Hoà Ái, phóng viên RFA
Trong cuối tháng 11 vừa qua, 3 trường quốc tế Singapore có thể sẽ bị khởi tố. Thông tin này làm dấy lên nỗi hoang mang của công chúng về danh tiếng và uy tín của các trường học liên kết, liên thông quốc tế ở Việt Nam cũng như ai sẽ chịu trách nhiệm để bồi hoàn những thiệt hại của học sinh và phụ huynh?
Source dantri online-Hàng trăm học viên bức xúc khi Trường Kinh doanh Melior đóng cửa một cách thầm lặng, vô trách nhiệm.
Tải xuống – download
Sự thật đau lòng của ngành đại học
Trao đổi với Báo Lao Động vào chiều 27/11, Trưởng phòng Dạy nghề thuộc Sở LĐTBXH TP. HCM, ông Nguyễn Thành Hiệp cho biết rút giấy phép 3 trường quốc tế Singapore gồm Trường kinh doanh Melior, Công ty TNHH nghiên cứu và giáo dục Việt Nam (ERC) và Công ty TNHH đào tạo công nghệ thông tin và quản trị kinh doanh (SIBME) vì các cơ sở đào tạo giáo dục này đã lợi dụng hoạt động dạy nghề, sử dụng nội dung đăng ký trong giấy phép dạy nghề để quảng cáo, tuyển sinh và đào tạo trái phép trình độ Cao đẳng, Đại học và Cao học trong các ngành nghề như quản trị kinh doanh, tài chánh kế toán, du lịch khách sạn, công nghệ thông tin…
Ông Nguyễn Thành Hiệp cũng nhấn mạnh là Sở LĐTBXH TP. HCM sẽ làm mọi cách để đòi lại quyền lợi chính đáng cho học viên. Trong trường hợp các trường trốn tránh trách nhiệm thì sẽ đề nghị cơ quan chức năng khởi tố.
Công ty TNHH nghiên cứu và giáo dục Việt Nam (ERC), một trong các cơ sở giáo dục bị yêu cầu rút giấy phép. Source: Vietnamnet
Giống như các trường quốc tế mọc lên như nấm trên lãnh thổ Việt Nam, trường Melior có những chiêu quảng cáo hấp dẫn là học viên lấy bằng quốc tế nhưng chi phí lại tiết kiệm khi học tại quê nhà trong giai đoạn đầu và sau đó sẽ học ở các trường liên kết tại Úc và Hoa Kỳ. Số đông học viên theo học ở trường Melior cho Vietnamnet biết vì nghe lời quảng cáo này để phải rơi vào tình thế “tiền mất tật mang”.
Trách nhiệm của lãnh đạo ngành giáo dục ở đâu?
Qua vụ việc trường Melior đóng cửa, gây vỡ mộng cho nhiều học viên với giấc mơ lấy bằng quốc tế, Giáo sư Phạm Phụ chia sẻ với đài ACTD:
“Vừa rồi ở Việt Nam có một hội nghị gọi là “Giáo dục Việt Nam hội nhập” có ảnh hưởng rất lớn. Trong toàn cầu hóa, nói một cách gần đúng là quốc tế hóa kết hợp với thương mại hóa nhưng ở Việt Nam chưa có một nghị định hay một giải pháp nào để bảo vệ người học khi giáo dục đến đây để lừa đảo như trường vừa rồi. Và giấy phép này là do UBND TP. HCM cấp. Trường vừa rồi mở ra thì tôi nghĩ là trước hết trách nhiệm bảo vệ người học là phải của UBND TP. HCM, cụ thể là Sở GDĐT TP. HCM. Đáng tiếc ở Việt Nam chưa có cơ chế nào để xử lý những trường hợp như vậy cả. Khi Việt Nam bắt đầu tham gia WTO đã có rất nhiều cảnh báo về sự lừa gạt. Với sự lừa gạt vừa rồi là quá đáng.”
Công ty TNHH đào tạo công nghệ thông tin và quản trị kinh doanh (SIBME) cũng bị rút giấy phép. Source vietgiaitriTải xuống – download
Sự thật đau lòng của ngành đại học
Trao đổi với Báo Lao Động vào chiều 27/11, Trưởng phòng Dạy nghề thuộc Sở LĐTBXH TP. HCM, ông Nguyễn Thành Hiệp cho biết rút giấy phép 3 trường quốc tế Singapore gồm Trường kinh doanh Melior, Công ty TNHH nghiên cứu và giáo dục Việt Nam (ERC) và Công ty TNHH đào tạo công nghệ thông tin và quản trị kinh doanh (SIBME) vì các cơ sở đào tạo giáo dục này đã lợi dụng hoạt động dạy nghề, sử dụng nội dung đăng ký trong giấy phép dạy nghề để quảng cáo, tuyển sinh và đào tạo trái phép trình độ Cao đẳng, Đại học và Cao học trong các ngành nghề như quản trị kinh doanh, tài chánh kế toán, du lịch khách sạn, công nghệ thông tin…
Ông Nguyễn Thành Hiệp cũng nhấn mạnh là Sở LĐTBXH TP. HCM sẽ làm mọi cách để đòi lại quyền lợi chính đáng cho học viên. Trong trường hợp các trường trốn tránh trách nhiệm thì sẽ đề nghị cơ quan chức năng khởi tố.
Các cơ sở đào tạo giáo dục này đã lợi dụng hoạt động dạy nghề, sử dụng nội dung đăng ký trong giấy phép dạy nghề để quảng cáo, tuyển sinh và đào tạo trái phép trình độ Cao đẳng, Đại học và Cao học trong các ngành nghềVới lời phát biểu “đề nghị cơ quan chức năng khởi tố” của đại diện Sở LĐTBXH TP. HCM sẽ diễn biến đến đâu và như thế nào thì báo giới trong nước vẫn chưa có thông tin mới nào. Trong khi đó, có nhiều thông tin cho biết lãnh đạo trường Melior đã không còn ở Việt Nam và số tiền trong tài khoản ngân hàng của trường Melior cũng không đáng kể mặc dù Sở LĐTBXH TP. HCM có công văn hỏa tốc kiến nghị UBND thành phố phong tỏa tài khoản và tạm dừng xuất cảnh đối với ông Cheng Sim Kok. Lãnh sự quán Singapore gửi văn thư trả lời là không tham gia vào cũng như không có thông tin chi tiết các hoạt động của các trung tâm giáo dục này đồng thời không thể đưa ra bất kỳ biện pháp khắc phục nào.
Công ty TNHH nghiên cứu và giáo dục Việt Nam (ERC), một trong các cơ sở giáo dục bị yêu cầu rút giấy phép. Source: Vietnamnet
Giống như các trường quốc tế mọc lên như nấm trên lãnh thổ Việt Nam, trường Melior có những chiêu quảng cáo hấp dẫn là học viên lấy bằng quốc tế nhưng chi phí lại tiết kiệm khi học tại quê nhà trong giai đoạn đầu và sau đó sẽ học ở các trường liên kết tại Úc và Hoa Kỳ. Số đông học viên theo học ở trường Melior cho Vietnamnet biết vì nghe lời quảng cáo này để phải rơi vào tình thế “tiền mất tật mang”.
Trách nhiệm của lãnh đạo ngành giáo dục ở đâu?
Qua vụ việc trường Melior đóng cửa, gây vỡ mộng cho nhiều học viên với giấc mơ lấy bằng quốc tế, Giáo sư Phạm Phụ chia sẻ với đài ACTD:
“Vừa rồi ở Việt Nam có một hội nghị gọi là “Giáo dục Việt Nam hội nhập” có ảnh hưởng rất lớn. Trong toàn cầu hóa, nói một cách gần đúng là quốc tế hóa kết hợp với thương mại hóa nhưng ở Việt Nam chưa có một nghị định hay một giải pháp nào để bảo vệ người học khi giáo dục đến đây để lừa đảo như trường vừa rồi. Và giấy phép này là do UBND TP. HCM cấp. Trường vừa rồi mở ra thì tôi nghĩ là trước hết trách nhiệm bảo vệ người học là phải của UBND TP. HCM, cụ thể là Sở GDĐT TP. HCM. Đáng tiếc ở Việt Nam chưa có cơ chế nào để xử lý những trường hợp như vậy cả. Khi Việt Nam bắt đầu tham gia WTO đã có rất nhiều cảnh báo về sự lừa gạt. Với sự lừa gạt vừa rồi là quá đáng.”
ở Việt Nam chưa có một nghị định hay một giải pháp nào để bảo vệ người học khi giáo dục đến đây để lừa đảo như trường vừa rồi. Và giấy phép này là do UBND TP.HCM cấp
GS Phạm Phụ
Có phải là lỗi của những học viên và gia đình có con em đăng ký học tập ở các trường quốc tế hay các trường liên kết, liên thông với hy vọng có được bằng cấp uy tín cũng như được hấp thụ nguồn kiến thức từ các giáo trình của các quốc gia có nền giáo dục tiến tiến? Có phải vì 3 cơ sở đào tạo quốc tế Singapore có tài phù phép biến hóa trong những chiêu thức quảng cáo để chiêu dụ học viên với mục đích lừa đảo?
Dư luận vẫn còn quan tâm và theo dõi tin tức về các văn bằng của trường Raffles không được Bộ GDĐT công nhận sau khi tiến hành kiểm định chất lượng. Nhiều học viên tốt nghiệp từ trường Raffles không thể tìm việc với mảnh bằng trong tay mà cũng không được bồi hoàn học phí.
Ngược thời gian trở về năm 2006, các trung tâm ngoại ngữ thuộc hệ thống trường SITC đột ngột đóng cửa, nhiều học viên mất tiền học phí và nhiều giáo viên bị nợ tiền lương. Bộ Kế hoạch Đầu tư nhận định trường SITC có dấu hiệu lừa đảo. Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên lúc bấy giờ là ông Hoàng Minh Luật xác nhận sẽ phối hợp với Sở về “sự cố” trường SITC để có biện pháp xử lý.
Trong thời gian gần nhất, trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4 hợp tác liên thông với Đại Học Victoria của Úc chiêu sinh với mức học phí gấp 3 lần học phí của các trường hệ Cao đẳng, Đại học chính quy nhưng có rất nhiều học viên đăng ký với lời hứa hẹn của trường là liên thông với các trường quốc tế uy tín trong nước và chuyển tiếp lên hệ Đại học ở Úc. Nhiều phụ huynh bất bình cho rằng trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4 đã lừa gạt tiền bạc của họ cũng như thời gian học tập của con em họ. Một phụ huynh ở TP. HCM cho biết:
“Nếu mình du học tại chổ tiếp tục giống như những trường khác mà cao đẳng liên thông quốc tế tại VN thì cái bằng đi đâu không ai nhận hết. Lí do người ta nói trường Công Nghiệp 4 không có chức năng liên kết nước ngoài. Nên thành ra bây giờ mình không có khả năng đi liên thông tiếp tục đi ra nước ngoài hay đi học ở mấy trường khác trong nước được thì phải ở lại trường đó học thì sẽ nhận bằng đại học của trường chứ không phải bằng đại học quốc tế”.
Gốc rể của vấn đề dẫn đến các gia đình học viên bị lừa gạt là do sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng và Việt Nam hiện vẫn đối mặt với ngày càng nhiều các trò lừa đảo qua các trường quốc tế liên thông mà vẫn không có một biện pháp ứng phó nàoDù tai tiếng của trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4 bị phanh phui trên báo nhưng trường vẫn đều đặn tuyển sinh hàng năm với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn cho tương lai của học viên.
Qua các trường hợp của các trường vừa nêu thì rõ ràng lời chia sẻ của Giáo sư Phạm Phụ có cơ sở để chứng minh gốc rể của vấn đề dẫn đến các gia đình học viên bị lừa gạt là do sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng và Việt Nam hiện vẫn đối mặt với ngày càng nhiều các trò lừa đảo qua các trường quốc tế liên thông mà vẫn không có một biện pháp ứng phó nào. Giáo sư Nguyễn Xuân Hãn cho rằng cách tốt nhất để ngành giáo dục có chất lượng cao là nên gửi chuyên viên ra nước ngoài nghiên cứu, học hỏi và mời những người có năng lực về nước giảng dạy. Giáo sư Nguyễn Xuân Hãn nói:
“Trong năm 2008, tôi có đọc lá thư của nhóm giáo sư Harvard gửi cho thủ tướng Phan Văn Khải thì người ta nói các trường uy tín-người ta có thể giúp chứ người ta không xuất khẩu những cái của người ta sang. Không có kiểu liên doanh liên kết như kiểu này”.
Có phải lời nhận định của Giáo sư Nguyễn Xuân Hãn là một lời cảnh báo dành cho các cơ quan chức năng đã đến lúc phải hành động để chấm dứt các trò lừa bịp trước niềm tin vào một nền giáo dục tiên tiến đẳng cấp quốc tế tồn tại ở Việt Nam dù phải tốn nhiều tiền để “mua” về.
0 comments:
Post a Comment