai của lãnh đạo Syria không sáng sủa.
« Từ internet đến tên lửa tầm nhiệt »
Trên mặt trận quân sự, giao tranh xảy ra ngay thủ đô Damas. Quân đội chính phủ mất vùng lãnh thổ phía bắc giáp giới Thổ Nhĩ Kỳ và mất luôn thế thượng phong của không quân. Trong vòng không đầy một tuần, hai máy bay oanh tạc và một trực thăng võ trang bị tên lửa tầm nhiệt bắn rơi. Hai mươi tháng trước đây, đối lập còn đấu tranh bằng tay không,điện thoại di động và interrnet.
Trên mặt trận ngoại giao, Syria có lẽ đã linh cảm không còn được hậu thuẫn chặt chẽ như mong đợi. Đích thân Tổng thống Nga Vladimie Putin đến Ankara để « thuyết phục » Thổ Nhĩ Kỳ bỏ ý định yêu cầu NATO trang bị hệ thống tên lửa chống tên lửa Patriot đối phó với Syria. Từng làm mưa làm gió tại Hội đồng Bảo an, bảo vệ Damas phủ quyết các nghị quyết của Tây phương và Ả Rập, tại Ankara, lãnh đạo Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ từ chối thẳng thừng. Đối với các nước trong khu vực, điều duy nhất mà Maxcơva có thể đóng góp là bỏ rơi nhà độc tài Bachar Al Assad.
Theo nhận định của Tổng thư ký Liên đoàn Ả Rập Nabil Al Arabi, thì « chế độ Syria sẽ sụp đổ bất cứ lúc nào » và Liên minh đối lập quyết tâm « tiến công ». Cũng theo phân tích của lãnh đạo Liên đoàn Ả Rập thì trong hai đồng minh còn lại của Damas thì Bắc Kinh « đã chứng tỏ lập trường của họ bắt đầu mềm dẻo hơn » còn Teheran, tuy « giáo điều nhưng khả năng không đáng kể ».
Ngày hôm qua 03/12/2012, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Syria, Jihad Makdisi từ chức. Nhân vật nổi tiếng có lập trường kiên quyết bảo vệ chế độ Al Assad đã bay sang Luân Đôn qua ngả Liban.
0 comments:
Post a Comment